Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 THEO HƯỚNG DẠY- HỌC TÍCH CỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.91 KB, 38 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ PLEIKU
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY- HỌC
PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 5
THEO HƯỚNG DẠY- HỌC TÍCH CỰC

NĂM HỌC : 2012 – 2013


1
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Mục tiêu của môn học và yêu cầu nâng cao chất lượng dạy - học:
Mục tiêu của phân môn Lịch sử lớp 5 nhằm cung cấp cho học sinh
một số kiến thức cơ bản về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu
biểu có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ
XIX cho tới nay.
Dạy học Lịch sử chiếm vai trò quan trọng nhằm giúp học sinh hiểu
biết về “cội nguồn dân tộc”, về truyền thống yêu nước, những trang sử hào
hùng của dân tộc Việt Nam. Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh kĩ
năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa các sự
kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc
sống. Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu con người, quê hương, đất
nước, lòng tự hào dân tộc; hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân,
gia đình, cộng đồng, xã hội; phát huy mọi khả năng để xây dựng một tương
lai xứng đáng với lịch sử dân tộc.
Năm học 2012-2013 là năm học tiếp tục thực hiện theo chủ đề “Đổi
mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, cũng là năm học tiếp tục
thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Thủ tướng Chính phủ, gắn với
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”;


phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và
sáng tạo” và phong trào “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục”.
Vì vậy mà vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục được Ngành Giáo dục-
Đào tạo và các thầy cô giáo quan tâm hơn lúc nào hết. Bằng những việc
làm cụ thể, thiết thực, các thầy cô, các Nhà trường đã dấy lên phong trào thi
đua Dạy tốt – Học tốt. Với phương châm lấy chất lượng làm thước đo,
không chạy theo thành tích; dạy thực chất- học thực chất- xây dựng ý thức
tự học, tích cực cho học sinh luôn được quan tâm. Việc nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo được đặt ra cho tất cả các lớp học, bậc học, đặc biệt

2
là bậc tiểu học vì đây là bậc học nền tảng tạo tiền đề cho các bậc học sau.
Do đó việc dạy cho học sinh cách học tự giác, tích cực để đem lại hiệu quả
cao ngay từ bậc tiểu học luôn là vấn đề trăn trở của nhiều giáo viên.
Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao chất
lượng trong giảng dạy, học tập phân môn Lịch sử là việc làm cần thiết và
hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho
học sinh. Học tập theo hướng tích cực giúp học sinh phát triển năng lực cá
nhân, tự giác, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng
hợp tác, rèn luyện khả năng thực hành, năng lực tự học, đồng thời đem lại
niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh. Dạy học tốt phân môn Lịch
sử không những góp phần nâng cao chất lượng văn hóa mà còn góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh.
2. Thực trạng dạy-học Lịch sử. Những thuận lợi và khó khăn:
 Thực trạng dạy-học Lịch sử:
Qua dự giờ, tìm hiểu các giờ dạy Lịch sử của các bạn đồng nghiệp,
tôi nhận thấy: Hiện nay nhiều giáo viên Tiểu học khi dạy giờ Lịch sử đã cố
gắng vận dụng các hình thức trao đổi, thảo luận nhóm, nhưng còn quá
nặng về hình thức và học sinh chưa tích cực trong học tập. Nhiều giáo viên
đã sử dụng các thiết bị dạy học Lịch sử như tranh ảnh, tư liệu, để minh

họa cho lời giảng của mình mà ít chú ý đến việc cho học sinh khai thác
kiến thức từ các nguồn này. Do vậy mà cách dạy học tích cực hướng tập
trung vào học sinh chưa thực hiện một cách triệt để. Một số giáo viên đã cố
gắng dạy học theo hướng tích cực như tổ chức cho học sinh thảo luận theo
nhóm, làm việc trong phiếu, tổ chức trò chơi học tập, nhưng số tiết học
theo kiểu này còn quá ít vì chỉ được thực hiện trong những giờ thao giảng,
thanh tra hoặc thi giáo viên giỏi. Có giáo viên đã vận dụng công nghệ
thông tin vào bài giảng nhưng còn quá nặng nề, chưa khai thác triệt để
thông tin, tư liệu mà chủ yếu là cho học sinh xem tranh một cách qua loa.
Ngoại lệ còn có một số ít giáo viên dùng phương pháp thuyết trình cốt sao

3
cho học sinh chỉ cần nhớ tên nhân vật và sự kiện lịch sử là đủ. Có trường
hợp giáo viên dạy bài Lịch sử y như một bài Tập đọc (cho học sinh đọc bài
ở SGK một lượt, thảo luận rồi trả lời câu hỏi). Nhiều giáo viên còn ngại
khó, chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng của bộ
môn Lịch sử, chưa có hệ thống câu hỏi gợi mở phù hợp để học sinh phân
tích, tổng hợp và tìm hiểu bài. Ngoài sách giáo khoa, giáo viên không có
nội dung bổ trợ nào khác, nên chưa nêu nhận xét, ý nghĩa bài học một cách
sâu sắc được. Do đó chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với bộ môn này.
Chính vì vậy học sinh không hình dung được một cách sinh động về các sự
kiện lịch sử đã diễn ra cách các em rất xa. Các em có thói quen ỷ lại, thụ
động trong tiếp thu, dễ quên và trì trệ trong tư duy.
 Những thuận lợi và khó khăn khi dạy môn Lịch sử:
 Thuận lợi:
Về sách giáo khoa: Được trang bị đầy đủ cho tất cả học sinh. Các tranh
ảnh, lược đồ ở sách giáo khoa đẹp, rõ ràng. Các câu hỏi hoặc các yêu cầu
hoạt động được in nghiêng giữa bài gợi ý cho giáo viên tổ chức các hoạt
động, khai thác thông tin được dễ dàng. Câu hỏi cuối bài giúp giáo viên
kiểm tra việc thực hiện mục tiêu bài và củng cố kiến thức. Phần tóm tắt

trọng tâm bài được đóng khung rất rõ.
Về sách giáo viên: Chú trọng hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động
dạy học. Ở mỗi bài đều nêu rõ mục tiêu của bài dạy, giúp giáo viên nắm
được những kiến thức kĩ năng cơ bản trong bài mà học sinh cần đạt được
sau mỗi bài học.
Về chương trình: Tuy phần lịch sử lớp 5 không trình bày lịch sử theo
một hệ thống chặt chẽ nhưng mỗi bài là một sự kiện, hiện tượng hay nhân
vật lịch sử tiêu biểu của một giai đoạn lịch sử. Sự chọn lọc, cấu trúc và mức
độ nội dung phù hợp với thời lượng và trình độ nhận thức của học sinh.

4
Về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học: Ngoài tranh ảnh thiết bị phục vụ
giảng dạy, Nhà trường còn trang bị đèn chiếu, tạo điều kiện cho giáo viên
tiếp cận,
vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bằng giáo án điện tử.
Khó khăn:
Về phía giáo viên: Trong các môn học ở bậc Tiểu học, Lịch sử là môn
dạy khó nhất, nhiều giáo viên cho là môn khô khan, nói không khéo sợ sai
kiến thức. Một số giáo viên vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin còn
hạn chế, ngại sử dụng các trang thiết bị nghe nhìn,… Do đó chất lượng các
giờ dạy học lịch sử chưa đạt như mong muốn.
Mặc khác, học tập lịch sử là quá trình nhận thức những điều đã diễn ra
trong quá khứ của xã hội để hiểu về hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Khi
nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, người ta có thể trực tiếp quan sát
chúng ở trong thiên nhiên hoặc ở trong phòng thí nghiệm. Nhưng khi học
lịch sử xã hội, con người không thể được trực tiếp quan sát và cũng không
thể khôi phục lại diễn biến của nó trong phòng thí nghiệm được. Do vậy,
con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt
khác, lịch sử là những sự việc diễn ra, là hiện thực trong quá khứ, là tồn tại
khách quan, không thể “phán đoán”, “suy luận” để biết lịch sử. Vì vậy,

nhiệm vụ của môn lịch sử là tái tạo lại lịch sử. Đây là vấn đề khó. Trong
thực tế, nhiệm vụ này không được thực hiện đúng yêu cầu của nó. Các sự
kiện, hiện tượng lịch sử thường được trình bày một cách trừu tượng, qua
loa. Nhiều giáo viên bỏ qua khâu này, chỉ nêu câu hỏi, học sinh nhìn qua
loa vào sách và trả lời.
Về phía học sinh: Đây là môn học còn mang tính “trừu tượng” đối với
các em cho nên các em còn nhiều bỡ ngỡ và lúng túng khi học môn này.
Các em không thể hình dung và tự học nếu không có sự hướng dẫn của
giáo viên. Học sinh chủ yếu là nghe, đọc sách giáo khoa trả lời chứ chưa
thực sự chủ động, tích cực trong giờ học Lịch sử. Nhiều em chỉ học thuộc

5
phần bài học (học vẹt ) và nhớ các sự kiện lịch sử theo lối học thuộc nhiều
hơn học hiểu. Chính vì vậy học sinh khó thâm nhập vào bài học, khó chiếm
lĩnh nội dung bài do bản thân thiếu vốn kiến thức lịch sử. Hầu hết học sinh
lớp tôi chủ nhiệm đều là con nhà nông, hoàn cảnh gia đình khó khăn,
không có điều kiện tiếp xúc học hỏi các sử liệu cũng như tham quan các di
tích lịch sử,
Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp, của trường và những thuận lợi
khó khăn nói trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất
lượng giảng dạy môn Lịch sử bằng cách học tự giác, tích cực và có niềm
tin hứng thú say mê môn học. Làm được điều đó chính là giúp các em nắm
được những kiến thức cơ bản về Lịch sử, các em sẽ hiểu hơn về truyền
thống hào hùng của dân tộc ta, từ đó các em sẽ có những nhận thức đúng
đắn về việc làm của mình, giúp các em thêm yêu con người, yêu quê hương
đất nước Việt Nam, biết tôn trọng và bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa
của dân tộc. Từ nhận thức đó tôi đã chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng
cao chất lượng dạy-học phân môn Lịch sử lớp 5 theo hướng dạy-học tích
cực” nhằm đúc rút một số kinh nghiệm trong giảng dạy phân môn Lịch sử,
góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học

sinh.
Để các biện pháp đưa ra sát với thực tế và có tính khả thi, tôi đã tiến
hành điều tra thực trạng, khảo sát chất lượng để tìm hiểu nguyên nhân. Kết
quả khảo sát như sau:
Tổng số bài
khảo sát
Giỏi Khá Trung bình Yếu
33 5 (15,2 %) 7 (21,2 %) 15 (45,4%) 6 (18,2 %)
Nguyên nhân: - Vốn kiến thức lịch sử của các em rất ít ỏi. Đa số học sinh
chỉ học thuộc ở phần đóng khung trong sách giáo khoa nhiều hơn là học
hiểu để trả lời câu hỏi, làm bài trắc nghiệm, bài tập lựa chọn đúng (Đ), sai
(S), bài tập điền khuyết,

6
- Học sinh chưa có phương pháp học môn Lịch sử và chưa thực sự yêu
thích môn học.
- Các em chưa có thói quen chuẩn bị bài ở nhà ( tìm hiểu bài, chuẩn bị đồ
dùng học tập, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh )
- Học sinh chưa biết cách sưu tầm, ghi chép các sự kiện lịch sử, để phục
vụ bài học.
- Ngoài sách giáo khoa ra, học sinh chưa có một tư liệu nào để tìm hiểu
thêm.
- Nhiều em còn xem nhẹ môn học này vì cho đây là môn học phụ (môn học
bài) nên ít đầu tư nghiên cứu mà chỉ đầu tư vào 2 môn Toán và Tiếng Việt.
Khi nắm được cụ thể về tình hình của lớp cũng như xác định được
những thuận lợi và khó khăn, tôi đã tiến hành thực hiện một số biện pháp
sau:
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
I. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Giáo dục nhận thức cho học sinh:

Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Lời Bác dạy giản dị mà đầy ý nghĩa. Nghe lời Bác dạy, mọi thế hệ
người Việt Nam phải chăm lo học tập tốt lịch sử nước nhà. Học tập Lịch sử
các em mới biết được “cội nguồn” của dân tộc, các em mới hiểu sâu hơn về
giá trị của cuộc sống độc lập, tự do ngày hôm nay; các em thấy được truyền
thống hào hùng của dân tộc ta trong quá trình dựng nước và giữ nước. Từ
đó các em sẽ hiểu được một cách sâu sắc những đường lối, chủ trương mà
Đảng, Nhà nước đề ra để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân
dân. Các em mới biết trân trọng những thành quả mà cha ông chúng ta đã
dày công xây dựng. Qua đó, các em sẽ có ý thức hơn trong việc góp phần

7
bảo vệ và xây dựng nước nhà trước những âm mưu diễn biến hòa bình của
các thế lực phản động. Học tốt Lịch sử sau này chúng ta sẽ không những
biết, hiểu, tự hào về cội nguồn của mình mà còn biến quá khứ của cha ông
thành sức mạnh của thời đại, làm cho dân tộc mình không những không bị
“hòa tan” mà còn “đậm đà bản sắc” trên con đường hội nhập và phát triển.
2. Tích cực chuẩn bị đồ dùng, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh:
2.1. Đối với giáo viên:
Để có tiết dạy tốt, đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần tích cực tự
bồi dưỡng; thường xuyên học tập, nghiên cứu và ghi chép lại những sự
kiện, câu chuyện, hình ảnh, sự vật, sự việc, nhân chứng lịch sử có liên quan
đến các bài dạy học lịch sử. Sưu tầm tư liệu, tài liệu hỗ trợ giảng dạy và tự
làm đồ dùng dạy học lịch sử ( đặc biệt chú ý đến các sơ đồ, lược đồ). Đối
với các bản đồ, lược đồ lịch sử phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Các bản đồ (hoặc lược đồ) đưa ra phải thực sự mẫu mực đạt yêu cầu
chính xác, to, rõ để mọi đối tượng học sinh đều quan sát được.
+ Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bản đồ (lược đồ) đưa ra, tập trình bày trước

ở nhà để khi trình bày trước học sinh được mạch lạc hơn, chính xác và lôi
cuốn người nghe.
+ Đối với tranh ảnh về lịch sử, giáo viên cần chọn lọc những tranh có nội
dung phù hợp, thiết thực, tránh việc quá lạm dụng tranh ảnh, làm lệch đi
nội dung tiết học.
+ Đối với những bài dạy cần cung cấp các tư liệu lịch sử, giáo viên nên
soạn bằng giáo án điện tử. Giáo viên cần chuẩn bị các đoạn phim tư liệu
tiêu biểu, vừa phải, phù hợp thời gian nội dung bài dạy và trình độ của học
sinh Tiểu học.
Ví dụ: Để dạy bài 10: “Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập” tôi chuẩn bị
đoạn phim tư liệu Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập trong thời gian 4 phút.

8
Hoặc để dạy bài 13: “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất
nước”, tôi đã chuẩn bị đoạn phim tư liệu lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.2. Đối với học sinh:
Qua tìm hiểu các đối tượng học sinh trong lớp, tôi nhận thấy các em có
đầy đủ sách giáo khoa, vở bài tập Lịch sử. Ngoài ra các em không có tư
liệu nào khác. Do đó các em rất khó khăn trong việc sưu tầm tư liệu, thông
tin cần thiết để phục vụ bài học. Chính vì vậy tôi đã yêu cầu học sinh phải
tự trang bị cho mình những tư liệu cần thiết (ít tốn tiền) nhưng phục vụ tốt
cho việc học tập môn Lịch sử, bằng cách tiết kiệm tiền ăn quà mua quyển
Sổ tay kiến thức Lịch sử dành cho học sinh Tiểu học; mượn một số sách,
truyện thiếu nhi về nhân vật lịch sử có ở thư viện như bộ sách Lịch sử Việt
Nam bằng tranh, Muôn thuở nước non này, truyện về Phan Bội Châu,
truyện Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa, Cù Chính Lan, La Văn Cầu,
Phan Đình Giót, Ngoài ra tôi còn khuyến khích học sinh tìm hiểu, sưu
tầm, ghi chép các hình ảnh, sự kiện lịch sử trên các kênh thông tin, truyền
thanh, truyền hình hay được nghe kể.

Tôi hướng dẫn các em lập sổ tay cá nhân để ghi chép. Khi đọc sách, báo
có những vấn đề gì liên quan đến chương trình Lịch sử lớp 5 thì các em đều
biết cách ghi vào sổ tay của mình.
Ví dụ: Để chuẩn bị học bài: Cuộc phản công ở kinh thành Huế, tôi yêu
cầu các em :
- Về sưu tầm hình ảnh của Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, và hình
ảnh các nhân vật lịch sử của phong trào Cần Vương.
- Tìm hiểu các đường phố, trường học nào mang tên các nhân vật lịch
sử của phong trào Cần Vương như: Phạm Bành, Đinh Công Tráng,
Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng,…

9
Đến giờ học mới tôi cũng rất ngạc nhiên khi thấy các em sưu tầm được
hình ảnh của các nhân vật lịch sử của phong trào Cần Vương như Nguyễn
Thiện Thuật, Phan Đình Phùng…(các em tìm hình qua mạng và in ra)
Hoặc khi học bài:Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, tôi dặn các em
về nhà tìm hiểu tranh ảnh về quê hương của Bác, tranh ảnh về Bến Nhà
Rồng và hình ảnh con tàu La-tu –sơ Tờ rê-vin Sau đó các em dán vào
giấy khổ lớn và cử đại diện lên trình bày.
+ Hay khi dạy bài: “ Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950” tôi cho các
em sưu tầm tranh ảnh và tư liệu về anh hùng La Văn Cầu sau đó sẽ giới
thiệu cho các bạn biết.
Sau khi các em đã có nguồn tư liệu cá nhân, tôi định hướng cho học
sinh cách học và cách chuẩn bị bài.
3. Hướng dẫn học sinh cách học bộ môn Lịch sử theo từng loại bài:
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 5 thì
việc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất
quan trọng. Giáo viên phải lựa chọn phương pháp phù hợp với từng bài và
phù hợp với đối tượng học sinh, sao cho học sinh phải tự khám phá ra kiến
thức (dưới sự hướng dẫn của giáo viên).

3.1. Với dạng bài dạy về nhân vật lịch sử:
Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống
và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó. Học sinh phải đọc sách giáo khoa
trước ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống và sự nghiệp
của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp.
Ví dụ: Trước khi học bài 2: “Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân
đất
nước”, tôi yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu trước đôi nét về Nguyễn
Trường Tộ
- Học sinh dựa vào sách giáo khoa và Sổ tay kiến thức Lịch sử nên đã
chuẩn bị được:

10
Nguyễn Trường Tộ (sinh năm 1830, mất năm 1871), quê ở huyện Hưng
Nguyên, Nghệ An. Nhà nghèo Trường Tộ phải đi học muộn nhưng ông rất
thông minh, học hành chăm chỉ nên chẳng bao lâu đã nổi tiếng là “Trạng
Tộ”.
Hoặc khi học bài 5: “Phan Bội Châu và phong trào Đông Du”, tôi yêu
cầu học sinh về tìm hiểu tiểu sử của Phan Bội Châu.
- Các em đã dựa vào Sổ tay kiến thức Lịch sử nên đã chuẩn bị được :
“Phan Bội Châu sinh năm 1867, trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu
truyền thống yêu nước tại làng Đan Nhiệm, nay là xã Xuân Hòa, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp đô
hộ. Ngay từ khi còn rất trẻ ông đã có nhiệt tình cứu nước. Ông là người
thông minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.
Chủ trương lúc đầu của ông là dựa vào Nhật bản để đánh Pháp.Ông mất
năm 1940.
3.2. Với dạng bài dạy về sự kiện lịch sử:
Với dạng bài này, tôi yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lịch sử
có liên quan tới bài học. Việc sưu tầm tranh ảnh, tư liệu là rất quan trọng

giúp các em dễ hình dung, dễ nhớ và nhớ lâu các sự kiện đó. Chính vì vậy,
học sinh phải sưu tầm tranh ở nhà, đọc trước sách giáo khoa, kết hợp với
những tư liệu sưu tầm được để học bài mới hiệu quả hơn. Nhờ vậy mà đến
giờ học các em sẽ được trình bày những cơ sở hiểu biết đã có của mình.
Ví dụ: Để học bài 7: “Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời”, tôi yêu cầu
học sinh tìm hiểu:
- Đảng ta được thành lập vào thời gian nào?
- Ai là người đứng ra hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam?
- Vì sao chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới có thể thống nhất các tổ
chức Cộng sản ở Việt Nam.
- Sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào đối với Cách mạng nước ta?

11
Nhờ sự định hướng trước như vậy mà học sinh đã chuẩn bị được các nội
dung phục vụ tốt cho tiết học, tạo tâm thế háo hức khi vào bài và mong
muốn được cô giáo gọi tên mình để thể hiện.
- Đảng ta được thành lập vào mùa xuân năm 1930.
- Nguyễn Ái Quốc là người đứng ra hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt
Nam.
- Chỉ có Nguyễn Ái Quốc là người có hiểu biết sâu sắc về lí luận và thực
tiễn Cách mạng, có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế, được
những người yêu nước Việt Nam ngưỡng mộ nên mới có thể thống nhất các
tổ chức Cộng sản ở Việt Nam.
- Từ khi có Đảng lãnh đạo, Cách mạng nước ta liên tiếp giành nhiều thắng
lợi vẻ vang.
Hoặc học bài 12: “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”, tôi yêu cầu học sinh:
- Sưu tầm các tư liệu về phong trào “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt”.
- Thư của Bác Hồ gửi cho nhân dân ta kêu gọi chống giặc đói, chống giặc
dốt.
Đồng thời tìm hiểu:

- Sau Cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân ta gặp những khó khăn gì?
- Để thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân
ta làm gì?
- Ý nghĩa của việc vượt qua tình thế : “Nghìn cân treo sợi tóc” là gì?
Có sự định hướng trước như vậy học sinh sẽ chủ động chuẩn bị được
các nội dung phục vụ tốt cho tiết học.
3.3. Với dạng bài ôn tập :
Với dạng bài này, tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị các nội dung để ôn tập
được tốt : Nêu tên các giai đoạn lịch sử, kể được các sự kiện lịch sử tiêu
biểu cũng như các nhân vật lịch sử ứng với giai đoạn lịch sử đã học. Từ đó
giúp các em hiểu sâu sắc hơn về lịch sử của dân tộc, về những tấm gương
yêu nước, thương dân của các vị anh hùng dân tộc ta qua các thời đại. Giúp

12
các em có những định hướng đúng đắn về việc làm của mình sao cho xứng
đáng với truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.
Ví dụ : Khi dạy bài: “ Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp
xâm lược và đô hộ” (1858 – 1945) tôi yêu cầu các em lập bảng thống kê
các sự kiện tiêu biểu, các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm
1945, nội dung cơ
bản hoặc ý nghĩa lịch sử của các sự kiện đó.
Thời gian Sự kiện tiêu biểu Các nhân vật lịch sử
tiêu biểu
1 – 9 – 1858 - Pháp nổ súng xâm lược nước
ta
1858 – 1864 - Phong trào chống Pháp của
Trương Định.
Bình Tây đại nguyên
soái Trương Định.
… … …

Nhờ có sự chuẩn bị chu đáo như vậy, giúp cho tiết ôn tập đạt hiệu quả cao.
4. Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua các kênh hình:
Hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa của môn Lịch sử là: bản đồ,
lược đồ, tranh ảnh tư liệu và ảnh chân dung các nhân vật lịch sử. Hệ thống
kênh hình này không đơn thuần chỉ để minh họa mà nó còn có vai trò cung
cấp thông tin, nên người giáo viên phải hiểu và biết cách tổ chức khai thác
phục vụ việc dạy học và giáo dục lịch sử cho học sinh đạt hiệu quả. Thực tế
không phải ai cũng làm tốt điều này. Có những giáo viên do không hiểu
kênh hình nên không khai thác được kênh hình với đúng vai trò của nó mà
chỉ đưa ra như một minh họa đơn thuần.
Kênh hình trong sách giáo khoa của phân môn Lịch sử hiện nay nhiều,
phong phú, màu sắc và trình bày đẹp. Ngoài tính minh họa, mỗi bức tranh,
bức ảnh còn hàm chứa những thông tin lịch sử với mức độ khác nhau phục
vụ việc dạy và học đạt hiệu quả.
Ví dụ: Khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ lịch sử:

13
Lược đồ, bản đồ chủ yếu được bố trí ở các loại bài về các cuộc khởi
nghĩa, các chiến dịch, các trận đánh cách bố trí lực lượng hai bên và diễn
biến của cuộc khởi nghĩa, chiến dịch, trận đánh.
Ví du: - Khi dạy bài 14: Thu –Đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”,
tôi yêu cầu học sinh làm việc với lược đồ theo định hướng sau:
+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng
đường và chỉ trên lược đồ.
+ Quân ta đã tiến công chặn đánh quân địch ở đâu?
+ Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như
thế nào?
+ Sau 75 ngày đêm chiến đấu, quân ta thu được kết quả ra sao?
+ Xác định vị trí của đường số 4 và các địa danh Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ
Đồn, đèo Bông Lau, Bình Ca, Đoan Hùng, sông Lô trên lược đồ.

Hình 2. Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947
Ví dụ: Khai thác kiến thức từ tranh ảnh lịch sử:

14
Trong quá trình giảng dạy tôi còn hướng dẫn học sinh khai thác triệt để
kênh hình trong sách giáo khoa, qua đó để các em hiểu rõ hơn nội dung bài
học.
+ Ví dụ khi dạy bài: “ Xô viết Nghệ – Tĩnh” sau khi đã hướng dẫn các em
khai
thác nội dung bài tôi cho các em mở sách giáo khoa quan sát nội dung hình
2 (Người nông dân Hà Tĩnh được cày trên thửa ruộng do chính quyền Xô
viết chia cho trong những năm 1930 – 1931) sách giáo khoa trang 18 (Lịch
sử 5) và hỏi: Hình 2 phản ánh điều gì của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh?
- Dựa vào hình ảnh các em đã nêu được: Ở những nơi nhân dân giành
được chính quyền cách mạng, người dân được cày trên thửa ruộng của
chính mình, còn trước đây sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người
nông dân không có ruộng, họ phải cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ, thực
dân hay bỏ làng đi làm ăn ở nơi khác.
+ Hay khi dạy bài: “ Biên giới thu - đông 1950” tôi cho học sinh quan sát
hình
minh họa sách giáo khoa và nêu cảm nghĩ của mình. Các em quan sát và đã
nêu được:
- Hình 1: Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
Bác đang quan sát mặt trận Biên giới, xung quanh là các chiến sĩ của ta cho
thấy Bác thật gần gũi với chiến sĩ và sát sao trong kế hoạch chiến đấu. Bức
ảnh cũng gợi lên nét ung dung của Người trong tư thế chiến thắng.
- Hình 3: Địch thiệt hại nặng nề hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi, nhếch
nhác lê bước trên đường. Trông chúng thật thảm hại.
Với cách khai thác như vậy tôi thấy học sinh hứng thú hơn và nhớ bài tốt
hơn.

5. Một số đặc trưng của môn Lịch sử và phương pháp giảng dạy:
5.1 Đặc trưng:

15
Đặc trưng 1: Nhiệm vụ đầu tiên tất yếu của môn Lịch sử là “tái tạo lịch
sử.” Muốn “tái tạo” tốt thì phải kể đến lời nói sinh động, giàu hình ảnh của
giáo viên. Đó là tường thuật, miêu tả, kể chuyện, nêu đặc điểm của nhân
vật lịch sử, Ở đây, sự am hiểu lịch sử, nghệ thuật, trình bày vốn sống, tình
cảm đối với lịch sử, sự hiểu biết và yêu mến học sinh của giáo viên đóng
vai trò quyết định. Để tạo ra những hình ảnh lịch sử cụ thể, bên cạnh lời nói
sinh động của giáo viên, người ta sử dụng các phương tiện trực quan. Sự
lựa chọn các phương tiện trực quan cũng tùy thuộc vào nội dung của từng
bài cụ thể. Ví dụ:
+ Tạo hình ảnh một sự vật cụ thể : dùng vật thật, tranh ảnh, phim đèn
chiếu.
+ Tạo biểu tượng về không gian, hoàn cảnh diễn ra các sự kiện lịch sử :
dùng tranh ảnh, bản đồ, sa bàn.
+ Trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử: dùng tranh, ảnh, phim đèn chiếu.
+ Tạo biểu tượng về sự phát triển : dùng sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng so
sánh,
Đặc trưng 2: Học tập Lịch sử để hình dung rõ ràng, giải thích đúng có cơ
sở
khoa học về lịch sử. Các sự kiện, hiện tượng lịch sử, biến cố lịch sử không
phải xuất hiện một cách tùy ý, mà có những mối quan hệ nhân quả nhất
định, tuân theo những quy luật nhất định. Để giúp học sinh nắm được bản
chất các sự kiện lịch sử, giáo viên không nên sử dụng nhiều phương pháp
diễn giải và cũng không nên áp đặt những kết luận có sẵn, cần tổ chức cho
học sinh làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm để lựa chọn.
Đặc trưng 3: Lịch sử qua đi nhưng không hoàn toàn biến mất mà nó còn
để lại “dấu vết” qua kí ức của nhân loại (văn học dân gian, phong tục tập

quán, lễ hội, ) vì vậy giáo viên cần tổ chức hình thức dạy học đa dạng, tạo
điều kiện cho học sinh tiếp xúc với nguồn sử liệu. Ngoài các tiết học thông
thường, cần khuyến khích tổ chức :

16
+ Cho học sinh nghe nhân vật lịch sử hoặc các nhân chứng lịch sử kể lại.
+ Học tập ở các hiện trường, các bảo tàng.
+ Tham quan các di tích lịch sử, di tích văn hóa.
5.2 Phương pháp giảng dạy:
- Tùy theo nội dung từng bài mà giáo viên lựa chọn các phương pháp khác
nhau như kể chuyện, hỏi đáp, thuyết trình, thảo luận, sử dụng ghép tranh,
sắm vai, trò chơi,
Ví dụ : Để ghi nhớ địa danh nơi Bác Hồ bắt đầu cuộc hành trình cứu nước,
tôi cho các em tham gia hoạt động ghép ảnh.
GV chuẩn bị 2 ảnh bến Nhà Rồng, 2 ảnh tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin (phóng to,
mỗi ảnh cắt 6 phần không bằng nhau). Giáo viên hướng dẫn cách chơi: Mỗi
đội gồm 1 người lựa chọn ảnh, 1 người ghép. Khi có hiệu lệnh, người chơi
lựa chọn và ghép ảnh cho thành ảnh bến Nhà Rồng và ảnh tàu La-tu-sơ Tơ-
rê-vin.

Bến cảng Nhà Rồng- Sài Gòn


17

Kết thúc hoạt động này giáo viên hỏi: Vì sao bến Nhà Rồng được công
nhận là di tích lịch sử?
- Đối với những bài hoặc những đoạn văn trong đó có nhiều lời thoại hay
một bài nào đó có thể xây dựng thành một kịch bản, thì nên sử dụng
phương pháp sắm vai.

Ví dụ: Để khắc họa hình ảnh Nguyễn Tất Thành có lòng yêu nước
thương dân sâu sắc, anh quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng
dân tộc, tôi cho các em sắm vai anh Thành và anh Lê theo đoạn đối thoại
sau và từ đó các em sẽ thấy và nêu được những khó khăn và quyết tâm khi
ra nước ngoài của anh Thành.
“ Anh Thành: - Anh Lê, anh có yêu nước không?
Anh Lê: (Ngạc nhiên) - Tất nhiên là có chứ.
Anh Thành: - Anh có thể giữ bí mật được không?
Anh Lê: - Có!
Anh Thành: - Tôi muốn ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước
khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta.
Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, nhất là những lúc
ốm đau. Anh muốn đi với tôi không?
Anh Lê: - Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
Anh Thành: - Đây tiền đây – Anh Thành vừa giơ hai bàn tay ra vừa
nói – Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để
đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ? ”
Kết thúc trò chơi, giáo viên cho các nhóm nhận xét kết quả chơi.
Giáo viên khen nhóm đóng vai thể hiện tốt.

18
- Đối với những bài trình bày tương đối toàn diện về một triều đại hoặc
một giai đoạn lịch sử nào đó, có thể áp dụng tối đa phương pháp sử dụng
đồ dùng dạy học.
6/ Cải tiến cách giới thiệu bài:
Cách vào bài, giới thiệu bài mới của môn Lịch sử cũng rất đặc trưng, rất
khác với những môn học khác. Để cho tiết học đạt hiệu quả thì cách giới
thiệu bài ở môn Lịch sử cũng cần đổi mới, cần đa dạng hóa để lôi cuốn học
sinh. So sánh với một vài ví dụ, chúng ta sẽ thấy rất rõ điều đó.
Cách 1: Tiết trước chúng ta đã học bài “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời”.

Đảng ra đời đã lãnh đạo phong trào cách mạng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm
hiểu phong trào này qua bài : “Xô Viết Nghệ Tĩnh”.( cách giới thiệu này
chưa gây được sự chú ý cho học sinh).
Cách 2: GV treo tranh hình 1 lên bảng.
+ Hãy mô tả những gì em thấy trong hình trên? (Tranh vẽ hàng vạn người,
tay cầm búa, liềm, giáo, mác, cuốc, xẻng,…tiến về phía trước. Đi đầu là
những người cầm cờ.)
GV: Khí thế hừng hực mà chúng ta vừa cảm nhận được trong tranh chính
là khí thế của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh, phong trào cách mạng lớn
nhất vào những năm 1930-1931 ở nước ta do Đảng lãnh đạo. Chúng ta
cùng tìm hiểu về phong trào này qua bài học hôm nay: “Xô Viết Nghệ
Tĩnh. (Cách giới thiệu này gây được sự chú ý cho học sinh hơn, ấn tượng
hơn, gây cho các em sự háo hức vào bài hơn). Vì vậy cho nên giáo viên cần
chú ý giới thiệu bài sao cho gây được cho học sinh sự tò mò muốn tìm hiểu
hoặc mang ý nghĩa dẫn dắt. Chính vì lẽ đó tôi thường xuyên quan tâm và
đổi mới cách giới thiệu bài để lôi cuốn học sinh như sau:
a/ Giới thiệu bài bằng tranh ảnh, bản đồ:
+ Ví dụ khi dạy bài: “ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập” tôi treo ảnh
chụp (hình 1) lên bảng và hỏi: Em hãy cho biết ảnh chụp này chụp cảnh ở
đâu? và gắn với sự kiện lịch sử nào? HS trả lời, sau đó GV giới thiệu :

19
Tranh chụp cảnh ở Quảng trường Ba Đình vào ngày 2-9-1945. Chính giữa
là lễ đài, xung quanh là đội danh dự đứng trang nghiêm. Cảnh trong tranh
diễn tả cảnh trang nghiêm của một buổi lễ trọng đại của dân tộc Việt Nam,
mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: Kỉ nguyên độc lập. Cô sẽ
cùng các em tìm hiểu sự kiện trọng đại này qua bài : “Bác Hồ đọc Tuyên
ngôn Độc lập”.
+ Hay khi dạy bài: Thu đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”
tôi đã giới thiệu như sau: Sau những ngày đầu toàn quốc kháng chiến,

Chính phủ và nhân dân ta đã rời Hà Nội lên xây dựng thủ đô kháng chiến
tại Việt Bắc gồm các tỉnh như Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng (GV chỉ
bản đồ)… Đây là nơi tập trung cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta.
Thu - đông năm 1947, giặc Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt
cơ quan đầu não của ta nhưng chúng đã thất bại. Bài học hôm nay chúng ta
cùng tìm hiểu về chiến thắng vẻ vang này.
b/ Giới thiệu bài bằng cách nêu tình huống có vấn đề:
- Học sinh Tiểu học thường là thích tự mình khám phá những thắc
mắc vì vậy các em thường hứng thú với những gì mà mình chưa biết và tìm
mọi cách để tìm hiểu vì thế để thu hút các em tôi thường hay giới thiệu bài
bằng những tình huống có vấn đề để kích thích các em trong học tập như:
+ Ví dụ khi dạy bài: “Cách mạng mùa thu” tôi cho học sinh nghe
bài hát “Mười chín tháng Tám” của nhạc sĩ Xuân Oanh.
GV hỏi : - Bài hát có nhắc đến một ngày lịch sử. Đó là ngày nào?
- Em biết gì về ngày 19 tháng 8?
(GV: Ngày 19 tháng 8 là ngày kỉ niệm cuộc Cách mạng tháng Tám. Diễn
biến cuộc cách mạng này ra sao, cuộc cách mạng có ý nghĩa lớn lao như
thế nào với lịch sử dân tộc Việt Nam? Để biết được điều đó, chúng ta cùng
tìm hiểu qua bài học hôm nay “Cách mạng mùa thu”.)
+ Hay khi dạy bài: “ Vượt qua tình thế hiểm nghèo” tôi nêu câu hỏi: Các
em có biết thế nào là tình thế: “ Nghìn cân treo sợi tóc” không? và tại sao

20
lại nói: Ngay sau Cách mạng tháng Tám đất nước ta ở trong thế nghìn cân
treo sợi tóc? cô sẽ cùng các em tìm hiểu qua bài hôm nay.
c/ Giới thiệu bài mang ý nghĩa dẫn dắt:
Ví dụ : Khi dạy bài 13: “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu
mất nước”, tôi giới thiệu như sau: Vừa giành được độc lập, Việt Nam
muốn có hòa bình để xây dựng đất nước, nhưng chưa đầy 3 tuần sau ngày
độc lập, thực dân Pháp đã tấn công Sài Gòn, sau đó mở rộng xâm lược

miền Nam, đánh chiếm Hải Phòng, Hà Nội. Bài học hôm nay sẽ giúp các
em biết về những ngày đầu kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
7. Một số hình thức tổ chức dạy học Lịch sử theo hướng tích cực:
Như chúng ta đã biết, với phương pháp dạy học truyền thống thì hình
thức tổ chức dạy học cả lớp là phổ biến. Còn với phương pháp dạy học tích
cực đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn thảo luận
nhiều hơn thì giáo viên cần tổ chức linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong
một tiết học như: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm (nhóm đôi, nhóm 4,
nhóm bàn…) và dạy học toàn lớp.
7.1. Hình thức tổ chức dạy học cá nhân:
Giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm việc theo phiếu học tập, tạo điều
kiện để mỗi học sinh tự suy nghĩ, tìm tòi, thể hiện tài năng, sở trường của
mình. Học tập cá nhân còn được tiến hành qua các hoạt động độc lập khác
như viết, vẽ, sưu tầm tranh ảnh…
Ví dụ : - Khi dạy bài 11: Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân
Pháp xâm lược và đô hộ, tôi cho học sinh làm việc cá nhân theo nội dung
ở phiếu học tập sau:
Thời gian
(giáo viên đưa ra)
Các sự kiện
(Học sinh trả lời)
1 – 9 – 1858
1858 – 1864
5 – 7 – 1885
1905 – 1908
5 – 6 – 1911

21
3 – 2 – 1930
1930 – 1931

8 – 1945
2 – 9 - 1945
Kết quả học sinh điền được như sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên: …………………………………….Lớp:……
Em hãy nêu các sự kiện lịch sử ứng với các mốc thời gian sau:
Thời gian
(giáo viên đưa ra)
Các sự kiện
(Học sinh trả lời)
1 – 9 – 1858 - Pháp nổ súng xâm lược nước ta
1858 – 1864 - Phong trào chống Pháp của Trương Định.
5 – 7 – 1885 - Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
1905 – 1908 - Phong trào Đông Du.
5 – 6 – 1911 - Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
3 – 2 – 1930 - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
1930 – 1931 - Phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh.
8 – 1945 - Cách mạng tháng Tám thành công.
2 – 9 - 1945 - Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
(Phần in nghiêng là học sinh tự điền)
6.2. Hình thức tổ chức dạy học cả lớp :
Hình thức tổ chức dạy học này thường được dùng phổ biến trong các
trường hợp như: kiểm tra, đặt vấn đề vào bài mới, hướng dẫn cách học ở
lớp và ở nhà. Hoặc giảng giải và minh họa những kiến thức mà học sinh
không có khả năng tự học; thông báo, giao và giải thích nhiệm vụ học tập
cho cá nhân, nhóm, lớp.
6.3. Hình thức tổ chức dạy học theo nhóm :
Đây là một phương pháp động viên được nhiều học sinh tham gia ý
kiến, không chỉ rèn luyện cho học sinh ý thức trách nhiệm trước tập thể,
thói quen bạo dạn hoạt bát mà còn có điều kiện bộc lộ khả năng nhận thức

của bản thân mình. Người giáo viên cần xác định rõ ý nghĩa và tác dụng
hình thức dạy học theo nhóm.
Cách tổ chức ở lớp :

22
Đối với học sinh : Trên cơ sở học sinh giữ vai trò tích cực, chủ động
tham gia thảo luận và học hỏi ý kiến lẫn nhau để tìm ra kiến thức. Cho nên
việc phân chia nhóm cũng tính đến các đối tượng trong lớp. Tùy theo nội
dung bài học và số lượng đồ dùng dạy học chuẩn bị được, giáo viên quyết
định số học sinh ở mỗi nhóm. Có thể chia nhóm theo từng trình độ (giỏi,
khá, trung bình), hoặc nhóm hỗn hợp có đủ trình độ, nhóm theo sở trường,
nhóm ngẫu nhiên Khi phân nhóm tôi luôn luân phiên học sinh làm nhóm
trưởng, thư kí để tạo cho các em có lòng tin ở bản thân mình, đồng thời
giúp các em biết xử lí tình huống nhanh nhẹn. Mặt khác giúp các em có
tính nhút nhát, học sinh yếu, học sinh dân tộc thiểu số có điều kiện phát
biểu ý kiến của mình và dần dần các em mạnh dạn hơn. Những trường hợp
này giáo viên cần động viên giúp đỡ và khen ngợi kịp thời.
Đối với giáo viên : Khi cho học sinh thảo luận nhóm, cần tạo cho các
nhóm sinh hoạt thảo luận sinh động, có nội dung sâu sắc, tránh việc chỉ
trình bày theo hình thức. Muốn vậy người giáo viên cần theo dõi sát sao
các nhóm thảo luận để kịp thời nhắc nhở những em thiếu tập trung vào việc
thảo luận nhóm. Qua đó ta biết được các nhóm đã hiểu như thế nào, giải
quyết vấn đề ra sao để hướng dẫn giúp đỡ một cách cụ thể. Nếu nhóm nào
lơ là cần nhắc nhở các em tập trung tránh tình trạng chỉ có một nhóm
trưởng và thư kí hoạt động.
Ở lớp, khi giao việc cho các nhóm giáo viên cần chú ý đến : nội dung
phiếu giao việc, phiếu bài tập phải rõ, gọn đảm bảo tính vừa sức và phù
hợp với thời gian thảo luận. Khi học sinh phát biểu tôi luôn luôn tôn trọng
ý kiến của học sinh đồng thời tôi khuyến khích và tạo điều kiện cho các em
nêu câu hỏi với bạn hoặc với cô giáo. Cả lớp phát biểu ý kiến, bàn bạc

đúng sai một cách sôi nổi. Sau đó giáo viên tổng kết các ý kiến rồi đưa ra
kết luận và tôi cũng không quên tuyên dương các ý kiến hay. Chính những
điều đó giúp các em phát huy tính tích cực của mình.

23
Như vậy học theo nhóm sẽ tạo bầu không khí học tập sôi nổi. Học tập
có tổ chức, có trách nhiệm giữa các thành viên trong nhóm sẽ tạo được
không khí thi đua lành mạnh bổ ích. Với cách học này, mỗi học sinh được
khuyến khích, phát huy mọi khả năng cá nhân qua quan sát, nhận xét, phát
biểu ý kiến một cách chủ động.
Giáo viên không nên để lớp quá ồn ào, mất trật tự (làm ảnh hưởng đến
việc học tập của các lớp khác) và cũng không nên quá gò bó (hạn chế đến
sự trao đổi ý kiến của học sinh), bắt buộc học sinh phải im lặng tuyệt đối,
phải chấp nhận tiếng ồn trong phạm vi cho phép để đảm bảo kết quả học
tập gây hứng thú sôi nổi. Giáo viên cần theo dõi quan tâm đến những học
sinh dân tộc thiểu số. Khi học sinh phát biểu giáo viên cũng cần rèn luyện
cách nói năng ân cần, lịch sự và sát với nội dung câu hỏi.
7. Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy:
Chúng ta đã quá quen thuộc với cách dạy truyền thống đó là thầy và trò
gắn liền với bảng đen, phấn trắng. Nhưng nếu thay bảng đen bằng màn
hình, thay dòng chữ và tranh ảnh cứng nhắc bằng những hình ảnh, những
đoạn phim ngắn sinh động, phong phú kết hợp với âm thanh vui nhộn thì
học sinh của chúng ta sẽ thích thú và bị lôi cuốn đến từng nào? Học sinh
Tiểu học dễ nhớ nhưng mau quên. Những bài học có điều gì mới lạ sẽ ghi
sâu vào tâm trí của các em hơn. Dẫu biết rằng để thực hiện một bài giáo án
điện tử không phải dễ dàng. Chúng ta phải bỏ ra rất nhiều công sức tìm
kiếm tư liệu để có được một bài dạy hay, có nội dung sâu sắc. Nhưng bù lại
là học sinh sẽ được học tích cực hơn, hiệu quả đạt được cao hơn. Việc vận
dụng công nghệ thông tin, sử dụng chương trình power point trong giảng
dạy phân môn Lịch sử đem lại hiệu quả rất cao.

Ví dụ: Khi dạy bài “ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập”, tôi đã soạn giảng
bằng giáo án điện tử. Trong quá trình dạy tôi đã kết hợp hài hòa giữa
phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại nhằm đem lại hiệu quả cao

24
nhất. Đặc biệt tôi còn sử dụng đoạn phim tư liệu Bác Hồ đọc Tuyên ngôn
Độc lập để cho học sinh nghe.
Nghe lời Bác đọc, cả lớp ai cũng xúc động, nghẹ ngào. Trước mắt cô và trò
là hình ảnh vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam đang đọc rõ
từng câu, từng lời. Đọc được nủa chừng Bác dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng
bào nghe rõ không?” thể hiện sự đầm ấm, bao dung, độ lượng và có sức lan
tỏa lớn. Như vậy rõ ràng là vận dụng công nghệ thông tin sẽ đem lại hiệu
quả cao trong công tác nâng cao chất lượng dạy học.
8. Kết hợp với trò chơi học tập:
Cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu được của học sinh Tiểu
học. Dù không là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫn giữ một vai trò rất
quan trọng trong hoạt động sống và sinh hoạt của học sinh.
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của
học sinh, hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các kiến thức
của các em nhằm phát triển năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết
của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng làm thay đổi hình thức hoạt
động học tập trên lớp, làm không khí lớp học thoải mái, dễ chịu, giúp quá
trình học tập trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng, tự nhiên phù hợp với đặc điểm
tâm lí học sinh Tiểu học là “học mà chơi, chơi mà học”. Chính vì vậy, việc
vận dụng trò chơi học tập một cách hợp lí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
giảng dạy cũng như hiệu quả giáo dục.
Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng
dạy.
* Trò chơi: Đố bạn (Dùng cho bài 11: Ôn tập)
Mục đích:

- Giúp học sinh ghi nhớ một số mốc quan trọng trong lịch sử dân tộc.
- Có hứng thú trong học tập.
Giáo viên chuẩn bị các phiếu để bốc thăm, trong mỗi phiếu được ghi
một câu đố.

25

×