Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

sự tham gia của Luật sư vào vụ án hình sự ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.29 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
Phần I: Giới thiệu chuyên đề
Phần II: Quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin
1. Định hướng các thông tin cần thu thập.
2. Quá trình thu thập thông tin
2.1. Thời gian thu thập;
2.2. Phương pháp thu thập;
2.3. Nguồn tư liệu.
Phần III: Các thông tin thu thập được và kết quả xử lý thông tin.
1. Các thông tin thu thập được trên toàn quốc
2. Các thông tin thu thập được trên địa bàn thành phố Hà Nội
3. Các thông tin thu thập được trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
4. Một số vụ án điển hình.
Phần IV: Một số nhận xét và kiến nghị về hoạt động của luật sư trong các vụ
án hình sự ở nước ta.
1. Nhận xét
2. Những hạn chế và nguyên nhân
3. Một số kiến nghị.
1
Phần I. Giới thiệu chuyên đề:
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế, chính trị và khoa học kỹ thuật,
tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và có diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, các
vụ án nói chung và các vụ án hình sự nói riêng đang ngày càng phức tạp hơn. Điều
đó đòi hỏi công tác phá án, xét xử đúng người, đúng tội và bảo đảm sự công bằng
phải được nâng cao hơn. Trong đó, lực lượng Luật sư đóng vai trò quan trọng, sự
tham gia của các Luật sư vào các vụ án nói chung và các vụ án hình sự nói riêng
càng trở nên cần thiết. Điều đó đã cho thấy vai trò to lớn của người Luật sư trong
việc bảo vệ công lý, phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh – đúng với chức năng xã hội của người Luật sư được quy định tại Điều 3 –
Luật luật sư năm 2006.
Nhận thức được vai trò của người Luật sư khi tham gia vào quá trình tố tụng


nên trong thời gian thực tập tại Vụ bổ trợ tư pháp – Bộ tư pháp, em đã chọn đề tài
“sự tham gia của Luật sư vào vụ án hình sự ở địa phương” làm chuyên đề báo
cáo thực tập cho mình.
Để làm rõ nội dung đề tài, trong bài viết em trình bày một vài vấn đề sau:
- Bài viết sẽ trình bày thực tế sự tham gia của Luật sư vào các vụ án hình
sự trên cả nước và đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh;
- Một số ví dụ thực tế về sự tham gia của Luật sư vào vụ án hình sự trên địa
bàn thành phố Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh;
- Một số kiến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của Luật sư vào vụ án
hình sự ở nước ta.
Theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ bổ trợ tư pháp
được quy định tại quyết định số 306/QĐ-BTP ngày 05/02/2009 của Bộ trưởng bộ
tư pháp thì Vụ bổ trợ tư pháp là một đơn vị trực thuộc Bộ tư pháp, có chức năng
tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực bổ trợ tư pháp,
bao gồm: luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp, công chứng, bán đấu giá tài
2
sản, trọng tài thương mại. Với tính chất là đơn vị quản lý nhà nước cấp bộ nên hoạt
động quản lý của Vụ bổ trợ tư pháp là trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, do tính
chất của đề tài cũng như số liệu thống kê trên phạm vi cả nước là chưa đầy đủ (một
số tỉnh chưa có báo cáo thống kê đầy đủ), do vậy trong bài viết này em trình bày về
hoạt động của luật sư trong các vụ án hình sự trên địa bàn cả nước và đặc biệt trên
địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù đã cố gắng tích lũy kiến thức thực tế trong quá trình đi thực tập
nhưng do thời gian có hạn và sự va chạm cũng như kinh nghiệm thực tế không
nhiều nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự
thông cảm của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn.
3
Phần II: Quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin

1. Định hướng các thông tin cần thu thập:
Để có thể thu thập được đầy đủ các thông tin và các thông tin đó sát với nội
dung bài viết nhất thì công tác định hướng các thông tin cần thu thập là rất quan
trọng. Dựa vào yêu cầu của đề tài và kiến thức đã được học ở nhà trường, em cho
rằng để có thể thu thập được các thông tin phục vụ cho đề tài trên thì cần phải nắm
rõ một số vấn đề sau:
- Chức năng xã hội của người luật sư và vai trò của luật sư trong việc giải
quyết vụ án hình sự;
- Cơ sở pháp lý cho việc tham gia vụ án hình sự của luật sư;
- Các quy định của pháp luật về hành nghề luật sư trong vụ án hình sự.
Dựa trên những suy nghĩ đó, em đã sàng lọc những thông tin không cần thiết
và thu thập những thông tin, số liệu sát với thực tế về quá trình tham gia của luật sư
vào các vụ án hình sự ở nước ta.
2. Quá trình thu thập thông tin:
2.1. Thời gian thu thập:
Thực hiện sự phân công thực tập của trường Đại học Luật Hà Nội, em đã
thực tập đầy đủ, nghiêm túc với tinh thần học hỏi cao tại Vụ bổ trợ tư pháp – Bộ tư
pháp. Trong thời gian thực tập từ ngày 4/1/2009 – 23/4/2010, ngoài thời gian tiếp
cận với công tác ở vụ, tìm hiểu các lĩnh vực pháp luật mà vụ quản lý,… em đã tiến
hành thu thập các thông tin liên quan đến hoạt động luật sư trong lĩnh vực hình sự
trên cả nước và đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Phương pháp thu thập thông tin:
Để có thể thu thập được những thông tin phục vụ cho bài viết của mình, dưới
sự phân công của lãnh đạo Vụ bổ trợ tư pháp, em đã tìm hiểu các thông tin qua việc
nghiên cứu các tài liệu như sách báo, văn bản pháp luật, các báo cáo tổng hợp –
thống kê về hoạt động của tổ chức, liên đoàn luật sư. Ngoài ra em còn tham khảo ý
kiến của các chuyên viên phụ trách lĩnh vực quản lý luật sư của Vụ bổ trợ tư pháp.
4
Sau khi thu thập được các tài liệu, em đã sử dụng phương pháp tổng hợp
thông tin, sau đó phân tích, đánh giá và so sánh giữa các quy định của pháp luật

hiện hành về hành nghề luật sư và thực tế quá trình hành nghề luật sư trong các vụ
án hình sự ở Việt Nam.
2.3. Nguồn tư liệu thu thập thông tin:
Ngoài những kiến thức thu thập được từ việc học hỏi các cán bộ của Vụ,
nguồn tư liệu chính để em thu thập thông tin là:
- Báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của Luật sư ở nước ta (phục vụ
cho cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng và luật sư ngày 08/12/2009);
- Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Luật luật sư;
- Số liệu về luật sư;
- Báo cáo về tổ chức, hoạt động hành nghề luật sư 6 tháng đầu năm 2009
của Sở tư pháp thành phố Hà Nội;
- Báo cáo tổng kết năm 2007, 2008, 2009 của Đoàn luật sư thành phố Hà
Nội;
- Báo cáo tổng kết năm 2007, 2008, 2009 của Đoàn luật sư thành phố Hồ
Chí Minh;
- Luật luật sư năm 2006, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003;
- Các tạp chí Dân chủ và pháp luật, tạp chí Luật học, và một số tài liệu
khác.
Phần III: Các thông tin thu thập được và kết quả xử lý thông
tin:
Trong quá trình thực tập em đã thu thập được những thông tin sau:
1. Trên địa bàn cả nước:
Tính đến thời điểm hiện nay, trong cả nước đã thành lập 62 Đoàn luật sư/63
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 5.714 luật sư và 2.771 người tập sự hành
nghề luật sư hoạt động trong 2.461 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó văn phòng
5
luật sư: 1.979, công ty luật: 441, Chi nhánh: 206, Hành nghề với tư cách cá nhân:
27. Mặc dù số lượng các tổ chức hành nghề luật sư rất đông nhưng vẫn chỉ tập
trung tại Hà Nội 529, TP Hồ Chí Minh 1.087, chiếm tới hơn 50% các tổ chức hành
nghề luật sư trên cả nước, trong khi đó khu vực miền núi phía Bắc mặc dù bao gồm

15 tỉnh nhưng số tổ chức hành nghề luật sư chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp so với toàn
quốc, khoảng 3%. Hiện còn tỉnh Lai Châu chưa thành lập được Đoàn luật sư vì
không có đủ số lượng 03 luật sư theo quy định của Luật Luật sư. Trong tổng số gần
5800 luật sư trên cả nước thì nam giới chiếm 80,2% và nữ giới là 19,8%. Trong gần
8 năm (2001 - 2009), số lượng luật sư đã tăng hơn 250% so với trước khi Pháp
lệnh luật sư năm 2001 có hiệu lực. Cùng với sự phát triển về số lượng, trong những
năm gần đây, chất lượng của đội ngũ luật sư ở nước ta đã và đang từng bước được
nâng cao, bước đầu đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hoá hoạt động luật sư. Số luật
sư có trình độ cử nhân luật trở lên được nâng từ 59% (năm 1989) lên 96,95% (năm
2008) và 98,48% (năm 2009) trên tổng số luật sư, tuy nhiên số luật sư được đào tạo
cử nhân luật tại nước ngoài chiếm tỉ lệ rất nhỏ (0,05%). Số luật sư có trình độ
tương đương đại học luật giảm còn 128 người, chiếm 3,05%. Số luật sư đã qua đào
tạo nghề luật sư chiếm 65,8% tổng số luật sư của cả nước.
Biểu đồ dưới đây sẽ cho thấy sự phát triển của đội ngũ luật sự từ năm 2000
đến năm 2009:
Biểu đồ 1: sự phát triển của luật sư qua các năm
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
2009
Tổng
số luật

1471 1700 1861 2048 1845 2261 2871 4161 5143 5700
Tỷ lệ
tăng so
với
năm
trước
116% 109% 110% 90% 123% 127% 145% 124% 111%
6
Theo số liệu thống kê trong 4 năm (2005-2008), các luật sư đã tham gia tố

tụng hơn 60.000 vụ án hình sự trên tổng số 93.800 vụ án, chiếm khoảng 64% tổng
số vụ tham gia tố tụng. Nếu tính tất cả các hoạt động của luật sư bao gồm tham gia
tố tụng, tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác, tổng cộng là 210.273 vụ thì
hoạt động tố tụng trong các vụ án hình sự chiếm khoảng 28,5%. Điều này cho thấy
các vụ án hình sự vẫn là mảng hoạt động nhiều nhất của luật sư, đồng nghĩa với
việc các vụ phạm tội vẫn chiếm đa số trong hoạt động xét xử của các Tòa án.
Riêng trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2007, tỷ lệ các vụ tham gia tố
tụng hình sự còn cao hơn khi chiếm hơn 40% tổng số các hoạt động của luật sư cả
nước. Biểu đồ sau sẽ thể hiện rõ được ưu thế của hoạt động tố tụng hình sự trong
các hoạt động tố tụng của luật sư trong giai đoạn từ năm 2002 – 2007:
Biểu đồ 2: Tỷ lệ vụ việc luật sư tham gia từ 2002 đến 2007
7

×