Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

vấn đề xử phạt vi phạm hành chính.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.42 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang
A. LỜI MỞ ĐẦU 2
B. NỘI DUNG 2
I. Khái quát về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính .................................. 2
1. Khái niệm xử phạm vi phạm hành chính .................................................... 2
2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục
hậu quả ........................................................................................................... 2
II. Đánh giá về tính hợp lý của pháp luật về các hình thức xử phạt vi
phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả .......................... 3
1. Tính hợp lý của các quy định hiện hành về các hình thức xử phạt vi
phạm hành chính ............................................................................................ 3
1.1. Các hình thức xử phạt chính ................................................................... 3
1.2. Các hình thức xử phạt bổ sung ............................................................... 7
2. Tính hợp lý của các quy định hiện hành về các biện pháp khắc phục hậu
quả ................................................................................................................. 8
III. Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính .......................................................... 10
C. KẾT LUẬN 11
Danh mục tài liệu tham khảo 12
1
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, khi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
được đưa vào thực thi đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động đảm
bảo trật tự quản lý nhà nước. Tuy nhiên, thực tế pháp luật vẫn còn bỏ ngỏ khá
nhiều quy định dẫn đến tình trạng nhiều hành vi vi phạm hành chính chưa được
hay không thể xử lý. Do đó, tính hợp lý của các quy định của pháp luật nói chung
và của các hình thức xử phạt hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả nói
riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì trật tự quản lý nhà nước.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính.


1. Khái niệm xử phạm vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền,
căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử
phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp
cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính.
2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu
quả
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu
quả đã được quy định cụ thể trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm
2002 và các Nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ. Đây là cơ sở pháp lí
quan trọng nhất để các chủ thể tiến hành hoạt động xử phạt vi phạm hành chính.
Nó đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính, củng cố và tăng cường trật tự quản lí trong các lĩnh
vực quản lí nhà nước, đồng thời còn hướng tới mục đích giáo dục cho mọi người ý
thức tuân thủ pháp luật, ý thức tôn trọng các quy tắc của đời sống cộng đồng.
2
II. Đánh giá về tính hợp lý của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm
hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả.
1. Tính hợp lý của các quy định hiện hành về các hình thức xử phạt vi phạm
hành chính
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính thể hiện sự răn đe, trừng phạt của
pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý
nhà nước thông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi
về vật chất hoặc tinh thần, mang tính giáo dục đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt,
góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy
tắc quản lý nhà nước. Khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 12 Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002 đã quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
"1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong
các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có
thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất
được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường
hợp cụ thể."
1.1. Các hình thức xử phạt chính
* Cảnh cáo
Điều 13 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính quy định: “Cảnh cáo được áp
dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm
nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản”.
3
Khi áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo thì phải xác định điều kiện để áp
dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Điều 7 của Pháp lệnh quy định rõ những tình tiết
giảm nhẹ, là cơ sở để áp dụng hình thức cảnh cáo đối với các hành vi vi phạm hành
chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ.
Thực tế cho thấy, biện pháp cảnh cáo rất ít được sử dụng mà chủ yếu là áp
dụng biện pháp phạt tiền. Vậy lí do gì dẫn đến thực trạng này? Có thể điểm qua
một số lí do sau:
Thứ nhất, mọi người vẫn còn có nhận thức coi nhẹ hình thức xử phạt này,
cho rằng phạt cảnh cáo thì tính răn đe không cao, những người đã có hành vi vi
phạm hành chính thì tức là đối với họ, pháp luật đã không được tôn trọng, thế mà
chỉ phạt cảnh cáo, người vi phạm cũng không bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
của mình, thế chẳng khác nào “muối bỏ biển”.
Thứ hai, tình trạng tiêu cực trong lực lượng cán bộ thi hành quyết định xử
phạt vẫn đang là phổ biến. Hiện nay vẫn tồn tại xu hướng muốn phạt nặng người vi

phạm, ngay cả khi vi phạm chỉ đáng phạt cảnh cáo. Bản thân những người thi hành
pháp luật đã không coi trọng hình thức xử phạt cảnh cáo thì việc áp dụng hình thức
này theo đúng cơ sở pháp luật cũng là việc không dễ.
Tuy nhiên, hai lí do trên đây không thể là cơ sở để loại bỏ hình thức cảnh
cáo. Không thể phủ nhận được vai trò của hình thức này trong việc xử lí các vi
phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông.
Ví dụ: Theo Nghị định 146/2007/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, xử phạt 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều
khiển, người ngồi trên xe mô tô, gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi lưu thông.
Như vậy, bắt buộc trẻ em cũng phải đội mũ bảo hiểm khi được người lớn chở trên
xe tham gia lưu thông. Trường hợp trẻ em không đội mũ bảo hiểm, CSGT sẽ yêu
cầu dừng xe và lập biên bản cảnh cáo (không phạt tiền).
Mục đích của chế tài xử phạt hành chính là giáo dục, nhắc nhở mọi người
tôn trọng pháp luật chứ không đặt nặng tính răn đe, trừng trị như các chế tài hình
sự. Do đó, với các vi phạm nhỏ, lần đầu và đối tượng vi phạm là vị thành niên thì
hình phạt cảnh cáo là phù hợp, thể hiện sự khoan nhượng của pháp luật.
4
Tuy nhiên, không phải là hình phạt này không để lộ những bất cập, đó là
điều kiện áp dụng phạt cảnh cáo chỉ được quy định chung chung trong Pháp lệnh,
và các Nghị định sau đó cũng không đưa ra được các quy định hướng dẫn một cách
cụ thể, chi tiết hơn. Điều này đã dẫn đến sự thiếu thống nhất trong việc áp dụng
truy cứu trách nhiệm hành chính tại các văn bản xử phạt trong từng lĩnh vực. Như
thế nào là vi phạm nhỏ, như thế nào là có tình tiết giảm nhẹ? Tất cả đều khá chung
chung. Ngoài ra, Pháp lệnh cũng quy định đối tượng có thể áp dụng hình phạt cảnh
cáo là các tổ chức, việc quy định như vậy khiến người ta đặt ra câu hỏi, liệu hình
phạt cảnh cáo có tác dụng hay không trong công tác đấu tranh phòng chống vi
phạm?
* Phạt tiền
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh xử
lí vi phạm hành chính năm 2002. Nhìn chung, các tổ chức, cá nhân vi phạm hành

chính nếu không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo thì bị xử phạt bằng hình
thức phạt tiền.
Theo Pháp lệnh xử lí hành chính năm 2002 (đã sửa đổi bổ sung năm 2007,
2008) thì mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000 đồng đến
500.000.000 đồng. Mức phạt tiền này hợp lý hơn so với quy định trong Pháp lệnh
xử lí hành chính năm 2002 chưa sửa đổi, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội
trong thời kì hiện nay.
Trong việc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với người
chưa thành niên, Điều 7 Pháp lệnh quy định người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi vi
phạm hành chính thì mức tiền phạt tối đa không được quá ½ mức phạt đối với
người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc
người giám hộ phải nộp thay. Cùng quy định về vấn đề này song Pháp lệnh xử lí vi
phạm hành chính năm 1995 lại không quy định rõ mức phạt tối đa, gây khó khăn
cho việc áp dụng. Như vậy, quy định này tại Pháp lệnh năm 2002 mang tính hợp lí
hơn hẳn.
Tuy nhiên, quy định của pháp luật về hình thức phạt tiền cũng bộc lộ những
hạn chế nhất định như:
5

×