Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.37 KB, 63 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Hoa – HS31C
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật là tiền đề và là công cụ quan trọng hàng đầu để duy trì quyền
lực và đảm bảo sự thống nhất của một Nhà nước. Bước vào nền kinh tế thị
trường với biết bao sự thay đổi, chuyển biến của cơ chế, của chính sách cùng với
đó là sự khủng hoảng về tài chính và tệ hơn nữa là sự xuống cấp trầm trọng của
ý thức và nhân cách con người. Bên cạnh những kết quả đạt được thì mặt trái
của nền kinh tế thị trường cũng không ngừng bộc lộ rõ nét. Tội phạm gia tăng
với những hành vi vi phạm ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Kẻ phạm tội nhất
là bọn phản động, lưu manh chuyên nghiệp, những phần tử chuyên sống bằng
đầu cơ, buôn lậu, cướp giật, làm ăn phi pháp… thì thủ đoạn thường rất gian
ngoan, xảo quyệt. Nguy hiểm hơn nữa là loại tội phạm công nghệ cao đã và
đang làm cho các cơ quan chức năng phải đau đầu, người dân không khỏi bàng
hoàng và lo lắng trước những thủ đoạn phạm tội mà chúng đã thực hiện.
Trước thực tế ấy, CQĐT cùng với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã
hội và toàn thể nhân dân đã nhận thức được rất rõ về yêu cầu và nhiệm vụ đấu
tranh phòng chống tội phạm, hơn nữa CQĐT còn luôn coi đây là nhiệm vụ cấp
bách hàng đầu. Trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, hỏi cung bị can là một
trong những biện pháp điều tra hết sức quan trọng nhằm phát hiện, giải quyết
nhanh chóng vụ án. Hoạt động điều tra vụ án hình sự nhiều năm qua đã chứng
minh, chuẩn bị hỏi cung bị can có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoạt động hỏi
cung bị can, là cơ sở để ĐTV chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn các chiến
thuật, các phương pháp tác động tới bị can nhằm khai thác, làm rõ sự thật khách
quan của vụ án. Mặt khác, chuẩn bị hỏi cung bị can còn là một khâu đặc biệt
quan trọng quyết định sự thành bại của một cuộc hỏi cung.
Trong nhiều năm qua, những vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung
bị can đã được để ý và quan tâm đáng kể. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên
cứu độc lập về vấn đề này, nên chuẩn bị hỏi cung bị can mới dừng lại ở việc
nghiên cứu một cách khái quát mà chưa nhận được sự ưu tiên hay sự tập trung


nghiên cứu một cách thỏa đáng. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu “Một số vấn đề
lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can” có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận
cũng như mặt thực tiễn, là nhiệm vụ quan trọng không chỉ được đặt ra đối với
khoa học điều tra hình sự mà còn là yêu cầu cần thiết đối với thực tiễn điều tra
tội phạm. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của khoá luận là trên cơ sở nghiên cứu những vấn
đề lý luận cơ bản và thực tiễn công tác chuẩn bị hỏi cung bị can để nâng cao
nhận thức lý luận về chuẩn bị hỏi cung bị can; đánh giá đúng thực trạng áp dụng
của hoạt động chuẩn bị hỏi cung, thấy được những hạn chế, thiếu sót của hoạt
động đó và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hỏi
cung bị can.
Với mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận là:
- Thứ nhất, làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can
trong khoa học điều tra tội phạm.
- Thứ hai, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn của công tác chuẩn bị
hỏi cung bị can nhằm làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế đó.
- Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của
công tác chuẩn bị hỏi cung bị can.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là khái niệm chuẩn bị hỏi cung bị
can, nội dung cơ bản, ý nghĩa của chuẩn bị hỏi cung bị can đối với hỏi cung bị
can và hoạt động điều tra tội phạm; thực tiễn chuẩn bị hỏi cung bị can trong
khoa học điều tra tội phạm.
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là: Với phương diện là một biện pháp
điều tra, hỏi cung bị can bao giờ cũng trải qua ba giai đoạn là chuẩn bị hỏi cung
bị can, tiến hành hỏi cung và kết thúc hỏi cung trong đó chuẩn bị hỏi cung bị can
là phạm vi mà khoá luận đề cập tới. Khoá luận cũng đánh giá thực tiễn chuẩn bị

hỏi cung bị can của cơ quan Cảnh sát điều tra trong thời gian qua.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử của triết học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Khoá luận sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp nghiên
cứu tài liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu…
5. Kết cấu đề tài
Khoá luận gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục
các tài liệu tham khảo. Phần nội dung của khoá luận gồm 2 chương sau:
Chương 1: Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của chuẩn bị hỏi cung bị can
Chương 2: Thực trạng chuẩn bị hỏi cung bị can và một số kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả

CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA CHUẨN BỊ HỎI
CUNG BỊ CAN
1.1. Khái niệm chuẩn bị hỏi cung bị can
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, một người sẽ trở thành bị can
khi bị CQĐT có đủ căn cứ xác định họ đã thực hiện tội phạm và ra quyết định
khởi tố bị can. Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Bị can là người đã bị
khởi tố về hình sự”. Đó là những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự,
xâm hại đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ, bị CQĐT hoặc Viện kiểm
sát khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết để tiến hành điều tra.
Hoạt động điều tra được tiến hành đầu tiên bằng biện pháp hỏi cung bị
can - đó là biện pháp điều tra công khai trực diện với bị can nhằm làm rõ sự thật
của toàn bộ vụ án và được khoa học điều tra tội phạm đánh giá là biện pháp tố
tụng quan trọng nhất của hoạt động điều tra. Đồng thời, xuất phát từ bản chất
cũng như mục đích của hoạt động hỏi cung bị can mà hỏi cung bị can được hiểu
là “biện pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập lời khai của bị can về các

tình tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án
đó”
1
.
Hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra phức tạp, gặp
nhiều khó khăn, hiệu quả của nó phụ thuộc nhiều vào công tác chuẩn bị của các
ĐTV. Quá trình chuẩn bị được tiến hành khoa học, chu đáo sẽ tạo điều kiện cho
ĐTV chủ động, linh hoạt, sáng tạo lựa chọn và áp dụng những thủ thuật hỏi
cung phù hợp trong từng tình huống cụ thể để thu thập lời khai của bị can một
cách đầy đủ, chính xác và thuận lợi, không bị rơi vào tình thế bị động, lúng túng
trước những diễn biến phức tạp của cuộc hỏi cung. Đặc bịêt, trong những vụ án
phức tạp, có nhiều bị can hoặc bị can có thái độ ngoan cố, khai báo gian dối
hoặc từ chối khai báo thì việc chuẩn bị chu đáo cho một cuộc hỏi cung là yêu
cầu cần thiết và không thể thiếu.
Mặt khác, theo Từ điển tiếng việt 2003 “chuẩn bị là làm cho có sẵn cái
cần thiết để làm việc gì đó”
2
. Chẳng hạn như chuẩn bị lên đường, chuẩn bị hành
1
. Xem: Giáo trình khoa học điều tra hình sự - Trường đại học Luật Hà Nội - NXB CAND 2008 - Tr85
2
. Xem: Từ điển tiếng việt 2003 - NXB Đà Nẵng - Tr181.
lý… Nhưng chuẩn bị hỏi cung bị can là quá trình chuẩn bị cho một hoạt động tố
tụng được tiến hành bởi CQĐT, do đó có thể hiểu là chuẩn bị về nhân sự, về
điều kiện vật chất, tinh thần và các điều kiện cần thiết khác cho việc thu thập,
lấy lời khai của bị can đạt hiệu quả.
Vậy, Chuẩn bị hỏi cung bị can được hiểu “là giai đoạn trong đó ĐTV tiến
hành chuẩn bị những điều kiện về chiến thuật và kỹ thuật cần thiết phục vụ cho
hoạt động hỏi cung được tiến hành thuận lợi”
1

.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, lời khai và lời nhận tội của bị
can là chứng cứ pháp lí quan trọng. Giá trị chứng cứ càng cao nếu trong lời khai
của bị can chứa đựng càng nhiều chi tiết về hành vi phạm tội, phương thức và
thủ đoạn gây án. Để thu được kết quả tốt về những lời cung khai của bị can, giai
đoạn chuẩn bị hỏi cung cần phải tiến hành một cách khoa học và công phu.
1.2. Nội dung cơ bản của chuẩn bị hỏi cung bị can
Thực tiễn hoạt động điều tra cho thấy chuẩn bị chi tiết, cụ thể cho cuộc
hỏi cung đảm bảo hiệu quả của cuộc hỏi cung. Bởi vì, hỏi cung bị can là một
biện pháp điều tra phức tạp, trong nhiều trường hợp xảy ra mâu thuẫn gay gắt
giữa một bên là ĐTV mong muốn làm rõ sự thật của vụ án và một bên là bị can
luôn tìm cách cản trở quá trình làm rõ sự thật đó nhằm trốn tránh trách nhiệm
hình sự.
Chính vì vậy, chuẩn bị hỏi cung bị can là một việc làm cần thiết nhằm tạo
cho ĐTV thế chủ động, linh hoạt, sáng tạo áp dụng những thủ thuật hỏi cung
phù hợp trong từng tình huống cụ thể để thu thập lời khai của bị can một cách
đầy đủ, chính xác và khách quan. Thậm chí, hoạt động chuẩn bị cho mỗi buổi
hỏi cung có thể giúp ĐTV nhận định được thái độ khai báo của bị can là thành
khẩn hay không thành khẩn, bị can ngoan cố từ chối khai báo hay khai báo gian
dối bằng cách nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu phản ánh đặc điểm nhân thân của bị
can như trích lục tiền án, tiền sự, hồ sơ những vụ án do bị can gây ra trước
đây… để dự đoán được thái độ khai báo của bị can trước mỗi buổi hỏi cung.
Mặt khác, nếu qua các buổi hỏi cung trước, ĐTV đã xác định được thái độ của
bị can là không thành khẩn khai báo hoặc khai báo gian dối, vòng vo thì việc
1
. Xem: Giáo trình khoa học điều tra hình sư - Trường ĐHL Hà Nội - NXB CAND Hà Nội. Tr90.
chuẩn bị chu đáo cho cuộc hỏi cung tiếp sau sẽ tạo điều kiện cho ĐTV chủ động
áp dụng những thủ thật hỏi cung phù hợp để thu thập lời khai của bị can một
cách đầy đủ và chính xác. Ngược lại, nếu không làm tốt công tác chuẩn bị hỏi
cung, ĐTV sẽ không xác định được chính xác phạm vi những vấn đề cần phải

làm rõ trong quá trình hỏi cung, áp dụng những thủ thuật hỏi cung một cách tuỳ
tiện, thậm chí có thể rơi vào thế bị động, lúng túng trước thái độ ngoan cố từ
chối khai báo hay khai báo gian dối của bị can. Đặc biệt, nghiêm trọng hơn do
không chuẩn bị cho quá trình hỏi cung hoặc chuẩn bị nhưng không chu đáo, qua
loa, hời hợt, ĐTV có thể tiết lộ bí mật của hoạt động điều tra dẫn đến làm tăng
thêm thái độ ngoan cố không chịu khai báo của bị can, đưa hoạt động điều tra
rơi vào tình huống khó khăn.
Quá trình chuẩn bị hỏi cung phụ thuộc vào đặc điểm nhân thân, thái độ
khai báo của bị can, những tài liệu chứng cứ về hành vi phạm tội của bị can mà
ĐTV đã thu thập được, những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung, ý
nghĩa lời khai của bị can đối với hoạt động điều tra và những tình tiết khác của
vụ án.
Những nội dung cơ bản cần phải thực hiện trong quá trình chuẩn bị hỏi
cung bị can bao gồm:
1.2.1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan
1.2.1.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu những tài liệu đã thu thập được về vụ án và hành vi
phạm tội của bị can và những tài liệu khác cần thiết cho cuộc hỏi cung có vai trò
rất quan trọng. Việc nghiên cứu này sẽ giúp cho ĐTV nắm được toàn bộ nội
dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can, đặc điểm nhân thân của bị can và
những đồng bọn khác để trên cơ sở đó xác định chính xác phạm vi những vấn đề
cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung, lựa chọn những tài liệu chứng cứ có
thể và cần phải được sử dụng trong quá trình hỏi cung, lựa chọn những thủ thuật
hỏi cung phù hợp.
Đặc biệt, việc nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan
trong những vụ án mà bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối sẽ giúp cho
ĐTV lựa chọn được những cách thức hỏi cung phù hợp với từng tình huống bị
can từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối.
Quan trọng hơn, do có thời gian và sự chuẩn bị chu đáo cho việc nghiên
cứu nắm chắc nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can, ĐTV có khả năng

kiểm tra và đánh giá lời khai của bị can ngay trong quá trình hỏi cung để trên cơ
sở đó nhanh chóng có đối sách phù hợp.
1.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những nội dung vừa nêu trên, trong quá trình nghiên cứu, ĐTV
cần tổng hợp và phân loại các tài liệu chứng cứ theo nội dung hay theo ý nghĩa
của những tài liệu chứng cứ đó đối với hỏi cung bị can. Trong quá trình nghiên
cứu, ĐTV cần đối chiếu so sánh những tài liệu chứng cứ với nhau để tìm ra
những mâu thuẫn nếu có.
Đặc biệt chú ý, trong quá trình nghiên cứu, ĐTV cần có tác phong làm
việc cụ thể, tỷ mỷ, khách quan và thận trọng, không được bỏ qua bất cứ tài liệu
nào. Mặt khác, ĐTV cần nhớ rằng, việc nghiên cứu những tài liệu chứng cứ đã
thu thập được về vụ án hoặc hành vi phạm tội của bị can và những tài liệu chứng
cứ khác có ý nghĩa đối với hỏi cung được tiến hành không chỉ ở giai đoạn chuẩn
bị hỏi cung mà còn xuyên suốt quá trình hỏi cung.
Có thể nói, phương pháp mà ĐTV áp dụng chủ yếu để nghiên cứu hồ sơ
vụ án và các tài liệu khác có liên quan là phương pháp nghiên cứu tài liệu,
phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp. Mỗi
phương pháp đều có những ưu thế nhất định, do đó trong quá trình sử dụng,
ĐTV cần biết cách kết hợp các phương pháp đó nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
cho việc nghiên cứu.
1.2.1.3. Nội dung nghiên cứu
Để nắm bắt được sơ bộ nội dung vụ án, những chứng cứ tình tiết và các
tài liệu khác cần thiết có liên quan đến việc chứng minh lời khai của bị can và
đấu tranh với bị can trong quá trình hỏi cung làm rõ sự việc phạm tội của bị can,
ĐTV cần phải nghiên cứu các tài liệu sau:
- ĐTV cần nghiên cứu kỹ những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được từ
những biện pháp điều tra như: Biên bản khám nghiệm hiện trường, kết quả
khám xét, lời khai của người bị hại, lời khai của những người làm chứng, người
bị hại, kết quả nhận dạng, kết luận của giám định viên, của thanh tra…
- Những tài liệu thu thập được từ những biện pháp trinh sát phản ánh

những mối quan hệ của bị can đặc biệt là những mối quan hệ mang tính chất tội
phạm, những hành vi nghi vấn của bị can vào thời điểm trước, trong và sau khi
vụ án xảy ra…
- Đồng thời, ĐTV cũng cần thu thập và nghiên cứu những tài liệu khác có
liên quan đến hành vi phạm tội của bị can trước đó như trích lục tiền án, tiền sự,
hồ sơ những vụ án mà bị can gây ra trước đây, những văn bản quy định chức vụ,
quyền hạn, khả năng chuyên môn, nguyên tắc làm việc của bị can khi còn làm
việc (đối với các vụ án tham ô, nhận hối lộ…).
- Những tài liệu chứng cứ thu thập được về những vụ án chưa được điều
tra khám phá mà ĐTV có cơ sở nhận định do chính bị can gây ra.
Trong những trường hợp khi nội dung, tính chất của vụ án liên quan tới
các lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật, ĐTV cần chuẩn bị cho mình những kiến thức
cần thiết về các chuyên ngành đó để tránh lúng túng khi sử dụng các thuật ngữ
chuyên ngành và xác định chính xác phạm vi những vấn đề cụ thể cần làm rõ
trong các vụ án này. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tình tiết khác có
liên quan, ĐTV phải xác định được những vấn đề cần phải làm rõ, cần phải thu
thập bổ sung hay cần phải kiểm tra, xác minh lại để sử dụng trong quá trình hỏi
cung; những tài liệu, chứng cứ có thể sử dụng để đấu tranh với bị can, phương
pháp và trình tự sử dụng chúng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, ĐTV nên trực tiếp đến hiện
trường để quan sát bối cảnh và đặc điểm nơi diễn ra sự việc phạm tội. Công việc
này đôi khi giúp ĐTV thu thập được thêm những tài liệu quan trọng giúp cho
việc hỏi cung được thuận lợi và quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng và
hiệu quả. Còn trong trường hợp nghiên cứu hồ sơ vụ án mà ĐTV nhận thấy
những tài liệu cần cho hỏi cung chưa được thu thập thì có thể tự mình hoặc yêu
cầu các đơn vị điều tra, thu thập thêm.
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án và lài liệu liên quan, ĐTV phải
thực hiện một cách đầy đủ, chi tiết và chính xác để có thể xác định được mức độ
đầy đủ, chân thực của tài liệu, chứng cứ và qua đó củng cố, bổ sung được tài
liệu, chứng cứ cần thiết hay phải kiểm tra, xác minh lại để sử dụng trong quá

trình hỏi cung. ĐTV cũng phải tập trung xác định những thông tin, tài liệu nào là
chứng cứ, mức độ chứng minh và giá trị pháp lí của nó; xác định xem tài liệu đó
có còn giữ được bí mật với bị can hay không. Đồng thời, khi nghiên cứu hồ sơ,
ĐTV cũng cần phải phát hiện những mâu thuẫn giữa các tài liệu đó cũng như
các khiếm khuyết của nó; mâu thuẫn trong lời khai của bị can với lời khai của
người có liên quan (như người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan tới vụ án…) qua đó tìm hiểu nguyên nhân của nó để xác định
được những vấn đề cần làm rõ khi tiến hành hỏi cung. Nếu thấy cần thiết, ĐTV
cần phối hợp với các lực lượng, cơ quan, tổ chức có liên quan để thu thập đầy đủ
thông tin phục vụ cho quá trình hỏi cung bị can được nhanh chóng và hiệu quả.
Có thể nói nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan là
một trong những tiền đề quan trọng để ĐTV phá án. Ví dụ như vụ án Nguyễn
Văn Tám cùng đồng bọn buôn bán ma túy
1
(Nam Định – 2000) gây xôn xao dư
luận trên cả nước và là vụ án điển hình thể hiện vai trò quan trọng của việc
nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan trước khi hỏi cung
lấy lời khai của bị can. Khi bị bắt và trong quá trình điều tra, bị can Tám luôn
một mực nói: “Tôi chẳng có tội gì”. Nhưng trước những tài liệu, chứng cứ
không thể chối cãi được về bị can mà ĐTV đã thu thập, nghiên cứu, cuối cùng bị
can đã khai nhận hoàn toàn tội lỗi của mình.
1.2.2. Nghiên cứu nhân thân bị can
1.2.2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực tế cho thấy, cuộc đấu tranh chống tội phạm không thể đạt kết quả
cao nếu các cơ quan trực tiếp làm nhiệm vụ này lại không hiểu đối tượng mà
mình đấu tranh có những đặc điểm gì để từ đó đề ra phương pháp cũng như
chiến thuật, chiến lược phù hợp. Vì vậy, việc nghiên cứu nhân thân bị can, làm
rõ các phẩm chất tiêu cực vốn có ở bị can như các đặc điểm tâm lý, quan điểm,
nhận thức cuộc sống, nhu cầu, sở thích, thói quen… có ý nghĩa rất to lớn về mặt
thực tiễn.

1
. Xem: Báo cáo tổng kết K596. Kỷ yếu hội nghị sơ kết về công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm có tổ chức
ở Việt Nam hiện nay -Tổng cục CSND. Tr32-33.
Đối với hoạt động hỏi cung bị can, việc tìm hiểu và nghiên cứu kỹ nhân
thân bị can trước mỗi cuộc hỏi cung sẽ cho phép ĐTV có cơ sở để xác định và
lựa chọn các phương hướng cũng như cách thức hỏi cung phù hợp nhằm thu
thập được nhanh nhất các thông tin, các chứng cứ cần thiết để giải quyết vụ án.
Đặc biệt, trong trường hợp để xác định nguyên nhân bị can từ chối khai báo hay
không thành khẩn khai báo và hiểu được đặc điểm tâm lý của bị can lúc đó thì
việc nghiên cứu nhân thân bị can trước khi tiến hành hỏi cung là một hoạt động
không thể thiếu. Những hiểu biết về đặc điểm nhân thân của bị can là điều kiện
cần thiết để đánh giá cơ sở tâm lí và tính xác thực trong lời khai của bị can. Hơn
nữa, đặc điểm nhân thân của bị can vừa giúp ĐTV nhận định thái độ hợp tác của
bị can, vừa tạo cơ sở để ĐTV xác định thủ thuật hỏi cung phù hợp với từng tình
huống cụ thể kể cả trong trường hợp bị can từ chối khai báo hay khai báo gian
dối.
1.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp là hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động
nào đó. Phương pháp nghiên cứu nhân thân nói chung và phương pháp nghiên
cứu nhân thân bị can trong chuẩn bị hỏi cung nói riêng là những cách thức dùng
để nghiên cứu, phát hiện đặc điểm, tính cách của bị can để phục vụ cho hoạt
động hỏi cung bị can được thuận lợi.
- Phương pháp quan sát. Quan sát là quá trình tri giác một cách có tổ
chức, có mục đích các biều hiện bề ngoài, các đặc điểm xã hội – nhân khẩu,
phẩm chất đạo đức… của bị can để trên cơ sở đó ĐTV nhận biết, kết luận được
những đặc điểm bên trong của bị can.
Việc quan sát có thể được tiến hành trong quá trình kiểm tra thân thể của
bị can: Các dấu vết, dị tật, dị dạng qua đó hiểu biết về sức khỏe, nghề nghiệp,
thói quen của bị can; quan sát qua các hoạt động của bị can; cách ăn mặc, tác
phong, lời nói, cử chỉ, hành lý, đồ dùng…

Để việc quan sát đạt hiệu quả, ĐTV cần xác định cụ thể mục đích quan
sát, có chương trình, kế hoạch quan sát, thời gian, địa điểm quan sát. Hơn nữa,
ĐTV phải là người có năng lực quan sát tốt, nhanh chóng, nhạy bén phát hiện
vấn đề, có khả năng hệ thống hóa và so sánh các kết quả quan sát với kết quả do
các phương pháp khác đem lại.
- Phương pháp nghiên cứu lai lịch, tiểu sử. Là phương pháp dựng lại chân
dung của bị can thông qua việc hệ thống hóa các quan hệ xã hội của bị can. Các
quan hệ của bị can có thể là quan hệ gia đình, bạn bè, quan hệ trong công việc
hay với đồng bọn trong quá trình phạm tội… Qua việc dựng lại các quan hệ trên,
ĐTV có cơ sở nắm bắt các đặc điểm của bị can như: Trình độ học vấn, nghề
nghiệp, kinh nghiệm, vốn sống xã hội, quan điểm chống đối…
Khi sử dụng phương pháp này, ĐTV cần: Quan tâm tới các mối quan hệ
có ảnh hưởng, tác động lâu dài nhất đến bị can. Đây là các mối quan hệ quy định
nội dung và phẩm chất của các đặc điểm tương đối ổn định trong nhân cách bị
can; những biến cố và sự thay đổi lớn trong quá trình sống và hoạt động của bị
can; thái độ đáp lại của bị can trước tác động của các mối quan hệ đó, bị can tiếp
nhận một cách tiêu cực hay tích cực.
Để việc nghiên cứu có hệ thống các đặc điểm nhân thân của bị can, ĐTV
cần thu thập, xác minh và bổ sung thêm nhiều tài liệu làm phong phú và hoàn
chỉnh về tiểu sử, lai lịch của bị can đó. ĐTV phải hệ thống hóa được các mối
quan hệ nói lên: Hoàn cảnh sống của bản thân và gia đình bị can (bị can được
sinh ra và lớn lên ở đâu, hoàn cảnh kinh tế của bị can và gia đình, thái độ chính
trị của bị can và các thành viên trong gia đình…); quá trình hoạt động của bị
can, quá trình tiếp nhận và hình thành ý thức, tư tưởng, quan điểm, lối sống và
con đường dẫn tới phạm tội; hệ thống các quan hệ xã hội, nhất là các quan hệ
phức tạp, tiêu cực có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, quan điểm chống đối của
bị can.
- Phương pháp nghiên cứu hoạt động của bị can. Đây là phương pháp
nghiên cứu nhân thân bị can dựa vào các mặt hoạt động mà bị can đã thực hiện.
Sử dụng phương pháp này cho phép ĐTV biết được về nhu cầu, nguyện vọng, tư

tưởng, quan điểm, trình độ, khả năng và một số đặc điểm nhân thân khác của bị
can.
- Phương pháp tổng hợp các tài liệu một cách khái quát. Đây là phương
pháp mà ĐTV thông qua việc tập hợp những tài liệu phản ánh về bị can ở những
khía cạnh khác nhau trong một mối liên hệ nhất định nhằm xác định những đặc
điểm về nhân thân bị can ảnh hưởng tới hoạt động khai báo của bị can trong tiến
trình hỏi cung và hoạt động điều tra. Các tài liệu phản ánh về bị can có thể thu
thập được ở nhiều nguồn, nhiều thời điểm và ở nhiều khía cạnh khác nhau, do
đó những thông tin ấy phải được nghiên cứu trong một mối liên kết chặt chẽ,
tổng thể để rút ra được những đặc điểm cần thiết mà ĐTV muốn biết về nhân
thân bị can.
Trong quá trình sử dụng phương pháp này, ĐTV cần chú ý: Phải xác định
rõ nội dung cần nghiên cứu là gì, việc tổng hợp các tài liệu phản ánh về bị can sẽ
giúp ĐTV biết được đặc điểm nhân thân nào ở bị can và đặc điểm đó có lợi gì
cho hoạt động hỏi cung sắp tới của ĐTV; lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp
tổng hợp các tài liệu, thông tin về bị can phù hợp nhằm thu được các kết quả
khách quan…
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Là phương pháp mà ĐTV phải lập
bảng câu hỏi nhằm tìm hiều thái độ của bị can đối với những vấn đề khác nhau
theo chủ định của mình nhằm đánh giá hệ thống quan điểm, quan niệm và định
hướng của bị can. Các câu hỏi được đặt ra phải mang tính xác định cụ thể, các
thuật ngữ sử dụng phải phù hợp với nhận thức của bị can. Sử dụng phương pháp
này cho phép ĐTV biết được đặc điểm nhân thân bị can và xu hướng phát triển
tâm lý cũng như nhân cách của bị can, qua đó lựa chọn được hướng tác động
phù hợp.
1.2.2.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu nhân thân bị can là một nhiệm vụ quan trọng mà ĐTV cần
phải giải quyết tốt trước khi tiến hành hỏi cung bị can. Chỉ khi đã làm rõ được
chân dung của bị can với đầy đủ các đặc điểm tính chất thì người tiến hành hỏi
cung mới có thể xây dựng được kế hoạch đấu tranh với bị can một cách cụ thể.

Bởi những hiểu biết về đặc điểm nhân thân của bị can chính là những điều kiện
cần thiết để đánh giá cơ sở tâm lí và tính xác thực của lời khai.
“Nhân thân bị can” - thuật ngữ này được hình thành từ khái niệm chung
của xã hội học “nhân thân con người” và khái niệm pháp lí hình sự “bị can”.
Nhân thân là khái niệm đặc trưng chỉ được sử dụng khi nói về bản chất của thực
thể tự nhiên, xã hội đặc biệt đó là con người. Sự hình thành nhân thân của một
người chịu sự tác động bởi chính sự tồn tại của cá nhân người đó. Những kinh
nghiệm sống của họ được quy định bởi nội dung của những quan hệ được hình
thành trong gia đình, môi trường bạn bè, trong tập thể lao động, học tập. Có thể
nói, nhân thân con người chính là tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu phản ánh bản
chất xã hội của con người.
Dưới góc độ pháp lí thì “bị can” được hiểu là những người có hành vi vi
phạm pháp luật, xâm hại đến khách thể nhất định được Pháp luật Hình sự bảo
vệ, bị CQĐT hoặc Viện kiểm sát khởi tố về hình sự và có thể bị áp dụng các
biện pháp ngăn chặn cần thiết để tiến hành điều tra. Cụ thể, theo quy định của
Pháp luật Tố tụng hình sự, một người sẽ trở thành bị can khi CQĐT có đủ căn
cứ xác định họ đã thực hiện tội phạm (Khoản 1, Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình
sự 2003) và bị CQĐT ra quyết định khởi tố về hình sự (Điều 104 Bộ luật Tố
tụng hình sự 2003).
Như vậy, nhân thân bị can là tổng hợp toàn bộ các đặc điểm, các phẩm
chất của bị can có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra hình sự, được CQĐT
nghiên cứu, sử dụng phục vụ cho hoạt động điều tra làm rõ sự thật của vụ án.
Trong lý luận khoa học điều tra tội phạm, việc thu thập, nghiên cứu những
đặc điểm nhân thân của bị can được coi là một nhiệm vụ quan trọng mà ĐTV
phải giải quyết tốt trước khi tiến hành hỏi cung bị can. Nghiên cứu nhân thân bị
can để tìm ra nguyên nhân bị can phạm tội, đặc biệt là khi bị can từ chối khai
báo hay khai báo gian dối có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động điều
tra vụ án. Để khai thác được ý nghĩa cũng như vai trò quan trọng của đặc điểm
nhân thân bị can đối với chuẩn bị hỏi cung bị can thì ĐTV cần thu thập các tài
liệu nhằm làm rõ những dấu hiệu đặc trưng của nhân thân bị can như:

- Những phẩm chất đạo đức, tâm lí, hoạt động chính trị - xã hội và lao
động sản xuất của bị can.
- Các dấu hiệu về tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ nhận thức và
nghề nghiệp của bị can.
- Lối sống, hoàn cảnh gia đình và cách xử sự của bị can trong gia đình,
đặc biệt là quan hệ của bị can với các thành viên trong gia đình.
- Các mối quan hệ ngoài xã hội của bị can đặc biệt là quan hệ với các đối
tượng khác.
- Các dấu hiệu pháp lí hình sự của bị can như: động cơ, mục đích phạm
tội.
- Các đặc điểm tâm lí như kỹ năng, thói quen, sở thích, quan niệm, khí
chất trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực… Đặc biệt chú ý tới những
phẩm chất tốt của bị can, những thành tích cống hiến của bị can trước đó. Trên
cơ sở đó lựa chọn và áp dụng các thủ thuật hỏi cung phù hợp với từng đối tượng
là bị can khác nhau.
Muốn nghiên cứu kỹ con người, kể cả các quan hệ cá nhân và thái độ
trước đây của bị can, ĐTV có thể thu thập và nghiên cứu ở các tàng thư hình sự,
phiếu nhân sự, hồ sơ cán bộ, trích lục tiền án, tiền sự, phiếu xác minh về nhân
thân… Đối với những bị can có tiền án, tiền sự thường biết được trình tự của
cuộc hỏi cung, quyền và nghĩa vụ của bị can, những thủ thuật hỏi cung của ĐTV
thì đòi hỏi ĐTV cần thu thập, nghiên cứu những tài liệu phản ánh thái độ khai
báo của bị can trong quá trình hỏi cung trước đây, sự phản ứng của bị can trước
những chứng cứ đưa ra, những thủ đoạn và mánh khoé mà bị can thường áp
dụng để gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Hay đối với những vụ án mà bị
can lại chính là cán bộ trong ngành thì yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu kỹ đặc
điểm nhân thân và nhất là đánh vào điểm yếu của họ mới mong nhanh chóng
phá được vụ án này. Ví dụ như vụ án Tô Ngọc Thà cùng đồng bọn mua bán trái
phép chất ma túy (năm 2000 – Nam Định)
1
, nắm chắc được đặc điểm nhân thân

của bị can, biết bị can là người có nhiều năm công tác trong ngành công an, đã
trải qua nhiều bộ phận nghiệp vụ khác nhau, lại có trình độ học vấn cao. Do đó
ĐTV được chọn là một người có thâm niên công tác, nắm chắc về kỹ năng,
nghiệp vụ đã nhắc lại và khôn khéo giải thích bằng pháp luật, chính sách hình sự
của Nhà nước vừa sắc bén, vừa lịch thiệp và thuyết phục bị can khai nhận hành
vi phạm tội của mình. Cuối cùng sau nhiều ngày đấu tranh không khoan nhượng
Thà đã nhận tội.
1
. Xem: Bản án HSST số 39 v/v Tô Ngọc Thà cùng đồng bọn mua bán trái phép chất ma túy - TAND Tỉnh Nam
Định.
Đối với bị can vị thành niên, ĐTV cần xác định tuổi, mức độ phát triển
về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của bị can; điều
kiện sinh sống và giáo dục; có hay không có người lớn xúi giục; nguyên nhân và
điều kiện phạm tội. Chẳng hạn, nghiên cứu độ tuổi của con người cho thấy: lời
khai của em bé 3-4 tuổi thường không đánh giá được, có chăng thì cũng phải hỏi
ngay sau khi sự việc vừa xảy ra. Còn các em bé từ 5-6 tuổi đã có thể nhớ những
sự kiện xảy ra trước đó hàng tuần. Các em từ 7-10/11 tuổi được coi như là nhân
chứng “lý tưởng”. Đối với các em ở trước tuổi dậy thì hoặc trong độ tuổi dậy thì
từ 12-14/15 tuổi thì dễ bị xúc động, có những mơ ước và mong đợi. Trí tưởng
tượng cũng phát triển theo hướng này và bắt đầu xuất hiện những lời khai dối có
ý thức đầu tiên. Như vậy, việc nghiên cứu độ tuổi sẽ phản ánh được chất lượng
lời khai của bị can qua đó có thể đánh giá được bị can khai thật hay khai dối
nhất là đối với các bị can vị thành niên.
ĐTV được giao nhiệm vụ trước khi xác định, lựa chọn được thủ thuật đấu
tranh với từng loại bị can có hiệu quả thì phải dành thời gian, công sức thoả
đáng, áp dụng mọi biện pháp có thể để thu thập đầy đủ mọi thông tin cần thiết
về đặc điểm nhân thân của bị can. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể xác định được kế
hoạch đấu tranh với bị can nói chung và với những bị can không thành khẩn
khai báo, khai báo gian dối nói riêng một cách có hiệu quả nhất.
Yêu cầu đối với ĐTV trong quá trình nghiên cứu nhân thân của bị can là

phải nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện, không nên thiên lệch về thái độ
coi thường hay khinh bỉ bị can. Những cái nhìn thiên lệch có thể dẫn tới những
sai lầm nghiêm trọng trong các giai đoạn tố tụng tiếp theo.
1.2.3. Chuẩn bị tác động về tâm lí
Hoạt động hỏi cung bị can còn được đặc trưng bởi quan hệ tác động tâm lí
thường xuyên diễn ra giữa ĐTV và bị can. Sự tiếp xúc giữa ĐTV và bị can
không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi, trái lại sự chống đối dưới nhiều hình
thức thường xuyên xảy ra. Trong quá trình hỏi cung, để bị can có thái độ hợp tác
tích cực, khai báo đúng sự thật… phụ thuộc nhiều vào khả năng tác động tâm lí
của ĐTV đối với bị can từ giai đoạn chuẩn bị hỏi cung.
Do vậy, việc tiếp xúc về mặt tâm lí giữa ĐTV và bị can ngay từ quá trình
chuẩn bị hỏi cung càng trở nên cần thiết và quan trọng hơn, nó quyết định sự
thành công hay thất bại của một cuộc hỏi cung.
1.2.3.1. Mục đích của tác động tâm lí đối với bị can trong chuẩn bị hỏi cung
Tác động tâm lí trong hoạt động điều tra hình sự là một hệ thống các tác
động có mục đích, có kế hoạch của CQĐT đối với những người có liên quan đến
quá trình điều tra vụ án nhằm làm chuyển biến và dẫn đến thay đổi những hiện
tượng tâm lí nào đó ở họ đáp ứng các yêu cầu cụ thể của hoạt động điều tra.
1
Hỏi cung bị can là một phương pháp của hoạt động điều tra hình sự. Do
vậy, sự tác động tâm lý của ĐTV đến bị can cũng cần phải thực hiện ngay từ
khâu chuẩn bị hỏi cung, có như vậy mới làm cho cuộc hỏi cung diễn ra thuận
lợi, nhanh chóng và không làm cho không khí của cuộc hỏi cung căng thẳng hay
bí bách.
Vậy, tác động tâm lý trong chuẩn bị hỏi cung bị can là sự tiếp xúc, sự tác
động có mục đích, có kế hoạch của ĐTV đối với bị can nhằm làm cho bị can
thay đổi thái độ của mình, hợp tác điều tra và đáp ứng yêu cầu của cuộc hỏi
cung.
Sự tác động về mặt tâm lý của ĐTV đối với bị can trước khi diễn ra cuộc
hỏi cung là nhằm đạt được các mục đích cơ bản sau:

- Tác động tâm lý nhằm đảm bảo cho việc xác định sự thật một cách đầy
đủ, khách quan trong quá trình hỏi cung bị can.
Xác định sự thật về sự việc phạm tội luôn là mục đích cao nhất và xuyên
suốt quá trình tác động tâm lý đối với những người liên quan đến hoạt động điều
tra nhất là đối với bị can. Để xác định sự thật về sự việc phạm tội, CQĐT mà cụ
thể là ĐTV được giao nhiệm vụ tiến hành hỏi cung phải bằng nhiều biện pháp,
dựa vào nhiều tài liệu chứng cứ khác nhau. Cùng với các vật chứng, kết luận
giám định… lời khai của bị can đến vụ án luôn được coi là một nguồn chứng cứ
quan trọng.
1
. Xem: TS. Trương Công Am - Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự - NXB CAND. Hà Nội.
Tr19.
Lời khai của bị can được quy định tại Điều 72 Bộ Luật tố tụng Hình sự
2003. Thực tiễn hoạt động hỏi cung bị can cho thấy, bị can là người hiểu rõ về
hành vi phạm tội của mình, nhưng do bản chất ngoan cố nên thường quanh co,
gian dối hay tìm cách đổ tội cho đồng bọn, cho người khác. Ngược lại, có
trường hợp bị can không có tội nên đã trình bày những sự việc để thanh minh,
bào chữa lại lời buộc tội đối với mình. Do đó, cần thiết phải sử dụng tác động
tâm lý để giúp bị can thấy được ý nghĩa quan trọng của việc khai báo thành khẩn
đối với việc giải quyết vụ án và với chính bản thân bị can. Bởi nếu bị can hiểu
được việc khai báo đúng sự thật, sự ăn năn hối cải, giúp CQĐT giải quyết và
hoàn thành nhanh chóng vụ án thì sẽ được hưởng chính sách khoan hồng của
Đảng và Nhà nước. Tác động tâm lý sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc thu
thập thông tin đầy đủ và chính xác của ĐTV về các sự kiện cần thiết từ bị can
liên quan đến vụ án trong quá trình hỏi cung.
- Tác động tâm lý nhằm khắc phục những động cơ tiêu cực, khơi dậy
những động cơ tích cực ở bị can, tạo điều kiện cho việc xác lập chứng cứ thông
qua lời khai của bị can được nhanh chóng, đúng đắn và khách quan.
Là chủ thể của tội phạm, bị can là chủ sở hữu một lượng thông tin tương
đối lớn về vụ án. Hơn ai hết bị can biết rất rõ về toàn bộ quá trình chuẩn bị, thực

hiện và che giấu hành vi phạm tội, những mục đích, động cơ đã thúc đẩy bị can
phạm tội; những công cụ phương tiện, những phương pháp thủ đoạn đã được bị
can sử dụng khi thực hiện hành vi đó; những tài sản đã chiếm đoạt được, nơi cất
giấu chúng .v.v. Vì vậy, để giúp họ có thái độ hợp tác tích cực và khai báo trung
thực, đầy đủ, đảm bảo loại trừ ý đồ lừa dối, đánh lạc hướng CQĐT, ĐTV phải
sử dụng các phương pháp tác động tâm lý nhất định. Đây là quá trình trực tiếp
tác động vào nhận thức, tình cảm, ý chí của bị can, khắc phục mọi trở ngại tâm
lý đang cản trở sự tích cực hợp tác của bị can với CQĐT. Đồng thời làm xuất
hiện ở bị can động cơ khai báo thành khẩn, sẵn sàn giúp đỡ CQĐT. Tác động
tâm lý còn bảo đảm sự thay đổi quan hệ của bị can đối với hoạt động của mình,
đối với những người, những sự kiện nhất định. Nó điều chỉnh bầu không khí của
cuộc hỏi cung, tạo ra mối quan hệ tâm lý tích cực giữa ĐTV và người bị tác
động.
- Tác động tâm lý kích thích tính tích cực hoạt động của bị can, giúp cho
quá trình xác lập, thu thập chứng cứ về sự việc phạm tội thông qua cuộc hỏi
cung bị can được chính xác, khách quan và đúng pháp luật.
Trong khi sử dụng các quyền do luật định để thúc đẩy bị can cũng như
những người tham gia tố tụng khác hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Nhà
nước, pháp luật, CQĐT cần thực hiện các tác động tâm lý cần thiết nhằm tạo ra
sự thay đổi các trạng thái tâm lý có lợi nhất cho quá trình hỏi cung, giúp bị can
bình tĩnh hồi tưởng và dễ dàng trình bày về những tình tiết, những sự việc mà họ
đã bị quên đi theo sự gợi mở của các ĐTV. Các trạng thái tâm lý của bị can
trong mọi trường hợp đều có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tích cực của quá
trình tư duy, giải quyết các nhiệm vụ, các yêu cầu do ĐTV đề ra trong khi tiến
hành hỏi cung. Theo như những gì IU.V. Chupharôpxki đã nói thì: “Những tác
động đó phải làm sao có thể kích thích sự hưng phấn hoạt động tâm lý của các
đối tượng và đảm bảo tính chất đầy đủ, đúng đắn của việc tái tạo các sự kiện mà
CQĐT đang quan tâm…”.
1
1.2.3.2. Phương pháp tác động tâm lí bị can

Tác động tâm lý bị can có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp
khác nhau. Song cần căn cứ vào thực tiễn hỏi cung, điều kiện vật chất kỹ thuật
và tác dụng của từng phương pháp để xác định những phương pháp phù hợp với
từng trường hợp cụ thể, nhằm giúp ĐTV trong quá trình hỏi cung nắm bắt kịp
thời, chính xác về tâm lý bị can, nhất là các đặc điểm tâm lý có ý nghĩa chi phối
tới hoạt động khai báo của bị can, trên cơ sở đó lựa chọn, sử dụng các phương
pháp hỏi cung có hiệu quả.
Khi sử dụng các phương pháp tác động tâm lý bị can, ĐTV phải sử dụng
tổng hợp nhiều phương pháp, không nên chỉ đơn thuần sử dụng một phương
pháp nào đó. Bởi mỗi phương pháp chỉ có thể giúp ĐTV tác động tới tâm lý bị
can ở một góc độ nào đó. Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp sẽ giúp ĐTV có
thể tác động tâm lý một cách tổng thể và hiệu quả tới bị can. Các phương pháp
mà ĐTV sử dụng có thể là:
1
. Xem: TS. Trương Công Am - Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự - NXB CAND. Hà Nội.
Tr27.
- Phương pháp phân tích thuyết phục. Phân tích thuyết phục là sự thông
báo với mục đích thay đổi hoặc tạo nên những quan điểm, thái độ mới ở người
bị tác động tâm lý. Đó là sự giải thích, khuyên nhủ bằng lý lẽ; lập luận bằng
logic và trong một số trường hợp có thể lôi kéo đối tượng bị tác động vào khuôn
khổ nhất định của sự tranh luận về những vấn đề nào đó.
Để sự phân tích thuyết phục có hiệu quả, ĐTV khi vận dụng phương pháp
này cần chú ý các vấn đề sau:
+ Phải nghiên cứu, nắm vững các đặc điểm tâm lý của bị can, nhất là đối
với bị can đang có động cơ khai báo không tích cực. Phải phân tích, hiểu rõ tính
chất, mức độ bền vững của mỗi động cơ, nguồn gốc nảy sinh các động cơ đó.
+ Việc lựa chọn bố trí ĐTV thực hiện thuyết phục phải phù hợp với bị can
cả về tuổi tác, trình độ nhất là trường hợp bị can là người có trình độ học vấn
cao, có vị trí nhất định trong xã hội. ĐTV phải là người có trình độ vững vàng,
am hiểu tâm lý, có khả năng lý giải, phân tích các vấn đề một cách lôgic, mạch

lạc. Kiên trì và khéo léo trong cách diễn đạt, lập luận. Không nóng vội, bực tức,
dồn ép hay xúc phạm bị can. Biết lắng nghe và phân tích, giải đáp các vướng
mắc, các thông tin ngược chiều từ phía bị can. Phải có thái độ chân tình, phong
thái đàng hoàng khi tiếp xúc, khuyên nhủ để người bị tác động không cảm thấy
như bị lên lớp, dạy khôn. Những vấn đề đưa ra để phân tích thuyết phục phải có
căn cứ, có lập luận chặt chẽ, được chứng minh rõ ràng bằng thực tế, có tính hiện
thực và có sức thuyết phục cao.
+ Khi sử dụng phương pháp phân tích thuyết phục cần chú ý đến hoạt
động tư duy của bị can. Nội dung thuyết phục phải đáp ứng được việc gợi ra
những suy nghĩ mới ở bị can, phù hợp với trình độ nhận thức, vốn kinh nghiệm
và sự từng trải ở bị can. Phân tích thuyết phục phải làm hưng phấn hoạt động tư
duy của họ, phải chủ động và tích cực giúp họ hiểu rằng: ĐTV đang thuyết
phục, giúp họ đi đến những quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, trong quá trình
thuyết phục giúp bị can nhận ra lẽ phải, thấy được cái lợi của việc khai báo,
ĐTV không được hứa hẹn, lừa dối hay thuyết phục để bị can hiểu rằng cứ khai
nhận sẽ được tha bổng…
- Phương pháp truyền đạt thông tin. Truyền đạt thông tin là phương pháp
ĐTV đưa ra thông báo về những thông tin liên quan đến sự việc phạm tội, hành
vi phạm tội cũng như các sự kiện, sự việc khác có liên quan đến quá trình điều
tra vụ án nhằm làm xuất hiện các cảm xúc hay làm thay đổi thái độ của người bị
tác động.
Tác động tâm lý bị can trước khi tiến hành hỏi cung có ý nghĩa rất quan
trọng và rất được ĐTV coi trọng. Truyền đạt một cách bất ngờ những thông tin
có tính vật chất (vật chứng, nhân chứng…) có liên quan đến tội phạm, liên quan
đến hoạt động chuẩn bị hay che giấu tội phạm… sẽ gây nên những thay đổi cảm
xúc mạnh mẽ ở bị can. Phản ứng cảm xúc của bị can lúc đó cho phép ĐTV rút ra
kết luận về thái độ thực của họ đối với sự việc phạm tội và cuối cùng là thay đổi
thái độ ngoan cố rồi hợp tác với CQĐT.
Các thông tin dùng để tác động tâm lý đối với bị can phải được thẩm tra
xác minh kỹ lưỡng, đảm bảo độ chính xác cao. Đó phải là những thông tin có

giá trị và có tính xác thực, đảm bảo có liên quan chặt chẽ đối với sự việc phạm
tội và hành vi che giấu tội phạm của bị can và chắc chắn phải gây được phản
ứng cần thiết khi sử dụng. Ngoài ra, việc truyền đạt thông tin phải đảm bảo yếu
tố bất ngờ cả về nội dung và thời điểm tác động mới dễ dàng làm thay đổi cảm
xúc và trạng thái tâm lý của bị can.
- Phương pháp tác động tình cảm. Tác động tình cảm là phương pháp tác
động tâm lý được tiến hành bằng cách sử dụng các yếu tố, các quan hệ tình cảm
để tác động đến bị can nhằm làm thay đổi tâm trạng, tình cảm của họ, phục vụ
các yêu cầu điều tra vụ án.
Trong quá trình tác động tâm lý, ĐTV sử dụng những tác động tình cảm
từ gia đình, từ bạn bè hay từ những người có uy tín… kết hợp với chính cách xử
sự của mình để tạo nên quan hệ tâm lý tích cực với bị can. ĐTV cũng khơi dậy ở
bị can những tình cảm tốt với vai trò là động cơ thúc đẩy sự thành khẩn và thái
độ hợp tác tích cực với CQĐT, góp phần xóa bỏ những mặc cảm xấu, những tâm
trạng buồn chán, thất vọng, tình cảm chống đối ở họ.
Ví dụ như vụ án Lê Xuân Trường (Hải Phòng) đã gây xôn xao dư luận
năm 2006, ĐTV đã phải sử dụng phương pháp tác động tình cảm để khuất phục
Trường. Trường là một tay sát thủ máu lạnh, nghề chính của hắn là cướp của,
giết người… Giữa năm 2006, Trường dùng súng bắn chết anh Bùi Văn Mười
trên đường từ Đồ Sơn về Cầu Đất để đồng bọn cướp xe máy. 10h ngày
30/11/2006, Trường cùng đồng bọn đi xe máy đến trước cửa nhà nghỉ Thanh
Tươi, xã An Hưng, huyện An Dương. Nhìn thấy anh Bảo, người có mâu thuẫn
với Trường trước đây, Trường chẳng nói chẳng rằng, bước xuống xe và gí súng
bắn vào đầu anh Bảo rồi bỏ trốn khỏi Hải Phòng. Công an Hải Phòng lập tức
phát lệnh truy nã đặc biệt và bắt được Trường vào cuối năm 2006 khi Trường và
đàn em đang đi trên đường Giảng Võ - Đê La Thành. Hơn một tuần sau khi bị
bắt, Trường không hé răng nói nửa lời, hắn dùng chiến thuật “đổ bê tông” để cố
thủ. Trước tình hình như vậy, các ĐTV đã chuyển sang nghiên cứu sâu hơn về
đặc điểm nhân thân, đời tư, cuộc sống hôn nhân của Trường và biết được vợ
Trường mới sinh con trai. Các ĐTV đã đến thăm, hỏi han, động viên gia đình,

vợ con Trường và chụp hình vợ và con của Trường. Hôm sau, khi vào phòng hỏi
cung, ĐTV bắt tay chức mừng Trường: “Vợ anh đã sinh con cho anh rồi đấy.
Thằng bé trông bụ bẫm và khỏe mạnh lắm. Đặc biệt có đôi mắt rất sáng. Chúc
mừng anh” rồi đưa ảnh cháu bé cho Trường xem. Hoàn tất bất ngờ trước việc
làm của ĐTV, Trường lặng đi và bật khóc trước tấm ảnh của con trai. Sau đó,
Trường đã thừa nhận mọi tội lỗi của mình với ĐTV
1
.
Phương pháp tác động tình cảm của bị can được thực hiện theo các hướng
sau:
+ Chủ động tác động làm thay đổi những tâm trạng và tình cảm tiêu cực
đang là động lực kìm hãm hành động khai báo của bị can.
+ Khơi dậy những tình cảm tích cực làm động lực thúc đẩy sự khai báo,
tạo ra trạng thái tự tin, thoải mái trong quá trình khai báo, nhất là khi phải khai
về tổ chức, đồng bọn hay phải khai về các vấn đề quan trọng khác.
Ngoài ra, ĐTV có thể sử dụng và kết hợp một số phương pháp khác để tác
động tâm lý bị can như: Phương pháp hướng dẫn tư duy, phương pháp ám thị
gián tiếp, phương pháp tác động tâm lý bằng gợi nhớ…
1.2.4. Lập kế hoạch hỏi cung bị can
1
. Xem: forum.buonchuyen.info - Lê Xuân Trường - đại ca thich bắn người - 26/07/2009
Lập kế hoạch hỏi cung là công việc cần thiết mà mỗi ĐTV đều phải thực
hiện trước mỗi cuộc hỏi cung bị can. Đối với những cuộc hỏi cung đơn giản
hoặc khi thiếu thời gian chuẩn bị, ĐTV có thể chỉ cần dự kiến kế hoạch trong tư
duy của mình hay lập dưới dạng bản viết đơn giản trong đó liệt kê những câu hỏi
sẽ được đưa ra khi hỏi cung bị can. Đối với những cuộc hỏi cung phức tạp, liên
quan tới việc phải lãm rõ một số lượng lớn tình tiết của vụ án, phải sử dụng
nhiều tài liệu, chứng cứ để đấu tranh với bị can, nhất là những bị can không có
thiện chí hợp tác với CQĐT để làm rõ vụ án, thì kế hoạch hỏi cung phải được
lập dưới dạng bản viết.

Hơn nữa, lập kế hoạch hỏi cung còn có vị trí rất quan trọng nhất là trong
những vụ án xảy ra kéo dài, có nhiều đối tượng tham gia, trong quá trình hỏi
cung cần phải sử dụng nhiều tài liệu, chứng cứ để đấu tranh với thái độ ngoan cố
không chịu khai báo hay cố tình khai báo gian dối của bị can. Trong những
trường hợp này, không những lập kế hoạch hỏi cung tất cả những bị can của vụ
án nói chung mà còn lập kế hoạch hỏi cung từng bị can trong từng bước, từng
ngày và từng lần hỏi cung.
1.2.4.1. Mục đích lập kế hoạch
Thực tế hỏi cung bị can đã chứng minh trong cuộc đấu tranh về lý trí và ý
chí giữa ĐTV và bị can, ĐTV chỉ có thể giành thắng lợi và ở thế chủ động khi
ĐTV đã lập được một bản kế hoạch hỏi cung cụ thể và chi tiết. Lập kế hoạch hỏi
cung giúp cho ĐTV sắp xếp và hệ thống được các vấn đề cũng như những tài
liệu mà mình đã thu thập được để đấu tranh với bị can. Thông qua đó, ĐTV sẽ
biết được nên dùng tài liệu nào trước, tài liệu nào sau, tài liệu nào có tác động
mạnh mẽ nhất đến việc hình thành lời khai của bị can. Như vậy, sẽ đảm bảo cho
quá trình hỏi cung bị can được nhanh chóng và hiệu quả.
Lập kế hoạch hỏi cung đảm bảo cho tiến trình hỏi cung được diễn ra theo
một trình tự hợp lý và hiệu quả. Bởi nếu không có kế hoạch hỏi cung sẽ dẫn đến
việc hỏi cung thiếu hệ thống, hỏi không đầy đủ, hỏi nhiều lần… gây ảnh hưởng
xấu tới kết quả hỏi cung. Lập kế hoạch hỏi cung chi tiết, cụ thể sẽ đảm bảo cho
các thông tin mà ĐTV muốn truyền đạt, những câu hỏi mà ĐTV dự kiến để thu
thập sự thật từ bị can trong từng trường hợp cụ thể không bị xáo trộn và bảo đảm
được tính thống nhất, tính giá trị của lời khai.
1.2.4.2. Căn cứ lập kế hoạch
Kế hoạch hỏi cung là sự chuẩn bị về mọi mặt cần thiết để đảm bảo tiến
trình tố tụng của một cuộc hỏi cung. Kế hoạch hỏi cung không đơn thuần là sự
chuẩn bị về vật chất mang tính chủ quan của ĐTV mà nó phải dựa vào những
căn cứ, những cơ sở khách quan và hợp lý. Có như vậy, ĐTV mới phát huy
được hết vai trò của bản kế hoạch hỏi cung đối với hỏi cung bị can. Để lập được
một bản kế hoạch hỏi cung chi tiết, sát thực có thể dựa vào các căn cứ sau:

- Hồ sơ vụ án và tình hình vụ án: Hồ sơ vụ án là toàn bộ văn bản liên quan
đến một vụ án cụ thể. Đó là những tài liệu, chứng cứ thu thập được từ các biện
pháp điều tra khác như khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, khám
xét, trưng cầu giám định… Hồ sơ vụ án là cơ sở đầu tiên và cũng là cơ sở quan
trọng để ĐTV thiết lập bản kế hoạch hỏi cung. Dựa trên bản kế hoạch hỏi cung
sẽ giúp ĐTV giải quyết đúng đắn vụ án và tránh được sai sót trong hoạt động
hỏi cung bị can.
- Những vấn đề cần làm rõ của vụ án: Đó là những tình tiết mà bị can biết,
có liên quan đến vụ án, như: Nội dung vụ án, hành vi phạm tội của bị can và các
đối tượng khác, nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm và những tài liệu
khác có giá trị chứng minh đối với vụ án. Dựa trên cơ sở những tài liệu đó ĐTV
sẽ xác định được cụ thể những vấn đề cần thiết lập trong bản kế hoạch hỏi cung.
- Nhân thân, đặc điểm tâm lý bị can: Nhân thân là khái niệm đặc trưng chỉ
được sử dụng khi nói về bản chất của thực thể tự nhiên, xã hội, đặc biệt đó là
con người. Nghiên cứu đặc điểm nhân thân và đặc điểm tâm lý của bị can là điều
kiện quan trọng để ĐTV lựa chọn các thủ thuật, các phương pháp hỏi cung phù
hợp. Đồng thời tìm hiểu kỹ đặc điểm nhân thân để qua đó hiểu rõ đặc điểm tâm
lý của bị can cần tác động còn là cơ sở để ĐTV dự kiến các câu hỏi phù hợp với
từng bị can cụ thể nhằm thu thập lời khai của bị can từ đó chứng minh sự thật
của vụ án.
1.2.4.3. Nội dung kế hoạch hỏi cung bị can
Kế hoạch hỏi cung là sự chuẩn bị về mặt kỹ năng và nghiệp vụ của ĐTV
trước khi tiến hành một cuộc hỏi cung nhất định. Kế hoạch hỏi cung phức tạp
hay đơn giản, nó phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bị can trong từng vụ án và
khả năng của mỗi ĐTV. Thông thường, nội dung cơ bản của một kế hoạch hỏi
cung bao gồm những nội dung sau:
- Xác định những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung.
Trên cơ sở những tài liệu, chứng cứ thu thập được về vụ án và hành vi
phạm tội của bị can, căn cứ vào nhiệm vụ của hoạt động điều tra và những vấn
đề cần phải chứng minh trong quá trình điều tra từng vụ án cụ thể. Trong bản kế

hoạch hỏi cung phải nêu được những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi
cung. Đó là những tình tiết mà bị can biết, có liên quan tới vụ án như: Nội dung
của vụ án, hành vi phạm tội của bị can và đồng bọn, nguyên nhân, điều kiện làm
phát sinh, nảy sinh tội phạm .v.v. Khi xác định những vấn đề nêu trên, ĐTV cần
phải căn cứ vào quy định tại Điều 63 của Bộ luật tố tụng Hình sự 2003 về những
vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Ngoài ra, khi hỏi cung bị can
là những người chưa thành niên phạm tội, ĐTV còn phải thu thập các chứng cứ
nhằm làm rõ những vấn đề khác được quy định tại Điều 302 Bộ luật tố tụng
Hình sự 2003. Là chủ thể của tội phạm, bị can biết rất nhiều tình tiết của vụ án.
Chính vì vậy, tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể, những vấn đề cần phải làm
rõ trong quá trình hỏi cung có thể bao gồm tất cả những tài liệu, chứng cứ chứng
minh các yếu tố cấu thành tội phạm, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của bị can, những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội
phạm, những tin tức và tài liệu khác có ý nghĩa đối với công tác điều tra và
phòng ngừa tội phạm…
Những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung có thể được điều
chỉnh, bổ sung trong quá trình hỏi cung trên cơ sở lời khai của bị can, những tài
liệu chứng cứ về vụ án và hành vi phạm tội của bị can đã thu thập được từ các
biện pháp điều tra khác như: Khám nghiệm hiện trường, bản kết luận giám
định…
Khi xác định những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình hỏi cung, ĐTV
phải đặt ra cho mình nhiệm vụ thu thập những tin tức, tài liệu để xác định vai

×