Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.49 KB, 11 trang )

A – LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, Khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 quy định: tranh chấp đất
đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn mà một bên
hoặc các bên đương sự không nhất trí thì thẩm quyền giải quyết được xác định theo
hướng “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50
của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải
quyết…”. Vấn đề đặt ra là: cần phải hiểu thuật ngữ “tranh chấp về quyền sử dụng
đất” thuộc thẩm quyền dân sự của Toà án trong Điều luật này như thế nào cho đúng
để xác định tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
theo thủ tục tố tụng dân sự.
Với lý do như vậy, nhóm chọn đề “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự” làm bài tập nhóm
tháng 1.
B – NỘI DUNG
I – Khái niệm thẩm quyền dân sự và ý nghĩa việc xác định thẩm quyền
dân sự của Tòa án:
1 – Khái niệm thẩm quyền dân sự của tòa án:
Trong hệ thống các cơ quan tư pháp thì tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư
pháp chủ yếu. Tòa án thực hiện thẩm quyền của mình trong việc xét xử các vụ án
hình sự, dân sự, hành chính và các việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ
pháp luật, bảo đảm sự công bằng xã hội.
Trong tiếng Việt, thẩm quyền là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một
vấn đề theo pháp luật. Trong khoa học pháp lý, thẩm quyền được hiểu là tổng
hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức
thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật quy định.
Ở Việt Nam, xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thống tòa án cho
nên quan niệm về thẩm quyền của tòa án trong tố tụng dân sự cũng có những
điểm khác biệt. Khái niệm về thẩm quyền của tòa án được tiếp cận dưới ba góc
-1-
độ là thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền của tòa án các cấp và thẩm quyền


của tòa án theo lãnh thổ. Trên cơ sở đó, thẩm quyền dân sự của tòa án được
định nghĩa như sau: “Thẩm quyền dân sự của tòa án là quyền xem xét giải quyết
các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó
theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án”.
2 - Ý nghĩa việc xác định thẩm quyền dân sự của tòa án:
Việc xác định thẩm quyền giữa các tòa án một cách hợp lý, khoa học tranh
được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa tòa án với các cơ quan nhà
nước, giữa các tòa án với nhau, góp phần tạo điều hiện cần thiết cho tòa án giải quyết
nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự; nâng cao hiệu quả của việc giải quyết
vụ việc dân sự. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giữa các tòa án một cách hợp
lý, khoa học còn tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp trước tòa án, giảm bớt những phiền phức cho đương sự.
Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của tòa án một cách hợp lý và khoa học
còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn,
nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi tòa án và các điều kiện khác, trên cơ sở
đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho tòa án thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
II – Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo
thủ tục tố tụng dân sự:
1 – Về việc xác định tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải
quyết của Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi xảy ra tranh chấp đất đai, đầu tiên
thường được giải quyết bằng biện pháp hòa giải( thủ tục hòa giải). Sau đó mới đến
các thủ tục hành chính và thủ tục tố tụng. Cụ thể bao gồm:
Điều 135 Luật đất đai năm 2003 quy định, khi các bên tranh chấp không hòa
giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp. UBND cấp
xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên của mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải trong thời gian 30 ngày làm
việc, kể từ ngày UBND cấp xã nhận được đơn. Trường hợp không hòa giải được tại
-2-
UBND cấp xã, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền

giải quyết tranh chấp đất đai.
Điều 136 Luật đất đai năm 2003 quy định, các cơ quan có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính gồm chủ tịch UBND quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW và Bộ
trưởng bộ tài nguyên và môi trường. Cụ thể các cơ quan trên có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận
hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50
Luật đất đai.
Trường hợp đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một
trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật đất đai và tranh
chấp và tài sản gắn liền với đất thì vụ việc do Tòa án nhân dân giải quyết. Các giấy tờ
về đất đai được quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều luật đất đai gồm những giấy tờ về
quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993, do cơ quan có thẩm quyền cấp,
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp hoặc có tên trong đăng ký ruộng đất, sổ địa chính, giấy tờ hợp pháp về thừa kế,
tặng cho hoặc tài sản gắn liền với đất, giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất.
Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng, mua bán nhà ở gắn liền với đất trước ngày
15/10/1993, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày
15/10/1993, giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của
pháp luật, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng
đất, giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan,
nhưng đế trước ngày luật đất đai có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển
quyền theo quy định của pháp luật, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có
tranh chấp. bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của
cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đã được thi hành.
Vấn đề được đặt ra là cần phải hiểu thuật ngữ “tranh chấp về quyền sử dụng
đất” thuộc thẩm quyền dân sự của Toà án trong Điều luật này như thế nào cho đúng?
-3-
Chúng ta đều nhận thấy rằng, từ khi có Luật Đất đai năm 1987, các quy định

về thẩm quyền của Toà án đối với các tranh chấp về quyền sử dụng đất theo các Luật
Đất đai năm 1987, 1993 và 2003 là có sự khác nhau. Theo quy định tại Điều 21, 22
Luật Đất đai năm 1987 thì các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai do UBND nơi
có đất đai bị tranh chấp giải quyết. Tuy nhiên, khi giải quyết tranh chấp về nhà ở, vật
kiến trúc khác hoặc cây lâu năm thì Toà án nhân dân giải quyết cả quyền sử dụng đất
có nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm đó.
Theo Luật Đất đai năm 1993 thì người sử dụng đất được trao 5 quyền là quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, để thừa kế quyền sử dụng đất.
Khoản 3 Điều 38 Luật này quy định “Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người
sử dụng đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tranh
chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì do Toà án giải quyết”. Trên thực
tế, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan cũng đã ban hành Thông tư liên
tịch số 02 ngày 28/7/1997 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp quyền sử dụng
đất theo Khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai năm 1993. Tuy nhiên, văn bản này hoàn toàn
không phân chia các loại tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chỉ đề cập rất chung
chung là Toà án có thẩm quyền đối với tranh chấp về tài sản trên đất và quyền sử
dụng đất.
Theo Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC
ngày 03/1/2002 hướng dẫn về thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết các
tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thay thế Thông tư số 2 nêu trên, thì
Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất đã
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, 1993 sau đây:
- Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại
quyền sử dụng đất và thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;
- Thừa kế quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất.
Nếu đất chỉ có giấy tờ được coi là hợp lệ thì các tranh chấp liên quan đến
quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Toà án bao gồm tranh chấp hợp đồng
-4-

chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất và thế chấp
hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất (Toà án chỉ xử lý hậu quả của
hợp đồng vô hiệu); tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất.
Như vậy, Luật Đất đai năm 1987 có sử dụng thuật ngữ “các tranh chấp về
quyền sử dụng đất đai”, thế nhưng các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai thời kỳ
này do UBND nơi có đất đai bị tranh chấp giải quyết. Tuy nhiên, khi giải quyết tranh
chấp về nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm thì Toà án nhân dân giải quyết cả
quyền sử dụng đất có nhà ở, vật kiến trúc khác hoặc cây lâu năm đó.
Luật Đất đai năm 1993, 2003 đều sử dụng thuật ngữ “tranh chấp về quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất”, tuy nhiên, nội hàm của khái niệm lại được giải
thích khác nhau trong các văn bản hướng dẫn. Như đã nêu, Thông tư liên tịch số 02
hoàn toàn không phân chia các dạng tranh chấp (ai là người có quyền sử dụng, các
giao dịch liên quan tới quyền sử dụng đất; thừa kế quyền sử dụng đất) mà chỉ đề cập
rất chung chung là Toà án có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp về tài sản trên
đất và quyền sử dụng đất. Thông tư liên tịch số 01 ngày 3/1/2002 hướng dẫn về thẩm
quyền của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng
đất thay thế Thông tư số 02 cũng không sử dụng thuật ngữ “tranh chấp về quyền sử
dụng đất và tài sản gắn liền với đất” mà sử dụng một thuật ngữ khác là “các tranh
chấp liên quan đến quyền sử dụng đất” thuộc thẩm quyền của Toà án. Theo đó các
tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Toà án bao gồm:
- Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại
quyền sử dụng đất và thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;
- Thừa kế quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất.
Thuật ngữ “các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất” là một thuật ngữ
có nội hàm rất rộng, bao gồm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất. Theo suy luận logic thì tranh chấp về quyền sử dụng đất sẽ bao gồm ba loại:
tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất (thực chất là tranh chấp quyền sử
dụng đất hay cụ thể hơn là kiện đòi đất đang bị người khác chiếm giữ, tranh chấp

-5-

×