Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Nâng cao vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động thanh toán tại Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.14 KB, 112 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là : Phạm Quốc Bảo
Mã học viên : CH170926
Lớp : CHKT K17 Đồng Nai
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Đề tài luận văn: "Nâng cao vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với
hoạt động thanh toán tại Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai".
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trên trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
Tác giả luận văn
Phạm Quốc Bảo

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa học, tôi xin trân trọng biết ơn Ban Giám hiệu
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện đào tạo sau đại học đã cho phép tôi thực
hiện luận văn tốt nghiệp này.
Trước hết, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Giáo sư, Tiến sĩ
Nguyễn Văn Nam đã hết sức tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi chân thành bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền và quí
Thầy, Cô đã truyền đạt kiến thức và hướng dẫn phương pháp nghiên cứu khoa học
cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn đến các cơ quan: Sở Nội vụ, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh
tỉnh Đồng Nai, các Ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi khảo
sát tìm hiểu tình hình thực tế hoạt động thanh toán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong
thời gian qua.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè đã nhiệt tình ủng hộ, góp ý, cung cấp tài
liệu để tôi hoàn thành được luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn


Phạm Quốc Bảo
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN i
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của NHNN đối với hoạt động
thanh toán của các NHTM v
2.3.3 Công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm x
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHNN ĐỐI VỚI 4
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN CỦA NHTM 4
1.1 Ho t ng thanh toán c a Ngân h ng Th ng m i ạ độ ủ à ươ ạ 4
1.1.1 Vài nét khái quát về Ngân hàng thương mại (NHTM) 4
1.1.2 Ngân hàng thương mại - Trung tâm thanh toán của nền kinh tế 6
1.1.3 Các nghiệp vụ thanh toán của NHTM 8
1.2 Qu n lý ho t ng thanh toán c a NHNN i v i NHTMả ạ độ ủ đố ớ 12
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN 12
1.2.2 Khái niệm quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của
các NHTM 13
1.2.3 Sự cần thiết và mục tiêu quản lý của NHNN đối với hoạt động
thanh toán của các NHTM 14
1.2.4 Nội dung quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của các
NHTM 15
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của NHNN đối với hoạt động
thanh toán của các NHTM 26
CHƯƠNG 2 30
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NHNN 30
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN CỦA CÁC NHTM 30
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 30

2.1 T ng quan v ho t ng thanh toán c a các NHTM trên aổ ề ạ độ ủ đị
b n t nh ng Naià ỉ Đồ 30
2.1.1 Các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 31
2.1.2 Các nghiệp vụ thanh toán được thực hiện tại NHTM trên địa bàn
32
2.1.3 Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán 38
2.2 T ng quan v NHNN Chi nhánh t nh ng Naiổ ề ỉ Đồ 40
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 40
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 40
2.2.3 Cơ cấu tổ chức 42
2.3 Th c tr ng qu n lý c a NHNN i v i ho t ng thanh toánự ạ ả ủ đố ớ ạ độ
c a các NHTM trên a b n t nh ng Naiủ đị à ỉ Đồ 46
2.3.1 Xây dựng chính sách, quy định và ban hành các văn bản pháp quy
đối với hoạt động thanh toán của các NHTM 47
2.3.2 Tổ chức thực thi chính sách, quy định pháp luật đối với hoạt động
thanh toán của các NHTM 50
2.3.3 Công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với hoạt động
thanh toán của các NHTM 60
2.4 ánh giá qu n lý c a NHNN i v i ho t ng thanh toán c aĐ ả ủ đố ớ ạ độ ủ
các NHTM 61
2.4.1 Điểm mạnh của quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán . 61
2.4.2 Điểm yếu của quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán và
nguyên nhân 62
CHƯƠNG 3 64
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHNN 64
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN CỦA NHTM TRÊN 64
ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 64
3.1 Ph ng h ng c a NHNN trong qu n lý ho t ng thanh toánươ ướ ủ ả ạ độ
n n m 2020đế ă 64
3.1.1 Phương hướng xây dựng hệ thống thanh toán của NHNN Việt

Nam đến năm 2020 64
3.1.2 Phương hướng của NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai trong công
tác quản lý hoạt động thanh toán của các NHTM đến năm 2020.69
3.2 Các gi i pháp nâng cao vai trò qu n lý c a NHNN i v i ho tả ả ủ đố ớ ạ
ng thanh toán t i NHTM trên a b n t nh ng Nai độ ạ đị à ỉ Đồ 71
3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh
toán của NHTM 71
3.2.2 Hoàn thiện chính sách, quy định và các văn bản pháp quy đối với
hoạt động thanh toán của các NHTM 72
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức thực thi đối với hoạt động thanh toán của
NHTM 73
3.2.4 Hoàn thiện giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với
hoạt động thanh toán của các NHTM 76
3.3 Ki n ngh các i u ki n th c hi n gi i phápế ị đ ề ệ để ự ệ ả 77
3.3.1 Kiến nghị đối với NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai 77
3.3.2 Kiến nghị NHNN Trung Ương 78
3.3.3 Kiến nghị đối với các NHTM 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
DANH MỤC VIẾT TẮT
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng Thương mại
TCTD : Tổ chức tín dụng
CSTT : Chính sách tiền tệ
CNTT : Công nghệ thông tin
UNC : Ủy nhiệm chi
UNT : Ủy nhiệm thu
L/C : Thư tín dụng (Letter of credit)
TTKDTM : Thanh toán không dùng tiền mặt
TTĐTLNH : Thanh toán điện tử liên ngân hàng

TTLNH : Thanh toán liên ngân hàng
TTBTĐTLNH : Thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng
NHNo : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NH ĐT&PT : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN i
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của NHNN đối với hoạt động
thanh toán của các NHTM v
- Các yếu tố thuộc về NHNN: v
+ Công tác xây dựng chính sách, quy định và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của
NHNN; v
2.3.3 Công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm x
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHNN ĐỐI VỚI 4
HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN CỦA NHTM 4
1.1 Ho t ng thanh toán c a Ngân h ng Th ng m i ạ độ ủ à ươ ạ 4
1.1.1 Vài nét khái quát về Ngân hàng thương mại (NHTM) 4
1.1.2 Ngân hàng thương mại - Trung tâm thanh toán của nền kinh tế 6
1.1.2.1 Nền kinh tế hàng hóa và chức năng lưu thông hàng hóa của tiền 6
1.1.2.2 Sự xuất hiện tất yếu của một trung gian thanh toán cho nền kinh tế hàng hóa -
Ngân hàng 7
1.1.3 Các nghiệp vụ thanh toán của NHTM 8
1.1.3.1 Các hình thức thanh toán 8
1.1.3.2 Các phương thức thanh toán qua ngân hàng 9
Tùy vào trình độ phát triển của công nghệ ngân hàng cũng như đặc điểm tổ chức hệ thống
ngân hàng, các nước có các phương thức thanh toán qua ngân hàng khác nhau. Ở Việt
Nam, từ khi hệ thống ngân hàng được tổ chức theo hệ thống hai cấp, các phương thức

thanh toán vốn giữa các ngân hàng bao gồm: 9
1.2 Qu n lý ho t ng thanh toán c a NHNN i v i NHTMả ạ độ ủ đố ớ 12
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN 12
1.2.2 Khái niệm quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của
các NHTM 13
1.2.3 Sự cần thiết và mục tiêu quản lý của NHNN đối với hoạt động
thanh toán của các NHTM 14
1.2.4 Nội dung quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của các
NHTM 15
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của NHNN đối với hoạt động
thanh toán của các NHTM 26
1.2.5.1 Các yếu tố thuộc về NHNN 26
1.2.5.1.1 Công tác xây dựng chính sách, quy định và ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật của NHNN 26
1.2.5.1.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 27
CHƯƠNG 2 30
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NHNN 30
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN CỦA CÁC NHTM 30
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 30
2.1 T ng quan v ho t ng thanh toán c a các NHTM trên aổ ề ạ độ ủ đị
b n t nh ng Naià ỉ Đồ 30
2.1.1 Các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 31
2.1.2 Các nghiệp vụ thanh toán được thực hiện tại NHTM trên địa bàn
32
2.1.3 Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán 38
2.2 T ng quan v NHNN Chi nhánh t nh ng Naiổ ề ỉ Đồ 40
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 40
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 40
2.2.3 Cơ cấu tổ chức 42
2.3 Th c tr ng qu n lý c a NHNN i v i ho t ng thanh toánự ạ ả ủ đố ớ ạ độ

c a các NHTM trên a b n t nh ng Naiủ đị à ỉ Đồ 46
2.3.1 Xây dựng chính sách, quy định và ban hành các văn bản pháp quy
đối với hoạt động thanh toán của các NHTM 47
2.3.2 Tổ chức thực thi chính sách, quy định pháp luật đối với hoạt động
thanh toán của các NHTM 50
2.3.3 Công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với hoạt động
thanh toán của các NHTM 60
2.4 ánh giá qu n lý c a NHNN i v i ho t ng thanh toán c aĐ ả ủ đố ớ ạ độ ủ
các NHTM 61
2.4.1 Điểm mạnh của quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán . 61
2.4.2 Điểm yếu của quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán và
nguyên nhân 62
CHƯƠNG 3 64
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHNN 64
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN CỦA NHTM TRÊN 64
ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 64
3.1 Ph ng h ng c a NHNN trong qu n lý ho t ng thanh toánươ ướ ủ ả ạ độ
n n m 2020đế ă 64
3.1.1 Phương hướng xây dựng hệ thống thanh toán của NHNN Việt
Nam đến năm 2020 64
3.1.2 Phương hướng của NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai trong công
tác quản lý hoạt động thanh toán của các NHTM đến năm 2020.69
3.2 Các gi i pháp nâng cao vai trò qu n lý c a NHNN i v i ho tả ả ủ đố ớ ạ
ng thanh toán t i NHTM trên a b n t nh ng Nai độ ạ đị à ỉ Đồ 71
3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh
toán của NHTM 71
3.2.2 Hoàn thiện chính sách, quy định và các văn bản pháp quy đối với
hoạt động thanh toán của các NHTM 72
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức thực thi đối với hoạt động thanh toán của
NHTM 73

3.2.4 Hoàn thiện giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với
hoạt động thanh toán của các NHTM 76
3.3 Ki n ngh các i u ki n th c hi n gi i phápế ị đ ề ệ để ự ệ ả 77
3.3.1 Kiến nghị đối với NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai 77
3.3.2 Kiến nghị NHNN Trung Ương 78
3.3.3 Kiến nghị đối với các NHTM 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, hoạt động thanh toán của các NHTM ở nước ta còn khá mới mẻ,
đang trong quá trình hoàn thiện để phát triển và có những chuyển biến nhanh chóng
theo chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực từ nguyên tắc quản trị, điều hành ngân hàng,
chiến lược phát triển của từng ngân hàng, đầu tư hạ tầng công nghệ kỹ thuật, các
vấn đề liên quan đến rủi ro trong thanh toán đến vấn đề cạnh tranh gay gắt giữa các
NHTM. Đồng thời, vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán của các
NHTM chưa được quan tâm và xem xét đúng mức, dẫn đến việc quản lý nhà nước
đối với hoạt động thanh toán của các NHTM tỏ ra kém hiệu quả thì hệ thống ngân
hàng sẽ phát triển hỗn loạn, mất an toàn, gây ra khủng hoảng tài chính tiền tệ trầm
trọng và thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Vấn đề này xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau như trình độ, năng lực cán bộ quản lý, môi trường pháp lý, cơ chế
chính sách để quản lý hoạt động thanh toán, quy trình quản lý, …
Ngoài ra, để tháo gỡ bế tắc trong các công cụ thanh toán đại chúng như Séc,
Thẻ, Ủy nhiệm chi nhằm tạo cơ hội mở rộng phạm vi thanh toán, tăng tính an toàn,
tiện lợi đối với khách hàng, ngoài sự nổ lực của các NHTM không thể thiếu vai trò
chủ đạo và trợ giúp của NHNN, đặc biệt là trong nhiệm vụ hoàn thiện môi trường,
điều kiện và triển khai chiến lược tiếp cận thị trường tiềm năng.
Chính vì vậy, cần phải có vai trò quản lý cả hệ thống thanh toán của NHNN
với những mức độ và phương thức khác nhau. NHNN với cương vị là đơn vị chủ trì
trong thanh toán và quản lý toàn bộ hoạt động thanh toán của các NHTM đòi hỏi
phải được nâng cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nước cũng như

theo kịp xu hướng phát triển của thanh toán quốc tế.
Nhận thức được vai trò quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán, trên
cơ sở kết hợp lý luận với thực tiễn, các kiến thức đã học với kinh nghiệm trong công tác
quản lý tại NHNN tỉnh Đồng Nai, Tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao vai trò
quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của các NHTM trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai” làm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế và chính sách.
Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý của NHNN đối với
i
hoạt động thanh toán tại các NHTM. Trên cơ sở thực trạng quản lý của NHNN Chi
nhánh tỉnh Đồng Nai đối với các hoạt động thanh toán tại các NHTM trên địa bàn,
đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mục đích nâng cao vai trò quản lý của
NHNN đối với hoạt động thanh toán đến năm 2020.
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý của NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai đối
với hoạt động thanh toán tại các NHTM.
Phạm vi nghiên cứu: Dữ liệu thu thập dữ liệu cho giai đoạn từ năm 2009 –
2012 và các giải pháp được đề xuất cho quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh
toán đến năm 2020.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chủ yếu là thu thập dữ liệu, xử lý
dữ liệu để nghiên cứu, đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm phân tích, đánh giá
thực trạng về quản lý của NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai đối với hoạt động thanh
toán các NHTM trên địa bàn. Mặt khác, trên cơ sở những kiến thức đã học, những
kinh nghiệm trong quá trình công tác của bản thân để đề xuất những giải pháp và
kiến nghị hữu hiệu mang tính thực tiễn nhằm hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.
Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò quản lý của NHNN đối với
hoạt động thanh toán của NHTM
1.1 Hoạt động thanh toán của Ngân hàng Thương mại
1.1.1 Vài nét khái quát về Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh
mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ

thanh toán; thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh
doanh nào trong nền kinh tế.
1.1.2 Ngân hàng thương mại - Trung tâm thanh toán của nền kinh tế
1.1.3 Các nghiệp vụ thanh toán của NHTM
1.1.3.1 Các hình thức thanh toán
ii
+ Hình thức thanh toán séc
+ Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu
+ Hình thức thanh toán ủy nhiệm chi
+ Hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng
1.1.3.2 Các phương thức thanh toán qua ngân hàng
+ Phương thức thanh toán liên hàng
+ Phương thức thanh toán bù trừ
+ Phương thức thanh toán liên ngân hàng
+ Phương thức thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN
+ Phương thức thanh toán qua tài khoản tiền gửi ở ngân hàng khác
+ Phương thức thanh toán ủy nhiệm thu hộ, chi hộ giữa các NHTM
1.2 Quản lý hoạt động thanh toán của NHNN đối với NHTM
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN
NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân
hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền,
ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm
sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an
toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.2 Khái niệm quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của các NHTM
Quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh
toán nói riêng là một trong những chức năng quan trọng nhất của Nhà nước. Đó là
toàn bộ các hoạt động và phương thức của Nhà nước tác động lên hoạt động thanh

toán của các NHTM nhằm phát huy và liên kết mọi tiềm lực của đất nước vào sự
phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng, đảm bảo các yêu cầu về an toàn trong
hoạt động thanh toán của hệ thống ngân hàng, thực hiện tốt nhất đường lối kinh tế
iii
xã hội và định hướng chính trị của Đảng và Nhà nước đề ra cho từng giai đoạn trên
cở sở nắm vững các quy luật khách quan, tình hình thực tế và trình độ phát triển của
hệ thống ngân hàng qua mỗi thời kỳ.
1.2.3 Sự cần thiết và mục tiêu quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán
của các NHTM
1.2.4 Nội dung quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của các NHTM
Theo quá trình quản lý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các chức
năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động thanh toán của các NHTM như:
- Xây dựng chính sách, quy định và ban hành các văn bản pháp quy về hoạt
động thanh toán của các NHTM;
- Tổ chức thực thi chính sách quy định pháp luật đối với hoạt động thanh toán;
- Giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền đối với hoạt động
thanh toán của NHTM.
Theo đối tượng tác động, quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của
NHTM bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Quản lý các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Quản lý đảm bảo khả năng thanh toán;
- Quản lý các phương tiện thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán;
- Quản lý tham gia các hệ thống thanh toán.
iv
Đảm bảo thanh khoản
trong hoạt động thanh toán
điện tử
Mục tiêu quản lý của NHNN đối với
hoạt động thanh toán của các NHTM
Phát triển bền vững

hệ thống thanh toán
Tăng nhanh luân chuyển
vốn trong nền kinh tế
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh
toán của các NHTM
- Các yếu tố thuộc về NHNN:
+ Công tác xây dựng chính sách, quy định và ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật của NHNN;
+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật;
+ Năng lực đội ngũ cán bộ.
+ Sự phối hợp trong công tác quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng
trong hoạt động thanh toán
- Các yếu tố thuộc về các NHTM:
+ Sự chấp hành các quy định, chỉ đạo của Chính phủ, NHNN của các NHTM;
+ Năng lực quản trị điều hành, năng lực cạnh tranh;
+ Công nghệ thông tin.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý của NHNN đối với
hoạt động thanh toán của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.1 Tổng quan về hoạt động thanh toán của các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.1.1 Các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 58 NHTM, trong đó:
- 02 Hội sở NHTM: NH TMCP Đại Á và Ngân hàng Tiết kiệm & Thương
mại Thượng Hải;
- 02 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: HSBC và NH TNHH Shinhan Việt Nam;
- 03 NHLD: NHLD Việt Thái, Vid Public, Indovina;
- 51 NHTM: NH TMCP Đầu tư và Phát triển, Ngoại thương, Công thương,
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đại Tín, Sài Gòn Thương Tín, Á Châu, …
2.1.2 Các nghiệp vụ thanh toán được thực hiện tại NHTM trên địa bàn
2.1.2.1 Các hình thức thanh toán
- Ủy nhiệm chi: Doanh số thanh toán bằng ủy nhiệm chi trên địa bàn tỉnh

v
Đồng Nai đạt trong các năm như sau:
Bảng 2.1. Doanh số thanh toán bằng ủy nhiệm chi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
ĐVT: Món/triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị
406.899 103.637.408 708.329 322.875.326 734.570 441.453.318
Nguồn: Báo cáo doanh số thanh toán theo định kỳ 6 tháng, hàng năm của NHNN
Chi nhánh tỉnh Đồng Nai
- Séc chi tiền mặt: Việc rút séc tiền mặt qua quỹ NHNN, NHTM và KBNN
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể như sau:
Bảng 2.2. Báo cáo rút séc tiền mặt chi qua quỹ NHNN, NHTM, KBNN:
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng chi 218.809 283.775 417.344
Nguồn: Báo cáo hoạt động quản lý tiền mặt, tài sản và an toàn kho, quỹ ngành
Ngân hàng trên địa bàn Đồng Nai hàng năm
- Thẻ ATM, POS: Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 40/49 đơn vị lắp đặt 404
máy ATM, 17/49 đơn vị lắp đặt 388 máy POS với 343 đơn vị chấp nhận thẻ với
khối lượng giao dịch qua POS khoảng 28.838 giao dịch với doanh số hơn 70 tỷ
đồng và khoảng 10.000USD. Các máy ATM, POS được lắp đặt tại một số cơ quan,
đơn vị, nhà hàng, khách sạn và siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn các
huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
2.1.2.2 Các phương thức thanh toán
- Thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng trên địa bàn: tỉnh Đồng Nai có 41
đơn vị tham gia hệ thống TTBTĐTLNH trên địa bàn do Chi nhánh NHNN chủ trì tổ
chức, quản lý và vận hành.
vi
Bảng 2.3. Doanh số thanh toán các NHTM qua hệ thống TTBTĐTLNH
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

ĐVT: Món/triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị
390.024 62.866.942 661.106 155.795.998 477.904 93.458.000
Nguồn: Báo cáo doanh số thanh toán theo định kỳ 6 tháng, hàng năm của NHNN
Chi nhánh tỉnh Đồng Nai
- Thanh toán liên ngân hàng (CITAD): Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 19
thành viên tham gia hệ thống này và trung bình xử lý khoảng hơn 1.018 giao
dịch/ngày với doanh số trung bình 1.045 tỷ đồng (cả hệ thống khoảng 110.000 giao
dịch/ngày với doanh số trung bình trên 100.000 tỷ đồng/ngày).
- Thanh toán tập trung:
+ NHNo Chi nhánh tỉnh Đồng Nai: 90 tỷ / ngày;
+ NHNo Chi nhánh Biên Hòa: 10 tỷ / ngày;
+ NH ĐT&PT Chi nhánh tỉnh Đồng Nai: 70 tỷ / ngày.
Hạn mức được cấp để ba đơn vị sử dụng trong các hoạt động thanh toán trong
địa bàn như: rút tiền mặt chi trả khách hàng, thanh toán bù trừ điện tử,… Từ khi được
cấp hạn mức đến nay chưa lần nào vượt và sử dụng tốt nguồn vốn cho phép.
2.1.3 Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán
- Xu hướng đưa công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động ngân hàng là tất yếu;
- NHNN xây dựng một hệ thống thanh toán điện tử phù hợp với cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, hiện trạng năng lực CNTT của các NHTM. Phát triển đồng bộ các hệ
thống thanh toán tại Việt Nam nói chung phù hợp với xu thế và thông lệ quốc tế;
- Chỉ đạo của NHNN Việt Nam thực hiện Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày
27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không
dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015, mục tiêu tổng quát là đa dạng
hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng
vii
công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế,
giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh, rõ rệt về tập

quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước.
- Việc sát nhập và thu hẹp các NHTM cũng tác động không ít đối với việc
việc phát triển thẻ điện tử sử dụng trong thanh toán.
2.2 Tổng quan về NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Trải qua 37 năm hình thành và phát triển, vị trí, vai trò của NHNN Chi nhánh
tỉnh Đồng Nai ngày càng được khẳng định trong hệ thống ngân hàng cả nước.
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Vị trí, chức năng: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai là đơn vị
phụ thuộc của NHNN, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của
Thống đốc NHNN, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý nhà nước về
tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân
hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Tổ chức, phổ biến, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai các văn bản quy phạm
pháp luật của Nhà nước, của NHNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các
NHTM trên địa bàn.
- Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các dịch vụ ngân hàng trung
ương khác cho các tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước trên địa bàn.
- Tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với hoạt
động thanh toán của các tổ chức tín dụng, hoạt động thanh toán của các tổ chức, cá
nhân khác trên địa bàn theo quy định của NHNN và của pháp luật.
2.2.3 Cơ cấu tổ chức: gồm có Giám đốc, 02 Phó giám đốc và 05 phòng, ban
thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các NHTM trong đó có hoạt động
viii
thanh toán.
2.3 Thực trạng quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của các
NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
2.3.1 Xây dựng chính sách, quy định và ban hành các văn bản pháp quy về hoạt

động thanh toán của các NHTM
- Quản lý các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán: NHNN kiên quyết thực
hiện theo Luật NHNN đối với kiến nghị KBNN tỉnh Đồng Nai đề nghị chuyển tài
khoản tiền gửi về NHCT Chi nhánh Đồng Nai, NH ĐT&PT Chi nhánh Đồng Nai do
đơn vị này đã ký kết thu hộ thuế Nhập khẩu với Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai và các
loại thuế khác với Cục thuế tỉnh Đồng Nai để dễ quản lý các khoản thu ngân sách.
- Quản lý đảm bảo khả năng thanh toán: NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai xây
dựng và cho áp dụng mẫu báo cáo số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán của
các NHTM là hội sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua đó theo dõi được tình hình dự
trữ bắt buộc tại đơn vị đáp ứng thanh khoản.
- Quản lý các phương tiện thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán:
NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã phân công cụ thể nhiệm vụ các phòng ban tăng
cường kiểm tra và giám sát đối với việc phát triển hệ thống ATM, POS.
- Quản lý tham gia các hệ thống thanh toán: NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai
ban hành quy định định kỳ 06 tháng cấp khóa ký bảo mật sử dụng trong thanh toán
điện tử liên ngân hàng vào thời điểm tháng 03 và tháng 10 hàng năm kèm theo công
văn hướng dẫn về thủ tục hủy khóa ký bảo mật.
2.3.2 Tổ chức thực thi chính sách, quy định pháp luật đối với hoạt động thanh toán
- Quản lý các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán: NHNN đã luôn tạo điều
kiện để các NHTM mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm tạo lợi thế cạnh tranh để
hoạt động thanh toán ngày càng phát triển, hiệu quả và nhanh chóng.
- Quản lý đảm bảo khả năng thanh toán: NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai chỉ
mở tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam cho các NHTM, không nhận
các chứng chỉ có giá, ngoại tệ, vàng, … và yêu cầu các NHTM luôn duy trì số dư tài
khoản dương đủ đáp ứng thanh khoản trên địa bàn.
ix
- Quản lý các phương tiện thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán:
+ Cung ứng đủ cơ cấu lượng tiền mặt cho lưu thông;
+ NHNN Cung cấp séc lĩnh tiền mặt cho các NHTM, NHTM được phát hành
séc và sử dụng séc theo quy định của NHNN;

+ Ủy nhiệm chi: UNC chủ yếu sử dụng điều chuyển vốn về Hội sở của các
khách hàng là NHTM trên địa bàn có tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh. Số tiền điều
chuyển hàng ngày rất lớn lên đến hàng trăm tỷ đồng.
+ Thẻ ATM, POS: NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai thường xuyên kiểm tra,
chi đạo các đơn vị chấp nhận thẻ và POS rà soát bổ sung phát triển mạng lưới POS
(lắp đặt mới), khuyến khích tăng cường việc chấp nhận thẻ lẫn nhau giữa các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ.
- Quản lý tham gia các hệ thống thanh toán: có 02 hệ thống thanh toán trên
địa bàn: Thanh toán bù trừ điện tử và Thanh toán điện tử liên ngân hàng (CITAD).
2.3.3 Công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm
- Quản lý các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán: NHNN Chi nhánh tỉnh
Đồng Nai cấp phép thành lập cho các Chi nhánh NHTM khi bộ phận Thanh tra
giám sát kết hợp Phòng tiền tệ kho quỹ đã kiểm tra đầy đủ các điều kiện về cơ sở
vật chất, đặc biệt là kho tiền đảm bảo an toàn; ngoài ra, nguồn vốn các NHTM cũng
phải đáp ứng đủ theo quy định.
- Quản lý đảm bảo khả năng thanh toán: NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai yêu
cầu các NHTM định kỳ hàng tháng gửi bảng cân đối kế toán cấp 3 bằng dữ liệu
điện tử và bảng giấy có đầy đủ chữ ký của Giám đốc, Kế toán trưởng để thực hiện
đánh giá, phân tích nhằm giám sát từ xa (thông qua chương trình báo cáo thống kê
tập trung và giám sát từ xa do Cục công nghệ tin học cài đặt và hướng dẫn vận
hành) và tổ chức thanh tra, kiểm tra đối chiếu thực tế.
- Quản lý các phương tiện thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán: Chi
nhánh kiểm tra và theo dõi số xê-ri trước khi cung cấp séc cho các NHTM, bộ phận
Thanh tra giám sát ngân hàng kiểm tra việc chấp hành quy định việc phát hành thẻ
x
phải có đảm bảo tín dụng theo quy chế chính thức về phát hành, …
- Quản lý tham gia các hệ thống thanh toán: NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai
tổ chức thanh tra, giám sát chặt chẽ đối với các cán bộ được giao quản lý và sử dụng
mã khóa bảo mật của NHTM và thực hiện kiểm soát trực tiếp trên quy trình nghiệp
vụ của chương trình thanh toán bù trừ điện tử không để tình trạng lộ khóa ký bảo

mật, Kiểm soát ký thay Chủ tài khoản; đồng thời, các lệnh được thanh toán bù trừ
gửi về NH Chủ trì phải đầy đủ thông tin và đúng theo quy định.
2.4 Đánh giá quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của các NHTM
2.4.1 Điểm mạnh của quản lý Nhà nước đối với hoạt động thanh toán của các NHTM
- NHNN đã xây dựng tương đối đầy đủ khung pháp lý làm cơ sở cho công
tác quản lý nhà nước;
- NHNN đã thiết lập được một hệ thống thông tin báo cáo điện tử rõ ràng,
chặt chẽ, cập nhật kịp thời và có tính minh bạch cao;
- NHNN đã xây dựng được bộ máy quản lý và mạng lưới tổ chức phù hợp
với yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ.
2.4.2 Điểm yếu của quản lý Nhà nước đối với hoạt động thanh toán của các NHTM
và nguyên nhân
- Các điểm yếu cơ bản:
+ Bộ máy quản lý nhà nước và điều hành hoạt động của các NHTM còn cồng
kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, trùng lắp, quyền hạn, trách nhiệm
không rõ, hiệu lực hiệu quả kém.
+ Công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động thanh toán còn ít, chỉ chú trọng
đến nhiệm vụ thanh tra.
+ Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động thanh toán về phương pháp
còn mang tính thủ công, chưa hiện đại hóa trang thiết bị;
+ NHNN quản lý hoạt động thanh toán chủ yếu là phương thức giám sát từ
xa chưa phát huy đầy đủ việc kết hợp phương thức thanh tra tại chỗ, các công cụ
thanh tra khác như: công tác kiểm toán, tổng hợp phân tích thông tin qua các nguồn
hay trao đổi nghiệp vụ cho việc kiểm tra từng loại công việc cụ thể.
xi
- Nguyên nhân các điểm yếu:
+ Nguyên nhân chủ quan: Cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động thanh
toán chưa đảm bảo, thiếu một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, thông tin thống nhất,
còn tiềm ẩn nguy cơ về an ninh, bảo mật. Năng lực quản lý còn hạn chế, nắm bắt
văn bản pháp luật quy định của ngành chưa sâu và thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa

các phòng ban, sở, ngành trên địa bàn.
+ Các nguyên nhân khách quan: Chính sách, quy định của NHNN Việt
Nam đưa ra những quy định chung cho cả hệ thống thanh toán cả nước đôi khi
không phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn.
Chương 3: Giải pháp nâng cao vai trò quản lý của NHNN đối với
hoạt động thanh toán của NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
3.1 Phương hướng của NHNN trong quản lý hoạt động thanh toán đến năm 2020
3.1.1 Phương hướng xây dựng hệ thống thanh toán của NHNN Việt Nam đến
năm 2020
Mục tiêu, định hướng phát triển của ngành Ngân hàng: phát triển NHNN trở
thành ngân hàng trung ương hiện đại, đạt trình độ tiên tiến của các ngân hàng trung
ương trong khu vực châu Á và cải cách triệt để, phát triển hệ thống các TCTD theo
hướng đa năng, hiện đại, đa dạng về sở hữu và loại hình tổ chức, có quy mô lớn.
Phương hướng xây dựng hệ thống thanh toán của NHNN Việt Nam đến
năm 2020:
- Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử
- Quy mô về hệ thống thanh toán trong tương lai
- Các công cụ thanh toán điện tử
3.1.2 Phương hướng của NHNN Chi nhánh tỉnh Đồng Nai trong công tác quản
lý hoạt động thanh toán của các NHTM đến năm 2020:
- Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử đến năm 2020 và đẩy mạnh thanh toán
không dùng tiền mặt tại Việt Nam, đồng thời đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động
xii
thanh toán trong nền kinh tế cả nước nói chung và của tỉnh Đồng Nai nói riêng.
- Mở rộng kết nối Hệ thống TTĐTLNH với Hệ thống thanh toán của Kho
bạc nhà nước hỗ trợ hiệu quả trong công tác thu hộ Ngân sách của Cục Thuế, Cục
Hải quan,
3.2 Các giải pháp nâng cao vai trò quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh
toán tại NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động thanh toán của NHNN

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý nhà nước
3.2.2 Hoàn thiện chính sách, quy định và các văn bản pháp quy về hoạt động
thanh toán của các NHTM
- Xây dựng các điều kiện pháp lý cho việc cung ứng thuận tiện các dịch vụ
thanh toán và tiện ích ngân hàng. Đây vừa là một yêu cầu để nhằm hoàn thiện quy
chế thanh toán, vừa là một biện pháp khuyến khích việc mở rộng thanh toán không
dùng tiền mặt trong dân cư.
- Xây dựng quy chế về khiếu nại, đòi bồi thường khi có rủi ro.
- Xây dựng và hoàn thiện quy định về các công cụ, phương tiện thanh toán,
đặc biệt là công cụ thanh toán bằng séc.
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp lý về thanh
toán điện tử, ngân hàng điện tử.
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức thực thi đối với hoạt động thanh toán của các NHTM
- Quản lý các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán: Để phát triển và mở
rộng hoạt động thanh toán, nâng cao tính tiện ích thanh toán, tiết kiệm chi phí
lưu thông gắn với việc đổi mới chiến lược huy động vốn, cùng với các giải pháp
đổi mới công nghệ thanh toán, cơ chế thanh toán mới đã nới lỏng những điều
kiện, thủ tục, nguyên tắc mở và sử dụng tài khoản.
- Quản lý đảm bảo khả năng thanh toán: sử dụng tài khoản thanh toán tập
xiii
trung của các NHTM phân bổ tại NHNN Chi nhánh là hết sức cần thiết. Tài khoản
thanh toán tập trung kế hoạch hóa được nguồn vốn chủ động sử dụng hợp lý tránh
lãng phí nhưng tài khoản này đôi khi đơn vị vừa dùng để thanh toán bù trừ điện tử
vừa rút tiền mặt nên ảnh hưởng đến nguồn thanh toán khi rút tiền mặt nhiều, cần
phải quy định tỷ lệ rút tiền mặt trên tài khoản này.
- Quản lý các phương tiện thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán:
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng kết nối liên thông mạng lưới POS và phát triển
thanh toán thẻ qua POS để theo dõi, đánh giá hiệu quả của việc kết nối liên thông
mạng lưới POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS. Đồng thời, NHNN quan tâm

chỉ đạo các NHTM phải tuân thủ đúng quy định về trang bị, quản lý, vận hành và
thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn và nâng cao chất lượng dịch vụ ATM.
- Quản lý các hệ thống thanh toán: Vận hành có hiệu quả hệ thống thanh toán
điện tử liên ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán trên địa bàn tỉnh, nâng tổng giá trị
giao dịch tăng hơn 30% hàng năm. Thực hiện mở rộng kết nối với hệ thống thanh toán
của Kho bạc Nhà nước, duy trì hoạt động thông suốt và khai thác tốt công suất hệ
thống thanh toán trên địa bàn. Đặc biệt, luôn chú trọng tăng cường kiểm soát nguồn
vốn phục vụ thanh toán, đảm bảo thanh khoản cao và tạo điều kiện điều hòa nguồn vốn
để các ngân hàng khai thác và sử dụng vốn trong thanh toán hiệu quả, linh hoạt.
3.2.4 Hoàn thiện giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt
động thanh toán của các NHTM
- Đối với quản lý các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán: kiểm tra đầy
đủ các điều kiện về cơ sở vật chất của NHTM, khai thác triệt để và sử dụng có hiệu
quả thông tin qua các kênh giám sát từ xa, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
trên cơ sở hiện đại hóa hệ thống thông tin, chế độ báo cáo.
- Đối với quản lý đảm bảo khả năng thanh toán: tích cực tổ chức thanh tra,
kiểm tra đối chiếu thực tế tình hình nguồn vốn NHTM. Theo dõi đảm bảo khả năng
thanh toán của ngân hàng như điều động vốn, dự trữ, sử dụng vốn dưới các dạng
cần bảo đảm an toàn, sinh lời nhưng trước hết vẫn là phải bảo đảm tuyệt đối về khả
xiv
năng thanh toán của ngân hàng.
- Đối với quản lý các phương tiện thanh toán: cung ứng phương tiện thanh
toán, trước khi tiến hành thanh tra NHTM, cần tổ chức các buổi tập huấn về kỹ
năng, kỹ thuật, nghiệp vụ đối với công tác thanh tra các phương tiện thanh toán một
cách chuyên sâu để việc thanh tra thực hiện tốt theo yêu cầu. Ngoài ra, cần tổ chức
nghiên cứu các văn bản pháp luật, chính sách thể lệ, biên bản thanh tra trước, các
kết quả xử lý,… liên quan đến đối tượng thanh tra.
- Đối với quản lý các hệ thống thanh toán: làm tốt công tác quản lý an toàn,
bảo mật trong hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động thanh toán, có sự
liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để xử lý khi có sự cố xảy ra.

3.3 Kiến nghị các điều kiện để thực hiện giải pháp
3.3.1 Kiến nghị đối với NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Nai
- Tăng cường sự cam kết của các cấp lãnh đạo tại NHNN Chi nhánh tỉnh
Đồng Nai
- Bố trí ngân sách cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực
- Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, bộ phận chuyên môn để thực hiện công
tác quản lý đối với hoạt động thanh toán
3.3.2 Kiến nghị NHNN Trung Ương
- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý
- Phát triển hạ tầng CNTT
- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động ngân hàng
3.3.3 Kiến nghị đối với các NHTM
- Phát triển mạng lưới ATM, POS
- Nghiêm túc chấp hành các chính sách quy định và pháp luật của Chính
phủ, NHNN
- Nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực
- Phát triển hạ tầng truyền thông – CNTT
xv

×