Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN_PGD ĐIỆN BIÊN PHỦ.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.08 KB, 24 trang )

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP…
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN_PGD ĐIỆN BIÊN PHỦ
2.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
2.1.1 ĐỐI VỚI NHTM
Tiền gửi là nguồn vốn ban đầu để Ngân Hàng tiến hành tạo tiền thông qua cấp
tín dụng bằng cách ứng trước vào tài khoản và sử dụng các phương tiện thanh toán
không dùng tiền mặt. Việc tạo ra tiền từ nguồn tiền gửi ban đầu đã tạo ra một khối
lượng tiền tệ lớn hơn, tạo cho nền kinh tế tế thêm sức thanh toán và tăng thêm lợi
nhuận cho Ngân Hàng.
Tiền gửi tạo thành nguồn vốn cung cấp cho các nghiệp vụ sinh lời của Ngân
Hàng như cấp tín dụng, đầu tư, dùng làm phương tiện thanh toán…
Ngân Hàng thương mại cũng là loại hình doanh nghiệp cho nên mục đích cuố
cùng vẫn là lợi nhuận và khơi tăng lợi nhuận. Do đó, Ngân Hàng luôn ra sức tìm kiếm
nguồn vốn vày và sử dụng có hiệu quả nhằm trang trải chi phí, đứng vững trong cạnh
tranh, kinh doanh có lời đồng thời tác động vào nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát
triển.
2.1.2 ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
Bất kì quốc gia nào muốn phát triển đều cần vốn để đầu tư, xây dựng phát triển
sản xuát hàng hóa, tạo công ăn việc làm và của cải vật chất cho xã hội. Vốn từ ngân
sách thì có hạn không thể chi cho tất cả các nhu cầu. Vốn của mỗi doanh nghiệp, mỗi
người dân tạm thời nhàn rỗi thì nhiều nhưng nhỏ bé, phân tán. Vì vậy, vấn đề đặt ra là
làm sao gom những đồng vốn này lại với nhau thành một khối lớn rồi dùng nó để tài
trợ cho các nhu cầu trên. Ngân hàng là tổ chức đứng ra giữ vai trò trung gian hết sức
quan trọng này: thu hút những đồng vốn từ nơi nhàn rỗi và chuyển nó sang nơi cần
thiết.
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
21
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP…


Việc tập trung gia tăng nguồn vốn kết hợp với sử dụng vốn và vai trò trung tâm
thanh toán, Ngân Hàng đã làm được công việc quan trọng cho nền kinh tế là đẩy mạnh
tốc độ lưu thông tiền tệ, vòng quay vốn của doanh nghiệp, cá nhân, làm giảm lượng
tiền mặt lưu thông, tiết kiệm chi phí và thời gian cho mọi thành phần kinh tế.
Ngân hàng Thương mại khi huy động vốn còn đóng vai trò quan trọng trong
việc thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. Chẳng hạn trong điều kiện
nền kinh tế đang có lạm phát hoặc giảm phát thì Ngân hàng với công cụ hữu hiệu là lãi
suất huy động tiền gửi hợp lý sẽ là một trong những biện pháp tích cực để điều tiết
lượng tiền mặt lưu thong.
Ngân Hàng huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và trả lãi ở mức thích họp sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến ý thức tiết kiệm của mỗi người dân đó cũng là tiền đề để phát
triển kinh tế.
2.1.3 ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng
mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp
cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh
lợi.Nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng nơi an toàn để cất trữ và
tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi.Ngoài ra, nghiệp vụ huy động vốn giúp cho khách hàng
có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của Ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán
qua Ngân hàng và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần có vốn sản xuất, kinh doanh
hoặc cần cho tiêu dùng.
2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC GIA TĂNG NGUỒN
VỐN
2.2.1 LÃI SUẤT
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
22
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP…
Lãi suất Ngân hàng là nhân tố quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng thương mại. Lãi suất Ngân hàng là một phạm trù kinh tế có tính

hai mặt, nếu xác định lãi suất hợp lý sẽ là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự phát triển
của Ngân hàng và xã hội; ngược lại nó sẽ làm cho kết quả kinh doanh của Ngân hàng
xấu đi. Cho nên xây dựng một mức lãi suất hợp lý là cần thiết., lãi suất thích hợp tạo
điều kiện cho doanh nghiệp tăng thêm vốn, mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh có
hiệu quả.
Hiện nay, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các định chế tài chính thì lãi
suất là yếu tố hàng đầu quyết định đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Vì
vậy, các Ngân hàng cần nghiên cứu, đưa ra một chính sách lãi suất thích hợp, hấp dẫn
và linh hoạt có ý nghĩa quyết định đến giá trị tiền gửi.
2.2.2 CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH
Cơ sở vật chất của Ngân hàng tác động rất lớn đến cảm nhận của khách hàng.
Một Ngân hàng có trụ sở bề thế, áp dụng máy móc, công nghệ hiện đại trong giao dịch
sẽ tạo cho khách hàng cảm giác yên tâm khi giao dịch với Ngân hàng. Cơ sở vật chất
thể hiện tiềm lực tài chính mạnh mẽ, qua đó góp phần thu hút nguồn tiền gửi vào
Ngân hàng.
Ngân hàng phải có địa điểm hoạt động thuận lợi nằm trong những khu vực kinh
doanh trọng yếu, sẽ thu hút được nhiều giao dịch hơn.
Mạng lưới chi nhánh càng rộng thì doanh số hoạt động càng cao, bởi vì nó tạo
thuận lợi cho khách hàng giao dịch, lượng giao dịch sẽ tăng lên.
.2.2.3 UY TÍN VÀ ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
23
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP…
Hình ảnh của Ngân hàng được thể hiện qua uy tín trong hoạt động kinh doanh.
Một Ngân hàng kinh doanh và hoạt động có hiệu quả trong thời gian dài sẽ tạo nên
một hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng, do đó, có ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin
của khách hàng với Ngân hàng.
Bên cạnh đó, trình độ cũng như phong cách của nhân viên cũng ảnh hưởng lớn
đến mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhân viên khéo léo trong giao tiếp sẽ

làm cho khách hàng có cảm giác thoải mái và cảm thấy được tôn trọng, giao dịch được
thực hiện dễ dàng hơn. Đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, đạo đức tốt sẽ tạo sự tin
tưởng cho khách hàng đồng thời cũng tránh được nhiều rủi ro trong kinh doanh.
2.2.4 TÍNH AN TOÀN VỀ TIỀN GỬI
An toàn tiền gửi là tiêu chí mà khách hàng xem xét để quyết định lựa chọn
Ngân hàng giao dịch. Mong muốn của khách hàng không những an toàn về tiền gửi
mà còn an toàn về thông tin. Do đó, Ngân hàng phải cho khách hàng thấy sự đảm bảo
tiền gửi để khách hàng an tâm gửi tiền vào.
2.3CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN TẠI SCB_ĐIỆN BIÊN PHỦ
Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi là hình thức huy động vốn mang tính cổ
điển và mang tính đặc thù riêng của Ngân hàng thương mai. Tại SCB_ĐIỆN BIÊN
PHỦ hiện có các hình thức huy động vốn sau
2.3.1 HUY ĐỘNG VỐN QUA TÀI KHOẢN TIỀN GỬI THANH TOÁN
2.3.1.1 ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG
Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại bằng
cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gởi thanh toán. Tài khoản này
mở cho đối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu thực hiện thanh toán
qua Ngân hàng.
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
24
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP…
Để thực hiện được nghiệp vụ thanh toán này, đòi hỏi khách hàng phải mở tài
khoản tiền gởi thanh toán ở ngân hàng. Số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của
khách hàng có thể hình thành từ hai nguồn: do khách hàng nộp tiền mặt vào hoặc do
khách hàng nhận tiền chuyển khoản từ các đơn vị khác. Số dư này nhằm duy trì khả
năng thanh toán và chi trả của khách hàng ở bất cứ thời điểm nào. Do tài khoản tiền
gửi thanh toán là loại tài khoản không kì hạn, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào
mà không cần báo trước cho Ngân hàng, nên Ngân hàng rất khó kế hoạch hóa việc sử
dụng loại tiền gửi này. Chính vì vậy, đối với loại tiền gửi này Ngân hàng trả lãi suất

thấp.Hiện nay, SCB_ĐIỆN BIÊN PHỦ đang áp dụng mức lãi suất cho loại tiền gửi
này là 0,3%/tháng.
2.3.1.2 THỦ TỤC MỞ TÀI KHOẢN
Hiện nay, Ngân hàng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng,
kể cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.Để mở tài khoản tiền gửi thanh toán khách
hàng cần làm các thủ tục sau đây:
• Đối với khách hàng cá nhân, chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị
mở tài khoản, đăng ký chữ ký mẫu, xuất trình giấy chứng minh nhân dân
• Đối với khách hàng tổ chức, chỉ điền vào mẫu giấy đề nghị mở
tài khoản, đăng ký mẫu chữ ký và mẫu con dấu của người đại diện, xuất trình và nộp
bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức và các giấy tờ chứng
minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản như: quyết định thành lập doanh
nghiệp, mã số thuế, quyết định bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc là ngườ đại diện
hợp pháp của chủ tài khoản.
2.3.2 HUY ĐỘNG VỐN QUA TÀI KHOẢN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
Tiết kiệm là tiền để dành của dân cư được gửi vào Ngân hàng nhằm mục đích
tích lũy , an toàn và hưởng lãi
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
25
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP…
2.3.2.1 TIẾT KIỆM KHÔNG KÌ HẠN
Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kì hạn được thiết kế dành cho đối tượng
khách hàng cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gởi Ngân hàng vì
mục tiêu an toàn và sinh lợi nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền gửi
trong tương lai. Đối với Ngân hàng, vì loại tiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ
lúc nào cũng được nên Ngân hàng phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế
hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do vậy, Ngân hàng trả lãi thấp cho loại tiền
gửi này, hiện nay là 0,3%/tháng.
2.3.2.2 TIẾT KIỆM CÓ KÌ HẠN

Khác với tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, tiền gửi tiết kệm định kì được thiết kế
dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn sinh
lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. Đối tượng khách hàng chủ
yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu nhập ổn định và thường xuyên,
đáp ứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý. Đa số khách hàng lựa chọn hình
thức tiền gửi này là công nhân, viên chức hưu trí. Mục tiêu quan trọng của họ khi chọn
lựa hình thức này là lợi tức nhận được. Do vậy, lãi suất trả cho loại tiền gửi tiết kiệm
định kỳ dĩ nhiên cao hơn lãi suất trả cho loại tiền gửi không kỳ hạn.Ngoài ra, mức lãi
suất còn thay đổi tùy theo loại kỳ hạn gửi, tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm ( VND,
USD, EUR hay vàng).
Về thủ tục mở sổ, theo dõi hoạt động và tính lãi cũng tương tự như tiền gửi tiết
kiệm không kì hạn. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi
không kỳ hạn, nếu như khách hàng rút tiền gửi đúng hạn. Tuy nhiên, để khuyến khích
và thu hút khách hàng gửi tiền Ngân hàng cho phép khách hàng được rút tiền gửi
trước hạn nếu có nhu cầu và khi đó thì khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn
khi khách hạn gửi tiền tiết kiệm thông thường. Trong trường hợp khách hàng gửi tiền
có tham gia một số chương trình đặc biệt do Ngân hàng tổ chức như là đươc rút thăm
trúng thưởng hay nhận quà tặng thì sẽ có những quy định riêng của Ngân hàng đối với
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
26
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP…
khách hàng tham gia chương trình này. Khách hàng sẽ không được phép rút vốn trước
hạn, khi khách hàng co nhu cầu về vốn thì Ngân hàng sẽ cho khách hàng vay lại bằng
cách cầm cố sổ tiết kiệm đó.
Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn phân chia thành nhiều loại. Căn cứ vào thời hạn có
thể chia thành tiền gửi kỳ hạn 2,3,4,5,6 ngày; 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần;
1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 tháng và 13 tháng hoặc lâu hơn đến 60 tháng.Căn cứ vào
phương thức trả lãi có thể chia thành:
• Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ.

• Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối kỳ.
• Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi theo định kỳ (tháng hoặc quý).
Viêc phân chia tiền gửi kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sản phẩm
tiền gửi của Ngân hàng trở nên đa dạng và phong phu có thể đáp ứng được nhu cầu
gửi tiền đa dạng của khách hàng. Ngân hàng TMCP Sài Gòn có mức lãi suất huy động
hấp dẫn, thay đổi kịp thơì theo diễn biến thị trưòng và phù hợp với quy định của Ngân
hàng Nhà nước.
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
27
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP…
Bảng 3: Lãi suất huy động tiết kiệm bằng VNĐ
(Nguồn: thông báo lãi suất của Ngân hàng ngày 05/03/2008)
Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, thu hút vốn từ nền kinh tế, đầu năm
2008 ngân hàng đã cho ra đời các loại tiền gửi tiết kiệm sau:
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
Kỳ hạn Lãi cuối kỳ
(%/thá
ng)
Kỳ hạn Lãi cuối kỳ
(%/tháng)
Không kỳ hạn 0,30 1 tháng 1,00
2 ngày 0,45 2-6 tháng 1,00
3 ngày 0,50 6-12 tháng 1,00
4 ngày 0,55 13 tháng 1,05
5 ngày 0,60 15 tháng 1,051
6 ngày 0,65 18 tháng 1,052
1 tuần 0,95 24 tháng 1,053
2 tuần 0,96 48 tháng 1,055
3 tuần 1,00 60 tháng 1,056

28
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP…
Tiết kiệm thông thường: Tiết kiệm thông thường là hình thức tiền gửi tiết kiệm
có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn, không giới hạn về thời gian gửi và số tiền gửi tối đa.
Đây là phương pháp gửi tiết kiệm đơn giản và thuận tiện.
Người gửi tiền tiết kiệm thông thường được hưởng các lợi ích: lãi suất hấp dẫn,
kỳ hạn phong phú, hình thức lĩnh lãi phù hợp. Tặng thêm lãi suất 0.6%/năm cho chủ
sổ tiết kiệm VNĐ và 0.15%/năm cho chủ sổ tiết kiệm USD từ 50 tuổi trở lên gửi tiết
kiệm có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, với số tiền tối thiểu 10.000.000 đồng ( hoặc 700
USD).
Tiết kiệm nhân văn:
Đặc điểm sản phẩm: Số tiền gửi từ 10 triệu đồng hoặc 700 USD trở lên, kỳ hạn
gửi: 13, 15, 18, 24, 36, 48, 60 tháng, lĩnh lãi hàng tháng và cuối kỳ, áp dụng đối với
các loại tiền gửi VND và USD. Khách hàng không được rút vốn trước hạn.
Lợi ích: khách hàng được tặng lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi, tặng lãi
suất cho khách hàng từ 50 tuổi trở lên, tặng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, tặng tiền
mặt nhân các ngày lễ, sự kiện lớn hàng năm…
Tiết kiệm tích lũy học tập
Đặc điểm: đến khi đáo hạn hợp đồng người thụ hưởng không quá 25 tuổi, kỳ
hạn tối thiểu 1 năm và tối đa 25 năm và gửi tròn năm. Khách hàng có thể gửi nhiều lần
theo định kỳ đã đăng ký, có thể gửi nhiều lần trong một định kỳ đăng ký.
Lợi ích của tiết kiệm tích lũy học tập: lãi suất tương đương với lãi suất tiền gửi
tiết kiệm thông thường, lại có thêm nhiều tiện ích khác và linh hoạt hơn so với tiết
kiệm thông thường: đựơc tặng quà, tiền vào các sự kiện trong năm …
Tiết kiệm tích luỹ hưu trí
Đặc điểm: Người thụ hưởng từ 50 tuổi trở lên. Kỳ hạn gửi tối thiểu 1 năm và
tối đa 10 năm, gửi tròn năm. Khi khách hàng gửi lần đầu đạt từ 10 triệu đồng trở lên
SVTH: PHAN THỊ QUỲNH DAO
29

×