Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng hiện nay, Tiếng Anh là một ngôn ngữ quan
trọng. Nó là chìa khóa để giúp chúng ta tiếp cận được những tinh hoa, tiến bộ về văn hóa, giáo dục,khoa
học, kĩ thuật và rất nhiều những lĩnh vực khác của nhân loại. Bởi vậy, nó là ngôn ngữ thứ hai, là môn học
bắt buộc của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Theo dự báo của các nhà phân tích, vào cuối thập kỷ này,
hơn 1/3 dân số thế giới sẽ tham gia vào việc học tiếng Anh. Nhu cầu học tiếng Anh mang tính toàn cầu
này cho thấy nhu cầu giao tiếp bằng ngôn ngữ ngày càng tăng đối với việc phát triển kinh tế và xã hội ở
tầm cỡ quốc gia cũng như đối với mỗi cá nhân trong xã hội.
Ở Việt Nam, dạy học Tiếng Anh là một chiến lược lâu dài của bộ giáo dục và đào tạo. Vào những năm
đầu thập kỷ 90, các trường phổ thông thức thời đồng loạt đưa tiếng Anh vào giảng dạy trong các nhà
trường. Thế nhưng tình hình dạy và học manh mún, mạnh cấp nào cấp đó học, chưa có một chương trình
đồng bộ, dạy học theo hệ thống từ thấp đến cao. Vì vậy, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã thí điểm và triển
khai đại trà chương trình Tiếng Anh hiện hành với hai bộ sách cơ bản và nâng cao và đã có những điều
chỉnh hợp lí hơn với việc dạy học theo phương pháp giao tiếp, lấy học sinh làm trung tâm , chú trọng phát
triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ; biết thể hiện ý tưởng
cá nhân một cách độc lập, tự tin và sáng tạo, đồng thời góp phần hình thành và phát triển kỹ năng học tập
suốt đời, năng lực làm việc trong tương lai và khả năng tham gia các hoạt động văn hóa- xã hội…
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu chương trình Tiếng Anh ở cấp THPT, bản thân tôi nhận thấy trong
bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mà sách giáo khoa trình bày thì kĩ năng viết là kĩ năng yêu cầu tích hợp
nhiều năng lực nhất: trong đó năng lực tổ chức và sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực có yêu cầu cao về cả kiến
thức lẫn kĩ năng. Điều đó giải thích vì sao trong các tiết học viết, học sinh thường rất lúng túng trong việc
triển khai và tổ chức các ý tưởng của mình còn giáo viên cũng gặp không ít những khó khăn khi lên lớp
một giờ học hiệu quả.
Từ thực tiễn đó cùng với những kinh nghiệm giảng dạy của mình, cá nhân tôi xin được trình bày “Một
vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh miêu tả biểu đồ ”.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề cập đến dạy kỹ năng viết thông qua việc khai thác thông tin các
dạng biểu đồ, các thông số nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viết và vận dụng vào thực tế học tập
cũng như công việc trong tương lai.
1
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Dạy học sinh THPT học chương trình Tiếng Anh theo sách giáo khoa mới, chương trình Tiếng
Anh 10,11,12.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tham khảo các tài liệu về dạy kỹ năng viết.
- Thông qua thực tế giảng dạy, đúc rút kinh nghiệm và kết quả áp dụng với học sinh của lớp mình
giảng dạy.
- Thông qua việc thăm lớp, dự giờ tham khảo các đồng nghiệp.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂU ĐỒ VÀ MỘT SỐ LOẠI BIỂU ĐỒ ĐIỂN HÌNH.
1. Tầm quan trọng của bài viết miêu tả biểu đồ.
Miêu tả biểu đồ được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau của kinh tế - xã hội . Đó là
cách phân tích, diễn giải nhằm cụ thể hóa các hình ảnh trực quan bằng ngôn ngữ, giúp người đọc nhanh
chóng hiểu, nắm bắt, phân tích và xử lý thông tin một cách thông minh và hiệu quả. Do đó, miêu tả biểu
đồ đòi hỏi học sinh rất nhiều các năng lực khác nhau, đặc biệt là năng lực so sánh và suy luận. Thông qua
việc miêu tả biểu đồ, học sinh phải cung cấp cho người đọc khả năng nhận biết về xu hướng và quy luật
phát triển cũng như biến động của hiện tượng nghiên cứu, từ đó có những lựa chọn hợp lý đạt hiệu quả
cao trong các lĩnh vực của cuộc sống, đồng thời thấy rõ mức độ phát triển hơn kém, cao thấp của chúng
qua thời gian.
Chính vì điều đó, đây là bài rèn luyện kĩ năng viết quan trọng, được thiết kế không chỉ ở SGK khối 10
mà còn ở SGK khối 11, 12 (cả bộ sách cơ bản lẫn nâng cao) và được sử dụng rất nhiều trong các kì thi,
đặc biệt là các kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia.
2. Một số loại biểu đồ điển hình.
Có một số loại biểu đồ được sử dụng rộng rãi như: biểu đồ hình tròn (pie chart), biểu đồ hình cột
(column chart) , biểu đồ tán xạ (scatter chart), biểu đồ miền (area chart), biểu đồ hình tròn đồng tâm
(doughnut chart)…. Tuy nhiên, sách giáo khoa chương trình THPT chỉ giới thiệu hai loại biểu đồ thông
dụng đó là : Biểu đồ hình tròn (Bài 7: phần Writing, sách Tiếng Anh 11Ban Cơ Bản / Bài 16: phần
Writing, sách Tiếng Anh 12Ban Nâng cao) và biểu đồ hình cột (Bài 16: phần Writing, sách Tiếng Anh 10
Ban Cơ Bản / Bài 11: phần Writing, sách Tiếng Anh 10 Ban Nâng Cao / Bài 15: phần Writing, sách Tiếng
Anh 12Ban Cơ Bản / Bài 6: phần Writing, sách Tiếng Anh 11Ban Nâng Cao ) .
2
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC KỸ NĂNG MIÊU TẢ
BIỂU ĐỒ.
Khó khăn thường gặp đầu tiên là các bài luyện kĩ năng viết miêu tả biểu đồ thường được thiết kế
quá đơn giản. Vì thế, giáo viên thường thấy lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước khi
viết. Điều này dễ dẫn đến những hậu quả: hoặc là những gợi ý của giáo viên quá sơ sài khiến học sinh
không có đủ ngữ liệu để viết hoặc là những gợi ý đó thiếu rõ ràng và quá rườm rà khiến cho học sinh cảm
thấy lúng túng trong khi triển khai bài viết của mình. Thêm vào đó là tâm lý học theo kiểu đối phó thi cử
nên các em thường lạm dụng sách tham khảo, sách để học tốt với mục đích sao chép chứ chưa tạo ra được
thói quen tư duy độc lập, sáng tạo và kỹ năng để tự đánh giá bản thân. Nói cách khác, học sinh chưa có
thói quen hình thành kỹ năng viết.
Thông thường khi làm bài tập viết học sinh hay tập trung chú ý đến từ, và cách diễn đạt cho nên khi
vốn từ vựng không đủ hay các em không có những cách diễn đạt chuẩn mực thì các em không có hứng thú
để tiếp tục viết nữa.
Qua thực tế giảng dạy kĩ năng viết miêu tả biểu đồ, cá nhân tôi nhận thấy có những vấn đề sau đây mà
học sinh thường gặp:
Vấn đề về cách định hướng và cách tổ chức bài viết: Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhất cho bài viết
bởi vì thông qua hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ biết cách tiếp cận được với các số liệu trong biểu
đồ, biết chọn những thông tin chọn lọc và biết sắp xếp ý tưởng của mình để triển khai bài viết một cách
hiệu quả. Tóm lại, sau bước này học sinh sẽ trả lời được câu hỏi : viết cái gì?
Vấn đề về cách diễn đạt: Cách chọn số liệu và sử dụng những cách diễn đạt hiệu quả (useful expression)
là một bước triển khai cần thiết cho học sinh trước khi viết vì nó giúp học sinh biết cụ thể hóa cho bài viết
của mình, đồng thời trả lời được câu hỏi : viết như thế nào?
Vấn đề về từ vựng: Học sinh không có đủ vốn từ để diễn đạt nhất là khi bài viết miêu tả biểu đồ thường
yêu cầu cao về cách lập luận,diễn giải. Vì vậy, thiếu vốn từ sẽ dẫn đến tình trạng bài viết bị lặp từ hoặc sử
dụng từ không chính xác.
Vấn đề về chọn chủ đề viết thiếu tính xác thực: Nguyên nhân của vấn đề này là do có một số chủ đề
hoặc là không còn cập nhật nữa, hoặc là thiếu tính thực tế nên không khuyến khích được học sinh tham
gia vào bài viết của mình. Ví dụ: Phần Writing bài 11- Sách Giáo Khoa 10 ban nâng cao:
In groups of four, predict the number of visitors to Cuc Phuong National Park and Nam Cat Tien
National Park in 2010.
1.Draw a graph to show your prediction of number of visitors to these national parks.
2.Base on your prediction shown in the graph, write a short paragraph to interpret it.
3
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
Ở phần bài viết trên sẽ khiến học sinh gặp khó khăn trong việc đưa ra dự đoán, nhất là dự đoán ở từng
nhóm sẽ khác nhau. Điều này sẽ khiến giáo viên gặp khó khăn trong việc đưa ra các nhận xét và phản hồi
tích cực cho học sinh. Tình huống này giáo viên có thể linh hoạt thay đổi chủ đề đó bằng cách yêu cầu học
sinh vẽ biểu đồ về điểm bài kiểm tra một tiết vừa mới trả và viết một đoạn văn ngắn phân tích biểu đồ đó,
hoặc là thay đổi bằng các địa điểm du lịch địa phương. Như thế, chủ đề đó sẽ vừa gần gũi, thu hút hơn và
rõ ràng có ý nghĩa giáo dục tốt hơn.
Như vậy, để dạy kỹ năng viết có hiệu quả, bản thân giáo viên luôn phải tìm tòi, trang bị cho mình
những kiến thức về phương pháp để có cách tiếp cận, giải quyết và xử lý tình huống linh hoạt.
III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TRONG VIỆC DẠY KĨ NĂNG MIÊU TẢ BIỂU ĐỒ.
Như đã trình bày, miêu tả biểu đồ là cách chúng ta đang diễn giãi cho người đọc nắm bắt được một
hiện tượng nghiên cứu qua những số liệu thực tế. Do đó, khi yêu cầu học sinh làm bài viết này, giáo viên
phải làm rõ được mục đích của biểu đồ đó là gì? Số liệu và mối quan hệ giữa các số liệu mà nó muốn thể
hiện với người đọc là gì? Xác định được thông tin nào là quan trọng nhất và thu hút sự chú ý của người
đọc nhất. Tùy theo đối tượng học sinh và nội dung bài viết cụ thể, giáo viên có thể áp dụng các kĩ thuật
khác nhau để làm cho bài viết dễ hơn và hấp dẫn hơn. Thông thường “vocabulary brainstorming”,
“information-gap activities”,“questions”, “matching exercises”, “exchanged exercises”, “games”…là
những hoạt động hiệu quả và đem lại một không khí học tập tốt khi dạy kĩ năng miêu tả biểu đồ. Dưới đây
là một số hoạt động mà cá nhân tôi đã áp dụng thành công trong các tiết dạy của mình:
1. Hoạt động dạy các từ thông dụng trong miêu tả biểu đồ:
Giúp học sinh có được một số từ vựng cho bài viết là một bước cần thiết. Tùy theo yêu cầu cụ thể của
bài viết và trình độ học sinh để cung cấp vốn từ cho các em. Sau đây là một số từ sử dụng phổ biến để
miêu tả khuynh hướng tăng giảm trong bài viết miêu tả biểu đồ.
-Verbs:
increase (gradually) decrease rise(steadily) grow
decline soar drop leap
slump dive rocket shoot up
reach (a peak) to remain (constant) level off reach(a plateau)
-Adjectives/Adverbs:
gradual(ly), sudden(ly), rapid(ly), steadi(ly), great(ly), slight(ly), dramatical(ly), moderate(ly)….
Ở hoạt động này, cách đơn giản nhất để giới thiệu các từ trên là giáo viên yêu cầu học sinh làm việc
theo nhóm, phát phiếu học tập cho từng nhóm trong đó có các từ mà giáo viên thấy cần thiết cho bài viết
4
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
của các em; sau đó giáo viên sẽ vẽ các đồ thị với khuynh hướng tăng giảm và yêu cầu học sinh sử dụng
các từ đó để miêu tả.
Tuy nhiên, không phải bài viết nào cũng yêu cầu học sinh nắm được các từ ở trên mà tuỳ vào nội
dung và mức độ của bài viết để giáo viên có những thiết kế hợp lí cho giáo án của mình.
Ví dụ : Unit 6: POPULATION (Phần Writing - Tiếng Anh 11-Ban Nâng Cao)
Đối với bài luyện viết cụ thể này, giáo viên cần thiết phải giúp học sinh nắm được một số từ miêu tả
khuynh hướng tăng giảm của biểu đồ theo từng giai đoạn thời gian cụ thể. Trong hoạt động giới thiệu từ,
bước thứ nhất giáo viên sẽ phát phiếu học tập cho học sinh (trong phiếu đó sẽ có các từ thường dùng miêu
tả khuynh hướng tăng giảm về số lượng):
increase/rise decrease/fall slight(ly) reach (a peak)
on the increase on the decrease sharp(ly) to remain (constant)
to fluctuate to remain unchanged steady/gradually reach(a plateau)
Bước thứ hai giáo viên vẽ một biểu đồ minh họa trên bảng có các khuynh hướng tăng giảm rõ ràng
(bước này rất dễ thực hiện vì giáo viên có thể vẽ trực tiếp lên bảng)
20
15
10
5
0
1970 1980 1990 2000 2010
Cuối cùng, giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng những từ đã cho trong phiếu học tập để miêu tả các
khuynh hướng của biểu đồ đó. Đây sẽ là một bước luyện tập từ vựng hữu ích và rất tự nhiên, phát huy
được tính chủ động và tích cực của học sinh.
2.Hoạt động giới thiệu các cách diễn đạt hiệu quả (useful expression).
Giới thiệu các cách diễn đạt hiệu quả sẽ giúp học sinh cảm thấy mình tự tin vượt qua được những
vướng mắc khi thực hành kĩ năng viết. Đặc biệt, nó rất hữu ích trong việc giúp học sinh tránh được lỗi bị
lặp từ, lặp câu. Thông thường, giáo viên có thể trình bày bước này bằng cách sử dụng máy chiếu hoặc
bằng bảng phụ để không mất quá nhiều thời gian của bài học.
+The bar shows the number of…./The (column) chart illutrates…/ The chart shows the distribution
of…….
+It can be clearly seen (in the chart) that…/ As can be seen ( in / from) the chart……………
+Figures are given in…………
+In comparison with
+The data can be separate into …………
5
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
+In contrast…………………………………….
+ The chart suggests that ……………………………………………………………………
3. Hoạt động sử dụng câu hỏi:
Để giúp học sinh định hướng bài viết của mình một cách dễ dàng, giáo viên có thể giúp học sinh quan
sát biểu đồ thông qua các câu hỏi gợi ý. Các câu hỏi này nên được trình bày theo trình tự của bài viết, bắt
đầu bằng các số liệu quan trọng và đặc biệt là nó nêu lên được mối quan hệ giữa các số liệu thể hiện trên
bản đồ. Giáo viên nên chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi để việc trả lời đó không chiếm
mất quá nhiều thời gian. Sau đó, trình bày câu trả lời trên bảng. Những câu hỏi này sẽ là những gợi ý thiết
thực cho học sinh khi thực hành bài viết của mình:
+What does the chart show?
+How………………in comparison with……………?
+What percentage of ………………………………….?
+Which…………biggest/largest/smallest………… ?
+Is/Are the………increasing/declining/static…?
+What factors do you think affect…………………?
+Which is bigger/smaller……………than……… ?
Sau đây là một số ví dụ với từng bài học cụ thể:
Ví dụ 1: Unit 7: WORLD POPULATION (Phần Writing - Tiếng Anh 11-Ban Cơ Bản)
Sau khi thực hiện các bước lên lớp như dẫn dắt vào bài học, dạy từ vựng, giới thiệu các cách diễn
đạt thông dụng trong kĩ năng viết miêu tả biểu đồ, GV cho học sinh quan sát kĩ biểu đồ. Bước tiếp theo,
GV cho phát phiếu câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời vào phiếu của nhóm mình. Cuối cùng, giáo viên có
thể yêu cầu từng nhóm trình bày câu trả lời trên bảng.
Questions Answers
Group 1
What does the chart show?
………………………………………
Group 2:
Is the world population distributed
evenly?
…………………………………………
Which region has the largest
population? With how many percent?
………………………………………
Group 3:
What percent does East Asia account
for ? Compare with that of Africa?
……………………………………….
6
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
Group 4:
What percent does Northern American
account for ? Compare with that of
Europe?
………………………………………
Group 5:
How many percentage is the population
of Latin America more than one of
Northern America ?
………………………………………
Group 6:
Which region has the smallest
population? With how many percent?
………………………………………
Expected table from students:
Questions Answers
Group 1
What does the chart show?
The chart shows the distribution of world
population by region.
Group 2:
Is the world population distributed
evenly?
No, it isn’t.
Which region has the largest
population? With what percent?
South Asia has the largest population with
32%
Group 3:
What percent does East Asia account
for ? Compare with that of Africa?
The population of East Asia accounts for 26
% and is more than double that of Africa
with 11%.
Group 4:
What percent does Northern American
account for ? Compare with that of
Europe?
The population of Northern American
accounts for 7 % and is nearly half of that of
Europe with 15%.
Group 5:
How many percentage is the population
of Latin America more than one of
Northern America ?
Finally the population of Latin America is
2% more than the one of Northern American,
about 8%.
Group 6:
Which region has the smallest
population? With how many percent?
The Oceania is the least populated with only
2%.
Như vậy nhìn vào hệ thống câu trả lời trên sẽ là một gợi ý khá chi tiết cho học sinh trong việc thực
hành bài viết của mình, nhất là trong bài học cụ thể này, khi mà sách giáo khoa không đưa ra bất cứ một
câu hỏi gợi ý nào. Dưới đây là một bài viết điển hình của học sinh sau khi sử dụng hệ thống câu hỏi ở trên:
The chart shows the distribution of world population by region. It can be seen from the chart that the
world population is distributed unevenly .In comparison with the other region, South Asia has the largest
7
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
population with 32% while the Oceania is the least populated with only 2%. Especially, the population of
East Asia is more than double the population of Africa with 26% for the former and 11% for the latter .
Northern American accounts for 6 % of the world population , is nearly half of that of Africa. Finally,
the population of Latin America is 2% more than the one of Northern American, about 8%.
To sum up, according to the chart more people are found in Asia than in other parts of the world.
Ví dụ 2: Unit 16: HISTORICAL PALCES (Phần Writing - Tiếng Anh 10-Ban Cơ Bản)
Ở bài luyện viết này, mặc dù SGK có đưa ra một số câu hỏi nhưng những câu hỏi đó không có logic và
đặc biệt là không giúp học sinh nắm được tiến trình của bài viết. Vì vậy, khi phát phiếu trả lời câu hỏi giáo
viên có thể thay đổi nội dung câu hỏi , sao cho nó vừa sát với nội dung thông tin cần trình bày trong bài
viết, vừa ngắn gọn dễ trả lời và không mất thời gian.
Groups Questions Answers
Group 1
What does the chart show? ………………………………
Is the number of visitors arrivals to Vietnam from
the USA, France and Australia in 2001 greater than
that in 2002?
……………………………….
Group 2
According to the chart, which country had the
biggest number of visitors to Vietnam in 2001 and
2002?
……………………………….
Which country ranks the second with 99,700
visitors in 2001 and 111,546 in 2002? ………………………………
Group 3
Which country had the smallest number of visitors
to Vietnam in 2001 and 2002? ………………………………
How did the number of Australian visitors to
Vietnam in 2002 increase in comparison with that in
2001?
………………………………
Expected table from students:
Groups Questions Answers
Group 1
What does the chart show?
The chart shows the number of visitors
arrivals to Vietnam from the USA,
France, Australia in 2001 and 2002.
Is the number of visitors arrivals to Vietnam
from the USA, France and Australia in 2001
No, it isn’t. The number of visitors to
Vietnam from the USA, France and
8
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
greater than that in 2002? Australia in 2002 bigger than that in
2001?
Group 2
According to the chart, which country had
the biggest number of visitors to Vietnam in
2001 and 2002?
It is the USA with 230,479 visitors in
2001 and 259,967 in 2002.
Which country ranks the second with
99,700 visitors in 2001 and 111,546 in
2002?
It is France
Group 3
Which country had the smallest number of
visitors to Vietnam in 2001 and 2002?
It is Australia.
How did the number of Australian visitors
to Vietnam in 2002 increase in comparison
with that in 2001?
The number of Australian visitors to
Vietnam increased from 84,085 in 2001
to 96,924 in 2002.
Như vậy, nhìn vào hệ thống câu trả lời ở trên chắc chắn sẽ giúp học sinh (đặc biệt là những học sinh
yếu) có những gợi ý thiết thực nhất để thực hành bài viết của mình. Sau đây là bài viết minh hoạ:
The chart shows the number of visitors arrivals to Vietnam from the USA, France, Australia in 2001
and 2002. It is clear from the chart that the number of visitors to Vietnam from the USA, France and
Australia in 2002 is bigger than that in 2001. According to the chart, the USA has the biggest number of
visitors to Vietnam with 230,479 visitors in 2001 and 259,967 in 2002. France ranks the second with
99,700 visitors and 111,546 in 2002. Australia has a bit fewer visitors than France although the number
of Australian visitors to Vietnam increased from 84,085 in 2001 to 96,924 in 2002.
Ví dụ 3: Unit 15: WOMEN IN SOCIETY (Phần Writing - Tiếng Anh 12-Ban Cơ Bản)
Groups Questions Answers
Group 1
What does the column chart illustrate? …………………………………
Who,in general, do more housework? ……………………………………
Group 2
Do married woman have to do more or less
housework when they have more children? …………………………………….
Do married men have to do more or less
housework when they have more children? ………………………………….
Group 3
How many hours do married men and women
without children spend on their housework
per week?
…………………………………….
How much time does it take men and women
with one or two chilren to do their housework ………………………………………
9
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
every week?
Group 4
What are the numbers of weekly housework
hours that men and women with three or more
chilren do respectively?
………………………………………
What do you think should be done to reduce
the unequal distribution of housework hours
per week between married men and women?
…………………………………….
Sau thời gian học sinh làm việc theo nhóm, giáo viên yêu cầu từng nhóm trả lời miệng các câu hỏi trên
(nên sử dụng sự hỗ trợ của máy chiếu trong bước này).
Expected table from students:
Groups Questions Answers
Group 1
What does the column chart illustrate? The column chart illutrates the average
hours of housework per week done by
married women in comparison with
married men.
Who,in general, do more housework? In general, married women do more
housework than men do.
Group 2
Do married woman have to do more or less
housework when they have more children?
They have to do more housework when
they have more children.
Do married men have to do more or less
housework when they have more children?
Married men have to do less housework
when they have more children.
Group 3
How many hours do married men and women
without children spend on their housework
per week?
Married men and women without
children spend 20 and 30 hours on their
on their housework per week
respectively.
How much time does it take men and women
with one or two chilren to do their housework
every week?
It takes men and women with one or
two children 15 and 50 hours
respectively to do their housework
every week.
Group 4
What are the numbers of weekly housework
hours that men and women with three or more
chilren do respectively?
They are 10 and 55
What do you think should be done to reduce
the unequal distribution of housework hours
per week between married men and women?
Married men should spend more time
sharing the housework with their wives.
10
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
Sử dụng hệ thống câu hỏi ở trên như là những gợi ý, giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành bài viết của
mình.
The column chart illutrates the average hours of housework per week done by married women in
comparison with married men.
In households where there are no children , women are reported to work some 30 hours per week in
household. Men’s contributon to this work averages a considerably lowrer 18 hours.
When children enter the household, however, the inequality become even more pronounced. In families
of 1-2 children, men maintain approximately the same number of hours of housework as in childless
households, but the number of hours women work in the home rise to 52 per week, much of which, no
doubt, is due to childcare responsibilities.
Interestingly, when there are three or more children in the household, men are found to work even
fewer hours around the house than before the appearance of the third child. Whereas women’s unpaid
hours rise to approximately 56 per week, the corresponding figure for men, 16, actually represent a
decrease.
The chart suggests that if women are to fan social equality, they should first be librated from familial
responsibilities. This can only be done if men lend a more helpful hand to women in doing domestic
chores.
Dưới đây là một số tiết dạy viết minh họa:
Tiết dạy thứ nhất: (Bài 16-Tiếng Anh 10-Ban Cơ Bản)
UNIT 16 : THE HISTORIC PLACES
LESSON 4: WRITING
I. Objectives:
1. Education Aims: By the end of this lesson, Ss will be able to know how to describe a chart.
2. Knowledge:
a. General knowledge: - Student knows how to read the information in a chart.
b. Language: - Language used to describe a chart.
- The past tenses.
3. Skills: - Reading: read the model description.
- Speaking: discuss in pairs.
- Writing: write a description.
II. Anticipated problems:
- Students are not familiar with this type of writing.
III. Teaching Aids: - board, textbook, chalk.
IV. Procedures:
Teacher's activities Students' activities
11
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
1. Warm-up: (5 mins)
Teacher draw a chart on the board about students’
opinions about films then ask ss the following
questions:
1.What is it?
2.What can you say when seeing this chart?
>>Leading in the new lesson.: Today, we will learn
how to describle a chart.
2. Before you write:( 20 mins)
Activity 1: Pre-questions.
-Divide the class into 4 groups.
-Hang up the poster in which having some suggested
questions.
-Each group has to answer 2 questions.
Group 1:
+What does the chart show?
+Is the number of visitors arrivals to Vietnam from
the USA, France and Australia in 2001 greater than
that in 2002?
Group 2:
+According to the chart, which country had the
biggest number of visitors to Vietnam in 2001 and
2002?
+Which country ranks the second with 99,700
visitors in 2001 and 111,546 in 2002?
Group 3:
+Which country had the smallest number of visitors
to Vietnam in 2001 and 2002?
+How did the number of Australian visitors to
Vietnam in 2002 increase in comparison with that in
2001?
Activity 2: Useful expressions
- Introduce some useful words/expressions that sts
can use when describing a chart.
+Expressions: As we can see from the chart,
It can be seen from the chart that
According to the chart,
+ Verbs: increase >< decrease
reduce, rise,
+ Adverbs: rapidly, quickly, sharply, steadily, etc.
+ Comparatives and superlatives.
3. While you write:( 10 mins)
Task 2: Based on the answers to the above
questions , write a description of the chart .
- Forming the outline (ask students to put the answers
from the suggested questions in correct order to form
an outline. Remember to remind them to use the
-Ss answer:
1.It’s a chart.
2.Half of the students don’t like film/ 30%
of the students like it very much
- Read the chart and try to get the
information from it.
- Work in groups to ask and answer then
share their answer with their friends.
- Present their ideas on the board.
Group 1:
+The chart shows the number of visitors
arrivals to Vietnam from the USA, France,
Australia in 2001 and 2002.
+No, it isn’t. The number of visitors to
Vietnam from the USA, France and
Australia in 2002 bigger than that in 2001?
Group 2:
+It is the USA with 230,479 visitors in 2001
and 259,967 in 2002.
+It is France
Group 3:
+It is Australia.
+The number of Australian visitors to
Vietnam increased from 84,085 in 2001 to
96,924 in 2002.
- Copy down these words/expressions into
the notebooks.
12
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
linking words such as: and, moreover, whereas…)
+Opening: The chart shows……………(using the
answer of the first question).
+Body:According to the chart………… (using the
answers of the 3st ,4
th
,5
th
, questions in which using
the linking words).
+ Closing: In sum,(In summary)………(using the
answer of the 6
th
question).
-Ask students in groups to complete their writing,
depending on their preparation.
- Let sts write in 10 minutes.
- Move around to conduct the activity.
- Help if necessary.
4. After you write:( 9 mins)
- Take turns to hang Ss’ writing on the board and
give feedback.
- Ask some other sts to give remarks.
- Check and give the correct answer.
- If there is enough time, T can have sts exchange
their writing among sts within a group so that they
can check their friend's work and give remarks.
5. Homework: ( 1min)
- In groups of ten, predict the number of your
school’s students passing the university entrance
exam in the school years 2011 and 2012.
1.Draw a graph to show your prediction.
2.Base on your prediction shown in the graph, write a
short paragraph to interpret it.
- Forming the outline
-Ss complete the writing in groups of 10.
- Read their writing: ( a model description)
" The chart shows the number of visitor
arrivals to Vietnam from the USA, France
and Australia in 2001 and 2002. The
statistics were provided by Vietnam
National Administration of Tourism. It is
clear from the chart that the number of
visitors to Vietnam from the USA, France
and Australia in 2002 is higher than that in
2001. According to the chart, the USA had
the biggest number of visitors to Vietnam
with 230,470 visitors in 2001 and 259,967
in 2002. France ranked second with 99,700
visitors in 2001 and 111,546 in 2002
Australia has a bit fewer visitors than
France although the number of Australian
visitors to Vietnam increased from 84,085
in 2001 to 96,924 in 2002. "
Tiết dạy thứ hai: (Bài 7-Tiếng Anh 11-Ban Cơ Bản)
UNIT 7 : WORLD POPULATION
Part D: WRITING
I. Objectives:
1. Education Aims: By the end of this lesson, Ss will be able to know how to describe the information
in a chart .
2. Knowledge:
13
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
a. General knowledge: - Student knows how to read the information in a chart.
b. Language: - Language used to describe a chart.
- The present tenses.
3. Skills: - Reading: read the model description.
- Speaking: discuss in pairs.
- Writing: write a description.
II. Anticipated problems:
- Students are not familiar with this type of writing.
III. Teaching Aids: - board, textbook, chalk.
IV. Procedures:
Teacher’s activities Students’ activities
I. Pre-writing:
Activity 1: Warm up: Pre-questions
1. What continent has the largest population?
2. The distribution of world population is not the
same in every region, is it?
>> Leading in the new lesson.
Activity 2: Explain some new words:
+ unevenly (adj) (not equal) (synonym)
+ account for(v)=make up / comprise (synonym)
+ region (n) a large area of land (explanation)
+ distribute (v) to spread something over a large
area– >>distribution (n) (explanation)
Activity 3: (may use the poster)
-Provide ss some questions to analyze the chart.
-Divide the class into groups and using the
poster/hand out to give out the questions.
-Ask them to present their answers on the board.
Group 1:
+What does the chart show?
+Is the world population distributed evenly?
Group 2:
Which region has the largest population? With what
percent?
Group 3:
What percent does East Asia account for ? Compare
with that of Africa?
Group 4:
What percent does Northern American account for ?
Compare with that of Europe?
Group 5:
How many percentage is the population of Latin
America more than one of Northern America ?
Group 6:
Which region has the smallest population? With how
many percent?
- Ss give answers.
- Copy down.
Group 1:
+The chart shows the distribution of world
population by region.
+No, it isn’t.
Group 2:South Asia has the largest
population with 32%
Group 3:The population of East Asia
accounts for 26 % and is more than double
that of Africa with 11%.
Group 4:The population of Northern
American accounts for 7 % and is nearly
half of that of Europe with 15%.
Group 5:Finally the population of Latin
America is 2% more than the one of
Northern American, about 8%.
Group 6:
The Oceania is the least populated with
only 2%.
14
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
Activity 4 :
-Teacher asks Ss to form the outline from the above
questions.
Activity 5 :
T may use the poster / projector to present.
Useful language:
-It can be seen that………….
-distributed unevenly
-account for………….percent
-more than double the population of
-half as much as/ nearly half of
-rank first/last
II. While-writing
Task 2: Based on the answers to the above
questions , write a description of the chart .
-Ask students in groups to complete their writing,
depending on their preparation.
- Let sts write in 10 minutes.
- Move around to conduct the activity.
- Help if necessary.
III. Post-writing
- Take turns to hang Ss’ writing on the board and
give feedback.
- Ask some other sts to give remarks.
- Check and give the correct answer.
- If there is enough time, T can have sts exchange
their writing among sts within a group so that they
can check their friend's work and give remarks.
IV. Homework:
- In groups of ten, .
1.Draw a graph to show your prediction of the world
population by region in 2050.
2.Based on your prediction shown in the graph, write
a short paragraph to interpret it.
- Prepare in advance Part E (Language Focus).
-Work in groups.
+Opening: The chart shows…(using the
answer of the first question).
+Body:According to the chart…………
(using the answers of the 3st ,4
th
,5
th
questions in which using the linking
words).
+Closing:
In sum,(In summary)…………………………
(using the answer of the second question).
-Copy down
Sample writing
The chart shows the distribution of world
population by region. It can be seen from
the chart that the world population is
distributed unevenly. The South-East Asia
accounts for 58% of the world population.
Especially, the population of East Asia is
more than double the population of Africa.
The population of Northern American is
nearly half of the population of Africa. In
comparison with the other region, the
Ocean ranks last, about 2%. Finally the
population of Latin America is 2% more
than the one of Northern American, about
8%.
15
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
Tiết dạy thứ ba: (Bài 6:Tiếng Anh 11-Ban Nâng Cao)
Thông thường, những phần dạy kĩ năng viết ở sách nâng cao được thiết kế công phu và có yêu cầu cao,
do đó phân phối chương trình quy định dạy trong thời lượng hai tiết mới có thể đảm bảo yêu cầu của bài
học. Dưới đây là bài soạn dạy trong thời lượng hai tiết với hai giáo án tách biệt:
Tiết 1: UNIT 6: POPULATION
Part D: WRITING
A. Aims:
Describing trends in graphs.
B. Objectives:
+ Knowledge.
By the end of the lesson, Ss will be able to understand the information expressed in the graphs.
+ Skill.
Developing Ss's skill of writing a paragraph describing trends by analizing graphs and using
appropriate structures such as on the increase/ decrease, remain unchanged, fluctuate,
+ Attitude.
Ss get to know and be familiar with information from the graph to do the tasks well.
C. Materials
Textbook, whiteboard markers,….
D. Anticipated problems
Ss may not familiar with this new kind of writing. Thus, T should instruct slowly to make sure Ss
can follow important steps when they write.
E. Procedure
Teacher's activities Student's activities
I.Pre-Writing .
1. Warm-up (15 mins)
Demonstration
- Give handouts to the students.
increase/rise decrease/fall slight(ly)
on the increase on the decrease sharp(ly)
to fluctuate to remain unchanged steady/gradually
- Draw a chart on the board with some arrows to
demonstrate different trends.
- Ask Ss to recognize the chart and introduce
appropriate words in the handouts to describe
those trends.
20
15
10
5
0
1970 1980 1990 2000 2010
-Ss work in groups and introduce appropriate
words and expressions used to describe trends.
eg.
+1970-1980: increase slightly / rise gradually /
to be on a steady increase ….
+1980-1990: remain /keep unchanged …
+1990-2000: sharp decrease/ fall / on the sharp
decrease
+2000-2010: sharp increase/ rise / on the sharp
increase
+2010-2015:: decrease slightly / fall gradually /
to be on a steady decrease ….
16
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
-Introduce expressions (using the poster)
increase/ rise/ on the increase: tăng
decrease/ fall/ on the decrease: giảm
to fluctuate: dao động
to remain unchanged: giữ nguyên
sharp(ly): mạnh, nhanh
slight (ly): nhẹ, ít
steady (ily)/ gradual (ly): đều,ổn định
2. Task 1 – Matching (10 mins)
- Tell Ss to work in pairs analyze the graphs and
read the descriptions carefully.
- Draw Ss' attention to the describing phrases.
- Make sure Ss understand the descriptions
clearly.
- Ask Ss to match the graphs with their
descriptions.
- Call on Ss to explain their answers.
- Feedback and give correct answers.
3.Task 2 - Gap-filling (15 mins)
- Have Ss work individually to study the graphs
and complete the descriptions with the words and
phrases in the box
- Tell Ss to make changes to the words and
phrases
- Ask ss to compare and discuss their descriptions
with a friend.
- Correct answers
II. Consolidation (3 mins)
Repeat some main notes from the lesson to
consolidate on how to write a paragraph to
describe the graph.
III. Homework (2 mins)
Ask Ss to prepare while writing at home.
Ss listen to the T's introductions and write the
new expressions into their notebooks
- Ss work in pairs and analyze the graphs and read
the descriptions
- Ss give the correct answers
Answers:
1. C 2. A 3.D 4.B
- Ss complete the descriptions
- Answers:
1. sharp increase/ rise
rose very slightly/ steadily
on the increase (increasing)
2. slight increase (rise)
remained unchanged
sharp rise (increase)
increasing (on the increase)
Ss keep silent and listen to the T's consolidation
of the lesson.
Tiết 2: UNIT 6: POPULATION
Part D: WRITING
A. Aims
Describing trends in graphs.
B. Objectives
+ Knowledge.
By the end of the lesson, Ss will be able to understand the information expressed in the graphs.
17
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
+ Skill.
Developing Ss's skill of writing a paragraph describing trends by analizing graphs and using
appropriate structures such as on the increase/ decrease, remain unchanged, fluctuate,
+ Attitude.
Ss get to know and be familiar with information from the graph to do the tasks well.
C. Materials
Textbook, whiteboard markers,….
D. Anticipated problems
Ss may not familiar with this new kind of writing. Thus, T should instruct slowly to make sure Ss
can follow important steps when they write.
E. Procedure
Teacher's activities Student's activities
I. Warm-up (10 mins)
- Call Ss to repeat the words and expressions used in
describing trends in the graph by drawing some
trends on the board.
- T corrects and give some remarks
II. While – writing (20)
- Ask Ss to choose one graph and write a brief report
to interpret it.
- A Para includes:
+ A general statement ( tittle, main subject of the
graph)
+ Trends at different times.
+ Overall trend
- Pick up some writings to comment and correct
- Give suggested answers.
III. Post – Writing. (10)
- Prepare a graph which illustrates certain
information, give each group one copy .
- Have Ss work in groups and prepare a presentation
to interpret the information on the graph.
-Ss repeat
-eg.
increase steadily
decrease sharply
remain unchanged ………………………
- Ss choose to write
- Answers:
The graph shows birthrates in Australia
between 1975 and 2000. There was a slight fall
from 1975 to 1980. After that, the birthrate
remained almost unchanged for over 10 years.
Then it decreased slightly in the 2000. In
general, birthrates in Australia are on the
decrease over 25 years.
According to the graph which shows
birthrates in Sweden from 1975 to 2000, the
rate fell slightly in the first 5 years, remained
unchanged until 1985, and rose again in 1990.
After that, there was a sharp fall during the
next ten years. in general, birthrates in sweden
fluctuate over a 25-year period.
- Ss work in groups and prepare presentation.
18
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
- Call on Ss from groups to make the presentation in
front of the class.
IV. Consolidation (3)
- Repeat some useful expressions to interpret a graph
to consoligate the lesson
eg.
+ The graph/ The table shows/indicates/ illustrates/
reveals/ represents….
+ It is clear from the graph that…
+ It can be seen from the table……
+ As can be seen from the graph…
V. Homework (2 mins)
- In groups of ten, .
1.Draw a graph to show your prediction of the
trend of world population development by region
from 2010 to 2020 and from 2020 to 2030.
2.Based on your prediction shown in the graph,
write a short paragraph to interpret it.
-Prepare the tasks in Language focus at home.
-Ss keep silent and listen to the expressions to
consolidate the lesson.
-Time expressions:
In/ for/ during/ before/ after…
In the first/ last three months of the year
Over the next years/ decades/ quarter of a
century
From that time on….
VI. KẾT QUẢ THỰC TẾ.
Trong thực tế giảng dạy môn tiếng Anh ở trường THPT, bản thân tôi đã tiến hành sử dụng một số
kinh nghiệm trên để dạy kĩ năng viết miêu tả biểu đồ. Trước khi tiến hành thử nghiệm những kinh nghiệm
đó, tôi đã soạn giáo án đầy đủ, chu đáo theo chương trình chuẩn kiến thức kỹ năng, vì thế khi kiểm tra kết
quả thực nghiệm tôi thấy bước đầu có tính khả quan.
Tôi đã lựa chọn 4 lớp có trình độ gần tương đương nhau đó là : 11A1, 11A2, 11B2, 11B5 và thử áp
dụng dạy theo hai phương pháp khác nhau.
- Lớp thực nghiệm là : 11B2 và 11B5 (hai lớp tôi áp dụng những kinh nghiệm thực tiễn như đã
trình bày ở trên trong bài viết kĩ năng miêu tả biểu đồ).
- Lớp đối chứng là : 11A1 và 11A2 , không áp dụng những kinh nghiệm đó.
Sau mỗi tiết dạy khác nhau tôi đã thu được kết quả như sau :
Lớp Lớp thực nghiệm Lớp Lớp đối chứng
Mức
dưới
TB
Mức
TB
Mức
Khá
Mức
giỏi
Mức
dưới
TB
Mức
TB
Mức
khá
Mức
giỏi
19
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
11B2(40hs) 5% 33,5% 51,1% 10,4% 11A1(53hs) 15% 52,4% 29,2% 3,4%
11B5(45hs
)
6,6% 33,4% 50,7% 9,3% 11A2(51hs) 12,2% 50,6% 34,3% 2,9%
Qua quá trình giảng dạy và kết quả từ bài kiểm tra tôi nhận thấy:
- Lớp đối chứng 11A1 và 11A2 tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi còn thấp, tỉ lệ học sinh điểm trung
bình là chủ yếu. Thậm chí tỉ lệ bị điểm dưới trung bình còn nhiều. Số lượng học sinh có thể vận dụng kiến
thức vào bài viết còn thấp. Khá nhiều học sinh chưa chú ý nghe giảng , chưa tập trung vào nhiệm vụ được
phân công.
Lớp thực nghiệm 11B2 và 11B5 tỉ lệ điểm khá, giỏi cao hơn lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh đạt điểm
dưới trung bình chiếm lượng rất thấp, phổ biến là điểm 5,6. Không khí học tập sôi nổi,sinh động,học sinh
tích cực thảo luận và xây dựng bài.
Với kết quả như trên chứng tỏ rằng sử dụng những kinh nghiệm trên vào việc dạy kĩ năng miêu tả
biểu đồ đã phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh và giúp cho học sinh hiểu bài nhanh
hơn, kiến thức đọng lại sâu hơn, giờ học lôi cuốn hơn.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Có thể nói kĩ năng viết là một kĩ năng sản sinh; nó chú trọng và có yêu cầu cao về mức độ tiếp nhận
của học sinh. Do đó, dạy học kĩ năng viết nói riêng và dạy học học ngoại ngữ nói chung là một quá trình
tích lũy kinh nghiệm không ngừng. Giáo pháp học hiện đại có nhiều thủ thuật, phương pháp khác nhau để
khai thác bài dạy kĩ năng viết hiệu quả. Tuy nhiên, việc giáo viên sử dụng thủ thuật, phương pháp nào còn
tùy thuộc vào trình độ học sinh, khả năng vận dụng của giáo viên cũng như chủ đề bài đọc. Điều quan
trọng nhất là khi yêu cầu học sinh thực hành một bài viết cụ thể nào đó cần phải xác định rõ mục đích cho
cả bài viết là gì, chứ không chỉ là gợi ý một cách chung chung không có mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng. Hy
vọng rằng, với chuyên đề nhỏ “một vài kinh nghiệm trong việc giúp học sinh THPT miêu tả biểu đồ”
mà tôi đã trình bày trên phần nào đó giúp giáo viên và học sinh có một định hướng về cách tiếp cận và
khai thác bài rèn luyện kĩ năng viết một cách đơn giản và hiệu quả hơn.
PHẦN IV: KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Sau khi tìm hiểu và tích lũy kinh nghiệm, ở phạm vi đề tài này cá nhân tôi có một vài kiến nghị, đề
xuất sau:
Về phía nhà trường:
Cần phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong tập thể giáo viên (đặc biệt là giáo viên ngoại
ngữ), có theo dõi , tổng kết và trao giải cho những đồ dùng có chất lượng và mang tính thực tiễn cao. Đặc
20
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
biệt, cần có đủ trang thiết bị như phòng máy chiếu, phòng học bộ môn, bảng phụ, bút lông… là những
dụng cụ thiết thực và hữu ích trong các giờ học ngoại ngữ, nhất là trong giờ học kĩ năng viết .
Về phía giáo viên:
Khi dạy kĩ năng viết miêu tả biểu đồ, cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài học, từ đó thiết kế giáo án
phù hợp với trình độ của học sinh.Theo kinh nghiệm của bản thân tôi, việc yêu cầu học sinh thực hành kĩ
năng viết ở nhà là một yêu cầu quan trọng và hiệu quả, do đó giáo viên phải căn cứ thời gian, yêu cầu thực
tế của bài học để thiết kế phần bài tập về nhà hợp lí. Đặc biệt là phải dành thời gian để đánh giá bài viết
của các em vào các tiết học tiếp theo và có những phản hồi kịp thời.
Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy mà tôi đã đúc rút ra từ thực tế giảng dạy với bộ sách giáo
khoa lớp 10,11 và 12 hiện hành. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng, nhưng vì điều kiện thời gian và thiếu tài liệu
tham khảo, đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Kính mong các đồng chí
chuyên viên, các bạn đồng nghiệp trao đổi, góp ý để những kinh nghiệm của cá nhân tôi được hoàn thiện
hơn, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở các trường phổ thông ./.
21
Một vài kinh nghiệm trong việc dạy học sinh THPT miêu tả biểu
đồ.
22