Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phân tích mã cổ phiếu SDC Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.7 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
MÔN PHÂN TÍCH VÀ QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ
Đề tài:
Phân tích mã cổ phiếu SDC - Công ty cổ phần
tư vấn Sông Đà
Giảng viên hướng dẫn : PGS,TS. Nguyễn Đình Thọ
Học viên thực hiện :Phạm Văn Tân
Lớp : 19D -TCNH

Hà Nội , tháng 01 / 2015
MỤC LỤC
3.4.5 Phân tích nhóm chỉ số định giá cổ phiếu 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
2
LỜI MỞ ĐẦU
Theo dự báo của ADB, năm 2013 tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng 5,2%, lạm
phát khoảng 7,5%, tất cả đều dưới một con số. Các tập đoàn Nhà nước từng bước tái cấu
trúc, củng cố hoạt động kinh doanh nên nhập khẩu giảm và cán cân thương mại có thể
thặng dư. Tuy nhiên, ngân sách Nhà nước có thể thâm hụt lớn hơn so với kế hoạch là
4,8%.
Kinh tế 2013 có lóe sáng đôi chút nhưng chưa thể hồi phục. Các ngân hàng khó
khăn. Doanh nghiệp thiếu vốn cắt giảm sản xuất, khiến lợi nhuận giảm. 3 tháng đầu năm,
chỉ tính riêng TP HCM có thêm 5.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động Doanh nghiệp
Việt chết là do không trả được nợ. Ngoài ra có những công ty bỏ chi phí sản xuất cao
nhưng hàng hóa không cạnh tranh được dẫn đến tồn kho lớn và kéo dài nên không kham
nổi.
Hiện tượng doanh nghiệp chết lâm sàng vẫn còn nhiều. Nếu đà này không được
chặn đứng, khu vực kinh tế tư doanh Việt Nam sẽ bị thu hẹp. Điều này rất đáng lo ngại vì


nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt
Nam trong tương lai
Đứng trước thực trạng khó khăn của nền kinh tế ngành Bất động sản và chứng
khoán cũng đã gặp nhiều thách thức nhất. Trong những năm qua, thị trường bất động sản
tăng trưởng theo kiểu bong bóng khiến giá nhà giá đất cao ngất ngưởng. Các tòa cao ốc,
chung cư xây xong không có người mua. Một số nước, khi bong bóng vỡ, giá nhà rơi
xuống hơn 50%. Ở Việt Nam vẫn còn mắc cạn trong khâu xử lý các khoản nợ. Nhà đầu
tư cũng là người vay nợ nên không cam tâm chấp nhận thực tế giá xuống quá thấp. Thị
trường bất động sản do đó tiếp tục đóng băng.
Trước thực trạng của ngành bất động sản trong năm qua đã gặp rất nhiều khó
khăn, có doanh nghiệp làm ăn được, cũng có doanh nghiệp bị phá sản. Do vây, để có thể
đưa ra quyết định đầu tư có nên hay không nên mua cổ phiếu SDC, Tôi đã lựa chọn đề
tài: “Phân tích mã cổ phiếu SDC - Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà”.
3
PHẦN I . PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ.
Theo các số liệu thống kê về kinh tế Việt Nam năm 2013 cho thấy nền kinh tế Việt
Nam đang trong 2 giai đoạn nâng cao chu kỳ kinh tế thể hiện ở các đặc điểm sau (i) Sự
phục hổi của chỉ số niềm tin kinh doanh (ii) Các gói kích câu về lãi suât thâp của chính
phủ (iii) Lạm phát giảm (iv) Lãi suât giảm (v) Lãi suât trái phiếu gần như ngang (vi)
Chứng khoán tăng điểm. Ngoài ra việt kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng, kinh tế Châu Âu
thoát đáy, hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC, sự phục hồi của thị trường bất động sản và
hoạt động đầu tư của khối ngoại… sẽ đóng góp tích cực vào thị trường chứng khoán
trong thời gian sắp tới.
Tăng trưởng kinh tế : Tổng sản phẩm trong nước năm 2013 ước tính tăng 5.42%
so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4.76%; quý II tăng 5.00%; quý III tăng 5.54%;
quý IV tăng 6.04%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thâp hơn mục tiêu tăng 5.5% đề ra
nhưng cao hơn mức tăng 5.25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hôi.
Lạm phát : Tổng cục thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013
tăng 0.51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012. Mức tăng 6.04% của
giá cả năm nay cũng được nhận định là thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

PHẦN II. PHÂN TÍCH NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN.
4
Giá BĐS, có thể thấy, so với thời kỳ "vượng” nhất, giá BĐS đã giảm rất sâu.
Nhiều dự án đã giảm tới 50%, trở về giá tương đương thời điểm 2006. Hầu hết các dự án
đã giảm từ 10% - 30% giá bán
Thị trường bất động sản (BĐS) tiếp tục nhận được những ưu đãi từ phía nhà quản
lý. Sau gói hỗ trợ 30.000 tỷ, nhiều động thái khác cũng đã được đưa ra để ứng cứu như
giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế VAT… Vậy nhưng xem ra BĐS vẫn không có nhiều
chuyển biến mang dấu hiệu khả quan.
Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp và thuế VAT. Theo đó, giảm thuế VAT 5% với các hợp đồng bán, cho
thuê, thuê mua nhà ở xã hội thực hiện từ ngày 1-7-2013. Các hợp đồng giao dịch nhà
thương mại đã hoàn thiện có diện tích sàn dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 (đã
gồm thuế, phí bảo trì) giao dịch từ 1-7-2013 đến 30-6-2014 cũng được nhận ưu đãi này.
Cùng với đó, Thông tư này cũng cho biết, sẽ giảm thuế thu nhập DN còn 10% với các
đơn vị đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội. Ngoài ra, DN doanh thu năm không quá 20 tỷ
đồng được áp thuế thu nhập DN 20% kể từ ngày 1-7.
Như vậy, có thể thấy, cùng với việc tung ra gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho thị
trường BĐS, các nhà quản lý vẫn đang nỗ lực đưa ra nhiều "chiếc phao” khác nhằm vực
thị trường này lên. Ngoài việc giảm thuế VAT, thị trường BĐS còn được hỗ trợ về chính
sách miễn thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, từ ngày 1-1-2014 sẽ áp dụng việc miễn thuế
thu nhập cá nhân cho một số đối tượng như: Chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng
BĐS là công trình xây dựng trong tương lai và nhà ở hình thành trong tương lai giữa vợ
với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ
chồng với con dâu; bố mẹ vợ với con rể; ông bà nội với cháu nội; ông bà ngoại với cháu
ngoại; anh chị em ruột với nhau.
Với những giải pháp ưu đãi về thuế, lãnh đạo ngành thuế bày tỏ kỳ vọng, đây sẽ
góp thêm "sức lửa” để làm tan dần "tảng băng” thị trường BĐS. Nhưng vấn đề không dễ.
Thực tế trên thị trường hiện nay, nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận bán với giá lỗ để mong
phần nào đẩy bớt hàng tồn, song đáp lại là sự thờ ơ của khách hàng. Lãnh đạo một sàn

giao dịch BĐS tại Hà Nội cho biết, hiện sàn đang giao bán một căn hộ do khách nhờ giao
dịch với giá 16 triệu đồng/m2 (theo chủ căn hộ, giá lúc mua là 22 triệu đồng/m2) thế
nhưng đã giao bán hơn 4 tháng nay vẫn không thấy có người hỏi mua.
5
Sự khởi sắc đâu đó trên thị trường bất động sản là có thật, ngay trong thời gian
này. Nhưng, chỉ có phân khúc nhà bình dân, giá căn hộ dưới 2 tỷ đồng/căn là còn tương
đối tốt. Phân khúc biệt thự, chung cư cao cấp, nhà ở liền kề… giao dịch vẫn còn rất trầm
lắng. Cho nên, ngay lúc những diễn biến khác lạ như trên, nhiều cổ phiếu của DN có kết
quả kinh doanh yếu kém vừa qua tăng giá mạnh, nay đang đổi chiều. Trong đó, nổi bật
nhất là cổ phiếu FLC có biểu hiện đạt đỉnh và đang bị bán ra mạnh
Thống kê của Công ty Dữ liệu và Phân tích Stoxplus, trong 4 tuần của tháng 11,
các mã chứng khoán thuộc ngành địa ốc dẫn đầu lượng giao dịch trên cả hai sàn. HQC,
SCR, ITA, FLC chuyển nhượng 76,78-122,89 triệu cổ phiếu. Trong đó, SCR mua bán
nhiều nhất sàn HNX với 91 triệu chứng khoán đổi chủ còn FLC có gần 123 triệu đơn vị
được sang tay, cao nhất HOSE. Có 65 cổ phiếu thuộc lĩnh vực bất động sản niêm yết tại
hai sàn chứng khoán, trong đó gần 60% tăng giá so với thời điểm đầu năm. Đà tăng giá
của nhóm cổ phiếu chủ yếu đến từ các mã penny và midcap. Cổ phiếu có mức tăng giá
mạnh nhất sàn là API (Công ty Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương) và VPH (Công ty cổ
phần Vạn Phát Hưng) với mức trên 100%. Hồi đầu năm, hai mã này đều có giá dưới
5.000 đồng nhưng khi kết thúc phiên cuối cùng của tháng 11, thị giá API và VPH lần lượt
đạt 9.000 đồng và 8.900 đồng. Một số mã khác cũng tăng trưởng giá còn có KBC (Tổng
công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc), ITA (Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân
Tạo) hay HQC (Công ty cổ phần Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân) với
tốc độ trên dưới 50%. Đây cũng là những mã thanh khoản cao nhất trong tháng qua khi
liên tiếp dẫn đầu hai sàn chứng khoán về khối lượng giao dịch suốt tháng 11, khớp lệnh
hàng chục triệu cổ phiếu. Như vậy, có thể nói thị trường bất động sản gần trạm đáy.
PHẦN III: PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP.
3.1 Khái quát về Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà
6
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần từ vấn Sông Đà

Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà tiền thân là Xí nghiệp thiết kế Sông Đà (thành
lập năm 1975) sau nhiều lần được đổi tên cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ và được
đổi thành Công ty Tư vấn Xây dựng Sông Đà (2001) trên cơ sở hợp nhất các đơn vị:
Công ty thiết kế tự động hoá CODEMA, Trung tâm thí nghiệm miền Bắc, Trung tâm thí
nghiệm miền Nam, Phòng Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng và thiết bị, Phòng Dự án
và tư vấn đấu thầu với Công ty tư vấn và khảo sát thiết kế.
Cuối năm 2004, Công ty đã tiến hành thực hiện cổ phần hóa và được đổi tên thành
Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà. Đến nay với gần 30 năm xây dựng và trưởng thành,
Công ty đã có trên 500 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học có kinh nghiệm trong
các lĩnh vực kinh doanh trên.
Tháng 11/2006 cổ phiếu của công ty niêm yết tại sàn Giao dịch CK Hà nội. VĐL
đến tháng 3/2009 là 15 tỷ đồng (trong đó vốn nhà nước là 7.650.000.000đ).
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần từ vấn Sông Đà
Hiện nay Công ty đã có các chi nhánh hoạt động trên các vùng miền của đất nước
và một số nước trong khu vực Đông Nam á. Công ty đã xây dựng và áp dụng Hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000. Trong những năm qua, Công
ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà đã và đang tư vấn xây dựng nhiều công trình lớn, trong đó có
nhiều công trình trọng điểm Quốc gia:
- Các công trình thủy điện: Công trình thuỷ điện Hoà Bình (1.920MW), Công
trình thuỷ điện Vĩnh Sơn (66MW), Công trình thuỷ điện Yaly (720MW), Công trình thuỷ
điện Sông Hinh (70MW), Công trình thuỷ điện Cần Đơn (72MW), Công trình thuỷ điện
Sê San 3 (260MW), Công trình thuỷ điện Tuyên Quang (342MW), Công trình thuỷ điện
Ry Ninh 2 (8,1MW), Công trình thuỷ điện Nậm Chiến (210MW), Công trình thuỷ điện
Bình Điền (48MW), Công trình thuỷ điện XêKaman 3 (260MW), Công trình thuỷ điện
Bản Vẽ (300MW), Công trình thuỷ điện Pleikrông (110MW) và Công trình thuỷ điện
Sơn La (2.400MW) và nhiều công trình thuỷ điện vừa và nhỏ
7
- Các công trình công nghiệp và dân dụng như: Nhà máy thép Việt - ý (Hưng Yên)
công suất 200.000T/năm, Nhà máy xi măng Hạ Long (Quảng Ninh) công suất 2 triệu
tấn/năm, Khu chung cư 9 tầng Sông Đà - Nhân Chính (Hà Nội), khu chung cư 9 tầng

H1-3 Thanh Xuân Nam, khu chung cư 9 tầng E13 Thanh Xuân Nam, trụ sở làm việc 5
tầng Tổng Công ty Sông Đà, trụ sở chi nhánh Tổng Công ty tại Sơn La… Lập các dự án
đầu tư như: Dự án khu nhà ở khu công nghiệp Phố Nối A, khu Trung tâm dịch vụ thương
mại bờ trái Sông Đà - Hoà Bình, Khu công nghiệp Đình Trám Bắc Giang, Khu đô thị
Thống Nhất Hoành Bồ - Quảng Ninh, Khu nhà ở Tổng Công ty Sông Đà tại Hoà Bình,
dự án đầu tư khách sạn Sông Đà tại Mường La, dự án nâng cao năng lực Công ty may
Sông Đà, dự án sản xuất chất phụ gia dùng trong công tác bê tông…
- Các công trình đường giao thông như: đường Hồ Chí Minh, hầm qua đèo Hải
Vân, hầm đường bộ qua Đèo Ngang, đường vào nhà máy xi măng Hạ Long, đường thi
công và vận hành các nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Yaly, Sê San 3, Tuyên Quang, Nậm
Chiến, XêKaman3… và đường nội bộ trong các khu công nghiệp và đô thị trong các dự
án mà công ty tham gia tư vấn thiết kế.
- Ngoài ra Công ty còn tư vấn, thiết kế rất nhiều công trình trong lĩnh vực xây
dựng khác như thiết kế hệ thống đường dây truyền tải điện <500KV, khảo sát phục vụ
công tác thiết kế và xây dựng, thí nghiệm vật liệu xây dựng, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá
hồ sơ dự thầu xây lắp, thiết bị các công trình trong và ngoài nước (đấu thầu quốc tế).
3.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính : tỷ đồng
Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013
1. Doanh số 142,725 150,283 113,513 105,673 86,475
2. Các khoản giảm trừ -6,060 -9,357 -224 -568
3. Doanh số thuần 136,664 140,926 113,513 105,449 85,907
4. Giá vốn hàng bán -113,252 -115,010 -93,679 -90,147 -63,850
5. Lãi gộp 23,412 25,917 19,833 15,302 22,057
6. Thu nhập tài chính 1,251 1,493 551 152 2,707
7. Chi phí tài chính -102 -1,190 -1,827 -2,040 -1,227
8
- Trong đó: Chi phí lãi vay -100 -1,146 -1,827 -1,886 -1,099
8.Chi phí bán hàng -166
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp -12,409 -14,046 -11,182 -10,092 -22,385

10 Lãi/(lỗ) từ hoạt động kinh doanh 12,153 12,174 7,376 3,321 986
11. Thu nhập khác 71 69 4,774 5,468 5,564
12. Chi phí khác -141 -500 -4,742 -2,619 -2,242
13. Thu nhập khác, ròng -70 -431 32 2,849 3,322
13b. Lãi/(lỗ) từ công ty liên doanh 1,520
14. Lãi/(lỗ) ròng trước thuế 12,083 11,743 7,408 6,170 5,828
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp –
hiện thời -1,458 -2,837 -1,770 -2,252 -1,691
16. Thuế thu nhập doanh nghiệp –
hoãn lại
17. Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp -1,458 -2,837 -1,770 -2,252 -1,691
18. Lãi/(lỗ) thuần sau thuế 10,625 8,905 5,638 3,917 4,138
19. Lợi ích cổ đông thiểu số 3 -183 -177
20. Cổ đông của Công ty mẹ 10,625 8,905 5,635 4,101 4,315
Bảng 1: Bảng báo cáo kết quả HĐSXKD của doanh nghiệp đã được kiểm toán.
Doanh thu thuần của doanh nghiệp giảm đáng kể từ năm 2009 là 137 tỷ đến năm
2013 doanh thu thuần chỉ còn xấp xỉ 86 tỷ. Mặc dù vậy lãi gộp của doanh nghiệp giảm
không nhiều chỉ là 6%. Do lợi nhuận thuần sau thuế giảm dần qua các năm, năm 2009 lãi
thuần xấp xỉ 11 tỷ tới năm 2012 xấp xỉ có 4 tỷ đồng và năm 2013 tỷ lệ này đã được cải
thiện lên 4.2 tỷ đồng.
3.3 Phân tích về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.
Nội dung 2009 2010 2011 2012 2013
TÀI SẢN

A. Tài sản ngắn hạn
137,127 141,239 163,441 167,859 146,933
I. Tiền và tương đương tiền
13,091 10,713 10,149 4,776 5,556
1. Tiền

13,091 10,713 10,149 4,776 5,556
2. Các khoản tương đương tiền

9
II. Giá trị thuần đầu tư ngắn hạn

1. Đầu tư ngắn hạn

2. Dự phòng đầu tư ngắn hạn

III. Các khoản phải thu
88,720 93,370 113,665 119,493 98,573
1. Phải thu khách hàng
84,492 89,261 109,114 109,445 99,155
2. Trả trước người bán
2,088 772 1,139 861 799
3. Phải thu nội bộ

4. Phải thu về XDCB

5. Phải thu khác
2,240 3,522 3,596 10,261 9,931
6. Dự phòng nợ khó đòi
-100 -184 -184 -1,074 -11,312
IV. Hàng tồn kho, ròng
30,109 30,770 34,903 37,525 35,396
1. Hàng tồn kho
30,109 30,770 34,903 37,525 35,396
2. Dự phòng giảm giá HTK


V. Tài sản lưu động khác
5,207 6,386 4,724 6,064 7,409
1. Trả trước ngắn
204
2. Thuế VAT phải thu
476
3. Phải thu thuế khác

4. Tài sản lưu động khác
5,207 6,181 4,724 6,064 6,933
B. Tài sản dài hạn
27,194 37,157 34,429 34,263 40,598
I. Phải thu dài hạn

1. Phải thu khách hàng dài hạn

2. Phải thu nội bộ dài hạn

3. Phải thu dài hạn khác

4. Dự phòng phải thu dài hạn

II. Tài sản cố định
3,906 6,380 3,071 2,719 6,580
1. GTCL TSCĐ hữu hình
2,424 3,372 3,054 2,719 6,247
Nguyên giá TSCĐ hữu hình
24,912 26,350 27,066 27,341 28,482
Khấu hao luỹ kế TSCĐ hữu hình
-22,488 -22,978 -24,012 -24,622 -22,235

2. GTCL Tài sản thuê tài chính

3. GTCL tài sản cố định vô hình
12
Nguyên giá TSCĐ vô hình
473 473 473 473 446
Khấu hao luỹ kế TSCĐ vô hình
-461 -473 -473 -473 -446
4. Xây dựng cơ bản dở dang
1,470 3,008 17 333
III. Giá trị ròng tài sản đầu tư

1. Nguyên giá tài sản đầu tư

2. Khấu hao luỹ kế tài sản đầu tư

IV. Đầu tư dài hạn
22,560 30,360 30,900 31,400 32,559
1. Đầu tư vào các công ty con

2. Đầu tư vào các công ty liên kết
2,460 2,460 25,687
3. Đầu tư dài hạn khác
20,100 27,900 30,900 31,400 6,900
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài
hạn
-27
V. Tài sản dài hạn khác
728 417 291 144 1,458
1. Trả trước dài hạn

417 291 144 1,458
2. Thuế thu nhập hoãn lại phải thu
728
3. Tài sản dài hạn khác

10
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
164,321 178,396 197,870 202,122 187,531
NGUỒN VỐN

A. Nợ phải trả
121,768 128,596 145,668 149,928 134,008
I. Nợ ngắn hạn
120,214 124,367 141,419 149,250 132,662
1. Vay ngắn hạn
2,493 6,254 9,277
2. Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn
42,615 49,127 49,627 58,918 47,036
3. Tạm ứng của khách hàng
38,286 25,716 25,045 24,029 26,317
4. Các khoản phải trả về thuế
3,155 3,525 3,370 9,214 9,838
5. Phải trả người lao động
18,561 27,590 29,102 28,082 22,803
6. Chi phí phải trả
778 291 10,583 1,266 259
7. Phải trả nội bộ

8. Phải trả về xây dựng cơ bản


9. Phải trả khác
16,818 17,441 19,867 20,523 16,819
10. Dự phòng các khoản phải trả
ngắn hạn

II. Nợ dài hạn
1,554 4,229 4,249 678 1,346
1. Phải trả nhà cung cấp dài hạn

2. Phải trả nội bộ dài hạn

3. Phải trả dài hạn khác

4. Vay dài hạn
22 2,316 1,864 208
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

6. Dự phòng trợ cấp thôi việc
1,532 1,913 2,384
7. Dự phòng các khoản công nợ dài
hạn

B. Vốn chủ sở hữu
42,553 49,801 49,555 49,731 50,685
I. Vốn và các quỹ
42,609 49,783 49,555 49,731 50,685
1. Vốn góp
18,000 21,750 21,750 26,097 26,097
2. Thặng dư vốn cổ phần
8,503

3. Vốn khác
8,503 8,503 11,876 8,503
4. Cổ phiếu quỹ
-1 -1 -1 -1 -1
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

6. Chênh lệch tỷ giá
50
7. Quỹ đầu tư và phát triển
4,428 8,293 8,190 8,706 9,730
8. Quỹ dự phòng tài chính
1,055 1,477 2,027 2,295 2,509
9. Quỹ khác

10. Lãi chưa phân phối
10,625 9,761 5,663 4,131 3,847
II. Vốn ngân sách nhà nước và
quỹ khác
-56 18
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
-74
2. Vốn ngân sách nhà nước
18 18
C. Lợi ích cổ đông thiểu số
2,647 2,463 2,838
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
164,321 178,396 197,870 202,122 187,531
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đã được kiểm toán.
11
Tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp đã được gia tăng đều qua các năm từ năm

2009 là xấp xỉ 165 tỷ đồng đến năm 2012 đã xấp xỉ là 203 tỷ đồng. Đặc biệt là nguồn vốn
chủ sở hữu năm 2009 đạt xấp xỉ 43 tỷ đồng đến năm 2013 là xấp xỉ 51 tỷ đồng.
Các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu vẫn là trả Phải trả nhà cung cấp
ngắn hạn, Tạm ứng của khách hàng, Phải trả người lao động, ngoài ra hoạt động đi vay
vốn của các tổ chức tín dụng đang được doanh nghiệp sử dụng bắt đầu từ năm 2011 xấp
xỉ 2.5 tỷ đồng tới năm 2013 số tiền vay ngắn hạn là 9.3 tỷ đồng.
3.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính
3.4.1 Nhóm chỉ số cổ phiếu
Các chỉ số liên quan tới cổ phiếu đo lường mối tương quan giữa nhà đầu tư với chi
phí và lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể phải trả và thu về được từ danh mục đầu tư của
mình.
Chỉ số EPS đo lường mức lợi nhuận trong một năm nhà đầu tư thu được trên mỗi
cổ phiếu. Các nhà đầu tư luôn mong muốn chỉ số này càng cao các tốt. Bên cạnh đó, EPS
phản ánh khả năng kiếm lời của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu của mình.
TT Nội Dung 2009 2010 2011 2012 2013
1
Số CP lưu hành bình quân
1,800,000 2,175,000 2,175,000 2,609,710 2,609,710
2
Số CP lưu hành bình quân
pha loãng
1,800,000 2,175,000 2,175,000 2,609,710 2,609,710
3
Giá trị sổ sách/một cổ phiếu
(BV)
23.67 22.89 22.78 19.06 19.42
4
Doanh số/một cổ phiếu (S)
75.92 64.79 52.19 40.41 32.92
5

Giá trị sổ sách hữu hình/một
cổ phiếu (Tangible BV)
23.63 22.9 24 20 20.51
6
Giá trị dòng tiền tạo ra/một
cổ phiếu (CF)
4.27 3.26 -1.39 0.06 -0.46
7
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
5.9 4.09 2.59 1.57 1.65
8
Lãi trên cổ phiếu pha loãng
5.9 4.09 2.59 1.57 1.65
9
EPS trước thu nhập khác
5.93 4.24 2.58 0.75 0.7
10
EPS cơ bản theo BCTC năm
0 4.48 2.59 1.61 1.65
Bảng 3 : Bảng tổng hợp chỉ số cổ phiếu qua các năm
12
EPS =
Tổng số lượng cổ phiếu lưu hành
Tổng Lợi nhuận sau thuế
Theo bảng tổng hợp trên chỉ số EPS của doanh nghiệp đang bị giảm qua các năm
năm 2010 là 4.48 tới năm 2013 chỉ còn 1.65 là do số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp
đã được phát hành thêm và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm qua các năm, đã giảm
cho chỉ số EPS giảm liên tục qua các năm.
3.4.2 Nhóm chỉ số sức khỏe tài chính
Nhóm chỉ số sức khỏe tài chính bao gồm các chỉ số về khả năng thanh toán của

công ty như: tỷ suất thanh toán ngay, tỷ suất thanh toán hiện thời, … và các chỉ số về cơ
cấu vốn của doanh nghiệp bao gồm: tỷ trọng nợ trên tổng tài sản , nợ trên vốn chủ sở
hữu, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu…
TT Nội Dung 2009 2010 2011 2012 2013
1
Tỷ suất thanh toán tiền mặt
0.11 0.09 0.07 0.03 0.04
2
Tỷ suất thanh toán nhanh
0.85 0.84 0.88 0.83 0.78
3
Tỷ suất thanh toán hiện thời
1.14 1.14 1.16 1.12 1.11
4
Vốn vay dài hạn/Vốn CSH
0 0.05 0.04 0 0
5
Vốn vay dài hạn/Tổng Tài sản
0 0.01 0.01 0 0
6
Vốn vay ngắn hạn/Vốn CSH
0 0.05 0.09 0.13 0.18
7
Vốn vay ngắn hạn/Tổng Tài sản
0 0.01 0.02 0.03 0.05
8
Công nợ ngắn hạn/Vốn CSH
2.83 2.5 2.85 3 2.62
9
Công nợ ngắn hạn/Tổng Tài sản

0.73 0.7 0.71 0.74 0.71
10
Tổng công nợ/Vốn CSH
2.86 2.58 2.94 3.01 2.64
11
Tổng công nợ/Tổng Tài sản
0.74 0.72 0.74 0.74 0.71
Bảng 4 : Bảng tổng hợp các chỉ số đánh giá khả năng thanh toán của DN
a. Chỉ số thanh toán hiện thời
Chỉ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp được duy trì luôn lớn hơn 1 có nghĩa
là doanh nghiệp có đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp
đáo hạn, nhưng vẫn thấp hơn so với chỉ số của ngành (các doanh nghiệp cùng ngành có
chỉ số thanh toán hiện thời ở mức từ 1.3 đến 22.13).
b. Chỉ số thanh toán nhanh
13
Hệ số thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Chỉ số thanh toán nhanh (Quick ratio/Acid test) cho biết khả năng thanh toán của
doanh nghiệp đến từ các tài sản có thanh khoản cao sau khi đã loại trừ Hàng tồn kho –
một khoản mục có mức độ chuyển thành tiền mặt thấp. Nói cách khác, tỷ số này đo lường
mối quan hệ của các Tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh so với
Nợ ngắn hạn. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp luôn nhỏ hơn 1 là do
lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp luôn bị gia tăng qua các năm, năm 2009 xấp xỉ 31
tỷ đổng đến năm 2013 là xấp xỉ 36 tỷ đồng.
c. Chỉ số thanh toán tức thời
Chỉ số thanh toán tiền mặt đòi hỏi khắt khe hơn về tính thanh khoản. Hàng tồn kho

và các khoản phải thu ngắn hạn bị loại khỏi công thức tính do không có gì bảo đảm là hai
khoản này có thể chuyển nhanh chóng sang tiền để kịp đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.
Có rất ít doanh nghiệp có số tiền mặt và các khoản tương đương tiền đủ để đáp
ứng toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn, do đó chỉ số thanh toán tiền mặt rất ít khi lớn hơn
hay bằng 1. Điều này cũng không quá nghiêm trọng. Một doanh nghiệp giữ tiền mặt và
các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là một
việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử
dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn
toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao
hơn (ví dụ cho vay ngắn hạn). Do vậy, với chỉ số này của doanh nghiệp ở mức dưới 1
điều này có thể là do doanh nghiệp đang sử dụng lượng tiền mặt này để đầu tư với kỳ
vọng là sẽ tăng được lợi nhuận.
d. Cơ cấu vốn
Theo bảng 4 Chỉ số tổng nợ trên tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 2.58-
3.01 cao hơn so với chỉ số của ngành là 2.6. Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy
động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc
14
Hệ số thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Tiền + Các khoản tương đương tiền
vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp.
Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh
và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế.
3.4.3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động
TT
Nội Dung 2009 2010 2011 2012 2013
1
ROE %
27.89 19.29 11.34 8.26 8.59
2

ROCE %
30.55 26.27 16.72 14.74 12.86
3
ROA %
6.93 5.2 3 2.05 2.21
4
Hệ số quay vòng phải thu khách
hàng
1.85 1.62 1.14 0.96 0.82
5
Thời gian trung bình thu tiền khách
hàng (ngày)
196.97 225.01 318.94 378.26 443.15
6
Hệ số quay vòng HTK
3.61 3.78 2.85 2.49 1.75
7
Thời gian trung bình xử lý HTK
(ngày)
101.23 96.6 127.94 146.63 208.43
8
Hệ số quay vòng phải trả nhà cung
cấp
3.37 2.51 1.9 1.66 1.21
9
Thời gian trung bình thanh toán cho
nhà cung cấp (ngày)
108.29 145.58 192.39 219.75 302.84
10
Doanh số tính trên đầu người

215,559 222,281 179,042 166,323 135,500
11
Lợi nhuận thuần tính trên đầu người
16,758 14,046 8,892 6,178 6,526
Bảng 5: Bảng tổng hợp nhóm các chỉ tiêu hiệu quả hoạt dộng của doanh nghiệp
a. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Chỉ số này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh (đầu tư vào tài sản) bình quân sử
dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Bảng thống kê ROA của công
ty cho thấy chỉ số này giảm đều qua các năm, năm 2009 là 6.93 % đến năm 2013 chỉ còn
2.21% và tỷ lệ này đang cao hơn chút so với chỉ số của ngành là 2.2 %.
b. Tỷ suất sinh lời của nguồn vốn (ROE)
15
ROA =
Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận trước thuế
ROE=
Vốn CSH bình quân
Lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu ROE phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Bảng thống kê chỉ số ROE qua các năm theo xu hướng giảm điều này thể
hiện sức sinh lời và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là đang kém dần đi năm 2009
là 27.89 % tới năm 2013 chỉ còn 8.59 % thấp hơn so với trung bình ngành (trung bình
ngành 8.6%) chứng tỏ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân đang bị giẩm sút
qua các năm
c. Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu đo lường mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc
sử dụng tín dụng thương mại (cho khách hàng mua chịu) và khả năng thu hồi nợ đồng
thời phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Theo bảng thống kê
ta thấy tỷ số này đang được doanh nghiệp duy trì khá tốt thông qua việc giảm tỷ số này
xuống từ 1.82 lần năm 2009 xuống còn 0.82 lần năm 2013.

d. Kỳ thu tiền bình quân
Chỉ tiêu này phải ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu. Theo
bảng thống kê ta thấy số ngày trên một vòng quay của khoản phải thu của doanh là tương
đối cao nhưng nhìn về mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mở rộng thị trường,
giữ khách hàng trung thành, chính sách tín dụng của doanh nghiệp trong từng thời kỳ thì
chỉ tiêu này cần xem xét một cách khách quan khi so sánh với chỉ tiêu Thời gian trung
bình thanh toán cho nhà cung cấp. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp đang tăng lên từ 197
ngày năm 2009 đến 443 ngày năm 2013.
e. Vòng quay của hàng tồn kho
16
Vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu bình quân
Doanh thu bán chịu thuần
Khoản phải thu bình quân =
Số vòng quay khoản phải thu
Số ngày trong kỳ
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân
Gía vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển
trong kỳ. Ta nhận thấy năm 2009 chỉ số này của doanh nghiệp là 1.85 tới năm 2013 tỉ lệ
này đã giảm xuống còn 0.85 chứng tỏ lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp ngày càng
gia tăng qua các năm hoạt động. Tỉ lệ này càng nhỏ, càng chứng tở doanh nghiệp đang
làm ăn kém hiệu quả, vì lượng hàng tồn kho cao so với giá vốn hàng bán.
3.4.4 Nhóm chỉ số tốc độ tăng trưởng
TT Nội Dung 2009 2010 2011 2012 2013
1
Tốc độ tăng trưởng doanh số thuần %
7.24 3.12 -19.45 -7.1 -18.53
2

Tốc độ tăng trưởng lãi gộp %
7.47 10.7 -23.47 -22.85 44.15
3
Tốc độ tăng trưởng EBITDA %
23.6 -4.35 -23.32 -15.61 -20.07
4
Tốc độ tăng trưởng EBIT %
9.8 5.8 -28.35 -12.76 -14.02
5
Tốc độ tăng trưởng lãi trước thuế %
18.51 -2.81 -36.91 -16.71 -5.53
6
Tốc độ tăng trưởng lãi thuần %
21.17 -16.18 -36.69 -30.52 5.63
7
Tốc độ tăng trưởng EPS %
0.97 -30.63 -36.72 -39.35 5.23
8
Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản %
15.59 8.57 10.92 2.15 -7.22
9
Tốc độ tăng trưởng Vốn CSH %
26.55 17.03 -0.49 0.35 1.92
10
Tốc độ tăng trưởng vốn điều lệ %
20 20.83 0 19.99 0
Bảng 6: Bảng tổng hợp nhóm chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng
a. Tốc độ tăng trưởng doanh số thuần
Tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp đến năm 2013 chỉ số này là (-
18.53 %) cao hơn so với chỉ số của ngành là (-18.5%), điều này chứng tỏ tốc doanh thu

bình quân của doanh nghiệp đang bị giảm dần qua các năm.
b. Tốc độ tăng trưởng EBIT/Doanh thu
17
Tăng trưởng doanh thu =
DT TB của kỳ trước
Doanh thu TB của kỳ này – DTTB kỳ trước
Tăng EBIT/Doanh thu =
Tổng Doanh thu
Tổng EBIT
Hệ số này phản ánh một đồng doanh thu của doanh nghiệp mang lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận cho cả cổ đông và chủ nợ. Chỉ số này của doanh nghiệp cũng bị giảm
đáng kể qua từng năm 2009 tỷ số này là 23.6 nhưng đến năm 2013 tỷ số này là (-20.07)
do chỉ số EBIT của doanh nghiệp giảm đến năm 2013 là (-14.02).
3.4.5 Phân tích nhóm chỉ số định giá cổ phiếu.
TT Nội Dung 2009 2010 2011 2012 2013
1
Basic P/E
1.52 2.2 3.47 5.73 5.44
2
P/E pha loãng
1.52 2.2 3.47 5.73 5.44
3
P/E trước thu nhập khác
1.52 2.12 3.49 11.96 12.88
4
P/B
0.38 0.39 0.4 0.47 0.46
5
Hệ số Giá Cổ phiếu/Doanh số trên cổ
phiếu (P/S)

0.12 0.14 0.17 0.22 0.27
6
Hệ số Giá/Trị giá Sổ sách TSHH
(P/Tangible Book)
0.38 0.39 0.37 0.45 0.44
7
Hệ số giá/Dòng tiền (P/Cash Flow)
2.11 2.76 -6.49 154.03 -19.77
8
Giá trị Doanh nghiệp/Doanh số
0.02 0.08 0.12 0.24 0.32
9
Giá trị Doanh nghiệp/EBITDA
0.22 0.83 1.34 2.9 3.93
10 Giá trị Doanh nghiệp/EBIT 0.26 0.87 1.49 3.12 3.93
Bảng 7: Bảng tổng hợp các chỉ số định giá cổ phiếu.
Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao
nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập là bao nhiêu. Nếu hệ số P/E
cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ
phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp. Theo
bảng tổng hợp trên có thể thấy được chỉ số này của doanh nghiệp đang tăng qua các năm
cụ thể năm 2009 là 1.52 đến năm 2013 tỷ số này đã là 5.44 và tỷ số này đang vẫn thấp
hơn so với tỷ số của ngành là 6.6.
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so
sánh giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán
bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất
của cổ phiếu đó.
18
P/B =
Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ

Giá cổ phiếu
Chỉ số P/B của doanh nghiệp giảm qua các năm đều tăng điều này chứng tỏ giá cổ
phiếu của doanh nghiệp cũng đã tăng đều qua các năm và đã đạt được những môc đáng
kể.
3.5 Đánh giá chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp và quyết định đầu tư.
3.5.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Số lượng cổ phiếu phát hành của Công ty năm 2009 là 1 800 000 triệu cổ phiếu và
đến 2012 số lượng cổ phiếu của doanh nghiệp là 2,609,710 triệu cổ phiếu, có thể thấy
được việc huy động nguồn vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng đã được
doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả và đã mang lại nguồn vốn lớn giúp cho doanh nghiệp
tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Gía trị sổ sách và doanh thu trên mỗi cổ
phiếu tăng đều qua các năm. Lãi trên mỗi cổ phiếu đều tăng qua các năm điều này chứng
tỏ nhà đầu tư vẫn kiếm được lợi nhuận từ việc đầu tư vào cổ phiếu của Công ty mặc dù
mức tỉ lệ sinh lời trên mỗi cổ phiếu là ít 2.04-2.58 đồng.
Các chỉ số về tài chính của doanh nghiệp đều lớn hơn 1, qua đó có thể thấy được
khả năng thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán nhanh và thanh toán hiện thời của doanh
nghiệp có khả năng thanh khoản ngay cho các khoản nợ sắp tới hạn. Trong khi đó các chỉ
số về nợ lại tăng lên, qua đó có thể thấy tỉ lệ nợ của doanh nghiệp tăng lên qua các năm
do nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất của doanh nghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được nâng cao qua các năm
thông qua các chỉ số như ROA, ROE hay hệ số quay vòng hang tồn kho … của doanh
nghiệp. Trong 2013 mặc dù thị trường bất động sản có nhiều biến động đã ảnh hưởng khá
nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên qua các chỉ số này
có thể thấy được kết quả kinh doanh của doanh nghiêp vẫn có kết quả khá tốt như việc sử
dụng nguồn vốn, tài sản có hiệu quả hay lượng hàng tồn kho đã được giải phóng.
Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, lượng hàng tồn kho bất động sản
trong thời gian qua đã gia tăng qua các năm nhưng với chính sách kiềm chế lượng hàng
tồn kho này doanh nghiệp đã duy trì ở mức ổn định năm 2009 là 31 tỷ tới năm 2013
lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp là 36 tỷ. Mặc dù vậy lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn
được duy trì đều qua các năm, lơi nhuận có giảm nhưng vẫn đảm bảo chi trả cổ tức cho các cổ

đông và giá trị cổ phiếu cũng được tăng lên và nhà đầu tư cũng quan tâm nhiều hơn .
19
3.5.2 Quyết định đầu tư .
Năm 2009
2010 2011 2013 Qui/2014
Nội
dung
Gía
thấp
Gía
cao
Gía
thấp
Gía
cao
Gía
thấp
Gía
cao
Gía
thấp
Gía
cao
Gía
thấp
Gía
cao
Gía trị 22400 28900
18200 30100 9400 19100 6400 7500 6400 12300
Bảng 8: Bảng tổng hợp giá cổ phiếu SDI qua các thời kỳ

Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy được giá cổ phiếu SDC biến động khá mạnh
vào từng thời điểm. Gía cổ phiếu biến động mạnh nhất và giảm sâu vào năm 2013 thời
điểm ngày 7/5/2014 là 12300/cổ phiếu. Như vậy, giá cổ phiếu SDC đang được các nhà
đầu tư chú ý tới
Căn cứ vào các chỉ số phân tích đã nêu ở trên có thế thấy hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đang vẫn duy trì ở mức ổn định, duy trì hoạt động kinh doanh
ổn định nhưng tỉ lệ này vẫn đang ở mức thấp. Và giá cổ phiếu biến đổi qua từng thời kỳ
và giá cổ phiếu SDC đang ở mức thấp nhất, nhà đầu tư có thể đầu tư vào cổ phiếu này.
Trước những tín hiệu vui của thị trường về thị trường bất động sản và những gói kích cẩu
của Chính phủ nhằm hâm nóng thị trường bất động sản và giá cổ phiếu này sẽ lên giá
trong thời gian sắp tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS.Nguyễn Đình Thọ, Slide bài giảng Phân tích và Quản trị đầu tư
2. TS. Nguyễn Thục Anh, bài giảng Phân tích tài chính
3. Website công chứng khoán bảo việt:
4. Website Tổng cục thống kê />5. Các website khác.
20
21

×