A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bộ luật Tố tụng Dân sự ( BLTTDS) ra đời đánh dấu bước phát triển mới của
pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam . Từ ngày 1/1/2005, BLTTDS bắt đầu có hiệu
lực để thay thế nhiều văn bản pháp luật về tố tụng dân sự trước đây, trong đó có
PLTTGQCVADS (1989), PLTTGQCVAKT (1994), PLTTGQCTCLD (1996).
BLTTDS chứa đựng nhiều quy định mới, tiến bộ về thẩm quyền, thủ tục giải quyết
của Tòa án nhân dân đối với các tranh chấp dân sự, trong đó phải kể đến những
tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Dưới đây ta sẽ đi tìm hiểu về “THẨM
QUYỀN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN THEO LOẠI VIỆC VỀ TRANH CHẤP
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI” để từ đó tìm ra những điểm tiến bộ, những hạn
chế trong qui định của pháp luật hiện hành về vấn đề này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHÁI QUÁT VỀ THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN THEO LOẠI VIỆC
VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
1. Một số khái niệm cơ bản:
+ Thẩm quyền dân sự của Tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và
quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố
tụng dân sự của Tòa án.
+ Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc là thẩm quyền của Tòa án
trong việc thụ lý giải quyết các vụ việc theo thủ tục tố tụng dân sự.
+ Tranh chấp kinh doanh, thương mại là sự bất đồng, mâu thuẫn, xung đột
về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể kinh doanh liên quan đến quyền lợi kinh tế
trong quá trình hoạt động kinh doanh, thương mại- các quan hệ có tính tài sản với
mục đích kinh doanh kiếm lời.
Cơ sở pháp lí:
-Điều 126 Hiến pháp năm 1992 qui định nhiệm vụ của Tòa án nhân dân: bảo
vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ
1
của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản,
tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.
-Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân qui định “….Tòa án xét xử những vụ
án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải
quyết những việc khác theo qui định của pháp luật”
-Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 qui định “Bộ luật tố tụng dân sự
qui định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự: trình tự, thủ tục khởi kiện
Tòa án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân, kinh doanh, thương
mại, lao động….”
II: THẨM QUYỀN DÂN SỰ CỦA TÒA ÁN THEO LOẠI VIỆC VỀ
TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
So với pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 thì những
qui định về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh,
thương mại được qui định trong BL TTDS năm 2004 đầy đủ, chi tiết cũng như
được hướng dẫn cụ thể hơn trong nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP. Sự chi tiết và
đầy đủ được thể hiện ở việc BL TTDS đã xây dựng qui định về vấn đề này mang
tính liệt kê. Cụ thể theo qui định của BL TTDS những tranh chấp kinh doanh,
thương mại thuộc thẩm quyền giải của Tòa án dân sự bao gồm:
1.Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa
cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau.
Khoản 1 điều 31 BL TTDS qui định: “tranh chấp phát sinh trong hoạt động
kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và
đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:….” Như vậy, với qui định này ta thấy những
tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tổ chức phát sinh từ hoạt động kinh doanh,
thương mại thuộc thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tòa án khi những tranh
chấp này có các điều kiện sau:
+ Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh
doanh (các bên tranh chấp đều có đăng ký kinh doanh). Theo hướng dẫn tại nghị
quyết số 01/2005/NQ-HĐTP “cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh là cá nhân,
2
tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật”. Nghị quyết cũng chỉ rõ những
chủ thể này bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác; doanh nghiệp; doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp nhà nước; hợp tác xã, liên
hợp tác xã và các cá nhân, tổ chức khác theo qui định của pháp luật.
+ Các tranh chấp này phải có mục đích lợi nhuận. Khái niệm mục đích lợi
nhuận được hiểu là mong muốn thu được lợi nhuận của cá nhân, tổ chức mà không
phân biệt có hay không thu được lợi nhuận trên thực tế.
+ Các tranh chấp này phải thuộc 14 lĩnh vực được ghi nhận tại khoản 1
điều 29 BL TTDS gồm: mua bán hàng hóa; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại
diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kỹ thuật; vẫn
chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận
chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ
phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm;
thăm dò, khai thác.
Mở rộng:
* Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không
có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận thuộc thẩm quyền giải
quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh ( Tòa kinh tế)- nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá
nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
Quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ được xác định là một dạng của
tài sản nhưng nó là một loại tài sản đặc biệt bởi nó mang tính phi vật chất và cũng
không dễ dàng trong việc xác định giá trị của loại tài sản này thông thường thì nó
có giá trị rất cao. Đồng thời, quyền sở hữu trí tuệ được đánh giá là một nhân tố
quan trọng trong nền kinh tế hiện đại chính vì vậy pháp luật ở tất cả các quốc gia
trên thế giới đều đã xây dựng lên một hành lang pháp lý nhằm bảo hộ loại tài sản
này. Việt Nam cũng đã thể hiện sự quan tâm của mình đến việc bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ bằng việc Việt Nam đã xây dựng và ban hành Luật sở hữu trí tuệ. Ngoài
ra pháp luật tố tụng dân sự cũng góp phần tích cực trong việc bảo vệ loại tài sản vô
3
hình này cụ thể pháp luật tố tụng dân sự đã xây dựng một qui định với nội dung
xác định việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công
nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận sẽ thuộc thẩm
quyền dân sự theo loại việc của Tòa án- khoản 2 điều 29 BL TTDS. Với qui định
này có thể thấy điều kiện để tranh chấp về quyền sở hữu, chuyển giao cộng nghệ
giữa các tổ chức cá nhân với nhau thuộc thẩm quyền dân sự theo loại việc của Tòa
án là khi các tranh chấp này có mục đích lợi nhuận. Như vậy, với dạng tranh chấp
này pháp luật không yêu cầu các bên chủ thể phải có đăng ký kinh doanh mà chỉ
cần tranh chấp trong lĩnh lĩnh vực này có mục đích lợi nhuận là sẽ thuộc thẩm
quyền dân sự của Tòa án.
3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành
viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp
nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
a. Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty.
Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty là sự mâu thuẫn, bất đồng ý
chí giữa thành viên công ty với công ty. Nó có thể là sự tranh chấp về hợp đồng lao
động, tranh chấp về trợ cấp cho người lao động, tranh chấp về quyền được chia lợi
nhuận, tranh chấp về thanh lý tài sản, tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành
viên đối với công ty…
Theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự thì các tranh chấp giữa thành
viên công ty với công ty thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc về
tranh chấp kinh doanh, thương mại gồm:
+ Tranh chấp về phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty (thông
thường phần vốn góp được tính bằng tiền, những cũng có thể bằng hiện vật hoặc
bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp);
+ Tranh chấp về mệnh giá cổ phiếu và số cổ phiếu phát hành đối với mỗi
công ty cổ phần;
4
+ Tranh chấp về quyền sở hữu một phần tài sản của công ty tương ứng với
phần vốn góp vào công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ chịu lỗ
tương ứng với phần vốn góp vào công ty;
+ Tranh chấp về yêu cầu công ty đổi các khoản nợ hoặc thanh toán các
khoản nợ của công ty, thanh lý tài sản và thành lý các hợp đồng mà công ty đã ký
kết khi giải thể công ty;
+ Tranh chấp về các vấn đề khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động,
giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
b. Tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau.
Theo qui định tại điểm b tiểu mục 3.5 nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP
hướng dẫn thực hiện qui định tại khoản 3 điều 29 BL TTDS thì các tranh chấp giữa
các thành viên của công ty với nhau bao gồm: các tranh chấp phát sinh giữa các
thành viên của công ty về việc trị giá phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên
của công ty; về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty giữa các thành viên
của công ty hoặc về việc chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty của thành viên
công ty đó cho người khác không phải là thành viên công ty; việc chuyển nhượng
cổ phiếu không ghi tên và cổ phiếu có ghi tên; mệnh giá cổ phiếu, số cổ phiếu phát
hành và trái phiếu của công ty cổ phần hoặc về quyền sở hữu tài sản tương ứng với
số cổ phiếu của thành viên công ty; về quyền được chia lợi nhuận hoặc về nghĩa vụ
chịu lỗ, thanh toán nợ của công ty; về việc thanh lý tài sản, phân chia nợ giữa các
thành viên của công ty trong trường hợp công ty bị giải thể, về các vấn đề khác
giữa các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức công ty.
Lưu ý:
* Nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên
của công ty có tranh chấp với nhau, nhưng tranh chấp đó không liên quan đến việc
thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức
tổ chức của công ty mà chỉ liên quan đến các quan hệ khác như quan hệ lao động,
quan hệ dân sự (ví dụ: tranh chấp về bảo hiểm xã hội, về hợp đồng lao động, hợp
đồng vay, mượn tài sản…) thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinh
5