Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.84 KB, 18 trang )

A - CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP.
I.NHÓM ĐẤT NÔNG NGHIỆP.
1.Khái niệm nhóm đất nông nghiệp.
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì đất nông nghiệp
thường được hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sắm và
những loại cây được coi là cây lương thực. Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng
đất nông nghiệp tương đối phong phú, không chỉ đơn thuần là để trồng lúa, hoa
màu mà còn dùng vào mục đích chăn nuôi gia súc, nôi trồng thủy sản hay để
trồng cây lâu năm..
Trước đây Luật đất đai năm 1993 quy định về đất nông nghiệp tại Điều 42
như sau: “Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản
xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên
cứu thí nghiệm về nông nghiệp.”
Với quy định của Luật đất đai năm 1993, đất dai của Việt Nam chia làm
sáu loại:
- Đất nông nghiệp;
- Đất lâm nghiệp;
- Đất khu dân cư nông thôn;
- Đất đô thị;
- Đất chuyên dùng;
- Đất chưa sử dụng.
1
Theo sự phân chia này đất nông nghiệp đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp
được tách riêng thành hai loại riêng. Tuy nhiên, sự phân loại này dựa theo nhiêu
tiêu chí khác nhau, vừa căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, vừa chủ yếu, vừa
căn cứ vào địa bàn sử dụng đất đã dẫn đến sự đan xen, chông chéo giữa các loại
đất, không có sự tách bạch về mặt pháp lý gây khó khăn cho công quản lý đất
đai.
Để khắc phục những hạn chế đó, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho
người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình trong việc sử dụng đất. Luật
đất đai năm 2003 đã chia đất đai làm ba loại với tiêu chí phân loại duy nhất đó


là căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu. Trên cơ sở đó, đất đai được chia theo
ba phân nhóm :
- Nhóm đất nông nghiệp;
- Nhóm đất phi nông nghiệp;
- Nhóm đất chưa sử dụng;
Như vậy, chúng ta đã mở rộng khái niệm đất nông nghiệp với tên gọi
“Nhóm đất nông nghiệp” thay cho “ Đất nông nghiệp” trước đây. Theo quy định
của Luật đất đai năm 2003 có thể hiểu nhóm đất nông nghiệp là tổng thể các
loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu
phục vụcho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên
cứu thí nghiệp về nông nghiệp, lâm nghiệp.
2.Phân loại nhóm đất nông nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật đất đai năm 2003 nhóm đất nông
nghiệp bao gồm các loại đất:
2
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn
nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thuỷ sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
Như vậy có thể thấy nhóm đất nông nghiệp bao gồm những loại đất sử
dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
II.CÁC QUY ĐỊNH HẠN MỨC ĐẤT.
1.Khái niệm hạn mức đất
Vấn đề hạn mức đất lần đầu tiên được quy định trong Luật đất đai năm

1993 tại điều 44:
“Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây hàng năm của mỗi hộ gia đình là
không quá 3 ha do Chính phủ quy định cụ thể đối với từng địa phương.
Chế độ quản lý và sử dụng đối với phần đất mà các hộ gia đình sử dụng
vượt quá hạn mức nói trên do Chính phủ quy định.
Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và hạn mức đất trống, đồi núi
trọc, đất khai hoang, lấn biển của mỗi hộ gia đình khai thác để sản xuất
nông nghiệp, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản do Chính phủ quy định.”
3
Trên cơ sở này hạn mức đất đã được quy định cụ thể đối với từng loại đất,
từng vùng, từng địa phương tại Điều 5 Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 sau
đó là tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999, theo đó
hộ gia đình cá nhân chỉ được quyền sử dụng một diện tích đất tối đa với một số
loại đất: đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu
năm, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất khai hoang lấn
biển để sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, nuôi trông thủy sản làm muối.
Theo quy định của Luật đất đai năm 1993, có thể hiểu về khái niệm hạn
mức đất như sau: Đó là diện tích đất tối da mà hộ gia đình và các nhân được
phép sử dụng trên cơ sở đất được Nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp
pháp từ người khác hoặc do khai hoang phục hóa.
Với quy định của Luật đất đai năm 1993 khái niệm hạn mức đất có thể coi
là hạn mức sử dụng đất trên thực tế.
Luật đất đai năm 2003 quy định về hạn mức đất tại Điều 70:
“Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba héc ta đối với mỗi loại
đất.
…”
Với thuật ngữ được sử dụng: “Hạn mức giao đất” nhằm khống chế diện
tích đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép giao cho hộ gia đình, cá

nhân, tránh hiện tượng giao đất một cách tùy tiện với diện tích lớn, đồng thời
cũng là cơ sở pháp lý để giới hạn diện tích đất được phép sử dụng của hộ gia
đình, các nhân nà quyền sử dụng đất được hình thành từ việc Nhà nước giao đất.
Như vậy, hạn mức giao đất theo quy định tại điều 70 của Luật đất đai năm
2003 có thể hiểu là: Diện tích đất tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử
4
dụng trên cơ sở đất được Nhà nước giao sử dụng vào mục đích nông, lâm
nghiệp. Diện tích này được xác định theo từng loại đất nông nghiệp cho từng
vùng, từng địa phương khác nhau.
2.Các quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp.
Theo Điều 70 Luật đất đai năm 2003 hạn mức giao đất nông nghiệp được
quy định như sau:
“Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba héc ta đối với mỗi loại
đất.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không
quá mười héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá
ba mươi héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình,
cá nhân không quá ba mươi héc ta đối với mỗi loại đất.
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất
trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn
mức giao đất không quá năm héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì
hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá năm héc ta đối với các xã,
phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá hai mươi lăm héc ta đối với các
xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng
hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá hai mươi lăm héc ta.

5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất
chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để
5
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối không
quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không
tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định
tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Chính phủ quy định cụ thể hạn mức giao đất đối với từng loại đất của
từng vùng.”
Và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 69 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP:
“Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm
muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba (03) ha cho mỗi loại đất
đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông
Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; không quá hai (02) ha cho
mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm,
trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc
dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều
70 của Luật Đất đai và khoản 1 Điều này.
3. Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng
ở ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia
đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử
dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia
đình, cá nhân.
Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi đã giao đất nông nghiệp không thu
tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu
thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.
6

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định hạn
mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước chưa sử dụng cho hộ gia
đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch nhưng không quá hạn mức
giao đất quy định tại khoản 5 Điều 70 của Luật Đất đai.
5. Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển
nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất,
nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được
Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
III.THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.Quy định chung thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1992:
Điều 1 quy định:
“Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế
sử dụng đất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế).
Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải
nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.”
Đối tượng chịu thuế được quy định tại Điều 2:
“Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông
nghiệp bao gồm :
- Đất trồng trọt ;
7

×