Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

thiết chế pháp lý của ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.5 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
ASEAN (Association of Southeast Asia Nations) hay còn gọi là Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á, một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các
quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8
năm 1967,với những thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore,
và Philippines .ASEAN ra đời trên nền tảng của Tuyên bố Băng Cốc, được củng cố
và phát triển không ngừng bởi một hệ thống thiết chế pháp lý luôn được bổ sung và
hoàn thiện. Bên cạnh nhiều ưu điểm, hệ thống thiết chế pháp lý của ASEAN còn bộc
lộ nhiều khiếm khuyết. Do vậy, việc tìm hiểu và so sánh với thiết chế pháp lý của
Liên minh châu Âu là kinh nghiệm để ASEAN tự hoàn thiện mình.
NỘI DUNG
1. Hệ thống các thiết chế pháp lý của ASEAN
1.1 Hệ thống các thiết chế pháp lý trước Hiến chương
Trước khi Hiến chương ASEAN ra đời, cơ cấu tổ chức của ASEAN được thay
đổi khá nhiều lần, theo nhiều giai đoạn khác nhau. Sở dĩ có sự thay đổi đó, là do thứ
nhất: bộ máy làm việc cũ của ASEAN không còn phù hợp với thực tế. Thứ hai, do
cơ cấu tổ chức hoạt động của ASEAN đều được thể hiện thông qua các tuyên bố sau
mỗi lần nhóm họp. Vì vậy, với những biến đổi to lớn của tình hình thế giới nói chung
và các nước trong tổ chức nói riêng đã đặt ra yêu cầu cần có một bản Hiến chương
cho tổ chức.Cơ cấu tổ chức của ASEAN qua các giai đoạn trước khi có sự ra đời của
Hiến chương ASEAN 2007. Giai đoạn từ 1967 – 1976, theo Điều 7 Tuyên bố Băng
Cốc 1967, cơ cấu tổ chức của ASEAN gồm các cơ quan: Hội nghị ngoại trưởng
(AMM); Ủy ban thường trực; Ban thư ký quốc gia; Các ủy ban thường trực khác, ủy
ban đặc biệt… Đến 1976, ASEAN đã thành lập 11 ủy ban thường trực và 9 ủy ban
đặc biệt. Có thể thấy, cơ cấu tổ chức của ASEAN trong giai đoạn này còn khá lỏng
lẻo, chỉ đủ để duy trì hoạt động hợp tác giữa các quốc gia khi cần thiết. Trong giai
đoạn này, Ban thư ký chung của ASEAN còn chưa được thành lập.
Giai đoạn từ 1976 – 1992, theo Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN năm 1976
(tại Bali 24/02/1976), cơ cấu của ASEAN bao gồm: Hội nghị ngoại trưởng; Các hội
nghị bộ trưởng khác ( gồm các hội nghị bộ trưởng: Kinh tế, lao động, phúc lợi xã hội,
giáo dục, thông tin); Ban thư ký ASEAN (cơ quan hành chính của ASEAN); ngoài ra,


1
còn có 9 ủy ban khác ra đời thay thế Ủy ban thường trưc và các ủy ban ad – hoc trước
đó (ví dụ: Ủy ban thương mại và du lịch, ủy ban về ngân sách, ủy ban về văn hóa và
thông tin, ủy ban về khoa học và kĩ thuật…). Một số tiểu ban đã được thành lập nhằm
hỗ trợ cho các ủy ban nói trên giải quyết các vấn đề cụ thể. Giai đoạn này, cơ cấu tổ
chức của ASEAN đã có những cải tiến quan trọng cho thấy sự trưởng thành của
ASEAN, đặc biệt với sự ra đời của Ban thư ký ASEAN. Giai đoạn từ 1992 đến trước
thời điểm Hiến chương có hiệu lực, theo Tuyên bố Singapo năm 1992, cơ cấu tổ chức
của ASEAN được cơ cấu lại bao gồm: Hội nghị cấp cao ASEAN; Hội nghị ngoại
trưởng ASEAN; Hội nghị bộ trưởng các ngành khác; Các cuộc họp cao cấp; Các ủy
ban ASEAN; Ban thư ký ASEAN.
1.2 Hệ thống các thiết chế pháp lý của ASEAN theo Hiến chương.
Sự ra đời của Hiến chương ASEAN năm 2007 đã đánh dấu một bước chuyển
quan trọng và đưa ASEAN bước sang một trang mới với tầm nhìn và quyết tâm to
lớn về một cộng đồng liên kết chặt chẽ hơn, hiệu quả và vững mạnh hơn trước. Hệ
thống các thiết chế của ASEAN theo Hiến chương có thể đánh giá là tương đối hoàn
thiện và tiến bộ.
2
Hội nghị cấp cao ASEAN (Điều 7), bao gồm các nguyên thủ quốc gia hoặc
những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia thành viên. Hội nghị cấp cao tiến
hành họp hai lần trong một năm và do quốc gia thành viên giữ chức chủ tịch ASEAN
chủ trì và tổ chức. Là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN; xem xét,
đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề then chốt liên quan đến
việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN; chỉ đạo các bộ trưởng liên quan thuộc các
hội đồng tiến hành các hội nghị liên bộ trưởng đặc biệt và giải quyết các vấn đề quan
trọng của ASEAN liên quan đến các hội đồng cộng đồng; tiến hành các biện pháp
thích hợp để xử lý các tình huống khẩn cấp tác động tới ASEAN; cho phép thành lập
và giải tán các cơ quan cấp bộ trưởng chuyên ngành và các thể chế khác của ASEAN
và bổ nhiệm Tổng thư ký.
Hội đồng điều phối ASEAN(Điều 8), bao gồm các ngoại trưởng ASEAN,

họp ít nhất 2 lần một năm.Có chức năng và thẩm quyền: chuẩn bị các phiên họp cho
hội nghị cấp cao; điều phối việc triển khai các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị
cấp cao; phối hợp với các cộng đồng ASEAN nhằm tăng cường tính đồng bộ về
chính sách, hiệu quả và hợp tác giữa các cơ quan này; tổng hợp các báo cáo của các
hội đồng cộng đồng ASEAN để trình lên Hội nghị cấp cao, xem xét báo cáo hàng
năm của Tổng thư kí, thông qua việc bổ nhiệm và miễm nhiệm phó tổng thư kí theo
khuyến nghị của Tổng thư kí.
Các hội đồng cộng đồng( Điều 9), bao gồm Hội đồng cộng đồng chính trị-an
ninh, Hội đồng cộng đồng kinh tế, Hội đồng cộng đồng văn hóa-xã hội. Mỗi quốc gia
thành viên sẽ chỉ định một đại diện tham dự cuộc họp của hội đồng cộng đồng
ASEAN, trực thuộc mỗi Hội đồng cộng đồng sẽ có các cơ quan chuyên ngành cấp bộ
trưởng. Mỗi hội đồng cộng đồng họp ít nhất hai lần một năm và do bộ trưởng có liên
quan của quốc gia thành viên giữ cương vị chủ tịch ASEAN chủ trì. Nhiệm vụ của
mỗi Hội đồng cộng đồng: Đảm bảo triển khai các quyết định có liên quan đến hội
nghị cấp cao; điều phối công việc của các ngành khác nhau thuộc phạm vi mình phụ
trách; đệ trình báo cáo và khuyến nghị lên hội nghị cấp cao ASEAN về những vấn đề
do mình phụ trách.
Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng ASEAN (Điều 10), các thiết
chế trực thuộc các Hội đồng cộng đồng. Chức năng, quyền hạn: Thực hiện các thỏa
3
thuận và các quyết định của Hội nghị cấp cao trong lĩnh vực của mình; tăng cường
hợp tác trong lĩnh vực mà mình phụ trách; đệ trình báo cáo và các khuyến nghị lên
các hội đồng cộng đồng liên quan.
Tổng thư kí và ban thư kí trong ASEAN( Điều 11), Tổng thư kí do Hội
nghị cấp cao bổ nhiệm với nhiệm kì 5 năm và không được tái bổ nhiệm, Tổng thư kí
được lựa chọn trong số các công dân của các quốc gia thành viên dựa theo thứ tự
luân phiên, có tính đến sự liêm khiết, năng lực, kinh nghiệm chuyên môn và cân băng
về giới. Nhiệm vụ: tạo điều kiện và giám sát tiến độ triển khai các thỏa thuận và
quyết định của ASEAN, đệ trình các báo cáo hàng năm về các hoạt động của ASEAN
lên Hội nghị cấp cao ASEAN; thể hiện quan điểm của ASEAN và tham gia vào các

cuộc họp với các đối tác; khuyến nghị việc bổ nhiệm và miễm nhiệm các phó Tổng
thư kí lên Hội đồng điều phối ASEAN phê duyệt. Ban thư ký bao gồm tổng thư ký và
các nhân viên. Ban thư kí ASEAN quốc gia (Điều 13) mỗi quốc gia thành viên
ASEAN đều có một ban thư ký đóng vai trò là đầu mối quốc gia trong các hoạt động
liên quan đến ASEAN.
Ủy ban đại diện thường trực bên cạnh ASEAN (Điều 12), mỗi quốc gia
thành viên ASEAN bổ nhiệm một đại diện thường trực có hàm đại sứ bên cạnh
ASEAN. Ủy ban đại diện bao gồm các vị đại sứ của các quốc gia có chức năng
nhiệm vụ: Hỗ trợ công việc của các Hội đồng cộng động và các cơ quan chuyên
ngành cấp bộ trưởng; phối hợp với ban thư kí ASEAN quốc gia; liên hệ với Tổng thư
kí và ban thư kí ASEAN về tất cả các vấn đề liên quan đến công việc của mình; hỗ
trợ hợp tác của ASEAN với các đối tác bên ngoài.
Ủy ban ASEAN ở nước thứ ba và các tổ chức quốc tế( Điều 43), có thể
được thành lập tại các nước ngoài khối ASEAN, bao gồm người đứng đầu cơ quan
đại diện ngoại giao của các quốc gia thành viên ASEAN tại quốc gia đó. Các ủy ban
tương tự có thể được thành lập bên cạnh các tổ chức quốc tế. Các ủy ban này sẽ thúc
đẩy lợi ích và bản sắc của ASEAN tại nước chủ nhà và các tổ chức quốc tế.
Nhìn chung, hệ thống thiết chế của ASEAN theo quy định của Hiến chương
được quy định khá chặt chẽ. Có sự chuyên môn hóa cao hơn trong các cơ quan. Ba
trụ cột của ASEAN mặc dù có cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ khác nhau song giữa các
cộng đồng này lại có mối quan hệ khăng khít và chặt chẽ với nhau, tác động qua lại
4
lẫn nhau. Cùng với sự hỗ trợ từ các cơ quan khác như ủy ban thường trực, ban thư kí,
hội đồng điều phối cùng nhau hướng tới một mục tiêu chung của cộng đồng.
2. Ư u và nhược điểm của cơ cấu tổ chức của ASEAN theo hiến chương ,
một số giải pháp khắc phục.
Bất cứ một tổ chức nào khi ra đời cũng phải xây dựng cho mình một cơ cấu tổ
chức phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức. Kể từ khi được thành lập
ASEAN cũng đã tạo ra một hệ thống cơ cấu tổ chức riêng cho mình. Cơ cấu tổ chức
của hiệp hội hiện nay bám sát theo nội dung mà Hiến chương quy định, tuy nhiên bên

cạnh những mặt tích cực và tiến bộ vẫn còn có những hạn chế, khuyết điểm cần sửa
đổi. Ngày 15/12/2008 khi Hiến chương ASEAN chính thức có hiệu lực sau khi được
tất cả các nước thành viên ASEAN phê chuẩn. Có thể coi đây là một sự kiện quan
trọng, là bước ngoặt lịch sử của Hiệp hội trong hơn 40 năm hình thành và phát triển.
Hiến chương ASEAN đánh dấu một bước chuyển mình cơ bản của Hiệp hội sang
một giai đoạn mới, trở thành một tổ chức liên chính phủ, có tư cách pháp nhân và
hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; đồng thời, phản ánh sự
trưởng thành của ASEAN, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các
nước thành viên ASEAN, nhất là của các vị lãnh đạo, về mục tiêu xây dựng một
ASEAN liên kết chặt chẽ, vững mạnh hơn, để hỗ trợ cho mục tiêu hòa bình và phát
triển của cả khu vực cũng như của từng nước thành viên. Trong Hiến chương
ASEAN 2007 có sự kế thừa khung cơ cấu hiện hành của ASEAN với các cơ quan:
Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và các Hội nghị Bộ trưởng chuyên
ngành khác, Ban thư ký …, mặt khác cũng có một số các cơ quan mới, Các hội đồng
cộng đồng, Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng…Hệ thống các thiết chế của
ASEAN theo Hiến chương có nhiều những ưu điểm và tiến bộ phù hợp nhiệm vụ
mới, tuy nhiên nó còn bộc lộ nhiều hạn chế, cần nhanh chóng khác phục để hoàn
thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
2.1 Những ưu điểm và tiến bộ .
Một là, sự thống nhất trong tổ chức. Khác với các giai đoạn trước, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong ASEAN (hội nghị cấp cao, Tổng
thư ký, Ban thư ký) thường được quy định rải rác trong các văn kiện khác nhau,
nhưng tới Hiến chương, chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan này đã được quy định
5

×