Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Giải pháp nhằm nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện của học sinh qua công tác chủ nhiệm ở THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.48 KB, 20 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO PHONG TRÀO THI ĐUA
HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA HỌC SINH QUA CÔNG TÁC
CHỦ NHIỆM”
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cách đây 45 năm, trong bức thư cuối cùng Bác Hồ gửi cho Ngành giáo dục đến từng
cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên trong cả nước. Trong đó có nội dung
“Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt ( ) phải phấn đấu
nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phát
hiện, bồi dưỡng, biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên
tiến, các gương “Người tốt việc tốt” trong phong trào thi đua. Thấm nhuần lời dạy của
Bác, khi mà toàn Đảng, toàn dân đang sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của
Người. Là một giáo viên chủ nhiệm, người được coi là có vai trò quan trọng trong giáo
dục các em học sinh, tôi nhận thức được nếu là giáo viên chủ nhiệm tốt sẽ giúp các em
rất nhiều trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình. Để làm tốt nhiệm vụ
chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm phải biết tổ chức, hướng dẫn cho tập thể lớp hoạt
động; phải biết phát huy năng lực tự quản của học sinh; phải biết tìm hiểu, nghiên cứu,
phân tích để nắm được đặc điểm, hoàn cảnh, tâm sinh lý, trình độ, năng lực của từng học
sinh trong lớp. Chính vì vậy, bên cạnh việc lo nâng cao năng lực chuyên môn của mình,
tôi phải lo học tập, tích luỹ để có nghiệp vụ của một nhà tổ chức, một nhà tâm lý, một
nhà giáo dục, phải tự rèn luyện để có tấm lòng của một người cha, người mẹ, phải là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo.
Trường THPT Bỉm Sơn là trường có nhiều thành tích, nề nếp kỉ cương của nhà
trường luôn được giữ vững trong đó các giáo viên chủ nhiệm đóng một vai trò quan
trọng. Các lớp đều có những tiêu chí thi đua khác nhau tuy nhiên tôi nhận thấy thi đua
của các lớp đang dừng ở mức hạn chế. Tiêu chí thi đua đưa ra với mục đích chỉ để làm
căn cứ xếp loại hạnh kiểm, trong khi đó hạnh kiểm cũng chỉ có 4 loại: Tốt, khá, trung
bình, yếu. Như vậy vẫn chưa thật sự phân loại được mức độ thi đua của từng cá nhân học
sinh.


Là giáo viên chủ nhiệm, tôi trăn trở làm sao phải vận dụng một cách linh hoạt lời
dạy của Bác vào trong phong trào thi đua của lớp qua đó để thực hiện tốt cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tôi mạnh dạn đề xuất sáng
kiến kinh nghiệm: “ Giải pháp nhằm nâng cao phong trào thi đua học tập và rèn luyện của
học sinh qua công tác chủ nhiệm”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Xây dựng hình thức, phương thức thi đua trong lớp gồm:
+ Thi đua giữa các em học sinh.
+ Thi đua giữa các nhóm bạn.
- Nội dung thi đua:
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thi đua rèn luyện tốt, về nhiều lĩnh vực: Chấp hành nội quy của trường, lớp, thi
đua là việc tốt…
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đổi mới công tác thi đua khen thưởng của lớp 10C9 trường THPT Bỉm Sơn.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp quan sát, tòi.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò.
PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG
- Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể
nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích
bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích.
- Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có
thành tích trong phong trào thi đua.
II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC

- Thi đua thường xuyên.
- Thi đua theo đợt.
III. PHẠM VI THI ĐUA
- Thi đua trong lớp.
IV. NỘI DUNG THI ĐUA
- Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng và nội dung thi đua.
- Xác định chỉ tiêu, khẩu hiệu và thời hạn thi đua.
- Xác định biện pháp tổ chức phong trào thi đua.
- Sơ kết, tổng kết và khen thưởng thi đua.
V. NGUYÊN TẮC THI ĐUA
- Tự nguyện, tự giác, công khai.
- Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
VI. NGUYÊN TẮC KHEN THƯỞNG
- Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời.
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng.
- Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng.
- Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
VII. DANH HIỆU THI ĐUA
- Tôn vinh “Học sinh xuất sắc nhất trong năm”
- Nhóm bạn cùng tiến.
- Tôn vinh “Người bạn tốt nhất trong lớp”.
Chương II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA
CÁC LỚP
I. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG Ở CÁC LỚP.
1. Thực trạng công tác thi đua
Trường THPT Bỉm Sơn có tiêu chí thi đua rõ ràng cho tất cả các lớp, mỗi tuần đều
có xếp loại thi đua theo từng khối. Trong tiêu chí thi đua đó, mỗi lớp với tổng điểm ban
đầu là 100 điểm, nếu lớp nào có học sinh vi phạm sẽ bị trừ điểm thi đua. Dựa vào điểm
thi đua để đánh giá nề nếp của mỗi lớp.
Dựa vào tiêu chí thi đua của trường, mỗi lớp đều xây dựng tiêu chí thi đua cho học

sinh. Mỗi học sinh có điểm ban đầu là 10 điểm, nếu vi phạm những lỗi liên quan đến kỉ
luật nhà trường, xếp loại giờ học sẽ bị trừ điểm.
Điểm thi đua của mỗi học sinh là căn cứ để xếp loại hạnh kiểm.
Cụ thể như sau:
QUY CHẾ THI ĐUA NĂM HỌC 2011- 2012
I. KỈ LUẬT
1. Giờ giấc
- Đi học muộn: Trừ 1,5 điểm/ buổi. Vào muộn 1 tiết: Trừ 1 điểm / lần
- Nghỉ học (kể cả chính khoá và bồi dưỡng), lao động, hoạt động ngoại khoá:
+ Vô lý do ( bỏ học ) : Trừ 1,5 điểm mỗi tiết. 3 điểm/ 1 buổi.
+ Có lý do: Trừ 1 điểm / buổi lao động hoặc ho¹t ®éng ngo¹i khãa
2. Trang phục :
(Thẻ, sơ vin, giày dép) Thiếu hoặc thực hiện không nghiêm túc: Trừ 1,5 điểm/ 1 lần vi
phạm
Không mặc đồng phục: Trừ 2 điểm
3. Vệ sinh:
- Không trực nhật hoặc không trực tuần: Trừ 2 điểm/buổi
- Trực nhật hoặc trực tuần không hoàn thành: Trừ 1,5 điểm/ 1 buổi.
- Ăn quà: Trừ 1.5 điểm /1 lần.
4. Theo dõi qua các tiết học:
- Vào sổ đầu bài giờ Tốt: Trừ 1 điểm/1 lần.
- Vào sổ đầu bài giờ Khá: Trừ 2 điểm/1 lần.
- Vào sổ đầu bài giờ Trung Bình: Trừ 4 điểm/1 lần. Vào sổ đầu bài giờ Yếu: Trừ 6
điểm/1 lần.
- Bị giáo viên nhắc nhở không ghi vào sổ đầu bài tuỳ mức độ mà trừ điểm cho mỗi
lần vi phạm
- VD: Vô lễ với giáo viên trừ 6 điểm /lần vi phạm; nói chuyện hoặc làm việc riêng
trừ 1,5 điểm/lần vi phạm; Mang ĐT di động trừ: 4 điểm
- Không học bài cũ,điểm kém dưới 5 ( không liên quan đến xếp loại giờ học): Trừ 1
điểm/ 1lần vi phạm.`

- Đổi chỗ ngồi trừ 1,5 điểm/1 lần vi phạm.
5. Đối với cán bộ lớp (Lớp trưởng, Lớp phó, Bí thư, Phó BT, các tổ trưởng, cán sự
các bộ môn )
- Không hoàn thành nhiệm vụ: - 1 điểm
( Lấy điểm theo sự tín nhiệm của tập thể lớp )
6. Những trường hợp đặc biệt:
Thường xuyên vi phạm nội quy, không có ý thức sửa chữa, vi phạm kiểm tra, đánh
nhau, xử lý theo quy định của nhà trường.
Điểm thi đua trong tháng: = 10 điểm + điểm được cộng - điểm bị trừ
Xếp loại: Tốt ≥ 9 điểm Khá: 7,0 – 8,5 điểm
Trung bình: 5 – 6,5 điểm Yếu < 5 điểm
Như vậy, nếu thi đua như vậy chỉ xếp được 4 tốp theo 4 loại hạnh kiểm, thi đua
như vậy chỉ mang tính chất răn đe học sinh chưa có khuyến khích học sinh. Ta thấy rõ,
trong tiêu chí này chỉ trừ điểm chứ không cộng điểm.
2. Thực trạng công tác khen thưởng
- Vì với tiêu chí thi đua trên không thể khen thưởng được những cá nhân xuất sắc
toàn diện, chỉ có thể khen thưởng cho những cá nhân đạt thành tích cao trong các lĩnh vực
mà chủ yếu là lĩnh vực học tập như: Học sinh giỏi, học sinh tiên tiến, thi HSG Tỉnh, thi
Olympic
Một số điểm các lớp chưa khen thưởng được:
- Chưa xếp được thứ tự thi đua từ cao xuống thấp, chưa tuyên dương được những học
sinh tiêu biểu và toàn diện trong mọi lĩnh vực từ học tập đến tham gia các hoạt động,
chưa biểu dương được người tốt, việc tốt .
- Nguyên nhân: Chưa có quy chế thi đua rõ ràng, cụ thể để đánh giá được mức độ thi
đua của từng cá nhân.
Chương III. ĐÊ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHONG
TRÀO THI ĐUA
I. NGUYÊN TẮC :
Để thi đạt hiệu quả tốt cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Tổ chức thi đua ở tất cả các tình huống có thể tạo thành nền nếp trong các hoạt

động tập thể.
- Khuyến khích tất cả học sinh tham gia và lần lượt là các hạt nhân chính, không nên
chỉ tập trung vào một vài học sinh tích cực.
- Các cuộc thi đua cần có phát động và tổng kết đầy đủ, không đầu voi, đuôi chuột.
- Công bằng trong đánh giá kết quả thi đua.
- Sử dụng kết quả thi đua hợp ly trong đánh giá toàn diện học sinh, khuyến khích
học sinh tham gia các hoạt động tập thể
II. GIẢI PHÁP
Nguyên tắc đầu tiên: Công bằng trong đánh giá kết quả thi đua
Để tạo sự công bằng đoàn kết, các em không thắc mắc: Tôi xây dựng quy chế thi
đua cho cá nhân, quy chế thi đua này được dựa trên nền tảng quy chế thi đua năm 2011-
2012 mà các lớp đang thực hiện. Trong quy chế này tôi đã thêm một phần quan trọng đó
là phần khen thưởng mà đã quy ra “ điểm thưởng” cho các em .
Quy chế được chia làm 2 phần:
- Phần I: Kỉ luật ( Giống như quy chế thi đua cũ do các lớp tự đề ra)
- Phần II: Khen thưởng ( Là phần bổ sung)
I. THI ĐUA (Giống quy chế thi đua năm học 2011- 2012)
II. KHEN THƯỞNG
1. Cộng điểm
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: + 2 – 5 điểm (Tuỳ theo công việc)
- Đối với các thành viên khác: Tích cực xây dựng bài, tích cực tham gia các hoạt
động tập thể; cộng 01 điểm
- Những học sinh đạt điểm tốt nhiều trong tháng: Cộng từ 1- 2 điểm
- Nếu được học sinh tiến tiến :
+ Tổng kết 6,5- 7đ: Cộng 02 điểm. + Tổng kết từ 7, 0- 7,5 : Cộng 03 điểm
+ Tổng kết từ 7,5 – 7,9: Cộng 04 điểm + Tổng kết từ 8,0 trở lên: Cộng 05 điểm
- Thi HK các môn thi chung:
+ trong tốp 10: Cộng 3 điểm
+ trong tốp 10-50: Cộng 2 điểm
+ trong tốp 100: Cộng 1 điểm .

- Thi chất lượng bồi dưỡng:
+ không phải nhà trường tổ chức : nằm trong tốp 3 được cộng 1 điểm.
+ Nhà trường tổ chức: Trong tốp 50: Cộng 5 điểm.
Trong tốp 100: Cộng 4 điểm.
- Thi Olympic thị xã:
+ HCV: Cộng 4 điểm
+ HCB: Cộng 3 điểm
+ HCĐồng: Cộng 2 điểm
- Thi HSG cấp Tỉnh: Cộng cao hơn thi Olympic 1 điểm, theo thứ bậc.
- Những cá nhân làm việc tốt sẽ được cộng điểm tùy theo tính chất của việc làm.
2. Hình thức khen thưởng
- Cuối mỗi tháng: Sơ kết
- Cuối mỗi kì: Khen thưởng cho 5 bạn có điểm thi đua cao nhất, ngoài ra còn khen
thưởng thêm các mặt như: Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, điểm thi HK cao
nhất, thi chất lượng bồi dưỡng cao nhất, học sinh tiến tiến, học sinh giành huy chương…)
- Cuối năm: Tôn vinh học sinh suất xắc nhất: Có số điểm thi đua cao nhất.
- Những em có tiến bộ trên 10 bậc so với tháng trước.
Nguyên tắc thứ hai: Sử dụng kết quả thi đua hợp lí trong đánh giá toàn diện
học sinh, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động tập thể.
Đó là không chỉ cộng điểm cho cán bộ lớp. cán bộ Đoàn mà còn cộng điểm cho
những em tích cực xây dựng bài, những em được điểm tốt, VD Quy chế này tôi poto và
gửi cho các bậc phụ huynh và các em học sinh, Đề nghị phụ huynh góp ý kiến và cam
kết. Cũng là một lần cho họ hiểu nếu con họ vi phạm sẽ bị xử lí như thế nào?
Cuối tháng tôi cho các tổ trưởng tự cộng trừ điểm, tôi chỉ thêm những phần thưởng
đột xuất, sau đó chiếu lên cho các em xem. (Bản xếp loại thi đua T10- Phụ lục 1)
Nguyên tắc thứ 3: Tổ chức thi đua ở tất cả các tình huống có thể tạo thành nền
nếp trong các hoạt động tập thể.
Bất cứ những việc làm nào tốt của các em mà tôi biểu dương khen thưởng tôi đều
cộng điểm. Dù rằng trong quy chế thi đua không có. VD: Tôi miễn cho những em ở xa
trên 8km không phải đi lao động vào những buổi nhà trường quy định, nhưng bù lại sau

giờ học bồi dưỡng các em sẽ phải làm những việc dọn dẹp phần việc vệ sinh mà lớp phải
đảm nhận. Hôm đó mấy em nhà xa ở lại làm phần việc tôi phân công, có một số em dù
không phải trong thành phần phải làm nhưng vẫn ở lại giúp bạn, sau đó còn giục bạn về
trước vì sợ bạn về nhà quá muộn, hoặc hành động lao vào che cho bạn khỏi bị đánh,
những em được bình bầu là có tinh thần giúp đỡ bạn. … Tôi đều cộng điểm. Qua đây tôi
cũng muốn khuyến khích các em làm việc tốt, bất cứ những việc làm nào tốt của các em
đều được tôi ghi nhận.
Trong bản xếp loại từng tháng, tôi xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Tôi phôto bản
này và gửi cho phụ huynh kèm theo thư gửi cho phụ huynh, trong thư tôi chúc mừng
những phụ huynh có con có điểm thi đua trong tốp 5 trở lên. ( thư gửi cho phụ huynh -
Phụ lục 3) Và sau khi gửi cho phụ huynh đều đề nghị phụ huynh xác nhận và có ý kiến
thì gửi lại cho tôi. Những bản xếp loại theo từng tháng này, thư gửi cho phụ huynh lại
được tôi chiếu lên trong khi họp phụ huynh để phụ huynh xác nhận lại một lần nữa. Vì
vậy, tháng đầu còn có việc có em dấu bố me, các tháng sau chuyện đó không hề có.
Kết quả: số lần vi phạm của các em đã giảm rõ rệt qua từng tháng ( T10, T11, T1+2,
T3 phụ lục 2, 4, 5 )
Nguyên tắc thứ 4: Các cuộc thi đua cần có phát động và tổng kết đầy đủ, không
đầu voi, đuôi chuột.
Cuối học kì 1, điểm tổng của các tháng kì I sẽ là điểm thi đua của các em. Cả năm là
học kì II x 2 + HKI. Điểm thi đua từng cá nhân trong năm qua là phù hợp và tập thể lớp
cũng đã tôn vinh em có điểm thi đua cao nhất cả năm.( Phụ lục 6)
Nguyên tắc thứ 5: Khuyến khích tất cả học sinh tham gia và lần lượt là các hạt
nhân chính, không nên chỉ tập trung vào một vài học sinh tích cực.
Sau một thời gian, khi đã có đánh giá về năng lực của các em. Tôi phân lớp thành
4 tốp ( tốp 1, tốp 2, tốp 3, tốp 4). Nếu như tốp 1 cần 5 điểm tốt trên tháng mới được cộng
điểm thì tốp cuối cùng của lớp ( tốp 4) chỉ cần 2 điểm tốt cũng được cộng 1 điểm. Nếu
các em vượt qua được tốp hiện tại cũng được khen thưởng .
Để khơi dậy được tinh thần thi đua của các em tôi luôn nhắc nhở các em thi đua chứ
không phải là ganh đua, bệnh thành tích. Vì vậy, ngoài việc thi đua cá nhân, tôi còn cho
các em thi đua giữa các nhóm: Việc sắp xếp các nhóm luôn đồng đều với nhau, có những

em học tốt, những em học khá, học kém. Những em học giỏi luôn được tôi trọng dụng,
nhưng phải là những biết vì bạn bè. chỉ cần nghe một lời kêu ca của nhóm là bạn ấy
không chịu giảng bài cho em thì sẽ bị tôi phê bình ngay, những em nào nhiệt tình giảng
bài cho bạn thì tôi khen ngợi. Những nhóm phân chia này đã thực sự tạo ra một phong
trào thi đua giữa các nhóm. Đầu năm quy định nhóm, cuối học kì, cuối năm phát phần
thưởng cho nhóm tiến bộ nhất. Cuối năm học, tôi đã phát phần thưởng cho nhóm đạt
danh hiệu “nhóm cùng tiến nhất”. Chính vì sự thi đua giữa các nhóm nên những em học
giỏi lớp tôi đã được các bạn thể hiện quy trọng rõ rệt, mỗi lần xắp xếp chỗ ngồi lại, khi
thay đổi những em học giỏi, nhiệt tình giảng bài bao giờ cũng được các bạn tranh về
nhóm của mình.
Ngoài việc bình bầu “nhóm bạn cùng tiến”, tôi còn cho các em bình bầu “Người bạn
tốt nhất” tiêu chuẩn là những em hạnh kiểm tốt, học lực khá trở lên, những em làm được
nhiều việc tốt như: Nhiệt tình giảng bài cho bạn, nhiệt tình với công việc tập thể, có vai
trò trong giữ gìn đoàn kết trong lớp. …Kết quả bình chọn rất đúng với tình hình thực tế,
qua đây các em càng phải có ý thức hơn trong việc sống thế nào cho mình được gọi là
“người bạn tốt”
Để khơi dậy tinh thần thi đua của các em đó là luôn nhắc nhở các em, có khi phải
bằng thư , trong năm qua tôi đã gửi cho các em 2 bức thư, khi vào học được 2 tháng khi
biết được được đặc điểm tính cách của từng em, và một bức cuối năm, Bức thư có 2
phần, một phần gửi chung cho tập thể lớp, một phần tôi để trống, tư tay viết thư cho từng
em, có em thì phải viết rất nhiều, cả mặt giấy, những em thì có thể chỉ là một câu như:
Em hãy mãi là một học sinh gương mẫu nhé. Hay là “ Cô đang rất mong chờ sự tiến bộ
ở em” (Phụ lục 7).
III. KẾT QUẢ
1. Thống kê kết quả qua các tháng.
- Tháng 9: Khi chưa áp dụng quy chế thi đua.
- Tháng 10 trở đi đã áp dụng quy chế thi đua.
Kết quả thống kê như sau:
Tháng 9
Tháng

10
Tháng
11
Tháng
1 + 2
(tính TB)
Tháng
3
Tháng 4
+ 5 (tính
TB)
Số lượt vi phạm 30 26 20 17 11 4
Số lượt bỏ giờ,
bỏ các buổi sinh
hoạt, lao động
12 7 3 2 1 0

Số lượt điểm tốt Chưa
tính
78 98 112 132 143
Số lượt được
cộng điểm
Không
có cộng
điểm
15
30 20 33 22
Như vậy: Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy số lượt các em vi phạm ngày càng
giảm, số lượt điểm tốt ngày càng tăng lên, số điểm cộng cũng tăng lên. Sở dĩ tháng 11 và
tháng 3 tăng là do 2 tháng này là 2 tháng thi đua của nhà trường, nên có nhiều hoạt động

tập thể hơn.
2. Kết quả các danh hiệu cá nhân và nhóm bạn.
- Danh hiệu Học sinh xuất sắc nhất trong năm” thuộc về em Hoàng Mai Phương có
điểm thi đua cao nhất.
- Danh hiệu nhóm bạn cùng tiến: thuộc về 4 em Đặng Phương Thảo, Nguyễn Mai
Anh, Phạm Phương Thảo, Nguyễn Thị Vân. Đều là những em học lực khá, giỏi, hạnh
kiểm tốt.
- Danh hiệu “Người bạn tốt nhất” . Giải nhất thuộc về em : Phạm Đăng Phúc. Nhì
thuộc về em : Lâm Sỹ Dũng. Ba thuộc về em: Chu Thế Dương.
3. Kết quả danh hiệu tập thể lớp
- Trong kỳ thi chất lượng bồi dưỡng năm học 2012 – 2013 tập thể lớp 10C9 đứng thứ
3 trong khối sau hai lớp chọn 1 và chọn 2.
- Số lượng học sinh giỏi và học sinh tiên tiến đứng thứ 3 trong khối sau hai lớp chọn
1 và chọn 2.
- Lớp đạt tiên tiến có số điểm thi đua đứng thứ 2 của khối (trên cả lớp chọn 2)
- Trong các đợt thi đua: Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và ngày thành
lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 đều đứng thứ nhất.
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
Tất cả những làm của tôi, sau một năm thực hiện tôi thấy đã phù hợp với lớp. Các
phong trào thi đua học tập và rèn luyện trong lớp đều diễn ra rất sôi nổi. Được thầy cô
giáo dạy bộ môn đánh giá cao. Cuối năm tôi phát phiếu thăm dò, trong đó có phần để
học sinh góp ý những biện pháp cô nên làm để lớp đi lên, phần đó các em đều ghi với
nội dung tương tự nhau: Đó là các vấn đề cô đưa ra rất hợp tình hợp lí, chúng em hoàn
toàn tin tưởng vào cô. Đây chính là phần thưởng vô giá mà tôi đã đạt được trong năm
qua. Tôi vui mừng khi các em đã là thành viên của lớp tôi đều tiến bộ: Có những em tiến
bộ vượt bậc: như em Phạm Đăng Phúc là ma điện tử, khi tôi nhận lớp chủ nhiệm thì phụ
huynh đến gặp tôi đầu tiên là phụ huynh của em,( Đến để kể sự thật về con mình), cuối
năm đứng trong tốp khá của lớp. Em rất ngoan ngoãn, nhiệt tình giảng bài, tôi phân công
em là cán sự bộ môn Hóa em lên chữa và còn giảng bài cho các bạn. Được bình bầu

“Người bạn tốt nhất”. Những em mà những ngày đầu nhận lớp tôi lo ngại, như lao
động thì bỏ, ĐH chi đoàn bỏ … nhưng cũng chỉ một lần đó, trong năm chưa có em nào
bỏ giờ đi chơi.
Vui mừng hơn nữa là những kinh nghiệm này của tôi đã được các đồng nghiệp đánh
giá cao và sử dụng cho lớp của mình, trong đó có cả cô giáo đã từng chủ nhiệm tôi hồi
cấp III.
II. ĐỀ XUẤT
Xã hội ngày càng phức tạp, những mặt xấu của nó tác động không ít đến các em
học sinh, gia đình cần phải quan tâm nhiều hơn đến con em mình và giáo viên chủ nhiệm
cần phải có nhiều kĩ năng hơn nữa để thuyết phục, giáo dục các em. Tôi mong rằng các
trường sẽ có một chế độ quan tâm hơn tới giáo viên chủ nhiệm hơn nữa. Như trường tôi
có kế hoạch là một năm sẽ có cuộc bình bầu “Giáo viên chủ nhiệm giỏi”.
Những điều tôi đã áp dụng có thể đúng cho những lớp đại trà nhưng cũng có thể có
bật cập đối với những lớp chọn có đầu vào cao và các em ngoan ngoãn. Với tinh thần cầu
thị tôi rất mong được sự góp ý của thầy cô và đồng nghiệp.

MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1
I. Đặt vấn đề 1
II. Mục đích nghiên cứu 2
III. Đối tượng nghiên cứu 2
IV. Phương pháp nghiên cứu 2
PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về công tác thi đua,
khen thưởng
3
Chương II. Thực trạng về công tác thi đua, khen thưởng
của các lớp trường THPT Bỉm Sơn
4

Chương III. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong
trào thi đua
6
I. Nguyên tắc 6
II. Giái pháp 7
III. Kết quả 11
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 13
I. Kết luận 13
II. Đề xuất 14

×