Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC PHÂN MÔN TẬP VIẾT LỚP12 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH HIỆP DẦU TIẾNG BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.57 KB, 14 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2007
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC PHÂN MÔN TẬP VIẾT
LỚP1/2 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH HIỆP DẦU TIẾNG BÌNH DƯƠNG
I/ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong thời gian qua tôi thấy việc dạy học tập viết là một trong những phân môn có
tầm quan trọng đặt biệt ở Tiểu học nói chung và nhất là ở lớp1/2 nói riêng. Dạy tập
viết là trang bị cho học sinh bộ mã chữ viết và những kỹ thuật viết chữ , tập viết rèn
luyện cho học sinh kỹ năng dùng hệ thống ngôn ngữ nói và viết để giao tiếp . Hai kỹ
năng này luôn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Nếu có kỹ thuật viết chữ ,có tốc độ viết
chữ và khả năng đọc tốt thì học sinh sẽ có điều kiện học tốt những môn học khác nhất
là chữ viết.
“Chữ đẹp là tính nết.
Của những người trò ngoan”.
Thật vậy phân môn tập viết có ý nghĩa và vị trí rất lớn. Nếu ở trường tiểu học học
sinh không được thực hành, được rèn luyện kỷ về cách cầm bút, cách viết các con
chữ đúng, đẹp, nhanh thì sang những lớp trên học sinh dễ mắc lỗi và khó sửa những
lỗi mà các em đã mắc phải trong quá trình học viết.
Vì thế tôi chọn đề tài: “BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC PHÂN
MÔN TẬP VIẾT LỚP 1/2 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH HIỆP”. Từ đó giáo dục
cho các em những đức tính cẩn thận, gọn gàng, sạch sẽ, tính thẩm mỹ nâng dần chất
lượng môn tập viềt của học sinh góp phần vào sự nghiệp giáo dục.
II/ NỘI DUNG THỰC HIỆN:
1/ Đặc điểm tình hình :
a/ Năm học 2006–2007 tôi được Ban giám hiệu Trường Tiểu học Định Hiệp
giao chủ nhiệm lớp1/2 với:
- Tổng số học sinh : 28 học sinh.
- Tổng số học sinh nữ : 10 học sinh.
- Tổng số học sinh nam:18 học sinh.
b/ Học sinh ở độ tuổi :

Người thực hiện : Nguyễn Thị Giàu - 1 -


Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2007
- Học sinh năm 2000 : 25 học sinh .
- Học sinh năm 1998 : 2 học sinh .
- Học sinh năm 1997 : 1 học sinh .
Do các em mới đươc học và tập viết nên còn rất nhiều em viết chữ chưa đẹp,
không đúng mẫu. Các em thường có thói quen viết theo ý mình. Chữ viết không đúng
ô li hay viết bỏ lửng, không tròn nét viết hay bị khuyết.
* Ví dụ: Chữ các em chữ
Chữ các em viết chữ
Các em viết chữ chưa đẹp,chưa đúng như em: Hữu Thành, Ngọc Quốc, Minh Đức,
Trang Đài, Trung Hậu, Thanh Sang, Quốc Thái, Huyền, Trung, Trường.
2/Thuận lợi và khó khăn :
* Thuận lợi :
- Được sự quan tâm của Sở Giáo Dục –Đào Tạo và Phòng Giáo Dục huyện
và Ban Giám Hiệu Trường Thị trấn tạo điều kiện được tập huấn thay sách
giáo khoa lớp 1 năm học 2002-2003, dự chuyên đề môn tập viết lớp 1 do
Trường Tiểu học Minh Hòa mở chuyên đề .
- Trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học phục vụ dạy tập viết như :Bộ chữ dạy tập
viết sử dụng trên lớp , trên bảng , ở vị trí thích hợp hoặc đưa tới từng nhóm ,
từng tổ cho học sinh quan sát ,nhận xét .
* Khó khăn :
- Học sinh chưa quen với kỹ năng rèn chữ viết .
- Các em chưa nắm vững cấu tạo và mẫu chữ viết.
- Đa số các em học sinh chưa qua mẫu giáo nên việc cầm bút viết rất yếu và
xấu .
3/ Nguyên nhân dẫn đến học sinh viết chữ chưa đúng mẫu :
- Không nhớ về nét chữ .
- Không nhớ về hệ thống nét chữ .
- Viết không liền nét .


Người thực hiện : Nguyễn Thị Giàu - 2 -
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2007
- Chưa nắm được độ cao các con chữ .
- Đa số các em thường có thói quen viết cho xong bài ,quên hẳn gò nét chữ
của mình .
- Bỏ dấu thanh không đúng .
- Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh viết chữ chưa đúng
mẫu .
- Để giúp học sinh học tốt môn tập viết và viết đúng chữ,đúng mẫu cần tìm
hiểu tâm sinh lý của học sinh.
4/ Cơ sở tâm sinh lý học sinh:
- Tập viết là một quá trình rèn luyện một kỷ năng mới của học sinh. Hoạt động
này chi phối rất nhiều hoạt động của cơ thể.
- Điều khiển trực tiếp quá trình tập viết của học sinh là đôi tay, cơ và xương
của tay, trẻ em ở độ tuổi này nhiều chỗ còn sụn nên các ngón tay cử động vụng về,
chóng mệt mỏi. Tâm lí cầm bút của học sinh là sợ rơi nên các em cầm chặt làm cho
các cơ tay căng lên, khó di chuyển. Vì vậy khi viết học sinh viết bằng toàn thân.
- Giáo viên phải nắm đặc điểm tâm lí, sinh lý này hướng dẫn các em cẩm bút.
Cầm bút tự nhiên, thoải mái, thì các em vận động mới dễ dàng.
- Cùng với đôi tay, đôi mắt có nhiệm vụ tiếp thu hình ảnh chữ viết để tái hiện
lên mặt giấy, mặt bảng. Nếu chữ trình bày không đúng kích cở (nhỏ hơn) thì học sinh
không nhìn rõ.
- Khi tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn học sinh đã có thể tiếp thu được
toàn bộ nhưng do đặc điểm của đôi tay và do tâm lý nên học sinh chưa tái hiện đầy
đủ. Vì vậy, giáo viên cần tạo điều kiện để các em được luyện tập nhiều lần.
- Yếu tố tinh thần đóng vai trò quan trọng trong quá trình tập viết của học sinh.
Giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh đươc viết trong tư thế thoải mái, phấn khởi
thì hiệu quả dạy viết mới cao.
* Từ những nguyên nhân cơ bản trên, nhiệm vụ giáo viên phải hướng dẫn học
sinh viết đúng mẫu, kích cỡ…


Người thực hiện : Nguyễn Thị Giàu - 3 -
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2007
+ Giáo viên tìm hiểu gia đình học sinh.
+ Biết được thể lực học sinh.
+ Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí, luân phiên đổi chỗ hàng tuần, hàng tháng.
- Tìm hiểu vế tốc độ viết chữ của học sinh
- Củng cố kiến thức học sinh nắm kỹ về các nét, đặc điểm và cấu tạo nét
- Về hệ thống nét chữ : gồm 2 loại nét cơ bản là nét thắng và nét cong.
- Nét thẳng gồm : nét thẳng đứng … ,nét ngang … , nét xiên trái … , nét
xiên phải …
- Nét cong gồm : cong hở trái … , cong hở phải … và cong kín …
* Để tạo sự liền nét khi viết các con chữ , còn có hệ thống nét phối hợp .
+Nét móc : nét móc xuôi … , nét móc ngược … ,nét móc hai đầu …
+ Nét khuyết : nét khuyết trên … ,nét khuyết dưới …
+Nét thắt … ( ….)
- Ngoài ra có một số nét đặc biệt như nét chấm trên đầu con chữ.…, các nét thể
hiện dấu phụ trên đầu con chữ ă , â ,ê , ư ,ơ ,t , đ ,…
* Về độ cao: gồm có
- Nhóm chữ Cao 1 đơn vị gồm chữ : a, ă, â, e, ê, i, u, ư, n, m, v, x, o, ô, ơ
Cao 1.25 đơn vị gồm chữ : s, r
Cao 1.5 đơn vị gồm chữ : t
- Nhóm chữ Cao 2 đơn vị gồm chữ : d, đ, p, q
Cao 2.5 đơn vị gồm chữ : h, k, g, l, b, y
5/ Biện pháp thực hiện:
- Để dạy học tập viết có hiệu quả, chúng ta cần phải chuẩn bị những điều kiện
vật chất như: ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế học sinh, bảng viết của học sinh,
phấn, khăn lau, bút viết và vở tập viết.
- Cần hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết. Khi ngồi viết phải ngay ngắn thẳng
lưng, đầu hơi cúi, không tùy ngực vào cạnh bàn, hai mắt cách vở từ 25 - 30 cm. Cánh

tay phải trên mặt bàn.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Giàu - 4 -
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2007
- Cần hướng dẫn học sinh cách cầm bút : Học sinh cầm bút bằng ba ngón trỏ,
ngón cái và ngón giữa của tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón tay cái
giữa bên trái bút, phía bên phải bút tựa vào cạnh đốt đầu ngón tay giữa. Khi viết cũng
phải có sự phối hợp của cổ tay, khuỷu tay và cánh tay.
- Cần hướng dẫn cho học sinh cách đặt vở nghiêng so với mép bàn một góc
khoảng 30
o
. Cách đặt vở như thế này là do chữ viết Tiếng Việt được vận động từ trái
sang phải. Chính vì điều này mà trong dự thảo các kiểu chữ mới có kiểu chữ viết xiên
15
o
.
- Cần chuẩn bị các đồ dùng trực quan như mẫu chữ trong khung, bộ chữ rời
viết thường, các hộp quay ghép chữ, phiếu bài tập viết.
- Giáo viên cũng cần phải chuẩn bị giáo án dạy tập viết chu đáo, cụ thể, phải
nắm vững mục đích, yêu cầu của bài viết, phải biết chọn lựa phương pháp thích hợp
để dạy học tập viết, giờ học tập viết cũng là giờ đồ lại chữ và rèn kĩ năng viết chữ.
- Giáo viên cũng nắm vững các kiến thức về dòng kẻ trên vở tập viết, trên vở ô
li, tọa độ viết chữ, các kĩ thuật viết chữ như: Kĩ thuật lia bút, kĩ thuật rê bút, kĩ thuật
viết liền nét.
- Nối với các đường kẻ, giáo viên cần qui ước cách gọi tên sáu đường kẻ như
sau : Đường kẻ ngang 1, đường kẻ ngang 2, đường kẻ ngang 3,đường kẻ ngang 4,
đường kẻ ngang 5,đường kẻ ngang 6.
6/ Mục tiêu kiến thức kỹ năng học tốt môn Tập viết:
* Mục tiêu:
- Rèn chữ viết cho học sinh.

- Viết các chữ hoa theo đúng qui định về:
+ Hình dáng.
+ Kích cỡ (cỡ chữ vừa).
+ Thao tác viết (đưa bút theo đúng qui định viết).
- Biết nối chữ hoa với chữ thường trong một tiếng.
- Kết hợp dạy kĩ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư

Người thực hiện : Nguyễn Thị Giàu - 5 -
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2007
duy.
- Góp phần rèn luyện những phẩm chất như: Tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, ý thức
tự trọng và tôn trọng người khác.
* Kiến thức và kỹ năng học tốt môn Tập viết lớp 1 :
- Học sinh biết tô đúng chữ, viết đúng và thành thạo tất cả các chữ viết thường.
- Tô đủ 2 dòng chữ hoa chữ hoa cở to, 2 dòng vần cở vừa, 2 dòng từ ứng dụng
cở vừa.
- Viết đúng cở chữ vừa, đều nét, rõ ràng liền mạch.
7/ Phương pháp dạy học môn Tập viết lớp 1:
- Các phương pháp giao tiếp, phân tích ngôn ngữ, luyện mẫu được sử dụng
trong quá trình tập viết. Trong các phương pháp đó thì phương pháp luyện theo mẫu
được sử dụng chủ đạo. Tuy nhiên, để cho học sinh viết không chỉ là đồ lại chữ, giáo
viên cần kết hợp các phương pháp giao tiếp, phương pháp phân tích ngôn ngữ.
- Phương pháp luyện theo mẫu: Học sinh tri giác biểu tượng chữ viết là mẫu
chữ. Việc tri giác của học sinh bằng nhiều giác quan. Để sử dụng tốt phương pháp
này, chúng ta cần có mầu chữ đúng, đẹp. giáo viên cũng cần biết tác dụng của từng
loại mẫu chữ để giúp học sinh quan sát tốt.
* Ví dụ: Mẫu chữ của giáo viên khi viết trên bảng giúp học sinh quan sát đươc qui
trình chữ viết. Có những chữ giáo viên chuẩn bị mẫu chữ này trước rồi gắn trên bảng
lớp. Việc làm này không phù hợp, không thấy được tác dụng của mẫu chữ.
- Phương pháp giao tiếp: Phương pháp này sử dụng trong giai đoạn đầu của giờ

học. Giáo viên dùng hệ thống câu hỏi để giúp các em nhận biết độ cao, nét chữ, điểm
đặt bút điể dứng bút… sử dụng. Phương pháp này giúp học sinh nhận biết biểu tượng
chữ viết một cách có ý thức.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Phương pháp này giáo viên sử dụng phân
tích hình dáng chữ viết.
- Ngoài các phương pháp trên, một trong những biện pháp trọng tâm của quá
trình dạy học tập viết là sử dụng biện pháp luyện tập. Tập viết thực chất là hình thành

Người thực hiện : Nguyễn Thị Giàu - 6 -
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2007
một loại kỹ năng mới. Muốn hình thành kỹ năng không có con đường nào có hiệu quả
hơn là luyện tập. Chỉ có thông qua luyện tập học sinh mới rèn luyện được kỹ năng.
Chỉ có thông qua luyện tập biểu tương chữ viết mới khắc sâu.
- Muốn sử dụng biện pháp này tốt, giáo viên phải chú ý tới các hình thức luyện
tập như: Luyện tập trên bảng lớp, luyện tập trên bảng con, luyện tập trong vở tập viết,
trong vở ô li, luyện trong các môn khác. Mỗi một hình thức luyện tập đều có những
tác dụng riêng, nhiệm cụ thể, vì vậy cần biết sử dụng hình thức nào trong thời điểm
nào.
- Việc vận dụng các phương pháp để học tập Tập viết phải linh hoạt và hợp lí
thì quá trình dạy học Tập viết mới có hiệu quả cao.
8/ Tiến hành dạy học Tập viết :
Môn : Tập viết
Bài : TÔ CHỮ HOA L
A/ Mục tiêu :
- Học sinh tô đúng chữ L hoa, viết các vần oan, oat, từ ngữ ngoan ngoãn, đoạt
giải.
- Viết đúng, viết đẹp chữ ở cở thường, đúng kiểu, đều nét, đưa bút đúng theo
qui định, dán đúng khoảng cách giữa các con chữ theo đúng mẫu chữ trong Vở Tập
viết 1/2
B/ Đồ dùng dạy học:

GV: + Mẫu chữ hoa L .
+ Các vần, từ ngữ ứng dụng viết sẵn vào bảng phụ.
HS: + Bảng con, phấn.
+ Vở Tập viết.
C/ Các hoạt động dạy học:
1/ Ổn định.
2/ Kiểm tra bài cũ.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Giàu - 7 -
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2007
- Tiết trước cô dạy học tập viết bài gì?
- Gọi học sinh lên bảng viết từ ngữ ứng
dụng.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- Giáo viên thu vở của học sinh (5 em) chấm
bài.
- Giáo viên nhận xét vở tập viết và ghi điểm.
- Nhận xét chung: về nhà có tập viết lại vần
từ ngữ ứng dụng và viết lại đầy đủ, đúng
mẫu cô có lời khen cả lớp.
3. Dạy bài mới:
3.1/ Giới thiệu bài:
- Giờ tập viết hôm nay, cô sẽ dạy cho các em
bài tô chữ hoa L , viết vần oan, oat, từ ngữ:
ngoan ngoãn, đoạt giải.
- Giáo viên ghi tựa bài lên bảng.
3.2/ Hướng dẩn tô chữ hoa L .
- Giáo viên đính chữ mẩu lên bảng
Hỏi: + chữ L hoa cao mấy ô li?
+ chữ L hoa gồm mấy nét?

- Giáo viên nêu cấu tạo nét:
Chữ L hoa được kết hợp của 3 nét cơ
bản cong dưới, lượn dọc và lượn ngang nối
liền nhau tao vòng, xoắn to ở đầu chữ và
vòng xoắn nhỏ ở chân chữ (giống chân chữ
hoa D).
- Giáo viên dùng thước chỉ các nét cấu tạo
- Tô chữ hoa K .
- Diễm viết từ: hiếu thảo.
- Lớp viết bảng con.
-Học sinh nhận xét bảng con–bảng
lớp.
- Tuấn Anh viết từ: yêu mến
- Lớp viết bảng con.
- Học sinh theo dõi giáo viên giới
thiệu bài .
- Học sinh nhắc lại tựa bài.
- Học sinh quan sát con chữ.
- 5 ô li
- 1 học sinh nêu một nét
Học sinh quan sát

Người thực hiện : Nguyễn Thị Giàu - 8 -
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2007
- Giáo viên dùng phấn tô lên chữ hoa L vừa
tô vừa nêu cách viết.
+ Đặt bút trên đường kẻ ô viết nét cong dưới
lượn trở lên đường kẻ ô, chuyển hướng bút
viết tiếp nét lượn dọc (lượn hai dấu) rồi
chuyển hướng bút viết tiếp nét lượn ngang

tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, dừng bút ở
dướng kẻ hai.
- Giáo viên tô mẫu (lần 2) ở 2/3 bảng trái.
- Giáo viên nói : Các em tập viết lại chữ L
hoa ở trên không cho cô.
- Nhận xét
- Giáo viên nói: + các em lấy bảng con, phấn.
Viết cho cô chữ L hoa.
+ Gọi học sinh lên bảng viết.
+ Nhận xét bảng con – bảng lớp.
3.3/ Hướng dẫn học sinh viết vần, từ ngữ
ứng dụng.
- Giáo viên đính các vần từ ngữ đã viết sẵn
lên bảng phụ.
- Giáo viên nói: Các em hãy phân tích những
chữ có chứa vần oan, oat.
- Hỏi: + Chữ “ngoan” gồm mấy con chữ cái
ghép lại?
+ Đó là những con chữ cái gì?
+ Vậy trong chữ “ngoan” có vần gì
hôm nay chúng ta viết?
- Học sinh quan sát nghe giáo viên
nói.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh dùng ngón tay tập viết
trên không.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh nhận xét bảng con - bảng
lớp.
- 1 học sinh đọc vần, từ ngữ: oan,

oat, ngoan ngoãn, đoạt giải.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Gồm 5 con chữ cái ghép lại.
- Con chữ cái: n, g, o, a, n.
- Vần oan
- Chữ “ngoãn” giống như chữ
“ngoan” chỉ có thêm dấu ~ ở trên

Người thực hiện : Nguyễn Thị Giàu - 9 -
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2007
+ Em nào có nhận xét gì về chữ
“ngoãn”
- Giáo viên treo tiếp từ lên bảng
- Hỏi: + Chữ “đoạt” gồm mấy con chữ cái
ghép lại?
+ Đó là những con chữ cái gì?
+Dấu thanh gì?
- Học sinh lên bảng viết từ ngữ.
- Giáo viên nhận xét bảng con ở lớp.
3.4/ Hướng dẫn học sinh viết vào vở.
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại tư thế ngồi
viết.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy vở ra viết
bài.
+ Tô 2 hàng chữ L hoa.
+ Viết vần “oan, oat” mỗi vần 1 hàng.
+ Viết từ ngữ “ngoan ngoãn, đoạt
giải”mỗi từ 1 hàng.
- Giáo viên nhắc lại khoảng cách giữa các
con chữ khi viết “Chữ này cách chữ kia 1

con chữ cái O”.
- Giáo viên theo dõi nhắc nhở những em
chưa ngồi viết đúng tư thế và cầm bút sai.
* Giáo viên thu một số vở chấm bài (5 em).
- Nhận xét – tuyên dương.
dầu vần oan.
- 1 học sinh đọc từ : đoạt giải.
- Gồm 4 con chữ cái ghép lại.
- Đó là con chữ cái: đ, o, a, t.
- Dấu nặng.
- Học sinh lên bảng viết từ.
- Lớp viết bảng con.
- Học sinh nhận xét bảng con –
bảng lớp
- Học sinh nêu.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Tô chữ hoa L, oan, oat, ngoan

Người thực hiện : Nguyễn Thị Giàu - 10 -
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2007
4/ Củng cố:
- Hôm nay cô dạy tập viết bài gì?
- Gọi học sinh lên bảng lớp viết lại từ ngữ
ứng dụng.
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo dục tư tưởng : Qua phân môn này
nhằm giúp cho các em rèn luyện chữ viết,
viết đúng, viết đẹp, đều nèt không chỉ ở môn
tập viết mà còn viết đẹp ở các môn học khác.
5/ Dặn dò:

- Về nhà các em luyện viết bài vào vở tập
viết ở nhà và tập viết vào bảng con chữ L
hoa vần “oan, oat”, từ ngữ “ngoan ngoãn,
đoạt giải”.
- Chuẩn bị bài sau.
ngoãn, đoạt giải.
- Lớp theo dõi bạn viết trên bảng.
III/ Kết quả:
Lớp TSHS Loại Giữa HKI Cuối HKI Giữa HKII Cuối HKII
1/2 28/10
TS T Lệ TS T Lệ TS T Lệ TS T Lệ
Giỏi 7 25% 9 32.1% 11 39.3%
Khá 9 32.1% 9 32.1% 9 32.1%
TB 7 25% 7 25% 8 28.5%
Yếu 5 17.8% 3 10.7% 0 0%
IV/ Bài học kinh nghiệm:
* Để đạt được kết quả môn tập viết của học sinh lớp 1/2 bản thân tôi rút ra những bài
học kinh nghiệm sau:
- Nghiên cứu tài liệu môn tập viết.
- Nắm vững phương pháp dạy tập viết.
- Tự học, Tự rèn để nâng cao kiến thức giảng dạy.
- Nắm vững kiến thức về chữ viết, cấu tạo bộ chữ Tiếng Việt, khái niệm dòng
kẻ, tên gọi các nét chữ, vị trí dấu thanh, độ cao con chữ, điểm đặt bút, điểm dừng bút.

Người thực hiện : Nguyễn Thị Giàu - 11 -
Sáng kiến kinh nghiệm Năm 2007
- Nắm đặc điểm tâm sinh lí của học sinh, tìm ra nguyên nhân học sinh viết chữ
chưa đúng kĩ thuật và hướng khắc phục.
V/ Kết luận:
- Đối với học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 1/2 nói riêng. Nhờ học tập

viết mà giúp các em có thể rèn luyện chữ viết, viết đúng, viết đẹp, đều nét là góp
phần thể hiện tính cẩn thận, gọn gàng, sạch sẽ, óc thẩm mĩ, lòng tự trọng của 1 người
học sinh.
- Trên đây là Biện pháp nâng cao hiệu quả học môn tập viết lớp 1/2 mà tôi
đang sử dụng. Mặc dù có nhiều thiếu sót mong sự đóng góp của Hội đồng khoa học
cấp ngành, cấp trường để biện pháp này đạt kết quả tốt hơn.
Xin cám ơn !
Định Hiệp ngày 30 tháng 3 năm 2007
Người thực hiện
Nguyễn Thị Giàu

Người thực hiện : Nguyễn Thị Giàu - 12 -
VI/ BÀI VIẾT CỦA HỌC SINH
Nhận xét của BGH Trường Tiểu học Định Hiệp Xếp loại
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………
……………………………………………………

×