Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt tập thể lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.11 KB, 17 trang )

Đề tài:
“BIỆN PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ SINH HOẠT TẬP THỂ LỚP 5”
Tác giả: Vũ Thị Minh Hương
Đơn vị: Trường Tiểu học Bồng
Sơn
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyết:
Trong trường tiểu học, giáo viên vừa là người giảng dạy các môn học theo quy
định trong chương trình vừa là người chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc
giáo dục và hướng dẫn học sinh tham gia các mặt hoạt động trong nhà trường nhằm
giúp học sinh phát triển toàn diện về các mặt: đức, trí, thể, mĩ góp phần vào chất lượng
giáo dục toàn diện của nhà trường.
Vì vậy, giáo viên không chỉ đầu tư về mặt chuyên môn trong công tác giảng dạy
mà còn phải chú ý đến công tác giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, rèn luyện các
kĩ năng trong cuộc sống học sinh thông qua nhiều hoạt động: giảng dạy các môn học
chính khóa, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đội, … Đặc biệt, sinh
hoạt tập thể là một giờ dạy mang tính giáo dục cao; có thể tạo điều kiện cho học sinh
phát huy cá tính và năng khiếu trong lĩnh vực văn thể mĩ. Qua đó, giáo viên có cơ sở bồi
dưỡng, phát triển năng lực của học sinh góp phần vào các phong trào thi đua của trường.
Nhưng trong thực tế, giờ sinh hoạt tập thể chưa được giáo viên quan tâm đúng
mức về nội dung cũng như phương pháp tiến hành, còn mang nặng tính hình thức và
chủ yếu là tập trung vào mặt học tập của học sinh nên hiệu quả giờ sinh hoạt chưa được
nâng cao. Nhìn chung, việc giáo dục học sinh chưa phát triển một cách toàn diện theo
mục tiêu chung của nhà trường. Phần lớn học sinh còn hạn chế về các hành vi đạo đức,
kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống, vốn hiểu biết về xã hội, …
Vì vậy, yêu cầu cần đặt ra là giáo viên chúng ta phải quan tâm và có kế hoạch
xây dựng tiết sinh hoạt tập thể với nội dung phong phú phù hợp với đặc điểm tình hình
của học sinh lớp mình nhằm hình thành nhân cách cho học sinh; giúp học sinh có tính tự
giác cao, tinh thần đoàn kết, mạnh dạn trong hoạt động tập thể, … góp phần nâng cao


chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Qua nhiều năm công tác, bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ
nhiệm và tổ chức giờ sinh hoạt tập thể mang lại hiệu quả cao góp phần vào việc giáo
dục toàn diện học sinh trong nhà trường. Vì thế, năm học 2013 – 2014, tôi quyết định
chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
1
“Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt tập thể lớp 5”.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
- Giúp học sinh phát triển một cách toàn diện ở các mặt: đức, trí, thể, mĩ.
- Hình thành nhân cách, kĩ năng sống, kĩ năng hoạt động tập thể, … cho học sinh.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Căn cứ vào nhiệm vụ giáo dục của nhà trường năm học 2013 - 2014.
- Dựa vào tình hình thực tế học sinh của lớp chủ nhiệm năm học 2013 - 2014.
II. Phương pháp tiến hành:
1. Cơ sở nghiên cứu:
1.1. Cơ sở lý luận:
- Căn cứ vào điều 41, chương V Điều lệ Trường tiểu học theo Thông tư số
41/2010TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, học sinh cần:
1. Thực hiện đầy đủ và có kết quả hoạt động học tập; chấp hành nội quy nhà
trường; đi học đều và đúng giờ; giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
2. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo, nhân
viên và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, người khuyết tật và người
có hoàn cảnh khó khăn.
3. Rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh cá nhân.
4. Tham gia các hoạt động tập thể trong và ngoài giờ lên lớp; giữ gìn, bảo vệ tài
sản nơi công cộng; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn
giao thông.
5. Góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
- Căn cứ vào kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp đề ra từ đầu năm học.

1.2. Cơ sở thực tiễn:
- Giáo viên chưa có kế hoạch cụ thể về việc tổ chức giờ sinh hoạt tập thể nên còn
nhiều hạn chế về nội dung (nghèo nàn, khô khan) và hình thức (đơn điệu) không gây
hứng thú cho học sinh.
- Việc tổ chức giờ sinh hoạt còn mang nặng tính hình thức chưa đi sâu vào hiệu
quả giáo dục của giờ dạy.
- Giáo viên chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục trong
trường tiểu học, chỉ tập trung nhiệm vụ giáo dục học lực nên học sinh còn nhiều hạn chế
về các mặt hoạt động khác.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
2.1. Biện pháp tiến hành:
- Thực hiện theo phân phối chương trình quy định: 1tiết/tuấn.
- Xây dựng nội dung chương trình sinh hoạt của lớp theo chủ điểm từng tháng.
- Vận dụng việc tích hợp, lồng ghép các chuyên đề liên quan đến việc giáo dục
đạo đức học sinh.
- Tăng cường giáo dục học sinh vận dụng giữa lí thuyết và thực hành.
2.2. Thời gian tạo ra giải pháp:
2
- Đầu tư nghiên cứu và thực hiện trong năm học 2012 – 2013.
- Tiếp tục phát huy và thực hiện trong năm học 2013 - 2014.
PHẦN B: NỘI DUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Giúp cho học sinh làm quen môi trường học tập, rèn luyện thân thiện, tích cực
và hiệu quả; tạo tình cảm, niềm tin của học sinh đối với trường, lớp, thầy cô và bạn bè.
2. Nâng cao nhận thức của học sinh về truyền thống của nhà trường; điều lệ, quy
chế, nội quy, quy tắc ứng xử và các quy định khác của nhà trưường, để học sinh hiểu rõ
quyền lợi, nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm của người học sinh; rèn luyện một số kĩ năng
cần thiết cho học sinh.
3. Tổ chức học sinh tham gia một số hoạt động về thể dục thể thao, văn nghệ, kể
chuyện, múa hát tập thể, tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực của mình vào

các hội thi do trường tổ chức.
4. Thông qua chương trình lồng ghép giáo dục học sinh về Luật ATGT, về kĩ
năng sống, Luật bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức chất thải rắn,
5. Góp phần vào việc giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách học sinh.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
1. Tính mới của giải pháp:
Ở trường tiểu học, hoạt động giáo dục bao gồm: công tác giảng dạy và công tác
chủ nhiệm được tổ chức lồng ghép dưới nhiều hình thức (trong giảng dạy, hoạt động
ngoại khóa, công tác Đội, ). Trong đó, giờ sinh hoạt tập thể có vai trò quan trọng trong
việc giáo dục học sinh về các mặt: đức, trí, thể, mĩ.
Thông qua giờ sinh hoạt tập thể hình thành cho học sinh tinh thần tập thể, tính tự
quản, kĩ năng sống, kĩ năng giáo tiếp, vốn hiểu biết về xã hội, góp phần nâng cao chất
lượng học tập và hình thành nhân cách cho học sinh. Nhưng trong thực tế, giờ sinh hoạt
tập thể chưa được giáo viên quan tâm; việc tổ chức giờ sinh hoạt chưa đi sâu vào nội
dung thiết thực nên chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh và hiệu quả giáo dục chưa
cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục trong nhà trường.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của giờ sinh hoạt tập thể góp phần vào hoạt động
giáo dục toàn diện trong nhà trường tôi tập trung đầu tư một số giải pháp sau:
1.1. Giải pháp 1: Xác định mục tiêu giờ sinh hoạt tập thể.
Trong chương trình giáo dục ở trường tiểu học cấu trúc mỗi tuần có 1 tiết sinh
hoạt tập thể. Giáo viên cần xác định các mục tiêu cơ bản sau:
- Giáo dục học sinh toàn diện các mặt: đức, trí, thể, mĩ. Nội dung giáo dục được
lồng ghép vào các hoạt động: giảng dạy, ngoại khóa, hội thi, trò chơi, thực hiện mục
tiêu giáo dục của nhà trường.
- Tạo môi trường giáo dục thân thiện (quan hệ giữa trò – trò; quan hệ giữa thầy –
trò) giúp học sinh tham gia các hoạt động một cách tích cực nhằm thực hiện phong trào
thi đua : “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3
- Tạo không khí lớp học sinh động gây hứng thú cho học sinh thông qua các trò
chơi, hội thi, hoạt động văn nghệ, giúp học sinh phát huy năng lực về các mặt.

- Nêu gương người tốt, việc tốt; nhân rộng điển hình nhằm giáo dục học sinh
ngày càng tiến bộ hơn.
- Động viên, khích lệ tinh thần học sinh thông qua hình thức tuyên dương, khen
thưởng; góp ý xây dựng các mặt yếu kém; hạn chế việc phê bình chỉ trích và xúc phạm
nhân cách học sinh.
1.2. Giải pháp 2: Xây dựng nội dung chương trình sinh hoạt.
Thông thường, trong giờ sinh hoạt tập thể, giáo viên chỉ chú ý đến về mặt học
tập, chưa tập trung vào các mặt hoạt động khác nên hiệu quả chưa cao. Cụ thể:
- Đánh giá tổng kết tình hình hoạt động của học sinh trong tuần qua.
- Tuyên dương, phê bình học sinh.
- Kế hoạch và thực hiện hoạt động của tuần đến.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ sinh
hoạt tập thể lớp 5”, giải pháp mới được thể hiện rõ ở sự đầu tư về nội dung sinh hoạt
không chỉ dừng lại ở các nội dung nêu trên mà còn được xây dựng theo mô hình mới
gắn liền với mục tiêu giáo dục trong nhà trường:
- Lồng ghép các chương trình giáo dục đã được triển khai trong các kì họp
chuyên môn góp phần vào việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách và kĩ năng sống
cho học sinh.
- Xây dựng nội dung giáo dục theo chủ điểm của từng tháng mà giáo viên có
thể lựa chọn và định hướng cho phù hợp với học sinh lớp mình nhằm giúp học sinh tự
liên hệ bản thân và phấn đấu rèn luyện theo định hướng của giáo viên.
- Tổ chức các hình thức thi đua học tập nhằm tạo không khí lớp học sôi nổi,
gây hứng thú cho học sinh thông qua các dạng bài tập trắc nghiệm, đố vui, (ứng dụng
CNTT).
- Tổ chức các trò chơi (trò chơi học tập, trò chơi dân gian) nhằm tạo không khí
lớp học vui nhộn, thư giãn cho học sinh.
- Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện; hát; múa, hát tập thể nhằm phát hiện
năng khiếu của học sinh và có kế hoạch đầu tư cho học sinh tham gia các phong trào do
trường tổ chức đồng thời củng cố kiến thức góp phần nâng cao chất lượng học tập của
lớp.

1.3. Giải pháp 3: Phương pháp tiến hành.
Để đảm bảo nội dung chương trình trong một giờ sinh hoạt tập thể, giáo viên cần
chú ý đến phương pháp tiến hành vừa đạt được mục đích yêu cầu đề ra vừa phát huy
được tính tự quản của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Vì thế, giáo viên là người chủ động xây dựng phương pháp tiến hành một giờ
sinh hoạt tập thể và học sinh là người thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên. Các bước
tiến hành một giờ sinh hoạt tập thể:
a) Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của học sinh:
+ Tổ trưởng nhận xét các mặt hoạt động của tổ (ưu điểm, tồn tại).
4
+ Ý kiến đóng góp xây dựng của tập thể.
+ Lớp trưởng nhận xét chung tình hình hoạt động của lớp.
+ Bình chọn gương điển hình, tuyên dương.
+ Động viên, nhắc nhở những trường hợp học sinh vi phạm nội quy nhà trường.
+ Ý kiến đóng góp của giáo viên thông qua các mặt hoạt động của học sinh (ưu
điểm, khuyết điểm).
b) Xây dựng chương trình công tác tuần đến:
+ Giáo viên đưa ra kế hoạch chung về các mặt hoạt động: đạo đức, học tập, lao
động, văn thể mĩ, lồng ghép công tác Đội,
+ Học sinh thảo luận thống nhất chương trình hoạt động cụ thể.
+ Giáo viên nêu biện pháp thực hiện và phân công từng đối tượng thực hiện kế
hoạch đã thống nhất.
c) Sinh hoạt văn nghệ:
+ Hát tập thể hoặc cá nhân.
d) Chương trình giáo dục lồng ghép:
Giáo viên có kế hoạch chuẩn bị các nội dung và hướng dẫn học sinh tham gia
dưới hình thức thi đua giữa các tổ thông qua một trong những nội dung sau:
* Tổ chức thi đua :
+ Củng cố kiến thức các môn học trong chương trình chính khóa.
+ Củng cố kiến thức các nội dung giáo dục lồng ghép.

+ Thi Kể chuyện hoặc thi Hát (tổ chức trong lớp); thi kĩ năng Đội (tổ chức ngoài
trời).
* Tổ chức trò chơi:
+ Trò chơi học tập: Đuổi hình bắt chữ, Rung chuông vàng, Đoán ô chữ, (ứng
dụng CNTT).
+ Trò chơi dân gian: Kéo co, Bỏ khăn,
e) Giáo viên tổng kết và nhắc nhở kế hoạch tuần đến.
- Tổng kết những ưu, khuyết điểm về các mặt hoạt động.
- Nêu biện pháp khắc phục tuần đến về các mặt hoạt động.
- Hệ thống những việc cần làm trong tuần đến.
* Lưu ý: Đối với nội dung lồng ghép, giáo viên có thể tổ chức linh hoạt trong
lớp hoặc ngoài trời sao cho phù hợp với đặc điểm của từng hoạt động.
1.4. Giải pháp 4: Hình thức tổ chức sinh hoạt.
Để tạo được không khí vui tươi và gây hứng thú cho học sinh trong giờ sinh hoạt
tập thể, giáo viên cần thay đổi hình thức sinh hoạt, tránh sự đơn điệu, nhàm chán.
a) Sinh hoạt trong lớp:
- Tùy theo chương trình nội dung sinh hoạt mà giáo viên sắp xếp bàn ghế trong
lớp cho phù hợp:
+ Bố trí theo lớp học bình thường.
+ Bố trí vòng tròn hoặc chữ U.
5
* Lồng ghép giáo dục các nội dung liên quan đến kiến thức các môn học, các kiến
thức xã hội cần giáo dục cho học sinh.
b) Sinh hoạt ngoài trời:
Khi tổ chức sinh hoạt ngoài trời, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tập trung
theo nhiều đội hình như hàng ngang, hàng dọc, chữ U, vòng tròn sao cho phù hợp với
nội dung hoạt động múa hát, trò chơi,
* Lồng ghép giáo dục các nội dung liên quan đến kiến thức về Đội: múa hát tập
thể, kĩ năng đội viên,
1.5. Giải pháp 5: Các nội dung giáo dục lồng ghép.

Chương trình giáo dục lồng ghép được xây dựng dựa trên các nội dung tích hợp
trong các môn học chính khóa được quy định trong chương trình. Cụ thể:
+ Tấm gương về Bác Hồ.
+ An toàn giao thông.
+ Nâng cao nhận thức về chất thải rắn.
+ Ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo.
+ Tiết kiệm năng lượng điện, nước.
+ Bảo vệ môi trường.
+ Kỹ năng sống.
+ Kiến thức về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Chương trình giáo dục lồng ghép còn được xây dựng theo từng chủ điểm tháng
nhằm nâng cao nhận thức cho học sinh về chủ điểm đó. Giáo viên có thể kết hợp các nội
dung giáo dục lồng ghép với từng chủ điểm tháng phù hợp với yêu cầu về nội dung giáo
dục.
* Nội dung giáo dục được lồng ghép trong từng tháng:
+ Tháng 9: An toàn giao thông.
+ Tháng 10: Bảo vệ môi trường.
+ Tháng 11: Tôn sư trọng đạo.
+ Tháng 12: Kĩ năng sống (Kĩ năng giao tiếp).
+ Tháng 1: Nâng cao nhận thức về chất thải rắn.
+ Tháng 2: Tiết kiệm năng lượng điện, nước.
+ Tháng 3: Giáo dục kiến thức về Đoàn, Đội.
+ Tháng 4: Ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Tháng 5: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
Tùy theo tình hình của học sinh, giáo viên có thể bổ sung thêm những nội dung
cần thiết liên quan đến việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, kĩ năng sống,
góp phần vào hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn.
1.6. Giải pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin là một phương tiện góp phần vào việc nâng cao hiệu quả các

hoạt động giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, trong quá trình tiến hành tổ chức giờ sinh
6
hoạt tập thể muốn tạo được không khí sôi nổi, gây thêm sự hứng thú cho học sinh, giáo
viên nên có kế hoạch thiết kế một số nội dung có ứng dụng công nghệ thông tin. Chẳng
hạn:
+ Trò chơi thư giãn.
+ Bài tập trắc nghiệm.
+ Rung chuông vàng.
+ Đuổi hình bắt chữ.
+ Đoán ô chữ.
+ Giới thiệu những tấm gương tốt cần giáo dục học sinh.
+ Giới thiệu những bài hát, những câu chuyện kể liên quan đến nội dung cần giáo
dục học sinh.
+ Giới thiệu những hình ảnh về Bác Hồ; những hình ảnh về đất nước và con
người Việt Nam.
+ Giới thiệu những hình ảnh liên quan đến các chương trình giáo dục lồng ghép:
biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông,
+ Giới thiệu những hình ảnh liên quan đến các chương trình rèn luyện đội viên,
múa hát tập thể,
2. Khả năng áp dụng:
2.1. Thời gian áp dụng có hiệu quả:
- Trong năm học 2012 – 2013, bản thân tôi đã vận dụng các giải pháp trên vào
việc giáo dục học sinh thông qua giờ sinh hoạt tập thể đã đạt được hiệu quả cao về chất
lượng giáo dục toàn diện học sinh.
- Tiếp tục phát triển và vận dụng có hiệu quả trong năm học 2013 – 2014.
2.2. Khả năng thay thế giải pháp hiện có:
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh một cách toàn diện.
- Tạo được môi trường giáo dục thân thiện, không khí lớp học thoải mái, học sinh
tham gia tích cực và hứng thú.
- Qua các chương trình giáo dục lồng ghép hình thành nhân cách, tính tập thể, kĩ

năng sống, kĩ năng thực hành, vốn hiểu biết về xã hội, cho học sinh.
2.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành:
- Áp dụng rộng rãi ở tất cả các khối lớp trong đơn vị trường.
- Có thể nhân rộng ra ở các trường tiểu học trong huyện.
3. Lợi ích kinh tế - xã hội:
3.1. Lợi ích đối với quá trình giáo dục:
- Góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện: đức,
trí, thể mĩ; hình thành kĩ năng sống, kĩ năng hoạt động tập thể, tính tự quản; giúp học
sinh hiểu biết về Bác Hồ kính yêu, về quê hương, đất nước và con người Việt Nam.
- Xây dựng được nề nếp sinh hoạt, tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực
của mình trong mọi lĩnh vực. Từ đó, giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho
học sinh tham gia các phong trào đạt hiệu quả cao.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường,
7
3.2. Tính năng kĩ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng:
- Học sinh hứng thú tham gia giờ sinh hoạt tập thể.
- Học sinh có sự chuyển biến rõ rệt về tính tự quản; biết phối hợp giữa lí thuyết
với thực hành, giữa học tập, sinh hoạt và rèn luyện, giữa suy nghĩ và hành động.
- Phát huy tinh thần đoàn kết, tính tập thể, gắn bó giúp đỡ nhau trong học tập,
sinh hoạt.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của lớp góp phần vào mục tiêu chung
của nha trường.
 Kết quả thực hiện:
* Năm học 2012 – 2013:
- Học sinh thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của người học sinh (lớp đạt 100%).
- Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể tốt.
- Học sinh tham gia các phong trào đạt kết quả:
+ Thi VCĐ (cấp trường): 2 giải (III, KK)
+ Thi văn nghệ (cấp trường): Giải II
+ Thi Kể chuyện (cấp trường): Giải III

+ Thi TDTT: Cấp trường: Giải III
Cấp huyện: Giải KK
+ Thi Olympic Anh văn: Cấp trường: 2 giải (KK)
Cấp huyện: 2 giải III
Cấp tỉnh: 2 giải (III, KK)
* Năm học 2013 – 2014:
- Học sinh thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của người học sinh (lớp đạt 100%).
- Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể tốt.
- Học sinh tham gia các phong trào đạt kết quả:
+ Thi VCĐ (cấp trường): 1 giải III
+ Thi Olympic Anh văn, Toán (cấp trường)
3.3. Tác động đến học sinh:
- Thay đổi nhận thức của học sinh về ý thức tự giác, tinh thần tập thể, rèn luyện
đạo đức trong mọi hoạt động.
- Góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học trong chương trình.
8
PHẦN C: KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện, tôi nhận thấy đề tài mang tính thực tế cao, có khả năng
vận dụng ở tất cả các khối lớp ở trường tiểu học và tiếp tục phát huy hiệu quả trong
những năm học sau. Với những kinh nghiệm của bản thân có thể giúp giáo viên trong
trường vận dụng vào việc tổ chức giờ sinh hoạt tập thể của lớp đạt hiệu quả cao góp
phần vào việc nâng cao chất lượng toàn diện thực hiện mục tiêu chung của nhà trường.
I. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng giải pháp:
* Để áp dụng các giải pháp trên đạt hiệu quả cần lưu ý:
- Xây dựng Ban cán sự lớp có tinh thần trách nhiệm và có khă năng điều khiển
hoạt động tập thể tốt. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên trong Ban cán sự
lớp về các mặt hoạt động.
- Giáo viên chuẩn bị nội dung sinh hoạt phong phú, đa dạng và phù hợp với chủ
điểm từng tháng.
- Giáo viên dự kiến các đối tượng học sinh tham gia các phong trào ngay từ đầu

năm học để có kế hoạch bồi dưỡng thông qua các hoạt động trong giờ sinh hoạt tập thể.
- Tiêu chí đánh giá học sinh thông qua tất cả những biểu hiện của học sinh ở các
mặt hoạt động.
- Giáo viên theo dõi và đề ra biện pháp giáo dục học sinh phù hợp với từng đối
tượng trogn lớp.
- Tạo môi trường thân thiện, không khí sôi nổi, vui tươi; thay đổi hình thức sinh
hoạt giúp học sinh tham gia các hoạt động trong nhà trường một cách tích cực.
II. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp:
* Khi tổ chức giờ sinh hoạt tập thể giáo viên cần chú ý:
- Nội dung sinh hoạt được xây dựng dựa trên kế hoạch chung của nhà trường, phù
hợp với đối tượng học sinh lớp mình gắn liền với chủ điểm của từng tháng và chương
trình giáo dục lồng ghép của các chuyên đề đã được triển khai.
- Tạo không khí lớp học sôi nổi, môi trường giáo dục thân thiện gây hứng thú cho
học sinh.
- Các kiến thức cần củng cố nên đưa dưới nhiều hình thức thi đua khác nhau để
thu hút học sinh tham gia.
- Thường xuyên thay đổi hình thức sinh hoạt để tránh sự nhàm chán, đơn điệu.
- Chú ý động viên, khuyến khích, khen ngợi, tuyên dương những học sinh tiêu
biểu làm gương cho cả lớp noi theo; hạn chế hình thức cảnh cáo nên có biện pháp giáo
dục nhẹ nhàng, hiệu quả.
- Vai trò của giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh điều khiển giờ sinh hoạt là
quan trọng nên giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung sinh hoạt.
III. Những đề xuất, kiến nghị:
1. Đối với nhà trường:
9
- Có kế hoạch chỉ đạo sâu sát trong công tác giáo dục học sinh thông qua giờ sinh
hoạt tập thể.
- Giúp giáo viên trong việc đề ra nhiều biện pháp thiết thực góp phần nâng cao
hiệu quả của giờ sinh hoạt tập thể.
2. Đối với giáo viên:

- Quan tâm hơn nữa công tác giáo dục toàn diện học sinh thông qua nhiều hoạt
động trong nhà trường dưới hình thức tổ chức giờ sinh hoạt tập thể.
- Vận dụng và bổ sung thêm nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả giờ sinh hoạt
tập thể.
- Thực hiện thường xuyên trong quá trình giảng dạy.
Người viết
Vũ Thị Minh Hương
10
PHỤ LỤC
HÌNH ẢNH MINH HỌA NỘI DUNG GIÁO DỤC LỒNG GHÉP
I. Giới thiệu về Bác Hồ:
(1890 – 1969)
1/ Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911)
11
Bến cảng Nhà Rồng – nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tờ-rê-vin

2/ Bác Hồ trong ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)

12
3/ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn (2/9/1945)

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
13
Quảng trường Ba Đình - Hà Nội (2/9/1945)
4/ Bác Hồ ở chiến dịch Biên giới 1950
5/ Bác Hồ với thiếu nhi
14
II. Bảo vệ môi trường:



Giữ gìn môi trường Xanh – Sạch – Đẹp
15
Bảo vệ môi trường biển
III. Phong cảnh đất nước:

Vườn quốc gia Bái Tử Long Vịnh Hạ Long
Sông Hương – Huế Hồ Xuân Hương – Đà Lạt
16
Bãi biển Nha Trang Bãi biển Vũng Tàu
IV. Giới thiệu về Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh:
Huy hiệu Đội TNTP Hồ Chí Minh

Kế hoạch nhỏ
Tinh thần vượt khó Giúp nhau cùng tiến bộ
17
18

×