Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Pháp luật về Trung tâm lưu ký chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.46 KB, 14 trang )

MỤC LỤC Trang
MỞ BÀI 1
NỘI DUNG 1
1. Pháp luật về Trung tâm lưu ký chứng khoán 1
1.1. Khái niệm Trung tâm lưu ký chứng khoán và sự hình
thành Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
1
1.2. Điều kiện thành lập Trung tâm lưu ký chứng khoán 2
1.3. Hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán 3
1.4. Cơ cấu tổ chức, lãnh đạo và điều hành của Trung tâm lưu
ký chứng khoán
4
1.5. Quyền hạn và nghĩa vụ của Trung tâm lưu ký chứng
khoán
6
1.6. Thành viên của Trung tâm lưu ký chứng khoán 7
2. Thực trạng và đề xuất pháp lý của nhóm 8
2.1. Những thành tựu đạt được 8
2.2. Hạn chế còn tồn tại 9
2.3. Đề xuất pháp lý của nhóm 10
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
MỞ BÀI
1
Kể từ khi chính thức ra đời năm 2000 cho đến năm 2005, thị trường
chứng khoán Việt Nam đã có nhiều bước phát triển mới, đòi hỏi phải có sự hoàn
thiện về kết cấu hạ tầng theo thông lệ quốc tế và do đó, cần thiết phải thành lập
một tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ hoàn tất giao dịch chứng khoán của thị
trường. Trong bối cảnh đó, vào giữa năm 2005, Trung tâm Lưu ký chứng khoán
đã được thành lập theo Quyết định 189/2005/QĐ-TTg ngày 27/07/2005 của Thủ
tướng Chính phủ. Hiện nay, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam là tổ chức


duy nhất tại Việt nam thực hiện chức năng nhận ký gửi, lưu giữ chứng chỉ có
giá, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; tổ chức vận hành hệ thống thanh toán
chứng khoán quốc gia; thực hiện đăng ký chứng khoán của các công ty đại
chúng, ghi nhận sở hữu chứng khoán và thực hiện quyền cho người sở hữu
chứng khoán; cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài sản là chứng khoán đang
lưu giữ tại Trung tâm. Cho đến nay, qua hơn 6 năm hoạt động, Trung tâm lưu ký
chứng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong thị trường chứng
khoán. Do vậy, nhằm tìm hiểu kỹ hơn về tổ chức và cách thức hoạt động của cơ
quan này, nhóm đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về Trung tâm lưu ký chứng
khoán, thực trạng và đề xuất” để nghiên cứu.
NỘI DUNG
1. Pháp luật về Trung tâm lưu ký chứng khoán
1.1. Khái niệm Trung tâm lưu ký chứng khoán và sự hình thành Trung
tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, các công ty đại chúng phát
hành chứng khoán bắt buộc phải thực hiện các hoạt động đó là: đăng ký, lưu ký,
bù trừ và thanh toán chứng khoán. Trong pháp luật chứng khoán Việt Nam, các
hoạt động trên được quy định lần lượt tại Điều 52, Điều 53 và Điều 55 Luật
chứng khoán năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010 (sau đây viết tắt là LCK
2006). Dựa theo các quy định này, có thể thấy điểm đặc trưng cơ bản đó là hoạt
động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán đều phải thực hiện qua
Trung tâm lưu ký chứng khoán (sau đây viết tắt là TTLKCK).
Hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm cụ thể về TTLKCK nhưng có thể
hiểu TTLKCK là một hệ thống cơ sở hạ tầng trong thị trường chứng khoán, đảm
nhiệm chức năng tổ chức quản lý điều hành hoạt động đăng ký, lưu lý, bù trừ,
thanh toán chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho việc giao dịch mua
bán chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn đầu tổ chức thị trường chứng khoán, các
chức năng đăng ký, lưu ký và thanh toán chứng khoán của thị trường được thực
hiện bởi hai Trung tâm giao dịch chứng khoán là TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội;

2
tuy nhiên mô hình này không đạt hiệu quả cao và gây ra lãng phí về nguồn lực.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán nói chung và hệ
thống đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ nói riêng, ngày 27/7/2005, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định 189/2005/QĐ-TTg thành lập TTLKCK độc
lập, hỗ trợ cho hoạt động của cả thị trường chứng khoán. Việc thành lập
TTLKCK trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước phát
triển mạnh mẽ là hoàn toàn phù hợp với các đòi hỏi từ thực tiễn thị trường, đồng
thời cũng phù hợp với khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như G30 (nhóm các
quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển), IOSCO (Tổ chức các Ủy ban
chứng khoán quốc tế). Sự ra đời của TTLKCK đã thực sự giúp giảm thiểu chi
phí, góp phần tích cực cho việc nâng cao năng lực xử lý của toàn thị trường nhờ
tận dụng được lợi thế theo quy mô, chuyên môn hoá sâu hơn vào từng lĩnh vực
hoạt động của mình, đồng thời phạm vi và chất lượng dịch vụ cung cấp cũng
được nâng lên nhờ hoàn thiện các mặt tổ chức hoạt động và quản trị điều hành
(1)
.
1.2. Điều kiện thành lập Trung tâm lưu ký chứng khoán
Sự tồn tại của TTLKCK là rất cần thiết đối với hoạt động của thị trường
chứng khoán cho nên pháp luật chứng khoán đã quy định khá cụ thể về việc
thành lập TTLKCK. Khoản 1 Điều 42 LCK 2006 quy định: “Trung tâm lưu ký
chứng khoán là pháp nhân thành lập và hoạt động theo mô hình công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật này”.
Pháp luật quy định TTLKCK có thể tồn tại dưới hai mô hình: công ty cổ
phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Trên thực tế hiện nay, TTLKCK Việt
Nam đang tồn tại theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
thuộc sở hữu của Nhà nước dựa trên Quyết định số 171/2008/QĐ-TTg ngày
18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Thành lập Trung tâm Lưu ký
Chứng khoán Việt Nam. Việc Nhà nước quyết định áp dụng mô hình này cho
TTLKCK nhằm tạo sự chủ động lớn hơn trong việc phát triển nguồn nhân lực,

đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất đồng thời tạo sự an tâm cho nhà đầu tư
khi hoạt động của thị trường chứng khoán chưa thực sự mang tính chuyên
nghiệp và hiệu quả
Bên cạnh đó, với việc đòi hỏi TTLKCK tồn tại dưới dạng pháp nhân cũng
đồng nghĩa với việc TTLKCK phải thỏa mãn những điều kiện luật định về việc
hình thành pháp nhân được quy định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2005 sửa
đổi bổ sung bao gồm:
- Được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký
hoặc công nhận.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
3
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản đó
- Nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc
lập
Việc thành lập TTLKCK được Thủ tướng Chính phủ quyết định dựa theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính (khoản 2 Điều 42 LCK 2006). Theo Điều 2
Quyết định số 171/2008/QĐ-TTg thì: “Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước, ngân hàng thương mại trong nước, nước ngoài; là đơn vị hạch toán độc
lập, tự chủ về tài chính…”. Hơn nữa, việc thành lập, giải thể, chuyển đổi cơ cấu
tổ chức, hình thức sở hữu của TTLKCK cũng thuộc phạm vi quyền hạn quyết
định của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Điều 4 của Quyết định này cũng quy định về vốn hoạt động
của TTLKCK bao gồm:
“1. Vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng (một nghìn tỷ đồng), bao gồm:
a) Vốn ngân sách nhà nước cấp cho trung tâm Lưu ký Chứng khoán chuyển
giao;
b) Vốn ngân sách nhà nước bổ sung trong quá trình hoạt động
2. Vốn tự bổ sung từ lợi nhuân sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác

3. Các nguồn vốn vay, vốn huy động hợp pháp khác để đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng kỹ thuật”.
Bộ Tài chính là đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với TTLKCK (Điều 8
Quyết định số 1393/QĐ-BTC ngày 4/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Điều
lệ Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam) Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt
động của TTLKCK (Khoản 5 Điều 42 LCK 2006)
1.3. Hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán
Theo quy định tại khoản 3 và 4 Điều 42 LCK 2006 thì: “Trung tâm lưu ký
chứng khoán có chức năng tổ chức và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ
và thanh toán chứng khoán” và hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán
phải tuân thủ quy định của LCK và Điều lệ TTLKCK. Trong LCK 2006, Điều lệ
của TTLKCK chỉ được quy định khái quát tại Điều 44 cho nên ngày 4/6/2009,
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 1393/QĐ-BTC về Điều lệ Tổ chức
và hoạt động của TTLKCK.
Dựa trên các quy định hiện hành, TTLKCK có những hoạt động cơ bản
sau đây:
- Chấp thuận, tạm đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách thành viên lưu ký, thành
viên mở tài khoản trực tiếp theo quy định pháp luật và Điều lệ
4
- Ban hành quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán
sau khi được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp nhận
- Đăng ký, lưu ký chứng khoán phát hành ra công chúng, chứng khoán
niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch; bù trừ và thanh toán các giao dịch
chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.
- Đại lí chuyển nhượng đối với các loại chứng khoán niêm yết, chứng
khoán đăng ký giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch
chứng khoán; các chứng khoán phát hành ra công chúng và thực hiện các quyền
liên quan đến người sở hữu chứng khoán theo ủy quyền của tổ chức phát hành.
- Các dịch cụ khác hỗ trợ cho việc giao dịch chứng khoán

- Đăng ký giao dịch đảm bảo đối với chứng khoán đã được lưu ký tập
trung tại Trung tâm
- Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy trình hoạt động
chuyên môn, nghiệp vụ áp dụng tại Trung tâm sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy
ban chứng khoán Nhà nước.
- Quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán để hỗ trợ kịp thời cho thành
viên lưu ký trong trường hợp thành viên lưu ký tạm thời mất khả năng thanh
toán theo quy định của pháp luật.
- Thu các khoản phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện giám sát các hoạt động của thành viên lưu ký, nhân viên
nghiệp vụ của thành viên lưu ký trong quy trình nghiệp vụ đăng ký, lưu ký, bù
trừ, thanh toán chứng khoán; phát hiện và kiến nghị với Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước xử lý các vi phạm theo chế độ quy định.
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, kiểm toán, quản lí, sử dụng
viên chức thuộc Trung tâm theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Tài
chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
- Thực hiện các hoạt động khác có liên quan theo quy định của pháp luật
Bên cạnh đó, TTLKCK còn phải đảm nhận them một số nhiệm vụ do Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước giao như: tham gia xây dựng các đề án phát triển
ngành, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán, cấp mã số giao dịch cho nhà
đầu tư nước ngoài…
(2)
1.4. Cơ cấu tổ chức, lãnh đạo và điều hành của Trung tâm lưu ký chứng
khoán
Trong LCK 2006, cơ cấu tổ chức, lãnh đạo và điều hành của TTLKCK
chỉ được quy định một cách khái quát tại Điều 43. Tuy nhiên, với việc chuyển
đổi TTLKCK trở thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở
hữu Nhà nước, Quyết định số 1393/QĐ-BTC đã quy định khá rõ ràng, cụ thể về
bộ máy quản lý của TTLKCK Việt Nam tại Chương III. Theo đó, có thể xác
định mô hình quản trị và điều hành của TTLKCK như sau:

5

×