Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO DỤC “KỸ NĂNG SỐNG” CHO HỌC SINH THCS ĐẠT HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.75 MB, 33 trang )

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁO DỤC “KỸ NĂNG SỐNG”
CHO HỌC SINH THCS ĐẠT HIỆU QUẢ
I.MỞ ĐẦU
1/ Bối cảnh của vấn đề:
Năm học 2010 – 2011 là năm Đảng và Nhà nước và toàn thể xã hội
đặc biệt quan tâm đến vấn đến giáo dục học sinh. Với chủ đề năm học của
Bộ Giáo dục – Đào tạo là “ Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng
dạy và học”, “Dạy thật Học thật - Thi thật - Chất lượng thật”, cùng với vấn
đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Học để cùng chung sống là một trong những vấn đề then chốt hiện
nay của giáo dục. Khi mà thế giới đang còn quá nhiều mâu thuẫn có những
cách giải quyết hợp lý, giáo dục tự nó trở nên có vai trò quan trọng trong
việc giúp con người có thái độ hòa bình, tôn trọng các nền văn hóa, các giá
trị tinh thần. Phải giáo dục cho học sinh có hiểu biết về tính đa dạng của các
dân tộc, làm cho các em có thái độ tôn trọng sự khác nhau đó, biết cảm
thông và chia sẻ người khác, với dân tộc khác, học cách tranh luận và đối
thoại với người khác trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau, hợp tác cùng nhau vì
mục đích chung.
Theo “Bài kỹ năng sống” ngày 25/11/2009 có ghi: trên 95% các em
chưa nhận thức đúng về kỹ năng sống, 77,7% chưa bao giờ được đào tạo,
tập huấn về kỹ năng sống, 76,4% cho biết rất cần tập huấn kiến thức kỹ
năng sống và hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý
các tình huống thường gặp trong đời sống.
2/ Lý do chọn đề tài:
Theo công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sở Giáo dục –
Đào tạo tỉnh Bình Dương về vấn đề đưa kỹ năng sống vào chương trình giáo
dục trong nhà trường phổ thông, yêu cầu lồng ghép chương trình kỹ năng
sống ở các môn học như: Giáo dục công dân, Sinh học, Ngữ văn …nhưng
khi áp dụng giáo viên còn nhiều lúng túng, không biết lồng ghép như thế
Trang 1
nào, bằng cách nào. Bởi vì nội dung giảng dạy của các môn học trên trong


phân phối chương trình quá nhiều. Một bài học mà phải lồng ghép rất nhiều
nội dung nào như giáo dục kỹ năng sống, giáo dục môi trường, sức khỏe
sinh sản… làm cho giáo viên gặp không ít khó khăn khi soạn giáo án và hạn
chế về thời gian, khi dạy trên lớp.
Nhận thấy sự khó khăn lúng túng của giáo viên trong việc soạn giảng
nên Ban giám hiệu trường THCS Bình Thắng mạnh dạn đưa Kỹ năng sống
vào giảng dạy và trở thành một môn học riêng. Đó là lý do tôi chọn đề tài
nghiên cứu:
Làm thế nào để giáo dục “Kỹ năng sống” cho học sinh THCS
đạt hiệu quả.
3/ Mục đích của đề tài:
Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng
và tham gia vào cuộc sống hằng ngày ( Tổ chức UNESCO). Kỹ năng sống
là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối
phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Trong
giáo dục, kỹ năng sống là một tồn tại những khả năng được rèn luyện và đáp
ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa(WHO).
Cũng theo WHO, Kỹ năng sống được chia thành hai loại: kỹ năng
tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân lĩnh hội và tư duy, với mười yếu tố như: tự
nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với
người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm
thông, tư duy bình luận và phê phán, cách giải quyết, giao tiếp hiệu quả và
cách thương thuyết.
Việc giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh là điều rất cần thiết trong
chương trình giáo dục của nhà trường. Theo tôi, đây là môn học thú vị nhằm
dạy cho học sinh những kiến thức về cuộc sống. Tuy nhiên chương trình dạy
và học ở nhà trường dường như không được các học sinh quan tâm, cách
truyền đạt nội dung kiến thức cũng như chương trình giảng dạy quá nhiều,
Trang 2
học lý thuyết mà không có cơ hội để thực hành. Vì vậy dạy Kỹ năng sống

cho học sinh rất cần thiết, có thể đưa Kỹ năng sống trở thành một môn học
riêng. Và cách dạy thường là tổ chức theo sinh hoạt nhóm hoặc thực hành
trên lớp để học sinh được phép nói lên quan điểm sống của mình về cùng
một sự việc, sự kiện.
Chương trình giáo dục của ta hiện nay quá nặng, học rất nhiều môn
làm cho học sinh mệt mỏi, chán chường. Vì vậy, đưa kỹ năng sống vào
giảng dạy không tính điểm mà chỉ là chương trình ngoại khóa để giúp học
sinh cảm thấy thoải mái hơn khi tham gia. Nhằm giáo dục các em có vốn kỹ
năng trong cuộc sống đời thường.
Dạy kỹ năng sống cần phải biết lựa chọn chương trình dạy theo kiểu
mở, để học sinh tham gia như người trong cuộc, chủ yếu đưa ra các tình
huống để có biện pháp xử lý các tinh huống đó.
4/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu;
Đây là một môn học mới có tính giáo dục mà chưa có trường nào
thực hiện. Học sinh học kỹ năng sống với tinh thần thoải mái, giáo dục kỹ
năng sống là giáo dục học sinh về các kỹ năng trong cuộc sống, trong giao
tiếp. Giáo dục kỹ năng sống cần khơi gợi và phát huy sự tham gia của học
sinh chứ không phải là sự áp đặt. Giáo viên dạy cũng phải là giáo viên có
kiến thức tâm lý chuyên về giáo dục tâm lý, kỹ năng sống, chứ không nên
kiêm nhiệm hay dạy theo ngẫu hứng và quan trọng hơn hết là cần có sự phối
hợp gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
- Trường THCS Bình Thắng mới thành lập với tổng số 376 học sinh,
gồm 11 lớp, thuộc địa bàn xã Bình Thắng giáp ranh với Thành phố Hồ Chí
Minh, Tỉnh Đồng Nai, nơi đây là địa bàn rất phức tạp về giao thông và tệ
tạn xã hội, học sinh đa số là con em dân nhập cư cho nên các em rất nhút
nhát, thiếu tự tin trong học tập cũng như các giao tiếp trong cuộc sống.Với
Trang 3
vai trò là Phó Hiệu Trưởng tôi nhận thấy cần có kế hoạch cụ thể giúp các

em có lòng tự tin, tính tự làm chủ bản thân. Trong hoạt động hè năm học
2009-2010 Ban giám hiệu bàn bạc và quyết định thử nghiệm đưa môn giáo
dục Kỹ năng sống vào chương trình sinh hoạt hè.
- Qua thời gian sinh hoạt hè và áp dụng giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh có thái độ tích cực, mạnh dạn
tham gia các phong trào, biết xử lý các tình huống, có tinh thần tự quản tự
giác, biết yêu thương, biết chia sẻ, tự tin khi đứng trước tập thể. Kết quả thử
nghiệm rất khả quan nên vào năm học 2010-2011 Ban giám hiệu nhà trường
quyết định đưa môn Kỹ năng sống vào chương trình môn học ngoại khóa.
2. Thực trạng:
Xã hội phát triển, con người phải tiếp xúc với nền khoa học kỹ thuật
hiện đại. Đòi hỏi con người phải năng động, sáng tạo, tư duy nhanh, thích
ứng tốt mọi hoàn cảnh, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao. Đây là một điều
đáng phấn khởi. Nhưng thực tế đáng lo ngại tình trạng xuống cấp về đạo
đức, lối sống thực dụng đã lan tràn khắp nơi len lỏi vào trong tư tưởng học
sinh. Hiện nay, các em chỉ biết sống cho riêng mình, thờ ơ với những gì
diễn ra xung quanh. Hiện tượng đó là do các em thiếu kiến thức về kỹ năng
sống. Tình trạng đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, không hứng thú
học tập xuất hiện ngày một nhiều hơn. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng
chung quy là nhận thức, ý thức và vấn đề cơ bản là do các em thiếu hiểu biết
về kỹ năng sống. Đây là vấn đề nóng bỏng được ngành giáo dục và xã hội
vô cùng quan tâm.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
a. Thuận lợi:
Được sự cho phép của UBND huyện, PGD - ĐT Dĩ An Trường
THCS Bình Thắng tổ chức cho học sinh học hai buổi - bán trú. Đây là ngôi
trường THCS đầu tiên của huyện Dĩ An thực hiện mô hình bán trú. Buổi
sáng dạy theo phân phối chương trình của Bộ Giáo Dục, buổi chiều học tăng
Trang 4
tiết môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh dạy nâng cao cho các lớp khá

giỏi, dạy ôn tập củng cố kiến thức cho các lớp trung bình - yếu. Nên học
sinh có điều kiện học tập, vui chơi sinh hoạt tập thể, tránh được tình trạng
học sinh đến trường một buổi còn một buổi rong chơi lêu lổng vào chơi điện
tử. Mô hình tổ chức này được đại đa số phụ huynh hoan nghênh, ủng hộ.
Năm học 2010-2011 trường được UBND Tỉnh cho phép mở lớp tạo
nguồn lớp 6 (90 học sinh). Học sinh trường THCS Bình Thắng rất ngoan, lễ
phép, chăm học, tích cực tham gia các phong trào thi đua, phụ huynh rất
quan tâm. Vì thế chúng tôi có điều kiện áp dụng dạy kỹ năng sống cho học
sinh cấp THCS.
b. Khó khăn:
Dạy kỹ năng sống là một chương trình mới mẻ mang tính giáo dục.
Bộ giáo dục đưa vào chương trình lồng ghép ở một số môn học. Giáo viên
chưa được tập huấn nên khi áp dụng vào giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay Bộ Giáo Dục – Đào Tạo chưa ban hành ra một tài liệu cũng như
chương trình để giáo viên căn cứ vào đó giảng dạy. Mỗi trường, mỗi giáo
viên dạy theo một cách, chưa có sự đồng bộ còn mang tính chất lồng ghép.
Cách dạy này còn nặng thuyết giảng kết hợp hỏi đáp chưa đi vào thực tế
cuộc sống.
Trước thực trạng trên, Ban giám hiệu trường THCS Bình Thắng
mạnh dạn đưa kỹ năng sống vào giảng dạy và trở thành một môn học. Nhằm
giúp học sinh có nhiều kiến thức về cách cư xử đúng phù hợp. Để thực hiện
môn Kỹ năng sống vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông THCS quả là một
điều không dễ. Thứ nhất là không thể xếp môn này vào thời khóa biểu chính
qui. Thứ hai là không có giáo viên được đào tạo chuyên môn. Thứ ba là
không có tài liệu hướng dẫn giảng dạy.
Trang 5
c. Biện pháp thực hiện:
Mặc dù có khó khăn nhưng trường chúng tôi cố gắng khắc phục,
quyết tâm đưa môn Kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy của nhà
trường.

- Môn Kỹ năng sống trở thành môn học ngoại khóa học buổi chiều,
một lớp học 1 tiết/ 1tuần
- Hợp đồng Thầy Nguyễn Chí Trung (ĐT: 0978201936) và Nguyễn
Đình Hiếu (ĐT: 0937999147) Công ty dịch vụ du lịch Sự kiện 408 Lô G cư
xá Thanh Đa P27 quận Bình Thạnh TPHCM về dạy Kỹ năng sống cho học
sinh trường THCS Bình Thắng.
- Các chương trình nội dung giảng dạy đều được Ban giám hiệu phê
duyệt.
- Đề ra kế hoạch tham quan thực tế. Một năm tổ chức cho học sinh
tham quan thực tế bốn lần vào tháng 11, tháng 1, tháng 3, tháng 5. Mỗi đợt
đi thực tế gắn liền với nội dung chương trình giáo dục. Trong học kỳ một
năm học 2010-2011 trường tổ chức hai lần đi tham quan: Khu di tích lịch sử
Đền Hùng tại Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh, tham quan nhà tù Phú Lợi -
khu du lịch Đại Nam Văn hiến. Số lượng học sinh tham gia trên 80%.
Học sinh chuẩn bị dâng hoa lên đền Hùng
Trang 6
- Mục đích tham quan thực tế gắn liền với nội dung giảng dạy. Vào
ngày 6/11/2010 vừa qua, nhà trường tổ chức cho học sinh đi thực tế tham
quan Khu di tích lịch sử Đền Hùng tại Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua lần đi thực tế, chúng tôi giáo dục học sinh tinh thần “ Uống nước nhớ
nguồn” hướng về cội nguồn dân tộc , tự hào dân tộc mình là “ Con rồng
cháu tiên”, Tinh thần tập thể, đoàn kết chia sẻ những khó khăn trong sinh
hoạt tập thể. Khi đến Đền dâng hương các em đều có ý thức tập thể giữ gìn
trật tự, lắng nghe và ghi chép truyền thống
1000 năm văn hiến, lịch sử xây dựng Đền. Các em giao lưu với các cô chú
quản lý khu di tích.
Hàng tre được trồng hai bên đường dẫn lên đền Hùng
Tham quan hàng tre, với thuyết trình của cô hướng dẫn viên
du lịch, giúp học sinh hiểu ý nghĩa của hàng tre. Hàng tre là biểu tượng của
dân tộc Việt Nam. Hàng tre gợi nhớ đến vị anh hùng Thánh Gióng đã dùng

tre đánh giặc cứu nước: “ Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi”
Trang 7
Bia tưởng niệm về công lao của các vị vua Hùng
Giáo dục học sinh có tính tự quản, tính tự lập, tổ chức cho học sinh
tập dựng lều trại.
Học sinh cùng với thầy cô phụ trách dựng lều trại
Trang 8
Những hoạt động học tập – vui chơi tích cực thân thiện của thầy vào trò
trường THCS Bình Thắng.
Lần hai vào ngày 11/01/2011 đi tham quan nhà tù Phú Lợi - Đại Nam
Văn Hiến. Học sinh tìm hiểu tội ác của Đế quốc Mỹ ở trên chiến trường
miền Nam vào cuối những năm thập niên 60 và đầu thập niên 70
Học sinh lắng nghe cô hướng dẫn viên thuyết minh về lịch sử hình
thành nhà tù Phó Lợi và tội ác của Đế quốc Mỹ.
Trang 9
Đây là những câu thơ của Tố Hữu ghi lại tội ác của Đế quốc Mỹ
Nơi gian cầm trên 6000 tù nhân
Nơi giam cầm tù nhân
Trang 10
Rời nhà tù Phú Lợi, các em đi đến khu du lịch Đại Nam vào vườn thú
tìm hiểu đời sống của các động vật: nai, hươu, hổ, báo, công…
Trang 11
Tham quan ao cá gợi nhớ đến ao cá Bác Hồ
Sau chuyến đi tham quan thực tế Ban giám hiệu yêu cầu học sinh làm
bản thu hoạch với chủ đề: Em hãy nêu cảm nghĩ về chuyến đi tham quan
thực tế này”
Đa số học sinh viết bài rất tốt, có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ ,

lời văn trôi chảy thể hiện được cảm xúc về chuyến đi tham quan.
- Hàng tháng nhà trường tổ chức cho các lớp sinh hoạt giao lưu với
nhau để các em có điều kiện trao đổi học hỏi.
* Ví dụ: dạy xong tiết 4: Bài học:
● Muốn – cần
● Dù đường ngắn hay dài, nếu cố gắng, tất cả sẽ có cùng một kết
quả.
● Mỗi người có một sở trường riêng, hãy tận dụng và phát huy nó.
Nhà trường tổ chức cho các lớp sinh hoạt giao lưu, tạo điều kiện cho
các em nói lên những ước mơ, sở trường, những suy nghĩ của mình .
Trang 12
* Ví dụ: Khi dạy Tiết 11: Bài học:
● Kỹ năng sinh hoạt tập thể
● Vai trò của cá nhân khi tham gia sinh hoạt tập thể.
Người giáo viên phải tổ chức kỹ năng sinh hoạt cho các em, tạo điều
kiện cho các em phát huy vai trò cá nhân trong tập thể. Mỗi cá nhân là một
chủ thể tham gia vào sinh hoạt, giúp các em biết di chuyển đội hình theo yêu
cầu (tùy ý thích).
Hình ảnh học sinh đang tham gia chương trình sinh hoạt tập thể.



Trang 13
Nhóm 1 vẽ tranh

Nhóm 2 hợp tác
Hình ảnh các em cùng nhau thực hiện vẽ bức tranh. Mỗi cá nhân đóng
góp công sức vào để hoàn thành bức tranh. Vẽ tranh xong nhóm cử một bạn
đứng trước lớp thuyết trình bức tranh của nhóm mình, giáo viên nhận xét
khen ngợi học sinh, để khuyến khích tinh thần học tập của học sinh.

Ví dụ Tiết 13: Bài học: Cùng hành động vì ngày nhà giáo Việt Nam
Nhà trường tổ chức phong trào làm báo tường để các em bày tỏ tình
cảm, lòng biết ơn đối với thầy cô.
Trang 14
Hoạt động làm báo tường của học sinh nhân ngày 20-11-2010
Trang 15
- Sau đây là chương trình dạy môn Kỹ năng sống mà chúng đã áp
dụng trong năm học 2010-2011. Tuy nhiên, chương trình chỉ lưu hành trong
nội bộ, xin đưa ra để các đồng nghiệp nghiên cứu và đóng góp ý kiến.
Chương trình giảng dạy như sau :
HỌC KỲ I
Tiết 1: Bài học: Giao lưu giữa người đứng lớp và học sinh, giới thiệu nội
dung lớp học, các nguyên tắc lớp học
Tiết 2 : Bài học:
● Phá bỏ khoảng cách, tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
● Tuyên truyền, giới thiệu về Quốc khánh 2-9-1945.
Tiết 3 : Bài học: khám phá và phát huy ưu điểm bản thân
Tiết 4: Bài học:
● Muốn – cần
● Dù đường ngắn hay dài, nếu cố gắng, tất cả sẽ có cùng một kết
quả.
● Mỗi người có một sở trường riêng, hãy tận dụng và phát huy nó.
Tiết 5 Bài học:
● Đặt mục đích, mục tiêu
● What & How
Tiết 6 :Bài học:
● Tự rèn luyện bản thân
● Phương pháp tự kỷ
Tiết 7 : Bài học: Các phương pháp học tập hiệu quả
Tiết 8 : Bài học:

● Uống nước nhớ nguồn
● Món quà tặng mẹ
● Giới thiệu về ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
Tiết 9: Bài học:
● Tổng kết hành động tuần trước
● Bài học giá trị của lòng biết ơn
Tiết 10
Bài học:
Trang 16
● Tổng kết quá trình thực hiện mục đích – mục tiêu mà học sinh tự
đặt
● Các giải pháp khắc phục hạn chế trong quá trình thực hiện
Tiết 11: Bài học:
● Kỹ năng sinh hoạt tập thể
● Vai trò của cá nhân khi tham gia sinh hoạt tập thể
Tiết 12 : Bài học:
● Kỹ năng sinh hoạt tập thể
● Vai trò của cá nhân khi tham gia sinh hoạt tập thể
Tiết 13: Bài học: Cùng hành động vì ngày nhà giáo Việt Nam
Tiết 14: Bài học:
● Tổng kết chuyên đề lòng biết ơn
● Tổng kết kỹ năng sinh hoạt tập thể
● Tổng kết giai đoạn 2 của việc lập mục đích – mục tiêu
Tiết 15: Bài học:
● Chuyên đề thái độ tập trung học tập cao độ
● Tự tin vào bản thân, hướng tới kết quả cao trong kỳ thi học kì
Tiết 16: Bài học:
● Chuyên đề: biết chắc những gì mình có và phát huy đúng lúc,
đúng chỗ
● Chơi các trò chơi giải trí trong kỳ thi nội dung liên quan đến vấn

đề tự tin.
Tiết 17: Bài học:
● Chuyên đề: biết chắc những gì mình có và phát huy đúng lúc,
đúng chỗ
● Chơi giải trí trong kỳ thi nội dung liên quan đến vấn đề tự tin.
Tiết 18: Bài học: Làm bài thu hoạch
Tiết 19 : Bài học:
● Trả bài thu hoạch
● Nhận xét bài kết quả học tập
● Tổng kết học kì 1 của lớp
● Các nhắc nhở liên quan
Trang 17
● Tuyên dương tặng quà cho các học sinh có nhiều tiến bộ cũng như
có thái độ học tập tích cực
HỌC KỲ II
Tiết 1 : Bài học: Lăng xê bản thân, bắt đầu xây dựng “Thương Hiệu” cho cá
nhân
Tiết 2: Bài học: Nói chuyện trước đám đông
Tiết 3 : Bài học: Lắng nghe
Tiết 4 : Tổng kết chuyên đề phát triển thương hiệu cá nhân
Tiết 5: Bài học Sơ Đồ Tư Duy
Tiết 6 : Bài học: Lý thuyết nhóm
Tiết 7 : Bài học: Lý thuyết nhóm
Tiết 8 : Bài học: What & How
Tiết 9: Tổng kết chuyên đề ký thuyết nhóm
Tiết 10 : Bài học: Các tính cách trong Nhóm
Tiết 11 : Bài học: Các tính cách trong Nhóm
(Lãnh đạo nhóm)
Tiết 12: Bài học: Các giai đoạn phát triển của nhóm
Tiết 13: Tổng kết chuyên đề tính cách trong nhóm

Tiết 14: Bài học: “Niềm Tin”
Tiết 15: Tổng kết “team bullding”
Tiết 16 : Làm bài thu hoạch cuối khoá học
Tiết 17: Tổng kết lớp học
Tuyên dương khen thưởng các học sinh xuất sắc.
Những nhắc nhở, dặn dò, hướng dẫn tự học và rèn luyện kỹ năng
sống.
Trang 18
* Đây là giáo án tham khảo:
GIÁO ÁN
Tiết 1
Bài học: Giao lưu giữa người đứng lớp và học sinh, giới thiệu nội
dung lớp học, các nguyên tắc lớp học
1. HOẠT ĐỘNG ĐẦU GIỜ
● Vỗ tay theo nhịp: Tạo sự làm việc tập thể, hướng tâm lý cả lớp về
cùng 1 phía
● Hát 1 số bài hát tập thể (liên khúc 1-2-3-4): tạo không khí sôi động
● Trò chơi Tôi bảo: rèn luyện sự tập trung và khả năng phản xạ cho
học sinh
2. GIỚI THIỆU VỀ LỚP HỌC
● giới thiệu về người đứng lớp
● giới thiệu về nội dung lớp học
3. CÁC NGUYÊN TẮC LỚP HỌC
● Giới thiệu các nguyên tắc lớp học, đề nghị học sinh lưu ý và
ghi nhớ.
● Giới thiệu bảng đánh giá kết quả học tập của học sinh.
4. BÀI TẬP VỀ NHÀ
● Ghi tất cả các hoạt động tập thể mà mình đã từng tham gia, ý
nghĩa của các hoạt động mà em thấy
● Ghi tất cả những mong muốn khi tham gia lớp học

5. ĐỌC TỰ KỶ TRƯỚC KHI KẾT THÚC TIẾT HỌC
● MICKEY – KIMCHI
● TÔI LÀ NGƯỜI VUI TÍNH– TÔI LÀ NGƯỜI DỄ THƯƠNG
Tiết 2
Bài học:
● Phá bỏ khoảng cách, tích cực tham gia các hoạt động tập thể
● Tuyên truyền, giới thiệu về Quốc khánh 2-9-1945
1. HOẠT ĐỘNG ĐẦU GIỜ
● Khởi động động tác thể dục vui và thu hút
● Tập bài hát làm quen
● Trò chơi Đoàn Kết
2. KIỂM TRA BÀI CHUẨN BỊ VỀ NHÀ, NHẬN XÉT
Trang 19
● Thu bài về nhà
3. CÁC BĂNG REO, CÁC TỰ KỈ HỮU ÍCH
“Chuẩn bị vũ khí – chinh phục mục tiêu”
4. CÁC TRÒ CHƠI Ý NGHĨA – BÀI HỌC KINH NGHIỆM, BÀI
HỌC CUỘC SỐNG
● Phiếu trao đổi thông tin
● Xây tháp giấy
● Bài học ý nghĩa rút ra từ các trò chơi
5. ĐƯA BÀI VỀ NHÀ
● Chuẩn bị 1 bức tranh 1 khu vườn trong đó có nhiều cây hoa, trên
mỗi bông hoa ghi ưu điểm của mình, trên mỗi cây có những con sâu ghi
khuyết điểm bản thân, ghi lại cảm xúc bản thân sau khi vẽ tranh
6. ĐỌC TỰ KỶ TRƯỚC KHI KẾT THÚC TIẾT HỌC
a. MICKEY – KIMCHI
b. TÔI LÀ NGƯỜI VUI TÍNH – TÔI LÀ NGƯỜI DỄ THƯƠNG
Tiết 3
Bài học: Khám phá và phát huy ưu điểm bản thân

● HOẠT ĐỘNG ĐẦU GIỜ
● Trò chơi: Bắn Súng
1. KIỂM TRA BÀI CHUẨN BỊ VỀ NHÀ, NHẬN XÉT
● Kiểm tra bài về nhà, cho 1 em lên thuyết trình về bức tranh của
mình
2. CÁC BĂNG REO, CÁC TỰ KỈ HỮU ÍCH
“Tôi tài giỏi, bạn cũng thế - bạn tải giỏi, tôi cũng vậy”
3. CÁC TRÒ CHƠI Ý NGHĨA – BÀI HỌC KINH NGHIỆM, BÀI
HỌC CUỘC SỐNG
● Trao đổi bức tranh của mình cho người bên cạnh.
● Đề nghị các thành viên nào có khả năng, sẽ thể hiện bản thân
(không G. Viên sẽ mời theo Bức Tranh như… hát, múa…)
4. ĐƯA BÀI VỀ NHÀ
● Vẽ sơ đồ tư duy 2 nhánh Muốn – Cần
Trang 20
5. ĐỌC TỰ KỶ TRƯỚC KHI KẾT THÚC TIẾT HỌC
● MICKEY – KIMCHI
● TÔI LÀ NGƯỜI VUI TÍNH – TÔI LÀ NGƯỜI DỄ THƯƠNG
III/ KẾT LUẬN
1. Những bài học kinh nghiệm.
- Qua một học kỳ thực hiện chuyên đề: Làm thế nào để giáo dục “ Kỹ
năng sống” cho học sinh THCS đạt hiệu quả, tôi nhận thấy rằng: học sinh
trường THCS Bình Thắng rất mạnh dạn dám phát biểu trước tập thể, không
còn e dè, nhút nhát, có tinh thần tập thể, lễ phép hơn, chăm chỉ siêng năng
học hơn… Các em học Kỹ năng sống với tâm trạng không gò bó áp đặt,
ngược lại rất nhẹ nhàng thoải mái giúp các em nhanh nhẹn hoạt bát trong
giao tiếp ứng xử, trong các mối quan hệ.
Trong 3 tuần thực hiện chương trình học sinh chưa nhận ra cái hay,
cái quan trọng của môn Kỹ năng sống. Kết quả khảo sát sở thích 100 học
sinh ở các mức.

Phiếu khảo sát về học môn Kỹ năng sống:
Em hãy đánh X vào một các ô sau
- Thích học :

- Không thích học :

Trang 21
- Bình thường:
Kết quả: có 50 học sinh thích học Kỹ năng sống, 25 học sinh không
thích học, 25 bình thường. Với kết quả trên Ban giám hiệu cũng hơi lo lắng
nhưng bằng lòng quyết tâm chúng tôi vẫn duy trì giảng dạy môn kỹ năng
sống.
Cuối học kỳ I tôi tiếp tục làm phiếu khảo sát với nội dung như phiếu
trước. Kết quả có thay đổi 90% học sinh trả lời thích học , 10% học sinh trả
lời bình thường. Nghĩa là kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
THCS có phần thành công. Học sinh rất mạnh tự tin khi tham gia các kỳ thi.
Vừa qua huyện Dĩ An có tổ chức thi giải “Sao Khê” khối 7,8. Trường
THCS Bình Thắng vinh dự nhận được:
Khối 7: em Phạm Hoài Như đạt giải III (không có giải I), 2 giải
khuyến khích. Khối 8: em Phạm Khánh Linh đạt giải II ( không có giải I), 1
khuyến khích. Trường tổ chức cho 10 học sinh giao lưu với các chú trong
Huyện Đội Dĩ An. Có em Phạm Khánh Linh được mời làm phát thanh viên
chương trình phát thanh năng non của huyện. Em Nguyễn Thị Anh Thư đạt
giải I cuộc thi chỉ huy đội giỏi của tỉnh.
Trong phong trào thi học sinh giỏi vòng huyện khối 6,9 vào
ngày18/01/2011 trường đạt được nhiều thành tích khả quan. Phong trào
TDTT vòng huyện trường đạt giải III toàn đoàn với : 8 giải nhất, 4 giải nhì,
4 giải ba. Tham gia trò chơi dân gian cấp tỉnh đạt 5 giải. Qua các phong trào
thi đua, chứng tỏ học sinh trường Bình Thắng có nhiều cố gắng, tự tin, có
tinh thần đồng đội, biết đoàn kết, yêu thương, chia sẻ, thi đấu nhiệt tình đem

là nhiều thành tích cho nhà trường.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
- Giáo viên giàu kinh nghiệm, kiến thức cuộc sống, giáo dục tâm lý.
Phải là chỗ dựa để các em tâm sự, chia sẻ.
- Giúp học sinh phát huy năng lực cá nhân, có khả năng thích nghi và
có hành vi tích cực, ứng phó với các tình huống, biết cảm thông và chia sẻ,
Trang 22
có tinh thần tập thể, ý thức tự lập, tự chủ, có khả năng giải quyết và thương
thuyết.
3. Khả năng ứng dụng, triển khai:
Nội dung chương trình dạy môn Kỹ năng sống đang thực hiện trong
nội bộ nhà trường, xin phép đưa lên để các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp
nghiên cứu đóng góp ý kiến cho nội dung chương trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn
Người viết
+
Phạm Hồng Sáng
Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ KHỐI
















Trang 23






Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA
TRƯỜNG THCS BÌNH THẮNG
















Trang 24





NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA LÃNH ĐẠO
PHÒNG GIÁO DỤC DĨ AN
















Trang 25

×