Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bản chất, khái niệm quyết định hành chính và các yếu tố liên quan đến quyết định hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.21 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Khái niệm quyết định hành chính
2. Vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước.
a. Quyết định hành chính đề ra những chủ trương, chính sách lớn trong quản lí
hành chính
b. Quyết định hành chính hướng dẫn thi hành Luật, cụ thể hóa, chi tiết hóa
Luật, thể chế đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
c. Quyết định hành chính được dùng để giải quyết một công việc cụ thể trong
đời sống xã hội nhằm thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước
(quyết định hành chính áp dụng pháp luật)
d. Quyết định hành chính đặt ra các quy tắc xử sự đề điều chỉnh các mối quan
hệ phát sinh trong thực tiễn quản lí hành chính nhà nước
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của các cơ quan hành chính trong lĩnh vực
quản lý hành chính nhà nước ngày càng trở nên quan trọng. Để thực hiện các nhiệm
vụ, chức năng quản lí hành chính nhà nước, các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng
nhiều hình thức hoạt động khác nhau nhưng hình thức cơ bản và quan trọng nhất là
hoạt động xây dựng và ban hành quyết định hành chính. Thông qua các quyết định
hành chính, các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết các công việc cụ thể phát
sinh trong quá trình quản lí hành chính. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có cách hiểu
thống nhất về quyết định hành chính và vai trò của nó đối với hoạt động quản lý hành
chính nhà nước.
Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, ta sẽ tìm hiểu bản chất, khái niệm quyết định
hành chính và các yếu tố liên quan đến quyết định hành chính để rút ra vai trò của
quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.
NỘI DUNG


1
1. Khái niệm quyết định hành chính
● Dưới góc độ hình thức: quyết định hành chính thường được tiếp cận ở cả hai
khía cạnh: một là quyết định hành chính gồm các quyết định trên văn bản,
quyết định bằng lời nói, dấu hiệu, kí hiệu; hai là quyết định hành chính chỉ
là các quyết định trên văn bản.
Quyết định hành chính có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như văn
bản, lời nói, dấu hiệu, kí hiệu vì quyết định được hiểu là “định ra, đề ra và dứt khoát
phải làm” hoặc là “điều định ra, đề ra của cấp trên phải thực hiện”. Theo đó, điều kiện
cần và đủ của một quyết định là tính bắt buộc và tính quyền lực nhà nước. Các giáo
trình Luật hành chính Việt Nam đều cho rằng một quyết định hành chính ở dạng nào
chỉ là cách thức thực hiện nội dung của quyết định mà thôi. Sự đồng nhất quyết định
với văn bản đã thu hẹp khái niệm quyết định hành chính. Thực tế, quản lí hành chính
cho thấy, các quyết định hành chính không thực hiện bằng văn bản được sử dụng
thường xuyên hơn các quyết định hành chính thực hiện bằng văn bản vì hoạt động
quản lí hành chính là hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, trực tiếp điều hành của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân nên cần mệnh lệnh của người quản lí có mức độ đơn
giản, phức tạp khác nhau và việc ban hành quyết định hành chính có tần suất cao. Các
quyết định hành chính không thực hiện bằng văn bản đã tạo nên sự sống động, linh
hoạt cần thiết của quản lí hành chính nhà nước. Tuy nhiên, quyết định bằng văn bản
phản ánh tính khuôn mẫu, tính có căn cứ chắc chắn tạo nên sự ổn định của hoạt động
quản lí hành chính nhà nước. Việc coi quyết định hành chính chỉ biểu hiện dưới dạng
văn bản là có cơ sở vì các vấn đề, mệnh lệnh quan trọng luôn thể hiện dưới dạng văn
bản. Văn bản được sử dụng để ghi nhận những vấn đề quan trọng vì tính rõ ràng, xác
định về nội dung là cơ sở chắc chắn cho hoạt động phục tùng, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện quyền lực nhà nước, nhất là khi quyết định có phạm vi đối tượng tác động
rộng và sự tác động cần thiết được duy trì trong thời gian dài. Đồng thời thủ tục ban
hành các văn bản trong quản lí nhà nước chặt chẽ có khả năng đẩm bảo được tính
đúng đắn, cần thiết cho các quyết định được ban hành. Các quy định của pháp luật và
thực tiễn pháp lí cũng chứng minh sự cần thiết phải dùng quyết định bằng văn bản

trong những trường hợp pháp lí quan trọng.
● Dưới góc độ tính chất: cũng có những cách nhìn nhận khác nhau về quyết định
hành chính: Quyết định hành chính chỉ là quyết định cá biệt và quyết định
hành chính bao gồm quyết định cá biệt, quyết định quy phạm và quyết định
chủ đạo.
Việc coi quyết định hành chính chỉ là quyết định cá biệt xuất phát từ thuật ngữ quyết
định hành chính được ghi nhận trong một số văn bản pháp luật như Luật khiếu nại tố
cáo, Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Khoản 10 Điều 2 Luật
khiếu nại, tố cáo có nếu khái niệm quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản
của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước
được áp dụng một lần đối với một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt
2
động quản lí hành chính”. Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính cũng
đưa ra khái niệm hành chính chit là quyết định cá biệt: “Quyết định hành chính quy
định trong Pháp lệnh này là quyết định bằng văn bản của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, cơ quan Nhà
nước địa phương, các Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp được áp dụng
một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể”.
Định nghĩa về quyết định hành chính nói trên không phải là quan niệm hoàn toàn
mang tính khoa học mà là khái niệm mang tính quy ước và chỉ có ý nghĩa trong văn
bản đó. Tính quy ước thể hiện: thứ nhất, bên cạnh các quyết định được gọi là quyết
định hành chính thì trong ngay các văn bản nói trên cũng đề cập đến các quyết định
khác thực chất là quyết định hành chính nhưng không được gọi là quyết định hành
chính như quyết định kỉ luật cán bộ, công chức do cơ quan hành chính nhà nước ban
hành, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo: thứ hai, phạm vi quyết định hành chính
trong các văn bản này bị giới hạn bởi chính phạm vi điều chỉnh của các văn bản đó.
Các văn bản nói trên quy định về quyền khiếu nại, khiếu kiện, thẩm quyền giải quyết
khiếu nại, khiếu kiện, thủ tục khiếu nại, khiếu kiện. Hiện nay, các cá nhân, tổ chức
không có quyền khiếu nại hay khiếu kiện đối với các văn bản quy phạm pháp luật cho
nên khái niệm quyết định hành chính được thể hiện trong các văn bản quy định về

khiếu kiện, khiếu nại không thể là quyết định hành chính quy phạm. Vì thế, các công
trình nghiên cứu liên quan đến đối tượng khiếu nại, đối tượng khiếu kiện hành chính
mặc nhiên sử dụng khái niệm quyết định hành chính với nghĩa là quyết định cá biệt
mà không cần bất cứ ghi chú hay giải thích gì thêm. Hơn nữa, trong pháp luật hiện
hành không có quy định nào sử dụng khái niệm quyết định hành chính với nghĩa là
quyết định quy phạm nên việc coi quyết định hành chính chỉ là quyết định các biệt
càng trở lên phổ biến.
Quan điểm cho rằng quyết định hành chính không chỉ là quyết định cá biệt không
dựa trên cơ sở pháp luật thực định mà dựa vào bản chất của hành pháp. Để thực thi
hành pháp, cơ quan hành chính nhà nước không chỉ thi hành các quy định của cơ quan
lập pháp mà có thể chủ động sáng tạo chấp hành và điều hành các quy định đó. Để
thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành đó, các chủ thể quản lí hành chính nhà nước
phải định ra các chủ trương, đường lối, biện pháp quản lí lớn có giá trị định hướng
cũng như đặt ra các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội để giải quyết
các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình. Do tính phổ quát của các chủ trương, biện pháp lớn hay tính bắt buộc chung
của quy phạm nên quyết định hành chính chủ đạo, quyết định quy phạm mang tính
đinh hướng hay điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các chủ thể, trong những
điều kiện được dự liệu có tính lặp lại thực hiện trên thực tế. Tính chính thống về nhiều
mặt của các nhóm quyết định và của hoạt động ban hành các nhóm quyết định đó là
cơ sở cho quan niệm rằng không nên coi quyết định hành chính chỉ là quyết định cá
biệt. Quan niệm này cũng được ghi nhận trong từ điển Luật học, ở đó quyết định hành
chính gồm quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm, quyết định cá biệt và được định
3
nghĩa như sau: “Quyết định trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước. Quyết định
hành chính thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
của người có chức vụ, tổ chức và cá nhân được trao quyền, được thực hiện trên cơ sở
để thi hành pháp luật theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc
thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính”.
● Dưới góc độ chủ thể ban hành, quyết định hành chính được ban hành bởi

nhiều chủ thể khác nhau trong bộ máy nhà nước với những nội dung phong
phú, đa dạng liên quan đến lĩnh vực khác nhau. Tuy vậy, sự quan tâm chủ yếu
hướng vào nhóm quyết định hành chính do các chủ thể trong hệ thống cơ
quan hành chính nhà nước ban hành. Bộ máy nhà nước hiện đại mặc dù được
tổ chức theo những nguyên tắc tổ chức và thực hiện quyền lực khác nhau
nhưng trong đó bao giờ cũng có một loại cơ quan có chức năng quản lí hành
chính nhà nước. Các quyết định hành chính chủ yếu được ban hành bởi nhóm
cơ quan này và là những quyết định hành chính quan trọng nhất, thể hiện đặc
trưng cơ bản của quyết định hành chính. Do đó, khi nghiên cứu quyết định
hành chính nói chung chỉ cần nghiên cứu quyết định hành chính do cơ quan
hành chính ban hành là có thể khái quát được toàn bộ vấn đề thuộc về quyết
định hành chính.
Từ những cơ sở nêu trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về quyết định hành
chính như sau:
“Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, là kết quả thể hiện ý
chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện
quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một
trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra
những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó
giải quyết một công việc cụ thê trong đời sống xã hội nhằm thực hiện hoạt động quản
lí hành chính nhà nước”.
2. Vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước.
a. Quyết định hành chính đề ra những chủ trương, chính sách lớn trong quản lí
hành chính
Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong quản lí hành chính nhà nước,
thông qua quyết định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước đề ra chủ trương,
đường lối, nhiệm vụ, biện pháp lớn để quản lí hành chính nhà nước. Nhiều quyết định
hành chính quan trọng của Chính phủ đã được đưa vào cuộc sống và có tác động tích
cực. Ví dụ như về việc phân cấp, trong thời gian vừa qua có Nghị quyết số
8/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lí

nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quá
trình phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp
vừa qua xét về tổng thể vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn,
còn nhiều hạn chế, bất hợp lý. Mặc dù phân cấp nhưng chưa bảo đảm quản lý thống
nhất, còn biểu hiện phân tán, cục bộ; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; chưa
4
chú trọng việc thanh tra, kiểm tra đối với những việc đã phân cấp cho địa phương.
Nghị quyết này ban hành nhằm phân cấp quản lí nhà nước thông qua việc Chính phủ
giao cho UBND các cấp thẩm quyền mới trong hướng dẫn quản lí hành chính nhà
nước cũng như giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trên.
Đây là phương thức quản lí hành chính hiệu quả mà các cơ quan hành chính nhà
nước sử dụng thông qua đó thực hiện được những mục tiêu, nhiệm vụ của mình.
b. Quyết định hành chính hướng dẫn thi hành Luật, cụ thể hóa, chi tiết hóa
Luật, thể chế đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
Là bộ phận của quyết định pháp luật nói chung, quyết định hành chính chiếm vị trí
trung tâm trong hoạt động quản lí của nhà nước, đó là phương tiện không thể thiếu
của các cơ quan quản lí của nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lí. Quyết định
hành chính được cơ quan hành chính nhà nước ban hành để thực hiện nhiệm vụ thực
thi pháp luật, chuyển tải Luật vào cuộc sống, góp phần tạo nên giá trị thực tiễn của
Luật. Ví dụ như Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật khoáng sản hay Nghị định 23/2006/NĐ-CP
ngày 3/3/2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng là hai văn bản quy phạm
pháp luật về lĩnh vực môi trường. Hai văn bản này được ban hành theo hướng thông
thường hơn, minh bạch hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong lĩnh vực
môi trường trong việc thực thi các pháp luật về môi trường trong lĩnh vực khoáng sản
cũng như bảo vệ và phát triển rừng. Việc quy định này tạo cơ sở cho việc thực hiện
Luật dễ dàng hơn làm cho các quy định của Luật đi vào cuộc sống.
Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải chủ trương,
chính sách lãnh đạo của Đảng vào quản lí hành chính nhà nước. Có thể nói, ở một
mức độ đáng kể, pháp luật là sự thể chế hóa quan điểm, chính sách của nhà nước.

Đường lối chính trị định hướng cho hoạt động xây dựng pháp luật, định hướng nội
dung pháp luật. Nếu pháp luật không kịp thời thể chế hóa quan điểm, chính sách của
nhà nước thành các quy phạm pháp luật thì có thể làm chậm trễ quá trình thực hiện
các nhiệm vụ, mục đích của nhà nước đặt ra trong quản lí, nghiêm trọng hơn là có thể
làm sai lệch định hướng chính trị trong quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Với tính cách
là công cụ điều chỉnh trực tiếp, chi tiết các quá trình xã hội, quyết định hành chính
phải thể chế hóa quan điểm, chính sách của nhà nước, các chủ trường, đường lối
chính sách của Đảng, một mặt bảo đảm sự phát triển theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, mặt khác tích cực mở rộng dân chủ, tạo điều liện thuận lợi cho việc thực hiện
quyền công dân.
Thông thường, Đảng thường ít can thiệp vào những công việc cụ thể thuộc thẩm
quyền của nhà nước nhưng về những vấn đề quan trọng và khi cấp ủy Đảng có thẩm
quyền đã có ý kiến chỉ đạo thì các chủ thể quản lí hành chính nhà nước luôn cân nhắc,
tôn trọng các ý kiến đó trong việc hình thành nội dung văn bản. Nhờ đó, đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thực thi có hiệu quả, tạo ra sự
biến đổi lớn lao và tích cực cho đời sống xã hội, đạt được thành tựu to lớn và quan
trọng.
5

×