Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SKKN Từng bước giúp học sinh tiếp cận với công nghệ thông tin qua các tiết dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.31 KB, 7 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“TỪNG BƯỚC GIÚP HỌC SINH TIẾP CẬN VỚI CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN QUA CÁC TIẾT DẠY”

I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Như chúng ta đã biết ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển thông tin trong nhà
trường sẽ tạo ra bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới nội dung, chương trình và
phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục. Đây là công cụ hỗ trợ việc bồi
dưỡng và nâng cao trình độ của giáo viên trong mọi lĩnh vực. Chính vì thế đòi hỏi người
giáo viên phải biết tự đánh giá mình, rồi từ đó phải vươn lên bằng cách vận dụng công
nghệ thông tin vào công tác soạn, giảng góp phần nhỏ bé của mình giải phóng sức mạnh
vật chất,trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới của đất nước
phát triển nhanh theo hướng hiện đại hoá đất nước.
II. VỀ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
a)Thuận lợi :
- Được sự hỗ trợ các thiết bị dạy học của nhà trường và giáo viên Tin học. Cùng với sự cố
gắng học hỏi của bản thân, mua sách tham khảo để từng bước vận dụng cách soạn, giảng
vào chương trình giảng dạy .

b) Khó khăn:
- Trường thuộc vùng ven nên tiếp cận còn khó khăn.
- Các thiết bị hỗ trợ cho chương trình còn thiếu như máy để can hình .
- Giáo viên chưa chuyên sâu về nghiệp vụ Tin học nên việc sử dụng và soạn giảng còn
nhiều khó khăn .
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi luôn đã tự cố gắng vưà thực hành vừa
học, từng bước thực hiện tốt soạn, giảng tốt chương trình bằng các biện pháp như sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.Thực hiện soạn, giảng thường xuyên bằng giáo án điện tử
Khi bản thân đã biết cách soạn chương trình ,tôi tiến hành soạn giảng ngay một số tiết
dạy để giảng dạy cho HS. Khi soạn tôi chú ý bám sát mục đích yêu cầu của bài dạy, trong


quá trình soạn tôi chú ý chọn phông chữ phù hợp, chọn nền, màu sắc hài hoà dễ
nhìn.Thường xuyên thay đôỉ cách trình diễn để gây hứng thú và thu hút sự tập trung chú
ý của học sinh.


2. Từng bước tích luỹ và lưu trữ một số thông tin,hình ảnh để hổ trợ cho việc soạn
giảng:
- Ngoài việc soạn nội dung bài dạy,để đảm bảo được yêu cầu bài học,giáo viên còn đưa
các kênh hình từ các SGK hoặc sưu tầm thêm vào tiết dạy để giúp HS quan sát và đàm
thoại,cụ thể :Tôi đã tận dụng các điều kiện sẵn có nhờ người thân chụp,đề can tất cả các
kênh hình từ SGK hoặc 1số hình ảnh sưu tầm các môn học như Tự nhiên và xã hội,Luyện
từ và câu,Tập làm văn ,lưu trữ vào máy.Sắp xếp mỗi bài 1 FILE để khi soạn cần hình
bài nào chỉ cần chọn COPY và PASTE là có ngay, khỏi mất thời gian.Nhờ vậy mà khi
soạn các tiết dạy rất nhanh và tiện lợi .
(Minh hoạ một vài hình ảnh trong đĩa )
3. Giúp HS phát triển ngôn ngữ và mở rộng vốn từ qua các hình ảnh sẵn có
và các hình ảnh sưu tầm :
- Ngoài các kênh hình sẵn có SGK hay phần mềm máy vi tính,bản thân tôi đã tự suy nghĩ
tìm và sưu tầm thêm một số hình ảnh phù hợp và cần thiết để giúp học sinh thấy nghe và
thực hiện.
Ví dụ: tiết dạy Nói về cảnh đẹp đất nước (tuần 12),ngoài ảnh chụp cảnh biển Phan Thiết
- GV cần cho các em xem thêm một số cảnh đẹp khác,nên tôi đã chụp và đề can một số
cảnh đẹp như: cảnh biển Cửa Đại Hội An, chiều trên sông Hương, Hồ Gươm, Đêm rằm
phố cổ
Khi các em được trực tiếp nhìn thấy các cảnh đẹp này qua tranh ảnh,các em rất thú vị và
thích thú, từ đó các em đã viết được nhiều bài văn rất hay Nói về cảnh đẹp quê hương :
Ví dụ như em Bảo Hoà đã viết về cảnh đẹp trên Sông Hương:
"Ôi! Chiều trên Sông Hương sao mà đẹp thế ! Dòng nước lấp lánh ,trong xanh soi bóng
những con thuyền đang bồng bềnh trôi.Nổi bật trong bức ảnh là chiếc cầu Tràng Tiền
đang uốn mình vắt ngang sông, người, xe đi laị tấp nập.Xa xa tiếng hò chèo thuyền của

chị Gái đưa khách sang sông,làm cho ta càng yêu thêm xứ Huế "
Hay em Thu Hiền cũng đã viết về cảnh Phố cổ Hội An :
"Ai vô phố Hội Chùa Cầu
Để thương, để nhớ để sầu cho ai.
Thật vậy,nếu có dịp bạn hãy về Hội An vào đêm rằm Phố cổ,bạn sẽ thấy lòng mình xao
xuyến bởi những ngọn đèn lồng lung linh đủ màu sắc .Trên dòng sông Hoài những ngọn
hoa đăng trôi bồng bềnh lúc ẩn,lúc hiện, tạo nên một vẻ đẹp huyền ảo. Đâu đó vang lên
những lanì điệu dân ca xứ Quảng thật mượt mà làm rung động lòng người "
Hay tiết kể về một ngày hội (tuần 26),ngoài 2 ảnh chụp Hội chơi đu và Cảnh đua thuyền
trên sông ,tôi còn sưu tầm thêm tranh ảnh một số lễ hội mà ở quê hương Hội An hay tổ
chức, để các em biết vận dụng từ thực tế mà kể một cách tự nhiện hơn như ảnh Hội Bài
chòi, Hội thi múa lân, Hội khoẻ Phù Đổng,,,từ đó giúp HS nói viết về ngày hội rất sinh
động và hấp dẫn hơn( đây cũng là hình thức để giúp HS hiểu biết thêm về những nét văn
hoá độc đáo của quê hương mình ).
Hay bài Hoa (tuần 24 môn Tự nhiên và xã hội)Ngoài các kênh hình SGK tôi còn khai
thác thêm các kênh hình có trong phần mềm trong máy vi tính về các loài hoa để cho các
em xem thêm, qua đó các em càng thấy sự đa dạng về hình dạng,màu sắc và sự phong
phú của hoa
Hay tiết dạy Tự nhiên và xã hội Thú SGK/104, ngoài các kênh hình cacï con thú trong
SGK,tôi còn chụp và đề can thêm một số hình ảnh về hoạt động chăn nuôi thú như: vắt
sữa bò,chăn nuôi lợn,bò từ đó giúp HS hiểu thêm về ích lợi của các loài thú
Hay tiết Luyện từ và câu :Mở rộng vốn từ về lễ hộiTuần 26, để dạy tốt bài này tôi đã sưu
tầm thêm một số ảnh lễ hội, hội để đề can lồng vào tiết dạy, giúp HS được xem hình ảnh
lễ hội và từ đó HS mở rộng thêm vốn từ về lễ hội, hiểu thêm phân biệt được thế nào là
Lễ, Hội và Lễ hội
4.Tích cực thay đổi các hình thức luyện tập,củng cố bài qua các hình thức :
- Ngoài các tiết dạy tôi còn tích cực soạn thêm một số trò chơi như giải ô chữ,các câu hỏi
trắc nghiệm,các câu hỏi tự luận để củng cố kiến thức bài học Ngoài ra thường xuyên
soạn các hình thức như: trò chơi, thi đố vui để học giúp học sinh toàn khối ôn tập chuẩn
bị các lần kiểm tra định kỳ.Với nhiều hình thức đó tạo cho các em ôn và nắm được kiến

thức rõ ràng hơn,chắc hơn, thể hiện qua các lần kiểm tra định kì chất lượng toàn khối đạt
rất cao.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Tuy mới bước đầu vận dụng và thực hiện giảng dạy bằng giáo án điện tử, lớp tôi đã có
nhiều chuyển biến trong chất lượng học tập.
*Đối với học sinh:
- 100% HS rất hứng thú trong việc phát biểu bài và nắm vững kiến thức qua các tiết
dạy.Các em rất ham thích khi được học các tiết dạy bằng giáo án điện tử.
- HS có đủ thời gian để thảo luận, quan sát, HS được biết rõ ràng hơn về các đáp án sau
mỗi hoạt động, từ đó giúp các em khắc sâu kiến thức, nhớ bài lâu hơn.
- Đồ dùng trực quan rõ ràng,đẹp tiện lợi, dễ sử dụng,đảm bảo tính khoa học.
* Đối với giáo viên:
-Tự tin hơn trong quá trình lên tiết.
-Tiết kiệm được nhiều thời gian chuẩn bị bài trong tiết dạy
-Đa số các tiết dạy bằng giáo án điện tử đều đạt tiết tốt và được nhân điển hình trong
toàn trường.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Thường xuyên sử dụng và soạn giảng, khi soạn giảng soạn bám sát nội dung yêu cầu bài
dạy và cần mạnh dạn phát huy những cái đã có và sáng tạo sưu tầm để đưa vaò tiết dạy
một cách hợp lí.
- Thường xuyên thay đổi hình thức trình bày một SILDE cũng như phần trình diễn để gây
sự hứng thú, hấp dẫn cho HS,chú ý phông chữ, màu sắc,chèn các hình ảnh phù hợp dễ
nhìn.
- Bản thân người GV phải luôn tự tìm hiểu và học tập nâng cao kiến thức để tiếp tục vận
dụng Công nghệ Thông tin ngày càng cao hơn,để theo kịp với tốc độ chung .

Trên đây là một vài biện pháp nhỏ trong quá trình thực hiện công nghệ
thông tin vào công tác giảng dạy, mới bước đầu vận dụng nên còn rất nhiều hạn chế và
thiếu sót, rất mong quý cấp chân thành góp ý và bổ sung để việc vận dụng công nghệ
thông tin vào tiết dạy ngày càng rộng rãi và phổ biến.

×