Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học lớp 4 hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.46 KB, 9 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC LỚP
4 HIỆU QUẢ”
A. M ở đầu :

I. Lý do chọn đề tài

:

1.Cơ sở lý luận

:
Thiết bị đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho giáo viên và học
sinh tổ chức hợp lý có hiệu quả, quá trình giáo dục, giáo dưỡng đối với các môn học
trong nhà trường nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản
không thể thiếu để giáo viên, học sinh thực hiện mục tiêu dạy học. Hơn nữa thiết bị
đồ dùng dạy học tạo điều kiện trực tiếp cho học sinh huy động mọi năng lực hoạt
động nhận thức, tiếp cận thực tiễn, nâng cao khả năng tự học, rèn luyện kỹ năng học
tập và thực hành. Thiết bị đồ dùng dạy học là vật chất hữu hình tưởng như là vô tri
vô giác nhưng dưới sự điều khiển
của người giáo viên, thiết bị đồ dùng dạy học thể hiện khả năng sư phạm của nó
Làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn làm cho giờ học
sinh động, hiệu quả hơn.
2.Cơ sở thực tiễn

:
Nếu việc "Dạy chay, dạy suông" làm cho người học thụ động không phát huy
được tính tích cực, chủ động sáng tạo thì sự hỗ trợ đắc lực của thiết bị sẽ là cầu nối
giữa người dạy và người học, làm cho hai nhân tố này gắn kết với nhau trong việc


thực hiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo và làm cho chất
lượng giảng dạy và học tập được nâng cao.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu

:
Trong những năm gần đây cũng như các bậc học, ngành học khác, bậc tiểu
học quan tâm nhiều đến đổi mới phương pháp dạy học. được đổi mới đồng bộ về
chương trình sách giáo khoa, thiết bị đồ dùng dạy học và đánh giá kết quả học tập
của học sinh.
Quá trình dạy học không chỉ nhằm mục tiêu duy nhất là giúp học sinh nhận
thức một số kiến thức kỹ năng cụ thể mà bằng cách dạy nào đó các em phát huy tính
tích cực chủ động, phát triển năng lực sáng tạo. Theo đó vai trò của giáo viên là
người tổ chức, hướng dẫn, truyền đạt thông tin kiến thức, còn học sinh có vai trò chủ
động sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức. Để làm tốt được điều này thì sự hỗ trợ của
đồ dùng dạy học là không thể thiếu được.
III.Giới hạn của đề tài

:
Đối với học sinh tiểu học, thiết bị dạy học lại càng đặc biệt quan trọng vì nó
giúp các em quan sát sự vật, hiện tượng một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức
sâu hơn nội dung bài học, hình thành tốt kỹ năng kỹ xảo.
IV.Kế hoạch thực hiện

:
Thiết bị dạy học là phương tiện, là điều kiện vật chất để đổi mới phương pháp
dạy học ở tiểu học.
Trong những năm qua, các trường tiểu học đã đượccung cấp khá nhiều trang
thiết bị và đồ dùng dạy học, có những thùng đồng bộ để dạy cho cả cấp học và những
bộ va-li để dạy theo lớp thống kê theo danh mục thì số lượng vẫn chưa đáp ứng được
đầy đủ.

B. Nội dung:


I. Cơ sở lý luận



:
Khi nói đến việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, người giáo viên nghĩ ngay
đến các vật dụng trực quan cụ thể, các vật thể, hoá chất, mẫu vật, mô hình, tranh
ảnh
Các tài liệu, ấn phẩm, sách giáo khoa, vở bài tập, phiếu bài học

II. Cơ sở thực tiễn:
Từ thực tế thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu. Đây là một trong những nguyên
nhân làm cho giáo viên lên lớp sử dụng đồ dùng thiếu thường xuyên.
Trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học, một số giáo viên còn lúng túng. Trên
thực tế, nhiều tranh ảnh, vật thật chưa cung cấp hết nghĩa của từ cần giảng mà phải
có sự hỗ trợ bằng lời nói của giáo viên.
Mặt khác tuy rằng 100 % giáo viên đều nhận thức đúng ý nghĩa, tác dụng to lớn
của đồ dùng dạy học trong quá trình hình thành kiến thức cho học sinh, nhiều giáo
viên đã biết vận dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng mức độ các đồ dùng dạy học. Song
cũng có nhiều giáo viên vẫn cha hiểu rõ cấu tạo của bộ đồ dùng. Đặc biệt những thao
tác kỹ thuật trong khi sử dụng đồ dùng dạy học theo những dụng ý sư phạm còn ít
được giáo viên chú ý.
III.Thực trạng:
1:Thuận lợi

:
Được sự quan tâm của các cấp các ngành trong những năm vừa qua cơ sở vật chất

trường học đã được đầu tư và nâng cấp , song thực tế vẫn còn hết sức khó khăn , nhất
là vùng nông thôn. Trường lớp ẩm thấp dột nát , thiếu các phòng chức năng, phòng
đồ dùng thiết bị. Tất cả các điều kiện trên cũng là một khó khăn cho việc bảo quản và
sử dụng đồ dùng dạy học.
2.Khó khăn:
Người giáo viên phải hiểu được đặc điểm tâm lý " Thích thì học say sưa và
ngược lại". Để đảm bảo làm sao các đồ dùng được chọn để giảng dạy và học tập phải
phù hợp với bài học, môn học, đảm bảo tính chính xác và tính thẩm mỹ thì đòi hỏi
người thầy phải có sự đầu tư về thời gian và công sức để nghiên cứu.
Nhưng hiện nay giáo viên tiểu học phải soạn giáo án rất nhiều môn học, lại còn
chấm bài và làm nhiều các công tác khác nên quỹ thời gian dành cho việc nghiên cứu
để sử dụng tốt đồ dùng còn hạn hẹp.
IV.Các biện pháp giải quyết vấn đề :
Sử dụng tốt hiệu quả đồ dùng dạy học ở các lớp 4,5 phụ thuộc vào các yếu tố
sau :
+ Công tác quản lý của nhà trường với thiết bị đồ dùng dạy học.
+ Nhận thức về vai trò, tác dụng của đồ dùng dạy học trong quá trình dạy học.
+ Về việc hiểu cấu tạo đồ dùng dạy học thuộc khối lớp mà mình phụ trách, về
phạm vi sử dụng của mỗi đồ dùng dạy học trong các tiết dạy.
+ Các thao tác kỹ thuật khi sử dụng đồ dùng dạy học theo dụng ý sư phạm của
bài dạy.
+ Tự làm và cải tiến đồ dùng dạy học.
Trong khuôn khổ của bài viết, với phạm vi trách nhiệm của một giáo viên đứng lớp
tôi xin trình bày một số nội dung sau :
V.Hiệu quả:
Ngay từ đầu các năm học, nhà trường đã bố trí cán bộ phụ trách thư viện, thiết
bị, có thời gian làm việc phù hợp, tạo điều kiện cho giáo viên mượn và trả. Riêng các
va-li đồ dùng dạy học theo lớp, nhà trường kiểm kê theo danh mục, giải quyết cho
giáo viên mượn nguyên cả bộ ngay từ đầu năm học và cuối năm học trả lại. Có như
vậy giáo viên mới có thể chủ động trong việc sử dụng cũng như có kế hoạch tự làm

các loại thiết bị và đồ dùng dạy học còn thiếu.
C.

Kết luận
I.Ý nghĩa

:
Mỗi giáo viên phải nắm vững các danh mục đồ dùng dạy học đã đợc cung cấp
trên cơ sở đó giáo viên hoặc tổ chuyên môn có thể sắp xếp theo từng chủ đề, đề tài.
Để giải quyết một số thiết bị đồ dùng còn thiếu, giáo viên trong cùng một tổ phối hợp
với nhau sưu tầm, tự làm thêm đồ dùng theo chủ đề, đề tài.
Khi dạy khoa,sử địa hoặc đạo đức, tranh ảnh, đồ dùng phục vụ cho dạy các
môn này có nhiều trên báo chí, báo ảnh, bưu ảnh, lịch tờ, hoặc hoa quả, vật thật …
Giáo viên có thể lựa chọn để sử dụng làm phong phú thêm đồ dùng dạy học của mình
Tuy nhiên khi chọn tranh ảnh, vật thật giáo viên cũng phải chú ý đến tính điển
hình, phản ánh trung thực và chính xác, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính
mỹ thuật

II.Khả năng áp dụng

:
Vấn đề đổi mới thiết bị đồ dùng dạy học được đặt ra đồng bộ với việc đổi mới
chương trình và sách giáo khoa các môn học. Chính vì vậy sau mỗi đợt tập huấn về
thay sách các tổ chuyên môn ở trường chúng tôi thường dành thời gian để nghiên cứu
kỹ lưỡng, tìm hiểu chi tiết về bộ đồ dùng dạy học để từ đó lĩnh hội đầy đủ về cấu tạo
và phạm vi sử dụng đồ dùng dạy học. Còn một số bất hợp lý trong bộ đồ dùng dạy
học mà chỉ khi lên lớp giáo viên mới nhận ra.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn bài dạy thích hợp để thực hành trực tiếp vào một
số đồ dùng dạy học. Các giáo viên khác sẽ góp ý vào thao tác thực hành trên đồ dùng
dạy học và từ đó cũng thấy rõ những gì cần tiếp tục hoàn thiện ở đồ dùng dạy học.

Xuất phát từ thực tế khi nghiên cứu kỹ các bộ đồ dùng , thấy được một số hạn
chế và những bất hợp lý còn tồn tại ở đó. Hơn nữa hiện nay việc nâng cao chất lượng
giáo dục cần đòi hỏi nhà trường phải có đầy đủ đồ dùng thiết bị dạy học và các thiết
bị đồ dùng đó phải đảm bảo phù hợp, có tác dụng tích cực trong việc dạy và học.
III.Bài học kinh nghiệm

:
Trong mấy năm gần đây, trường tôi tổ chức nhiều phong trào thi đua trong đó có
phong trào " Tự làm và cải tiến đồ dùng, thiết bị dạy học" là phong trào mà tôi tâm
đắc bởi vì tôi thấy :
- Thiết bị đồ dùng dạy học tự làm, tự cải tiến thờng sát với nội dung bài học.
- Hình thành được thói quen tiết kiệm cho giáo viên và học sinh.
- Góp phần làm phong phú thiết bị dạy học.
Để làm thiết bị dạy học tôi có thể :
-Sưu tầm tranh ảnh có ở các loại báo, hoạ báo, tạp chí, bìa lịch…
- Sưu tầm các vật dụng như : Vỏ hộp, can nhựa, vỏ chai, dây thép…
- Chọn các loại vật liệu sẵn có ở địa phương
Khi dạy các bài trong môn Tiếng Việt, môn Tự nhiên xã hội, môn Đạo đức, môn
nghệ thuật tôi hướng dẫn học sinh lắp ghộp cỏc mụ hỡnh đồ chơi. Tổ chức cho các
nhóm, tổ trong lớp thi đua trưng bày sản phẩm, tập hợp thành sản phẩm chung của cả
lớp để sử dụng dạy học theo các chủ đề thích hợp
+ Làm phong phú thêm nguồn thiết bị dạy học.
+ Làm các thanh hình chữ nhật ,hỡnh thoi ( Bằng gỗ, bìa).
Vậy đồ dùng học tập của học sinh cũng là phương tiện, là điều kiện vật chất để
đổi mới phương pháp dạy học. Nhận thức được tâm quan trọng của đồ dụng dạy học
của học sinh.
Điều tôi muốn nói ở đây đó là muốn nâng cao hiệu quả khi sử dụng thiết bị đồ
dùng dạy học phải tuân theo những nguyên tắc sau đây :
- Gắn với nội dung của sách giáo khoa.
- Phù hợp với hình thức dạy học bộ môn.

- Phù hợp với kế hoạch bài học.
- Đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ.

IV

.Đề xuất:
- Có cơ chế khuyến khích, bồi dưỡng, khen thưởng kịp thời cho những giáo
viên làm tốt công tác này, tăng cường đầu tư trang thiết bị mới.
- Khuyến khích động viên phong trào tự làm và cải tiến thiết bị đồ dùng dạy
học.
- Khuyến khích giáo viên tích cực chủ động xây dựng nội dung bài giảng, các
kiểu bài tập, các bài kiểm tra đánh giá trên cơ sở trang thiết bị đồ dùng hiện có.
- Đổi mới phương pháp dạy học đang là nhiệm vụ hết sức cấp bách hiện nay
nhất là đối với bậc tiểu học, là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Đổi mới phương pháp dạy học thì đồng thời phải đổi mới đồ dùng thiết bị và cách sử
sụng chúng trong dạy học, mục tiêu của chúng tôi là sẽ làm cho đồ dùng, thiết bị dạy
học trở thành ngời bạn đồng hành trung thành với mỗi giáo viên và học sinh trong
việc nâng cao chất lượng dạy học.
Trong phạm vi bài viết này, tôi hy vọng góp phần tháo gỡ 1 số vướng mắc
trong việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học ở lớp 4,5.
Rất mong Hội Đồng Xét Duyệt nhà trường đóng góp ý kiến cho bài viết của tôi
đạt hiệu quả hơn.

×