Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 luyện kĩ năng nói môn Tiếng Anh 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.62 KB, 5 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 8 LUYỆN KĨ NĂNG
NÓI MÔN TIẾNG ANH 8”
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới và hơn
bốn mươi quốc gia sử dụng nó như một ngôn ngữ chính và gần 400 triệu người dùng
nó như một ngôn ngữ thứ hai trong giao tiếp. Ở Việt Nam, tiếng Anh được xem là một
ngoại ngữ chính trong các trường phổ thông hiện nay.
Là giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh, chúng tôi luôn mong muốn học sinh của
mình có thể hiểu bài một cách nhanh nhất, chủ động nhất, đặc biệt các em có thể vận
dụng những kiến thức đã học vào giao tiếp thực tế. Muốn vậy, chúng ta cần phải đổi
mới phương pháp giảng dạy sao cho mỗi tiết lên lớp học sinh đều hứng thú học tập
tích cực rèn luyện và nhớ được bài ngay tại lớp.
Việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường phổ thông nhằm mục đích giúp cho học
sinh có khả năng sử dụng Tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản
và tương đối thành thạo dưới các hình thức Nghe- Nói - Đọc - Viết, tiến đến việc
hình thành năng lực sử dụng Tiếng Anh dễ dàng, có hiệu quả trong giao tiếp
thông thường.
Vì vậy tôi viết đề tài này: “Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 luyện kĩ năng nói
môn Tiếng Anh 8”
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Các tiết học kĩ năng nói môn Tiếng Anh 8
3. Phạm vi nghiên cứu :
Áp dụng giảng dạy cho học sinh khối 8, trường THCS Phan Đình Phùng
4. Phương pháp nghiên cứu :
a. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Tham khảo sách giáo viên, sách bồi dưỡng thường xuyên, tài liệu workshop và
các loại sách tham khảo.
2


- Quán triệt các công văn , chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục - Đào tạo, kế hoạch
hoạt động của trường và của tổ chuyên môn.
b. Phương pháp điều tra, đối chiếu
Kết hợp dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra đối chiếu các kết quả học tập của học
sinh, hầu rút ra được phương pháp dạy tốt nhất cho các em.
3
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính
năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa,
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc
đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ
– BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu:
“Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh , phù hợp với
đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng
cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm
học tập cho học sinh”.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Thuận lợi
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật
chất và tài liệu chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn : bộ tranh lớp 8, máy
cassette, máy chiếu đa năng …
- Chính quyền địa phương và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường luôn hỗ trợ
giáo viên trong quá trình công tác.
- Bản thân giáo viên bộ môn luôn nhận được sự hỗ trợ từ các giáo viên cùng tổ
chuyên môn và các đồng nghiệp.
- Đa số các em học sinh trong lớp đều yêu thích học Tiếng Anh và chuẩn bị tốt sách

vở, đồ dùng cho việc học tập.
4
- Phần lớn phụ huynh học sinh luôn quan tâm và tạo điều kiện để con em mình học
tập.
2. Khó khăn
- Một số học sinh ít có thời gian học bài ở nhà vì ngoài giờ học các em còn phải
phụ giúp cha mẹ làm việc nhà, việc đồng áng …
- Các em ít có điều kiện để giao tiếp bằng tiếng Anh và các em cũng ngại giao tiếp,
trao đổi nhau bằng tiếng Anh ngoài giờ học.
- Các em chưa tự tin khi nói tiếng Anh.
I. NỘI DUNG VẤN ĐỀ
1.Vấn đề đặt ra
Để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, thì
chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người
học, trong quá trình dạy và học, giáo viên chỉ là người truyền tải kiến thức đến học
sinh, học sinh muốn lĩnh hội tốt những kiến thức đó, thì các em phải tự học bằng chính
các hoạt động của mình.
2. Giải pháp thực hiện
Để giúp học sinh học tốt loại bài tập chuyển câu chủ động sang câu bị động,
giáo viên cần trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về câu chủ động và bị
động.
2.1. Giới thiệu
2.1.1. Câu bị động là gì ?
Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ không thực hiện hành động mà ngược lại
bị tác động lên bởi một yếu tố khác
5

×