Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.87 KB, 17 trang )

SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, khoa học - kĩ thuật phát triển như vũ bão, khối
lượng tri thức của các khoa học đều tăng lên nhanh chóng, trong đó có môn địa
lí, thời lượng giảng dạy môn này mỗi tuần một tiết. Vì thế, một yêu cầu đặt ra là
phải lựa chọn kiến thức cơ bản của nội dung bài học của bộ môn ở nhà trương
phổ thông như thế nào cho phù hợp với khả năng nhận thức của HS, tương ứng
với quỹ thời gian dành cho bộ môn. Để làm được điều này, một mặt bộ môn địa
lí phải tinh giản những kiến thức có tính chất sự kiện để tăng cường những kiến
thức cơ bản. Môn địa lí cũng cần trang bị những kiến cho HS các phương pháp
sử dung tranh ảnh, bản đồ, quan sát địa phương, phương pháp làm việc với các
số liệu, sơ đồ Nhờ nắm được các phương pháp đó, HS có thể tự mình mở rộng
được thêm những hiểu biết về kiến thức bộ môn, tự bổ sung cho mình cách thức
rèn luyện phẩm chât đạo đức, pháp luật đúng đắn. Ngoài ra còn làm cho bộ môn
địa lí trong nhà trường xích lại gần hơn đối với các bộ môn khác trong hệ thống
kiến thức giảng dạy.
Ngoài ra, đối với một trường đóng trên địa bàn miền núi như trường
THCS Ba Tiêu - huyện Ba Tơ, HS đa số là con em đồng bào dân tộc H're, trình
độ nhận thức của các em còn thấp, điều kiện tiếp cận với các nguồn tư liệu
(internet, sách báo ) còn hạn chế nên việc tự học, tự nghiên cứu là chưa nhiều
do đó quá trình lĩnh hội kiến thức địa lý gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với
những kiến thức mang tính trừu tượng ở chương Trái Đất - Địa lý 6.
Chính vì điều đó, đòi hỏi người GV phải nắm được sự thay đổi tích cực
trong quá trình dạy và học trong trường phổ thông. Việc thay đổi SGK mới đòi
hỏi lượng kiến thức phải tăng lên. Do đó, trong dạy học phải có sự kết hợp các
phương pháp thật linh hoạt, khoa học, nhằm giúp HS nắm bài một cách chủ
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-1-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.


động, sâu sắc. Ở đây, phương pháp dạy học trực quan không chỉ là vật để minh
hoạ kiến thức, mà nó còn là nguồn tri thức quan trọng mà HS qua quá trình làm
việc biết khai thác tối đa. Để giúp HS khai thác được kiến thức cũng như khắc
sâu kiến thức, đòi hỏi người GV phải hiểu được ưu, nhược điểm của phương
pháp dạy học trực quan, để từ đó vận dụng tốt hơn. chính vì điều đó tôi đã chọn
và đi vào nghiên cứu đề tài: "Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa
lý - lớp 6 – Cấp THCS".
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: HS khối lớp 6 trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về vai trò, tác dụng và cách sử dụng phương pháp trực quan
trong giảng dạy môn địa lí – lớp 6.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu tốt nội dung này, tôi sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp tham khảo tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho
GV THCS chu kỳ 3; các tạp chí về giáo dục. . .
- Phương pháp thực nghiệm: Đối chiếu kết quả điều tra, đánh giá.
- Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ đồng nghiệp nhằm kiểm tra các
nội dung liên quan.
- Xây dựng kế hoạch, tích lũy tư liệu, số liệu.
5. PHẠM VI ÁP DỤNG
Áp dụng cho việc giảng dạy môn Địa lý - 6 tại trường THCS Ba Tiêu - Ba
Tơ và cũng có thể áp dụng tại các cơ sở giáo dục có bậc THCS khác.
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-2-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG
DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ – LỚP 6

Trong dạy học môn địa lí, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo
biểu tượng cho HS, cụ thể hoá các sự kiện và khắc phực tình trạng trừu tượng
hoá kiến thức địa lí của HS.
Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc kiến thức, là phương tiện rất
có hiệu quả để hoàn thành các khái niệm địa lí, giúp HS nắm vững các tri thức về
hoa học địa lý. Ví dụ: Khi HS quan sát các đối tượng trên bản đồ, trước tiên HS
phải quan sát vào bảng chú giải để biết qui ước kí hiệu của các đối tượng đó như
thế nào, từ đó HS mới có thể đọc được bản đồ.
Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu
những kiến thức địa lí. Ví dụ: Để khắc sâu kiến thức về các kiểu cảnh quan trên
Trái Đất, GV cho HS quan sát hình ảnh về các loại cảnh quan qua tranh ảnh địa
lí hoặc phim chiếu.
Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hoàn thành khái niệm địa lí, đồ
dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn
ngữ của HS. Nhìn vào bấtt cứ loại đồ dùng trực quan nào, HS cũng hình thành
nhận xét, phán đoán, hình dung kiến thức địa lí. Các em suy nghĩ và tìm cách
diễn đạt bằng lời chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về các kiến thức trong hệ
thống kiến thức địa lí.
Lứa tuổi HS lớp 6, ngoài việc cho các em nắm vững các khái niệm, kiến
thức bài học thì việc giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mỹ của đồ dùng dạy học
trực quan cũng có ý nghĩa to lớn. Ngắm nhìn một "Bức tranh phong cảnh" hay
khi xem một cuốn phim tài liệu nói về Bác Hồ , HS sẽ có những tình cảm mạnh
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-3-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
mẽ về lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước các e sẽ kính trọng và quý mến
người tài. Đặc biệt các em luôn nhớ tới lãnh tụ - Anh hùng dân tộc.
Với vai trò giáo dưỡng, giáo dục và phát triển đã nêu trên, đồ dùng trực
quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy - học, gây hứng thú học tập cho
HS "Nó là chiếc cầu nối giữa kiến thức lí thuyết và thực tiễn".

Trong môn địa lí có hai nội dung kiến thức, đó là Tự nhiên và Xã hội. Do
đó cần phải lựa chọn nội dung mà sử dụng đồ dùng trực quan cho phù hợp.
Chính việc đó là nguyên nhân làm nảy sinh PPDH trực quan trong bộ môn địa lí.
2. CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC
MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 6
Có nhiều cách phân loại đồ dùng dạy học trực quan trong dạy học môn địa
lí, nhưng nội dung chương trình địa lí – lớp 6 chủ yếu có ba nhóm trực quan sau:
2.1. Nhóm trực quan thực tiễn
Bao gồm các loại cảnh quan tự nhiên, văn hoá…. sử dụng dưới hình thức
trực quan bằng cách tham quan thực tế. Nó có giá trị, ý nghĩa to lớn về mặt nhận
thức, thông qua việc tiếp xúc các loại cảnh quan tự nhiên, văn hóa….HS sẽ có
những hình ảnh cụ thể, chân thực, đúng đắn. Tuy nhiên, việc sử dụng hình thức
này bị hạn chế bởi vì nó không có sẵn trong phòng học, do đó cần tạo điều kiện
thuận lợi tổ chức cho HS tham quan các loại cảnh quan tự nhiên, văn hóa…. địa
phương để qua đó HS có cái nhìn bao quát về sự đa dạng của tự nhiên, xã hội.
2.2. Nhóm trực quan tạo hình
Bao gồm tranh ảnh (tranh ảnh trong SGK, tranh ảnh sưu tầm, tranh vẽ, bộ
tranh in sẵn), phim đèn chiếu, băng hình Video Các loại đồ dùng trực quan này
giúp HS thấy rõ sự vật, hiện tượng địa lí một cách rõ ràng, mang tính trực quan
và thuyết phục cao trong việc chuyển tải nội dung kiến thức.
2.3. Nhóm trực quan quy ước
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-4-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
- Bản đồ: Là nguồn tri thức, qua bản đồ HS có cái nhìn bao quát những
khu vực rộng lớn của một đất nước, một khu vực hay cả thế giới.
- Sơ đồ: Nhằm cụ thể hoá nội dung bằng những mô hình, diễn tả nội dung
cơ bản của bài học và mối quan hệ qua lại giữa các nội dung đó.
- Biểu đồ: Diễn tả quá trình phát triển, tăng, giảm, sự vận động của đối
tượng nào đó trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học.

3. SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ - LỚP 6
3.1. Nhóm trực quan thực tiễn
3.1.1. Phần chung
Là phương pháp hướng dẫn HS quan sát (tham quan) các loại cảnh quan
tự nhiên, văn hóa….với mục đích tìm hiểu những đặc điểm tự nhiên, văn hoá -
xã hội để hiểu biết về thế giới tự nhiên, xã hội. Quan sát trực tiếp cũng tạo cho
HS phát triển năng lực tư duy (thông qua sự hướng dẫn của GV) và rèn luyện
thói quen độc lập, tích cực tìm những nét riêng biệt của các đối tượng tự nhiên,
xã hội; có lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, có thái độ đúng đắn đối với
môi trường sống. Các hình thức quan sát có thể khác nhau về thời gian: dài ,
ngắn và thời điểm tiến hành.
Muốn hướng dẫn HS tiến hành các hoạt động quan sát có hiệu quả, trước
hết GV cần cho HS hiểu được mục đích quan sát và nhiệm vụ của việc quan sát.
Khi quan sát phải chú ý đến đặc điểm của đối tượng, trên cơ sở đó liên hệ đến
kiến thức trong nội dung bài học, nhằm tìm ra khái niệm chính xác.
Thực ra, kĩ năng quan sát không phải được hình thành trong một lúc. Đối
với HS lớp 6 các em chưa quen cách quan sát, chính vì vậy vai trò của GV ở đây
rất quan trọng. GV cần hướng dẫn và rèn luyện cho HS quan sát, trình tự tiến
hành quan sát. Công việc này phụ thuộc khá nhiều vào đối tượng quan sát. Ngoài
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-5-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
ra giáo vien phải duy trì thường xuyên hứng thú quan sát cho HS. Muốn thế GV
phải khuyến khích, giúp đỡ, động viên, gây cho các em hứng thú trong việc tìm
ra được câu trả lời, lời giải đáp cho những vấn đề các em quan tâm. Sau đó, cho
các em trình bày kết quả quan sát được và bày tỏ tình cảm trước đối tượng.
3.1.2. Phần cụ thể
Trong nội dung chương trình SGK địa lí THCS, nhóm trực quan thực tiễn
có thể áp dụng cho rất nhiều bài ở lớp 6.

Ví dụ : Bài 23 : "SÔNG VÀ HỒ"
* Phương pháp dạy trong phòng: GV cho HS quan sát mô hình, hình
ảnh về một dòng sông:

Sau đó GV yêu cầu HS mô tả về dòng sông đó có những bộ phận nào,
hình dang dáng ra sao… và rút ra nội dung bài học.
* Phương pháp tham quan thực tế: Đối với bài này, quá trình dạy - học
không nhất thiết chỉ tiến hành trong lớp học. Nếu như có điều kiện, GV nên tổ
chức dạy - học ngoài trời, ở những nơi có sông , hồ.


Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-6-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
- Phương án này tổ chức dưới hình thức cho HS tham quan, nhưng phải
đạt được các mục tiêu, yêu cầu của nội dung bài học và tuỳ theo tính chất của
thiên nhiên, GV phải chuẩn bị nội dung và hệ thống câu hỏi phù hợp với quang
cảnh nơi tham quan, các câu hỏi phải khai thác hết cảnh thực của tự nhiên, từ đó
hình thành khái niệm địa lí cho HS cũng như cảm xúc về thiên nhiên cho HS.
- Khi tham quan, GV giới thiệu và hướng dẫn cho HS cách khai thác, xem
xét cụ thể về các bộ phận của sông, hồ ra sao
Qua chuyến tham quan thực tế, HS rút ra được những nội dung cần thiết
qua sự hướng đẫn của GV, từ đó hình thành cho HS thái độ, tình cảm đẹp về
thiên nhiên, làm cho HS thấy được sự cần thiết của thiên nhiên đối với đời sống
con người nói riêng và giới sinh vật nói chung.
- Khi đi tham quan, GV cần giao nhiệm vụ cho HS mang theo các vật
dụng cần thiết như: Bút, giấy dể ghi chép (nếu có thì đem cả máy ảnh, camera)
Qua đó GV cho HS viết bài thu hoạch nhỏ nói về cảm xúc cuả mình đối với
thiên nhiên.
3.2. Nhóm trực quan tạo hình

3.2.1. Phần chung
Tranh ảnh dùng để dạy môn địa lí - lớp 6 có nhiều loại: Tranh ảnh địa lí -
6 treo tường (NXB Giáo dục phát hành), tranh ảnh trong SGK, các tranh ảnh sưu
tầm,
Nhiệm vụ chính của các loại tranh ảnh này là hình thành cho HS những
biểu tượng cụ thể về kiến thức địa lí. Trong các loại tranh ảnh kể trên, có ý nghĩa
quan trọng hơn cả là các tranh ảnh treo tường in sẵn và các tranh ảnh trong SGK,
vì nội dung của chúng đều được lựa chọn cẩn thận, phù hợp với nội dung các bài
dạy trong chương trình địa lí - 6.
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-7-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
Trong quá trình dạy học, GV thường cho HS quan sát, đặt một số câu hỏi
cho HS phân tích tranh trước, rồi sau đó mới dùng cách quy nạp trình bày tài
liệu, rút ra kết luận, nhưng cũng có thể GV dùng tranh ảnh để củng cố bài học,
bổ sung kiến thức cụ thể cho HS sau khi đã dạy bài mới. "Trong quá trình dạy
học, tranh ảnh cũng phải được sử dụng đúng chỗ, đúng lúc thì mới phát huy
được hết tác dụng, không làm giảm hứng thú hoặc phân tán tư tưởng".
Cùng với những tranh ảnh giáo khoa về kiến thức, có thể sử dụng tranh
ảnh địa sưu tầm được, tranh ảnh vẽ , những tranh ảnh đó được lựa chọn, sắp
xếp lại theo chủ đề khác nhau: Tranh ảnh thiên nhiên như: các dạng sông, hồ, các
hang động, các bãi biển, vịnh Hạ Long, Sapa trong việc lựa chọn, sưu tầm
tranh ảnh, GV có thể huy động lực lượng HS tham gia, hướng dẫn HS cùng làm.
3.2.2. Phần cụ thể
Cách sử dụng tranh ảnh được ví dụ qua một số bài cụ thể sau:
- Bài 12: " Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành bề
mặt Trái đất"
- Bài 23: " Sông và hồ"
- Bài 24: " Biển và đại dương".
Ví dụ: Bài 12: "TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC TRONG

VIỆC HÌNH THÀNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT"
Đối với bài này, GV có thể sử dụng các loại tranh in sẵn của Bộ GD-ĐT,
mô tả các loại địa hình như: núi cao, bình nguyên, đồng bằng, động đất, núi
lửa…

Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-8-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
GV cho HS quan sát tranh ảnh, sau đó đặt ra một số câu hỏi cho HS thảo
luận về đặc điểm, hình dạng của các loại địa hình. Sau đó GV tập hợp kết quả,
thảo luận rồi rút ra kết luận chính xác. Cuối cùng rút ra nội dung bài học.
3.3. Nhóm trực quan quy ước
3.3.1. Bản đồ
a. Phần chung
Là phương tiên trực quan, qua bản đồ HS lớp 6 có thể biết khái quát về
cách đọc bản đồ, nhận biết về các loại bản đồ thực hiện theo các phép chiếu đồ
khác nhau, các phương hướng trên bản đồ.
Về phương pháp sử dụng bản đồ trong chương trình địa - 6 là không đáng
kể, GV chỉ cần cho HS quan sát dưới sự giới thiệu của GV, nhằm cho HS biết
phân biệt các loại kí hiệu trên bản đồ, cách tính tỉ lệ bản đồ hoặc các loại bản đồ.
b. Phần cụ thể
Trong nội dung chường trình SGK địa lí- 6, bản đồ có thể sử dụng cho các
bài học sau:
- Bài 2: "Bản đồ. Cách vẽ bản đồ"
- Bài 3: "Tỉ lệ bản đồ"
- Bài 4: “Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ dịa lí”
Ví dụ: Bài 4: "PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ
ĐỊA LÍ".




Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-9-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
GV có thể sử dụng bản đồ Xác định phương hướng (hoạt động 1).
GV sử dụng hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến vào hoạt động: Xác định tọa độ
địa lí (hoạt động 2, 3). GV hướng dẫn cho HS quan sát, sau đó cho HS lên thực
hiện lại. Cuối cùng đi đến nội dung bài học.
3.3.2. Sơ đồ
a. Phần chung
Sơ đồ nhằm cụ thể hoá nội dung kiến thức bằng những mô hình, hình học
đơn giản, diễn tả nội dung cơ bản về các quy luật tự nhiên và mối quan hệ giữa
những nội dung trong bài.
VD: sơ đồ "Cấu tạo của Trái đất”, “Các đai khí áp và gió trên Trái đất”…
Khi sử dụng phương pháp này, GV cần phải chuẩn bị cẩn thận từ trước
(nắm chắc nội dung, ý nghĩa của sơ đồ phục vụ cho nội dung nào của bài học).
GV có thể vẽ ra giấy cỡ lớn để treo lên bảng hoặc vẽ ra cỡ giấy nhỏ để
dùng đèn chiếu, chiếu lên màn hình cho HS quan sát dễ dàng. Sau đó GV giới
thiệu, giải thích các nội dung cơ bản trong sơ đồ để HS hiểu và ghi chép được dễ
dàng, ngắn gọn.
b. Phần cụ thể
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-10-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
Trong nội dung chương trình SGK địa lí - Lớp 6, sơ đồ có thể sử dụng cho
các bài sau:
- Bài 8: “Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt trời”
- Bài 10: “Cấu tạo trong của Trái đất”
- Bài 9: "Hiện tượng ngày, đêm dài theo mùa"
- Bài 19: "Khí áp và gió trên trái đất"


Ví dụ: Bài 8: "SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT
TRỜI"


Bài này GV cho HS quan sát bài giảng bằng sơ đồ, (ở trong hoạt động 1).
nhằm xác định hướng chuyển động và vị trí của Trái đất quanh Mặt trời vào các
ngày Hạ chí, Đông chí, Xuân phân, Thu phân để từ đó cho HS biết nguyên nhân
sinh ra các mùa.
Ví dụ : Bài 10: "CẤU TẠO TRONG CỦA TRÁI ĐẤT"

Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-11-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
Bài này, GV dạy ở Hoạt động 1: HS nghiên cứu phần "Nội dung bài
học" , sau đó GV yêu cầu HS nêu đặc điểm của các lớp cấu tạo của Trái đất.
Cuối cùng rút ra nội dung bài học.
3.3.3. Số liệu, biểu đồ
a. Phần chung
Dùng để diễn tả quá trình phát triển sự vận động của một yếu tố, một
thành phần địa lí nào đó. Trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài
học.
VD: Số liệu về "Nhiệt độ và lượng mưa của địa phương A" bài 21 - lớp 6.
Muốn sử dụng biểu đồ, trước hết GV phải xử lí số liệu (lấy những số liệu
nổi bật, có thể tính ra % ). Sau đó mới xây dựng biểu đồ; có nhiều loại biểu đồ:
Biểu đồ hình trụ, hình khối, hình tròn, đường biểu diễn Nhưng trong chương
trình địa lí - lớp 6, ta nên sử dụng biểu đồ hình trụ (cột) hoặc đường biểu diễn. Vì
các loại này biểu hiện sự tăng giảm (phát triển) của sự kiện rõ ràng, trực quan
hơn so với các biểu đồ khác.
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ

-12-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
Đối với hai loại biểu đồ này, khi xây dựng cần có trục chỉ số lượng, trục
chỉ thời gian tương ứng. Tuy nhiên hai loại này có sự khác nhau nhưng nó có tác
dụng biểu đạt ngang nhau. Khi sử dụng GV phải phân tích số liệu qua từng mốc
thời gian có sự thay đổi như thế nào, nguyên nhân của sự thay đổi đó và ý nghĩa
của các số liệu đó đối với việc cung cấp nội dung bài học. sau đó cho HS rút ra
những ý kiến nhằm làm sáng tỏ.
b. Phần cụ thể
Trong nội dung chương trình SGK Địa lí - lớp 6, số liệu - biểu đồ được sử
dụng trong các bài học sau:
- Bài 17: “Lớp vỏ khí”
- Bài 20: "Hơi nước trong khơng khí - mưa"
- Bài 21: "Thực hành: Phân tích biểu đị nhiệt độ, lượng mưa"

VD: Bài 21: "THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ,
LƯỢNG MƯA"
Bài này, để HS nhận biết các yếu tố được thể hiện trên biểu đồ và cách đo
tính lượng mưa nhiệt độ, GV cần đua ra một biểu đồ bất kì của một địa phương
nào đó trình diễn cho HS quan sát.


- GV có thể lập biểu đồ từ trước vào giấy khổ lớp hoặc chiếu lên màn hình
để HS quan sát một cách dễ dàng. Qua đó GV hướng dẫn cho HS thực hành.
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-13-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả khảo sát và đối chiếu kết quả học tập bộ môn Địa lý ở lớp 6 của
trường THCS Ba Tiêu – Năm học 2012 - 2013

* Kết quả học tập của HS trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm (đầu
năm học).
Lớp
Tổng số
HS
Kết quả học tập bộ môn
Ghi chú
Giỏi Khá TB Yếu Kém
6 28 0 5 17 4 2
* Kết quả học tập của HS sau khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm (cuối
năm học).
Lớp
Tổng số
HS
Kết quả học tập bộ môn
Ghi chú
Giỏi Khá TB Yếu Kém
6 28 3 9 16
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-14-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
PHẦN II
KẾT LUẬN
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới và đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn trên nhiều lĩnh vực, được dư luận quốc tế rất hoan nghênh và ủng hộ. Nền
giáo dục Việt Nam cũng đang tỏ rõ sự chuyển biến mãnh liệt của nó trong hoàn
cảnh mới. Nó trở thành một nhân tố quan trọng góp phần quyết định vào thắng
lợi của công cuộc phát triển đất nước hiện nay.
Ngành Giáo dục- Đào tạo ngày càng được đánh giá đúng về vai trò, vị trí
của nó nói chung, về chức năng hình thành, xây dựng nhân cách con người mới

nói riêng, đáp ứng yêu cầu của xã hội Việt Nam hiện tại và tương lai. Chính vì
vậy, trong Đại hội VIII của Đảng khẳng định : "Giáo dục - Đào tạo là quốc sách
hàng đầu". Để thực hiện tốt chức năng của mình, ngành Giáo dục - Đào tạo đã có
những chính sách cụ thể, từ việc đổi mới khâu quản lí cho đến đổi mới SGK và
phương pháp dạy học, đó là một vấn đề quan trọng và cần thiết. Trong dạy học
không chỉ vận dụng rập khuôn những phương pháp dạy học truyền thống mà còn
phải biết phát triển các phương pháp truyền thống đó. Đồng thời kết hợp với
những phương pháp dạy học hiện đại. Có như vậy việc dạy và học mới đạt hiệu
quả cao, mới thực sự góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới giáo dục.
Một số kết quả nghiên cứu trên đây, chỉ mới là một bước đi nhỏ trong việc
nghiên cứu vai trò, vị trí của phương pháp trực quan trong quá trình đổi mới
phương pháp dạy học, để thấy rõ ý nghĩa to lớn của vấn đề này - xét cả về mặt
nghiên cứu lí luận và vận dụng cụ thể lẫn nghiên cứu lịch sử và hiện tại. Nó đóng
góp và chiến lược xây dựng con người, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của
Đảng ta khi bước vào thế kỉ XXI.
Vậy, dưới góc độ duy vật biện chứng, chức năng của phương pháp dạy
học trực quan là rất to lớn. Trong đó chức năng tổ chức dạy học, khắc sâu kiến
thức, nhằm bồi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ mang ý nghĩa to lớn hơn. Điều mà
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-15-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
trong nền giáo dục XHCN ngày nay rất chú trọng là phương pháp giáo dục, có
rất nhiều phương pháp dạy học mà phương pháp trực quan là một phương pháp
dạy học đóng vai trò cần thiết, nó là phương pháp đi đầu trong việc khắc sâu kiến
thức, có chức năng thực tiễn cao nhất. Như vậy sử dụng phương pháp trực quan
ra sao? Để việc dạy học có hiệu quả cao thì phải làm thế nào? Đây là một vấn đề
mà các nhà nghiên cứu giáo dục ở chức năng này cũng đã và đang tìm hiểu biện
pháp, nhiều xu hướng để phương pháp dạy học trực quan được sử dụng hợp lí
với các phương pháp dạy học mới khác.
Tác giả


Nguyễn Văn Lộc
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-16-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Địa lý - lớp 6 – Cấp THCS.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu: Lý luận dạy học Địa lý;
(Tác giả : Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc)
- Tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kỳ III
(2004 - 2007);
(Chương trình bồi dưỡng thường xuyên)
- Tạp chí : Thế giới trong ta;
- SGK, SGV và tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng Địa lí lớp 6;
- Hướng dẫn phân phối chương trình các môn Địa lý lớp 6;
- Tài liệu hình ảnh lấy từ Website: .
Tác giả: Nguyễn Văn Lộc Trường THCS Ba Tiêu - Ba Tơ
-17-

×