Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

bài báo cáo thực tập nhận thức_Tại nhà máy bia Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.49 KB, 40 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
 Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển. Nền kinh tế nước ta đã có
những bước đáng tự hào được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao, chúng ta
đang hướng đến mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 và có thể
sánh vai với các nước phát triển trên thế giới, trong đó có công nghiệp sản xuất
bia và sản xuất giấy.
 Với mục đích hiểu rõ về sản xuất giấy và bia, được sự hướng dẫn tận tình của
Thầy Bùi Tài và các Anh(chị) trong đoàn đã giúp đỡ em viết bài báo cáo về những
nét chính và qui trình sản xuất của Công ty Liên doanh nhà máy bia Việt Nam và
Công ty Cổ phần giấy Tân Mai sau chuyến tham quan thực tế ở hai công ty này
trong thời gian vừa qua.
1
2
PHẦN I – NHÀ MÁY BIA VIỆT NAM
Bia là một loại nước uống có độ cồn thấp, có bọt mịn xốp, có hương vị đặc trưng.
Hương vị và màu sắc cảm quan của bia là do các hợp chất chiết từ malt đại mạch,
houplon, cồn, CO2 và các sản phẩm lên men khác tạo nên. Đặc biệt, CO2 bão hoà
trong bia có tác dụng làm giảm nhanh hơn cơn khát của người uống.
Ngày nay bia là một trong những loại nước giải khát phổ biến nhất trên khắp thế
giới và sản lượng của nó không ngừng tăng lên gắn liền với tên tuổi của những hãng bia
lớn như Heineken (Hà Lan), Heninger (Đức), Carlberg( Đan Mạch), Foster (Úc), Tiger
(Singapore),… với tổng sản lượng hàng tỉ lít bia mỗi năm, đã tạo công ăn việc làm cho
nhiều lao động và thu về những lợi nhuận khổng lồ.
3
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH
NHÀ MÁY BIA VIỆT NAM
Mô hình nhà máy bia Việt Nam:
Công ty liên doanh. Nhà máy bia Việt Nam (VBL), đơn vị sản xuất các loại bia
Tiger, bia Heineken và bia Bivina, là tổng công ty liên doanh giữa Tổng công ty thương
mại Sài Gòn (SATRA) và tập đoàn Asia Pacificbreweries Ltd. (APBL), trụ sở đặt tại
Singapo, liên kết với Heineken NV ( Hà Lan) .


Nhà máy bia Việt Nam thành lập ngày 9 tháng 12 năm 1991, là một trong những
công ty liên doanh có quy mô lớn đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nhà máy bia hiện thời có diện tích là 12 hec tại phường Thới An- quận 12- tp Hồ Chí
Minh là một trong những nhà máy bia hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á .
Nhà máy bia Việt Nam chính thức sản xuất thương phẩm bia Tiger vào tháng 10 năm
1993 và bia Heineken vào tháng 7 năm 1994. Bivina nhãn hiệu bia nội địa đầu tiên của
công ty, được giới thiệu với thị trường Việt Nam vào tháng 10 năm 1997. Công xuất
sản xuất hiện nay của NMBVN là 150 triệu lit bia / 1 năm, tổng số vốn đầu tư là 93
triệu USD. Các sản phẩm của nhà máy đến với người tiêu dùng thông qua một hệ thống
gồm 3 phòng tiêu thụ tại Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ và một tổng kho đặt tại thành
phố Hồ Chí Minh với hơn 100 đơn vị phân phối chính thức. Trong năm khoa 2000-
2001 nhà máy đã đạt mức tiêu thụ là 100 triệu lit bia trong cả nước.
Ngay từ năm đầu tiên đi vào hoạt động, nhà máy bia Việt Nam đã tạo được uy
tín của khách hàng bằng các sản phẩm có chất lượng quốc tế ổn định và một phong
cách phục vụ tận tâm. Chất lượng trong mọi hoạt động là phương châm hoạt động của
4
tập thể nhân viên NMBVN. Tháng 12 năm 1999 NMBVN đã có vinh dự trở thành nhà
máy bia đầu tiên tại Việt Nam được nhận chứng chỉ Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng
ISO 9002:1994. Tháng 3 năm 2001 NMBVN lại trở thành nhà máy bia đầu tiên trên thế
giới nhận Chứng Chỉ Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001:2000 do tổ chức BM
Trada(Anh) cấp. NMBVN còn là nhà máy bia đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn
Quản Lý Chất Lượng HACCP vào tháng 12 năm 2001. Liên tiếp trong 3 năm
2001,2002, 2003 NBVN đã nhận giải thưởng “Rồng Vàng” dành cho công ty bia kinh
doanh hoạt động tốt nhất tại Việt Nam do thời báo kinh tế Việt Nam phối hợp với
Phòng Quản Lý Dự Án thuộc Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư trao tặng.
Và gần đây nhất, vào tháng 4 năm 2003 NMBVN được vinh dự trở thành nhà
máy bia đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ Quản Lý Môi Trường ISO 14001-
1996.
Là một đơn vị sản xuất có tinh thần trách nhiệm với xã hội, NMBVN đặt công
tác bảo vệ môi trường lên ngang hàng với các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiếp

thị. NMBVN là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam có một hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn quốc tế. Hệ thống này xử lý toàn bộ nguồn nước của nhà máy bằng các phương
pháp xử lý yếm khí (aerotank). Ngoài ra NMBVN còn áp dụng nhiều biện pháp tích cực
khác để bảo vệ môi trường. Nhà máy bia sử dụng các hệ thống làm lạnh hoàn toàn
không gây tác hại cho môi trường, tiết kiệm nhiên liệu và sử dụng nước một cách ý
thức. Toàn bộ các xe nâng (forklift) trong nhà máy đều được vận hành bằng hơi đốt
(gas) để tránh gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn trong khu vực sản xuất giảm thiểu tối
đa. Khía cạnh môi trường là yếu tố không thể tách rời trong hoạt động kinh doanh của
NMBVN. Hiện nay nhà máy đang áp dụng và quản lý chặt chẽ các sản phẩm bởi 4
chính sách:
 Chính sách quản lý chất lượng :ISO 9001: 2000
 Chính sách quản lý an toàn thực phẩm :HACCP
 Chính sách quản lý vệ sinh, an toàn sức khỏe :GMP
 Chính sách quản lý môi trường :ISO 14000: 1996
Chất lượng đã và đang được thực hiện trong mọi hoạt động chính là chìa khóa cho sự
thành công của liên doanh NMBVN.
5
Giới thiệu về bia Heineken và bia Tiger :
BIA HEINEKEN
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN :
 Lịch sử bia Heineken bắt đầu vào ngày 16/12/1863 khi Gerard Adrian Heineken
mua lại nhà máy bia De Hooiberg ở Amsterdam- Hà Lan.
 Năm 1869, ông du lịch vòng quanh Châu Âu để tìm kiếm nguồn nguyên liệu tốt
nhất làm ra bia và nhận ra tầm quan trọng của cách “ủ men bia bên dưới” thay
cho cách “ủ men bia bên trên” truyền thống.
 Năm 1873, thương hiệu Heineken chính thức chào đời.
 Vào thời gian đầu, nhà máy chỉ sản xuất bia cho thị trường trong nước. Đầu thế
kỷ thứ XX (1912), Heineken tìm cách đưa bia vượt ra khỏi biên giới, xuất sang
các nước Bỉ, Anh, Tây Phi, Ấn Độ và những vùng lân cận.
 Năm 1933, Heineken trở thành loại bia ngoại đầu tiên được nhập khẩu vào Mỹ

sau khi lệnh cấm sản xuất bia rượu được bãi bỏ và nhanh chóng xây dựng được
6
hình ảnh bia cao cấp tại thị trường này. Tiếp tục thành công đó, Heineken mạnh
dạng xâm nhập thị trường châu Á vào năm 1936.
 1942, Alfred Henry Heineken- cháu nội Gerard Heineken gia nhập công ty,
“khai quật” tiềm năng của lĩnh vực quảng cáo, bành trướng thương hiệu bia –
Heineken
 Sau hơn một thế kỷ ra đời cùng với những thành công to lớn đã đạt được,
Heineken đã khẳng định được vị trí hàng đầu của mình là bia nổi tiếng trên toàn
thế giới, có mặt ở 170 nước trên thế giới với 120 nhà máy ở hơn 60 quốc gia,
khối lượng bia sản xuất lên đến 109 triệu hectolit hàng năm. “Dòng họ”
Heineken trở thành tên gọi phổ biến.
Trên thế giới
Chiến lược marketing của Heineken ngày nay tập trung hoàn toàn vào tính cách xuất
khẩu của thương hiệu, thậm chí họ còn có cả một thương hiệu phụ với tên Heineken
Export. Heineken tập trung vào tính cách xuất khẩu của sản phẩm của mình theo cách
tương tự như cách mà Coca-Cola quảng bá tính xác thực của họ với câu chủ đề “thử
thật”.
Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, khi mà mọi thương hiệu đều nỗ lực đế trở thành
một thương hiệu thế giới, chiến lược này của Heineken có vẻ như không được khôn
ngoan mấy. Nhưng thực tế thì Heineken vẫn là thương hiệu bia phổ biến rộng khắp nhất
như tuần báo Business Week đã viết: “Heineken là sát nghĩa nhất với một thương
hiệu bia toàn cầu”. Thêm nữa, Heineken là một trong những thương hiệu đầu tiên nhận
ra tầm quan trọng của việc kinh doanh đa quốc gia.
Không giống như Coca-Cola với chiến lược như thể có mặt khắp mọi nơi, Heineken đã
xây dựng danh tiếng của mình như thương hiệu luôn thuộc về một nơi nào khác nữa (ít
nhất cũng bên ngoài đất nước Hà Lan). Một cách vô thức vị thế xuất khẩu đã đem lại
cho Heineken một tính cách ngoại lai và bất hợp pháp như thể để bảo toàn sự hấp dẫn
mà thương hiệu này đã từng có ở thị trường Mỹ sau khi lệnh cấm bán rượu bị bãi bỏ.
Trong một thế giới mà người ta tin rằng “cỏ ở những nơi khác thường xanh hơn” thì họ

cũng sẵn sàng tin rằng loại thức uống đựng trong những chai bia màu xanh lá này cũng
sẽ ngon hơn, chất lượng hơn những hương vị thức uống bản địa.
Tại Việt Nam
Năm 1992, bia Heineken nổi tiếng thế giới được nhập trực tiếp từ Hà Lan vào Việt Nam
. Chính sách đổi mới đã mở ra nhiều cơ hội đầu tư và giúp cho các nhãn hiệu hàng đầu
thế giới đến với người tiêu dùng rộng rãi hơn. Trong xu thế đó, năm 1994, lần đầu tiên
bia Heineken được công ty Vietnam Brewery Limited (VBL) sản xuất ngay tại Việt
Nam , dưới hình thức liên doanh với công ty beer Việt Nam . (VBL là liên doanh giữa
Công ty Thương mại Saigon (SATRA), Công ty Asia Pacific Breweries Ltd có trụ sở
tại Singapore (APB) và Heineken N.V tại Hà Lan). Cho đến nay, Heineken đã xây dựng
rất thành công hình ảnh bia cao cấp trong tâm trí người dân Việt và đã có một chỗ
đứng vững chắc trên thị trường bia Việt Nam .
7
BIA TIGER
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN :
 Bia Tiger có xuất xứ từ Singapore từ năm 1932. Từ đó đến nay, Tiger không
ngừng phát triển để trở thành một trong số những loại bia cao cấp, được yêu
thích, được nhập khẩu trên toàn thế giới và Tiger được biết đến trên toàn cầu nhờ
vào hương vị và công thức đáng tin cậy của Châu Á.
 Hương vị đặc trưng của Tiger là do các nguyên liệu chất lượng và quy trình lên
men tỉ mỉ, cẩn thận mà phải trải qua 250 cuộc kiểm tra về chất lượng. Suốt
những năm qua, Tiger đã nhận hàng loạt giải thưởng gồm có 30 huy chương
vàng quốc tế, gần đây nhất là huy chương vàng thế giới vào năm 2004 ( loại
Style Pilsner) do hiệp hội bia rượu trao tặng.
 Năm 2006, Tiger áp dụng chiến lược quảng cáo mới “Vẻ đẹp và sự nguy hiểm”,
khái niệm này do Young và Rubicam ở Singapore tạo nên và do nhiếp ảnh gia
người Hà Lan Erwin Olaf thực hiện. Trong khi đó, nhiều nhà quảng cáo bia đã
áp dụng xu hướng hiện tại là đơn giản hoá tầm nhìn, còn quảng cáo mới của
Tiger thì ủng hộ xu thế, đang dạng, chăm chút tầm nhìn, điều này phản ánh sự
giàu có và sức sống của Châu Á.

8
II. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA
NHÀ MÁY
 Hương vị và chất lượng của bia Heineken không bao giờ thay đổi cho dù bạn
thưởng thức ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Bia Heineken được chế biến bằng
những nguyên liệu thuần khiết nhất:
• Do thành phần chính của bia là nước(chiếm từ 80-90%)
nên nguồn nước và các đặc trưng của nó có ảnh hưởng rất
quan trọng tới các đặc trưng của bia. Nhiều loại bia chịu
ảnh hưởng hoặc thậm chí được xác định theo đặc trưng
của nước trong khu vực sản xuất bia. Mặc dù ảnh hưởng
của nó cũng như là tác động tương hỗ của các loại khoáng
chất hòa tan trong nước được sử dụng trong sản xuất bia là
khá phức tạp nhưng theo quy tắc chung thì nước cứng là
phù hợp hơn cho sản xuất các loại bia sẫm màu như bia đen, trong khi nước
mềm là phù hợp hơn cho sản xuất các loại bia sáng màu, chẳng hạn như bia
pilsener của Cộng hòa Séc.Do đó, để đảm bảo sự ổn định về chất lượng và mùi
vi của sản phẩm, nước cần được xử lý trước khi tham gia vào quá trình sản xuất
bia nhằm đạt được các chỉ tiêu chất lượng nhất định .
• Bằng cách ngâm hạt lúa mạch vào trong nước, cho phép
chúng nảy mầm đến một giai đoạn nhất định và sau đó
làm khô hạt đã nảy mầm trong các lò sấy để thu được hạt
ngũ cốc đã mạch nha hóa (malt). Mục tiêu chủ yếu của
quy trình này giúp hoạt hoá, tích luỹ về khối lượng và
hoạt lực của hệ enzyme trong đại mạch. Hệ enzyme này
giúp chuyển hóa tinh bột trong hạt thành đường hoà tan
bền vững vào nước tham gia vào quá trình lên men. Thời
gian và nhiệt độ sấy khác nhau được áp dụng để tạo ra các
màu malt khác nhau từ cùng một loại ngũ cốc. Các loại mạch nha sẫm màu hơn
sẽ sản xuất ra bia sẫm màu hơn.

• Hoa houblon được con người biết đến và đưa vào sử
dụng khoảng 3000 năm TCN. Đây là thành phần rất
quan trọng và không thể thay thế được trong quy trình
sản xuất bia, giúp mang lại hương thơm rất đặc trưng,
làm tăng khả năng tạo và giữ bọt, làm tăng độ bền keo
và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm.
Cây hoa houblon được trồng bởi nông dân trên khắp thế
9
giới với nhiều giống khác nhau, nhưng nó chỉ được sử dụng trong sản xuất bia là
chủ yếu. Hoa houblon có thể được đem dùng ở dạng tươi, nhưng để bảo quản
được lâu và dễ vận chuyển, houblon phải sấy khô và chế biến để gia tăng thời
gian bảo quản và sử dụng.
• Loai men A-yeast độc nhất (do tiến sĩ Elion _ học trò nhà bác học Louis Pasteur
_ tìm ra đã mang đến cho bia Heineken một hương vị đặc trưng độc đáo. Hiện
nay men được cất giữ tại Thụy Sĩ và cung cấp cho 110 cơ sở sản xuất bia hàng
tháng).
III. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
10
 Quy trình chuẩn bị Malt
Thuyết minh quy trình
Đại mạch
Sàng
Nam châm
Container
Cân
Băng tải
Gàu tải
Xilo
Sản phâm
11

o Nguyên liệu: Đại mach được nhập khẩu từ các nước phương tây. Được chọn lọc
kỹ lưỡng, không phun các loại thuốc hóa học độc hại.
o Sàng: Nguyên liệu được sàng để loại bỏ sỏi và các đá nhỏ.
o Nam châm: Hút các kim loại có lẫn trong đại mạch.
o Cân: Đảm bảo đúng khối lượng cho một bồn chứa. Bồn chưa malt khoảng 8300
kg.
o Gàu tải:
o Băng tải:
o Xilo
o Sản phẩm:Sau khi malt được làm sạch và chọn lọc kỹ lưỡng được đưa vào bồn
chưa. Kết thúc quy trình chuẩn bị malt.
12
 Quy trình nấu bia
13
Xay
Trộn
Gia nhiệt
Bã hèm
Lọc
Đun sôi
Cháo
malt
Dịch
đường
Dịch
đường
Nóng
Bỏ
vỏ
Hoa houplon

14
Malt
Bồn xoáy
Thuyết minh quy trình:
o Malt sau khi được xay và tách vỏ được đưa vào bồn trộn và gia nhiệt tạo thành
một hỗn hợp gọi là cháo malt.
o Cháo malt qua thiết bị lọc sẽ ra dịch đường và bã hèm. Bã hèm được tận dụng
làm thức ăn cho gia súc.
o Dịch đường được cho vào nồi đun sôi. Có cho thêm tinh chất hoa houplon được
nén viên.
o Sau khi đun một thời gian sẽ ra được dịch đường nóng.
o Dịch đường nóng được cho vào bồn xoay quay ly tâm.
o Sau đó sản phẩm được đưa vào bồn lên men và ủ men.Quá trình ủ tùy thuộc vào
loại bia. Bia Heineken ủ trong thời gian 1 tháng , còn bia Tiger ủ trong nửa
tháng.
o Hệ thống lọc bia, lọc băng bột vỏ sò có tẩm nước tạo thành những tấm lọc tự
nhiên. Đảm bảo bia lọc ra vẫn giữ được hương vị và độ trong cần thiết.
15
Làm lạnh
Chứa men
Lên men
Ủ men
Lọc
Bia trong
Trong nhà máy bia Việt Nam có 3 nhà nấu với công suất rất lớn.
- Nhà nấu 1: 500 000 hls / 1 năm
- Nhà nấu 2: 1 500 000 hls/ 1 năm
- Nhà nấu 3: 1400 000 hls / 1 năm
 Sơ đồ quá trình lên men bia:
Quá trình lọc: mục đích của quá trình lọc bia là để loại các tế bào nấm men, các

tạp chất
Bia sau khi lên men được gọi là bia non. Bia non tiếp tục đi qua máy lọc khung
bản với chất trợ lọc là đất lọc và giấy lọc. Dung dich sau khi lọc được thu hồi gọi
là bia trong. Để đo độ trong của bia người ta dựa vào máy đo độ đục.
 Sơ đồ khung bản:

Sau khi lọc khoảng 2 tuần người ta tiến hành vệ sinh 1 lần để loại bỏ các cặn bả của bia
non ra ngoài. Bia non sau khi qua thiết bị lọc thu được bia trong thành phẩm có nồng độ
alcol 4,5% và tiếp tục đi qua phân xưởng chiết.
 Mô hình đóng chai:
Nhà máy có 3 dây chuyền đóng chai:
- 2 dây chuyền đóng chai. Công suất 35000 chai/ 1h
- 1 dây chuyền đóng lon.
16
 Quy trình đóng lon:
Thuyết minh quy trình:
o Lon mới được kiểm tra bằng tia phóng xa. Lon nào móp hoặc không đạt tiêu
chuẩn được loại ngay ra ngoài.
o Sau đó lon được tráng sạch bằng nước bia để bảo đảm cho hương vị của bia khi
đóng vào lon.
o Bia được chiết vào lon bằng hệ thống tự động. Lon nào chiết quá đầy hoặc quá ít
được loại ra ngoài.
o Đóng nắp kín và đảm bảo an toàn.
o Sau đó lon bia đưa qua hệ thống thanh trùng, đóng code. Hoàn thành xong lon
bia.
o Khâu cuối cùng là vô thùng và đóng kiện.
Lấy mẫu và kiểm tra mẫu:
- Nhà máy có phòng thí nghiệm chuyên nhân giống các loại men được gửi từ công
ty mẹ. Ngoài ra còn phân tích các tiêu chuẩn chất lượng của bia như: nồng độ
cồn, PH, màu, mùi…

- Sau mỗi mẻ bia thì có các chuyên gia thử bia.
Kiểm tra
lon mới
Tráng lon Chiết lon
Đóng nắpThanh
trùng
Đóng nắp
Đóng code
Vô thùng Đóng kiện
17
PHẦN II – CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY TÂN MAI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY TÂN MAI
PHƯỜNG THỐNG NHẤT – TP BIÊN HÒA – TỈNH ĐỒNG NAI – VIỆT NAM
Điện thoại: 0613 382257 Fax: 0613 382415
Email: Website: www.tanmaipaper.com
18
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần Tập Đoàn Tân Mai tiền thân là Công ty Kỹ Nghệ Giấy Việt
Nam (COGIVINA) được thành lập ngày 14/10/1958 và chuyển sang cổ phần vào đầu
năm 2006, điều này đã góp phần mở rộng phát triển các loại sản phầm mới cũng như
nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, bởi chất lượng
sản phẩm và cung cách phục vụ ngày càng tốt hơn của Giấy Tân Mai. Công ty cổ phần
Tập Đoàn Tân Mai là nhà sản xuất giấy in báo duy nhất tại Việt Nam đặc biệt trở thành
một trong hai đơn vị sản xuất giấy lớn nhất cả nước sau khi Công ty Giấy Bình An sáp
nhập vào Giấy Tân Mai và hợp nhất với Công ty cổ phần Giấy Đồng Nai vào năm 2008
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1958 Công ty Kỹ nghệ Giấy Việt Nam (COGIVINA) được thành lập
ngày 14/10/1958 do chính phủ Việt nam (cũ) và Công ty Hoa Kỳ Parsons
Whittemore Development Co.,Ltd đầu tư.
1959 Khởi công xây dựng máy giấy số 1 và các công trình phụ trợ.

1962 Vận hành máy giấy số 1.
1962 Vận hành máy giấy số 2.
1970 Xây dựng lò hơi số 7.
1975 Khôi phục lại sản xuất sau khi thống nhất đất nước.
1985 Ký hiệp định giữa hai chính phủ Việt Nam và Vương Quốc Thụy Điển phục hồi
nhà máy cũ (do SIDA tài trợ).
1987 Vận hành phân xưởng dăm mảnh.
1989 Vận hành phân xưởng Bột Nhiệt Cơ.
1990 Vận hành nhà máy giấy số 3.
19
1992 Sản lượng đạt 20.100 tấn giấy/ năm.
1993 Thay thế nguyên liệu gỗ thông bằng gỗ bạch đàn.
1995 Chuyển đổi công nghệ TMP sang CTMP và sản lượng đạt 42.000 tấn giấy/ năm.
1996 Ký hợp đồng với ABB cải thiện chất lượng Giấy in báo. Lắp đặt hệ thống kiểm
soát chất lượng giấy QCS.
1998 Sản lượng đạt 59.000 tấn giấy/ năm.
1999 Thực hiện nâng cấp nhà máy số 3 lên 45.000 tấn/ năm, lắp đặt dây chuyền khử
mực giấy vụn (DIP).
Công suất 20.000 tấn/ năm.
2000 Vận hành dây chuyền khử mực giấy vụn (DIP).
2002 Xây dựng và đạt chứng nhận Hệ thống Quản Lý Chất Lượng theo tiêu chuẩn
ISO – 9000, chứng chỉ SA8000 và lắp đặt dây chuyền xử lý giấy vụn Carton OCC.
2003 Xây dựng và đạt chứng nhận Hệ Thống Quản Lý Môi Trưởng theo tiêu chuẩn
ISO - 14000 và đưa vào hoạt động dây chuyền xử lý giấy vụn Carton OCC.
2004 Sản lượng đạt 72.000 tấn giấy/ năm.
2005 Sáp nhập Công ty Giấy Bình An và các xí nghiệp Nguyên liệu Giấy tại Đông
Nam Bộ, Đáklák, Lâm Đồng vào công ty Giấy Tân Mai.
2006 Công ty Giấy Tân Mai chính thức mang tên Công ty cổ phần Giấy Tân Mai.
2007 Sản lượng giấy đạt 120.000 tấn giấy , 90.000 tấn bột giấy.
2008 Hợp nhất với Công ty cổ phần Giấy Đồng Nai, nâng sản lượng giấy lên 140.000

tấn.
Chính thức mang tên Công ty cổ phần Tập Đoàn tân Mai.
20
II. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

III. NGUYÊN LIỆU
21
Nguyên liệu chính của nhà máy sản xuất giấy Tân Mai là: gỗ thông, keo lai, cao su.
Ngoài ra còn có một số nguyên liệu phụ như: giấy vụn, giấy báo, tạp chí (số lựơng
trong nước không đủ nên chủ yếu là nhập từ nước ngoài), giấy carton, giấy bìa đã qua
sử dụng và một số chất phụ gia khác (NaOH, H
2
O
2
, Na
2
SiO
3
)…
IV. SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY
Giấy in báo
• Chuyên dùng để in báo, sách giáo khoa.
• Thích hợp in tốc độ cao (45.000 tờ/giờ).
22
• In sắc nét, hình ảnh đẹp, phù hợp với nhiều công nghệ in.
Giấy In
• Thích hợp đối với các loại máy in.
• Giấy láng mịn, bắt mực đều, in sắc nét.
• Có tuổi thọ lưu trữ cao.
Giấy photocopy

• Thích hợp đối với các máy in Laser, máy
Photocopy.
• Giấy trắng láng mịn, bắt mực đều, sắc nét.
• Có tuổi thọ lưu trữ cao.
• Chuyên dùng cho các máy in vi tính, in Laser, máy photocopy.
Giấy viết
• Thích hợp dùng để sản xuất các loại tập viết học
sinh, sổ cao cấp.
• Giấy láng mịn, bắt mực đều, viết không lem.
23
Giấy ram văn phòng
• Thích hợp đối với các máy in Laser, máy Photocopy.
• Giấy trắng láng mịn, bắt mực đều, sắc nét.
• Có tuổi thọ lưu trữ cao.
• Chuyên dùng cho các máy in vi tính, in Laser,
máy photocopy.
Ngoài ra nhà máy còn sản xuất các loại bột: DTP,
CIMP, OCC. Là nguyên liệu chính sản xuất các loại giấy như:giấy in báo, giấy trắng,
carton, bao cuộn, bao bì công nghiệp…. để bán cho các nhà máy sản xuất giấy khác.
24
V. HỆ THỐNG THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY
25

×