Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.85 KB, 16 trang )

Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam
Học viên: Dương Chí Toản
Lớp SD-MBA 1
ID: 11752321
PHÂN TÍCH NGÀNH CÔNG NGHIỆP DƯỢC VIỆT NAM
1.Định nghĩa ngành
Ngành công nghiệp dược là ngành bao gồm các công ty hoạt động trong lĩnh
vực nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc để phòng và trị bệnh cho người. Sản phẩm
phần lớn của ngành công nghiệp là các loại thuốc đông dược và tây dược. Đông
dược là các loại thuốc được sản xuất từ cây cỏ, động vật. Tây dược là những loại
thuốc được sản xuất từ hóa chất và một số loại vi nấm.
2. Đặc điểm ngành dược
Dược phẩm cũng là một loại hàng hoá vì thế trong nền kinh tế thị trường nó
cũng mang đầy đủ các thuộc tính của hàng hoá, giá cả của thuốc tuân thủ theo
đúng quy luật cung - cầu trên thị trường. Việc sản xuất cung ứng dược phẩm luôn
bị các quy luật kinh tế hàng hoá chi phối chặt chẽ như quy luật giá trị, quy luật
cạnh tranh,
Bên cạnh đó dược phẩm cũng mang những nét đặc trưng rất riêng:
Có tính xã hội cao: Dược phẩm là một loại hàng hoá đặc biệt có ảnh hưởng
trực tiếp đến tính mạng sức khoẻ của con người, cần được đảm bảo tuyệt đối về
chất lượng, được sử dụng an toàn hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm. Vì vậy nó đòi hỏi
phải sự quản lý và hỗ trợ chặt chẽ của Nhà nước, các Bộ ngành trong việc nghiên
cứu, kinh doanh, xuất nhập khẩu và phân phối nhằm đảm bảo tính xã hội và tính
nhân đạo trong việc tiêu dùng thuốc chữa bệnh.
Có hàm lượng chất xám cao và trình độ kĩ thuật, công nghệ tiên tiến: Để
có một loại thuốc mới ra đời người ta phải sử dụng đến thành tựu của nhiều ngành
khoa học (hoá học, sinh học, vật lý học, và ngày nay là cả tin học - thiết kế các
phần tử thuốc mới nhờ mô hình hoá bằng máy vi tính điện tử), các thiết bị kĩ thuật
phục vụ cho việc nghiên cứu và sản xuất.
1
Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam


Chi phí khổng lồ cho nghiên cứu và phát triển: Thời gian trung bình để
phát minh ra một thuốc mới và đưa vào sử dụng khoảng 10 năm, với chi phí
khoảng 250 - 300 triệu USD. Xác suất thành công khoảng từ 1/10.000 đến 1/1000.
Thuốc mới cần được thử lâm sàng trên khoảng 40.000 người. Vì vậy việc nghiên
cứu các loại dược phẩm mới hầu hết tập trung ở các nước phát triển có kinh phí
lớn. Các nước đang phát triển chủ yếu chỉ xuất khẩu dược liệu và mua lại bản
quyền sản xuất thuốc từ các hãng dược phẩm nước ngoài hoặc nhập khẩu thuốc
thành phẩm để tiêu thụ trong nước.
Là ngành kinh doanh có tính độc quyền cao và mang lại nhiều lợi nhuận:
Các loại thuốc mới lưu hành trên thị trường thường gắn liền với sở hữu độc quyền
công nghiệp của các hãng dược phẩm đã đầu tư chi phí vào nghiên cứu sản xuất.
Thông thường các thuốc mới xuất hiện lần đầu thường có giá độc quyền rất đắt
giúp cho các hãng dược phẩm độc quyền thu được lợi nhuận siêu ngạch có thể
nhanh chóng thu lại chi phí đầu tư nghiên cứu đã bỏ ra.
Tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn về chất lượng của mỗi quốc gia và thế
giới: Quy định chung điều chỉnh dược phẩm ở các nước khác nhau là khác nhau.
Các tiêu chuẩn này đặc biệt khắt khe ở các nước phát triển như Mỹ, EU. Tuy nhiên
dược phẩm ở tất cả các nước muốn vươn ra tầm thế giới phải đáp ứng được các
tiêu chuẩn về dược phẩm bao gồm các tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing
Practice - Tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt), GLP (Good Laboratory Practice - Tiêu
chuẩn kiểm nghiệm thuốc tốt), GSP (Good Storage Practice - Tiêu chuẩn bảo quản
thuốc tốt), GDP (Good Distribution Pratice - Tiêu chuẩn phân phối thuốc tốt) và
GPP (Good Pharmacy Practice - Tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc) của Tổ chức
Y tế thế giới WHO.
Thị trường thuốc cũng có tính chất đặc biệt so với thị trường các loại
hàng hoá tiêu dùng khác. Nhìn chung người có vai trò quyết định trong việc mua
thuốc là thầy thuốc chứ không phải là người sử dụng (bệnh nhân) trong khi đối với
2
Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam
các hàng hoá tiêu dùng khác người tiêu dùng tự quyết định về loại hàng hoá họ cần

mua, ở nhiều nước người bệnh (người tiêu dùng thuốc) cũng không phải là người
trả tiền cho thuốc mà họ sử dụng mà là bảo hiểm y tế ngân sách Nhà nước chi trả.
Đối với hàng hoá thông thường, tính chất và giá trị sử dụng là hai tính chất cơ bản
để trên cơ sở ấy người tiêu dùng lựa chọn và quyết định. Đối với thuốc, rõ ràng chỉ
có nhà chuyên môn mới có điều kiện để đánh giá hai tính chất này.
3. Qui mô ngành
Công nghiệp dược Việt Nam vẫn phát triển ở mức trung bình - thấp, chưa
sáng chế được thuốc mới và hiện chỉ có hơn 52% doanh nghiệp dược đủ tiêu
chuẩn sản xuất thuốc. Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là thuốc generic, không
có giá trị cao, mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ thuốc nội địa. Nguyên
vật liệu phải nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Ấn Độ, khiến cho các doanh
nghiệp dược trong nước phải đối mặt với các khó khăn về tỷ giá. Trình độ công
nghệ thấp trong khi nguồn nhân lực có trình độ còn ít, cản trở việc tiếp cận công
nghệ, cải thiện quy mô sản xuất của công nghiệp dược trong nước.
Theo thống kê của BMI, ngành công nghiệp dược hiện nay chiếm 1,50% GDP.
Tuy chỉ có quy mô nhỏ so với các ngành khác trong nền kinh tế nhưng ngành dược
là ngành luôn có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian gần đây, trung bình trong
giai đoạn 2000-2009 là 15-20%. Quy mô ngành dược hiện nay còn rất nhỏ, và còn
nhiều tiềm năng để phát triển. Chi tiêu của người dân cho dược phẩm và chăm sóc
sức khỏe hiện còn rất thấp. Tính trên đầu người, mức chi phí sử dụng thuốc trên
đầu người năm 2010 vào khoảng 21 USD/người/năm. Mức chi tiêu cho dược
phẩm hiện nay là quá thấp so với các nước trong khu vực, chỉ bằng 1/5 của Thái
Lan và ¼ của Ấn Độ. Hiện nay các công ty dược trong nước mới chỉ sản xuất
được khoảng 50% giá trị thuốc sử dụng trong nước, còn lại dành 50% sân nhà cho
sản phẩm của nước ngoài. Tuy nhiên, sản xuất trong nước đang cho thấy một sự
tăng trưởng khá ấn tượng trong những năm gần đây, tăng trung bình 15-20% cho
3
Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam
giai đoạn 2000-2010. Thuốc sản xuất trong nước đang có xu hướng thay thế dần
thuốc nhập khẩu thể hiện qua xu hướng tăng lên của tỷ trọng giá trị thuốc sản xuất

trong nước trong tổng doanh thu của ngành dược qua các năm.
Nguồn: Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược Việt Nam
4. Chu kỳ ngành
Ngành công nghiệp dược Việt Nam hiện đang ở trong giai đoạn tăng trưởng
4
Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam
Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn 1975-2005: Ngành dược bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện sự
chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường.Các xí nghiệp, công ty nhà
nước trong ngành được thay đổi cơ cấu tập trung, cổ phần hóa đầu tư sản xuất, đầu
tư vào chiều sâu, nâng cấp để thực hiện các quy định về thực hành tốt sản xuất
GMP. Sốlượng thuốc được sản xuất ngày càng nhiều. Cơ quan quản lý cấp cao của
ngành dược là Cục Quản Lý Dược thành lập. Luật Dược cũng được ban hành, làm
cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực dược để ngành
Dược Việt Nam được hoạt động trong một môi trường pháp lý hoàn chỉnh và đồng
bộ.
Giai đoạn 2006-2011: Ngành dược tiếp tục phát triển với tốc độ cao, khoảng 15-
20%/năm. Việt Nam gia nhập WTO mang lại những thuận lợi cũng như khó khăn
cho ngành dược. Năm 2006-2007, ngành dược đạt được tốc độ tăng trưởng cao
trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Đây cũng là giai đoạn
mà các công ty dược phẩm đã đạt được chứng nhận GMP-ASEAN đẩy mạnh đầu
tư GMP-WHO. Ngành dược Việt Nam đã có những chuẩn bị và chủ động hội nhập
5
Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam
với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm đảm bảo cung cấp đủ thuốc có
chất lượng và an toàn.
Thực trạng ngành công nghiệp dược Việt nam
Trong lĩnh vực Dược, sau khi gia nhập WTO thị trường dược đang mở rộng cửa
cho các công ty nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực nhập khẩu và hậu cần
(logistics). Trước đây, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

trong lĩnh vực dược vào Việt Nam chủ yếu đầu tư nhà máy sản xuất thuốc thì nay
có khoảng 70 - 80% doanh nghiệp FDI này chuyển dần sang lĩnh vực lưu thông
phân phối dược phẩm. Hiện nay, rất nhiều công ty dược phẩm nước ngoài muốn
vào thị trường Việt Nam thông qua việc hợp tác với công ty trong nước tham gia
vào khâu nhập khẩu và dịch vụ hậu cần trong ngành dược. Tính đến hết năm 2009,
có gần 500 công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài đăng ký hoạt động
tại Việt Nam với hình thức phổ biến nhất là văn phòng đại diện và chủ yếu tham
gia vào khâu nhập khẩu thuốc. Trong khi đó, chỉ có 1/5 tổng số thuốc đang lưu
hành tại Việt Nam được sản xuất bởi các công ty này.
Ba năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO mang lại những thuận lợi cũng như khó
khăn cho ngành dược. Ngành dược đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh
nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Bên cạnh những thuận lợi về môi
trường đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, đón nhận một lượng vốn đầu tư lớn, có cơ
hội lựa chọn nguồn nguyên liệu đa dạng với chi phí hợp lý,… ngành dược phải đối
đầu với không ít khó khăn như: Năng lực cạnh tranh còn yếu, thiếu hiểu biết các
quy định về sở hữu trí tuệ; thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ; đối mặt với các doanh
nghiệp dược phẩm nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng khi Chính phủ cam kết
giảm thuế suất thuế nhập khẩu; nới lỏng chính sách với các doanh nghiệp nước
ngoài.
Toàn ngành phấn đấu sản xuất trong nước sẽ đáp ứng được 60% trị giá tiền thuốc
vào năm 2013 và 70% năm 2015. Tuy nhiên, trên thực tế ngành dược phẩm Việt
6
Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam
Nam vẫn còn đứng trước nhiều thử thách gay gắt. Thị trường trong nước bị thuốc
ngoại chiếm giữ (chiếm tới 50% thị phần). Các doanh nghiệp trong nước chưa có
khả năng sản xuất ra các loại thuốc đặc trị, chủ yếu vẫn là thuốc thông thường
chủng loại chưa phong phú. Nhiều loại thuốc trong nước có chất lượng tương
đương với thuốc ngoại nhập nhưng vẫn chưa xây dựng được thương hiệu do đó
khả năng cạnh tranh là chưa cao. Trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế đang
ngày càng mở rộng, mối quan hệ nước ngoài ngày càng tăng đặc biệt là khi Việt

Nam thực hiện lộ trình mở cửa thị trường dược phẩm theo cam kết ra nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới WTO thì số lượng các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới
vào Việt Nam sẽ ngày càng nhiều. Chính vì thế để có thể phát triển, chiếm lĩnh
được thị trường trong nước thì việc ngành công nghiệp dược Việt Nam đầu tư nâng
cao khả năng cạnh tranh thay thế hàng nhập khẩu là điều tất yếu.
Hiện nay, ngành dược đang được Nhà nước đầu tư xây dựng đề án "Quy hoạch chi
tiết phát triển Công nghiệp Dược giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm
2020" nhằm quy hoạch, phân bố các nhà máy sản xuất thuốc trong nước theo
hướng khuyến khích sản xuất thuốc phổ thông để giảm giá thành sản phẩm và ưu
tiên cung ứng cho hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập. Nhà nước chủ trương
tăng nguồn cung ứng thuốc để cân bằng “cung - cầu” thị trường dược phẩm .
5. Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh.
Mô hình 5 lực lực cạnh tranh là công cụ hữu dụng và hiệu quả giúp cho các công ty
đánh giá mức độ hấp dẫn của ngành thông qua sự biến động về khả năng sinh lợi
của ngành. Theo Micheal Porter, các doanh nghiệp trong ngành chịu tác động của 5
lực lượng cạnh tranh như sau:
7
Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam
1.5 Sự gia nhập của các đối thủ mới
Rào cản gia nhập: Cao
Việc gia nhập ngành của các công ty dược phẩm mới tương đối khó khăn. Chi
phí nghiên cứu và phát triển (R&D) cho việc chế tạo ra một loại thuốc mới của các
công ty sản xuất dược phẩm là rất đáng kể. Chính vì dược phẩm là loại hàng hoá
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng, nên
phải sau một quá trình đánh giá rất dài của Chính phủ, các hãng mới có thể nhận
được đặc quyền sáng chế sản phẩm mới. Từ đặc quyền sáng chế này, các công ty
mới có thể sản xuất và cung cấp các loại dược phẩm ra thị trường trong thời gian
dài.
Ngành công nghiệp dược là một ngành có tiềm năng nhiều hơn thách thức và khả
năng sinh lời cao. Hơn nữa mức sống của người dân ngày một nâng cao nên nhu

cầu chăm lo sức khỏe cũng ngày càng được quan tâm. Do vậy những phát minh
mới nhằm tạo ra các thuốc mới đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh ngày càng cần thiết.
Nhận thấy nhiều lợi ích từ ngành mang lại, nhiều cá nhân tổ chức rất muốn gia
nhập vào ngành. Nhưng điều này không phải là dễ dàng vì các công ty trong ngành
8
Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam
đã hạn chế việc nhập cuộc của các đối thủ mới. Muốn cạnh tranh trong ngành đòi
hỏi rất cao về kinh nghiệm, công nghệ, kỹ thuật, tài chính…
Các công ty muốn gia nhập vào ngành thì cần phải có vốn lớn để đầu tư vào xây
dựng cơ sở hạ tầng sản xuất theo qui định nghiêm ngặc của Bộ Y Tế, vốn lớn để
đầu tư vào nghiên cứu phát triển sản phẩm và chỉ được phép đưa sản phẩm ra thị
trường khi được cấp phép. Nói tóm lại ngành công nghiệp dược phẩm là ngành có
rào cản nhập cuộc cao.
5.2 Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Cấu trúc ngành và các thành phần tham gia
Có thể chia thành 2 phân khúc sản xuất thuốc chính là Đông dược và Tây dược:
Phân khúc sản xuất Đông dược: Thị trường thuốc Đông dược chỉ chiếm tỷ trọng
nhỏ trong tổng giá trị của ngành dược, khoảng 1,5 % -2,0 % giá trị sản xuất toàn
ngành. Hiện có khoảng 80 doanh nghiệp sản xuất Đông dược, trong đó 5 DN đã
đạt chuẩn GMP-WHO. Cạnh tranh cao do có nhiều tương đồng về số mục sản
phẩm và giá cả giữa các đơn vị. Đơn cử, hiện có khoảng 60 DN cùng sản xuất mặt
hàng Kim Tiền Thảo và hoạt huyết dưỡng não.
Phân khúc sản xuất Tây dược: khoảng 98 doanh nghiệp sản xuất. Thuốc Tây dược
nội địa chủ yếu là thuốc kháng sinh, vitamin và thực phẩm chức năng, giảm đau
– hạ sốt Vitamin, thực phẩm chức năng và thuốc kháng sinh là 2 dòng sản phẩm
được sản xuất nhiều nhất, chiếm 22% và 21% thị phần thuốc sản xuất trong nước.
Thị phần thuốc kháng sinh sản xuất trong nước tuy cao nhưng chất lượng chưa cao,
cộng thêm nhu cầu của người tiêu dùng nên kháng sinh nhập khẩu vẫn chiếm thị
phần lớn trong kim ngạch nhập khẩu thuốc. Thị phần sản xuất Vitamin và thực
phẩm chức năng cao hơn thị phần nhập khẩu mặt hàng này, và cao nhất trong thị

phần sản xuất, chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang tập trung mạnh vào
mặt hàng phổ thông này. Cạnh tranh trong 2 thị phần này phần lớn là cạnh tranh
gián tiếp (do DN Việt Nam chủ yếu sản xuất thuốc đã hết hạn patent), tuy nhiên
9
Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam
thuốc nhập khẩu còn có ưu thế hơn do tâm lý chuộng thuốc ngoại của người tiêu
dùng.
Cạnh tranh nội bộ ngành cao: Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, nhạy cảm và
ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người. Do vậy, không ai thích đi mua
thuốc, người tiêu dùng chỉmua thuốc khi họbị bệnh và khó có thể khuyến khích
người ta mua thêm nếu người ta chỉ có nhu cầu mua một số lượng thuốc nhất định
theo toa của bác sĩ. Chính vì vậy, các nhà sản xuất dược phẩm sẽ tìm mọi cách để
người bệnh mua thuốc của mình mà không mua thuốc của đối thủ cạnh tranh. Chi
phí bán hàng (trong đó chủyếu là chi phí hoa hồng, lót tay cho các bác sĩ kê toa,
hiệu thuốc) chiếm một tỷtrọng tương đối lớn (20-40%) trong tổng chi phí sản xuất
của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước và ngày càng có xu hướng
tăng cho thấy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành dược ngày
càng cao. Do vốn ít, các nhà sản xuất trong nước đều phải nghĩ đến lợi nhuận nhất
thời, tập trung sản xuất quá nhiều các loại dược phẩm thông thường và phải cạnh
tranh nhau trong mảng thị phần nhỏ hẹp. Tuy nhiên, mảng thị phần hẹp này cũng
có nguy cơ bịthôn tính sau khi gia nhập WTO khi các mức thuếcho dược phẩm
giảm mạnh. Qua đó cho thấy khi gia nhập WTO, môi trường cạnh tranh trong
ngành dược sẽ càng gay gắt hơn khi các doanh nghiệp dược phẩm trong nước phải
đối đầu với các tập đoàn dược phẩm nước ngoài với tiềm lực về vốn, trình độ quản
lý, trình độ công nghệ cao.
5.3 Năng lực thương lượng của người mua
Ngành công nghiệp dược khó có thể phân phối thuốc trực tiếp đến tay người sử
dụng (người bệnh). Khách hàng trực tiếp của các doanh nghiệp là các bệnh viện,
các trung tâm bảo vệ sức khỏe, các quầy thuốc. Những khách hàng này thường
mua với số lượng lớn, mua các loại sản phẩm thuốc ở nhiều công ty dược khác

nhau. Đo đó người mua có năng lực thương lượng cao với các nhà sản xuất
5.4 Năng lực thương lượng của nhà cung cấp
10
Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam
Hiện nay sức mạnh nhà cung cấp còn cao do hầu hết các loại nguyên vật liệu để
bào chế thuốc trong nước đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Khi gia nhập WTO
Việt Nam có nhiều sự lựa chọn hơn trong các thị trường nguyên vật liệu với chi
phí thấp, điều này làm cho sức mạnh nhà cung cấp giảm nhưng vẫn còn cao.
5.5 Các sản phẩm thay thế
Nhu cầu về thuốc được xem là nhu cầu không thể chuyển đổi và thay thế. Người
bệnh muốn khỏi bệnh thì chỉ dùng thuốc để chữa bệnh.
Nguy cơ thay thế: Rất thấp
6. Các lực lượng dẫn dắt sự thay đổi ngành
Các sản phẩm mà các công ty trong ngành công nghiệp dược sản xuất ra nhằm
mục đích điều trị bệnh cho người hoặc phục vụ chăm sóc sức khỏe con người. Một
sự tăng lên về các loại dịch bệnh mới hay một đòi hỏi được chăm sóc tốt hơn về
sức khỏe cũng sẽ làm tăng đáng kể lượng nhu cầu mà ngành dược cần đáp ứng.
Làm được điều đó các công ty trong ngành dược sẽ có doanh thu và những khoản
lợi nhuận lớn. Trong điều kiện thực tế ngày nay thì dường như đây chính là động
lực để ngành phát triển. Một yếu tố nữa có thể xem vừa là yếu tố kìm hãm vừa là
động lực thúc đẩy ngành đó là sự sửa đổi, bổ sung các qui định chính sách của nhà
nước liên quan đến ngành.
6.1. Sự thay đổi về môi trường tự nhiên, sự biến chứng của các loại virus, vi
khuẩn.
Môi trường tự nhiên liên tục thay đổi, sự biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức
tạp, diễn biến bất thường các thiên tai… Bên cạnh đó, cuộc sống con người cũng bị
đe dọa ngày càng nhiều hơn bởi các loại bệnh mới ngày càng nguy hiểm hơn. Khi
cuộc sống được cải thiện, nhu cầu cần được chăm sóc về sức khỏe cũng không
ngừng tăng lên.
Vì lẽ đó, các công ty dược phẩm cần thiết phải cải tiến, phát triển không ngừng

các loại thuốc mới để phục vụ cho việc chữa trị các loại bệnh cũng như cho nhu
cầu chăm sóc sức khỏe. Trên khía cạnh nào đó nó giúp mở rộng nhu cầu cho
ngành.
11
Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam
Công nghệ mới cũng cần thiết đưa vào ứng dụng vì ngành công nghiệp dược là
ngành nghiên cứu cần sử dụng các thiết bị công nghệ cao và phương pháp nghiên
cứu hiện đại. Điều này tạo ra những thay đổi về nhu cầu vốn, yêu cầu tối thiểu cơ
sở vật chất nhà xưởng, hiệu ứng học tập cũng như đường cong kinh nghiệm.
6.2 Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các qui định và chính sách
Ngành dược là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lý của nhà
nước. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành dược bao
gồm các văn bản liên quan đến các vấn đề như Chính sách của nhà nước về lĩnh
vực dược, quản lý của nhà nước về giá thuốc, điều kiện kinh doanh thuốc, quản lý
thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt, tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở
kiểm nghiệm thuốc…
Bộ Y Tế ban hành Quyết định về lộ trình triển khai nguyên tắc “Thực hành tốt sản
xuất thuốc” (GMP) và “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP). Theo quyết định
này, doanh nghiệp sản xuất không đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của Tổ
chức Y tế thế giới (GMP WHO) và doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh
dược có hệ thống kho bảo quản không đạt tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngừng sản xuất
và ngừng xuất nhập khẩu trực tiếp. Ngoài ra còn có các quy định như GLP “thực
hành tốt phòng thí nghiệm về văcxin và sinh phẩm”, GDP “ thực hành tốt về phân
phối thuốc”, GPP “ thực hành tốt về quản lý nhà thuốc”. Chỉ có các doanh nghiệp
đáp ứng được những tiêu chuẩn này mới có thể tồn tại kinh doanh và phát triển.
Những quy định này sẽ giúp tạo điều kiện cho các công ty dược nhỏ lẻ Việt Nam
sáp nhập hoặc mua lại, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao, tập trung
phát triển theo chiều sâu để có thể cạnh tranh với các công ty đa quốc gia.
7. Các yếu tố then chốt thành công
Các nhân tố then chốt thành công của một ngành là những nhân tố tác động mạnh

nhất đến khả năng thành đạt trên thị trường của các thành viên trong ngành. Nó
liên quan trực tiếp đến những gì mà mỗi thành viên trong ngành phải có năng lực
thực hiện hay tập trung hướng tới để giành thắng lợi về tài chính hay cạnh tranh. Nó thu hút
12
Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam
sự quan tâm đặc biệt của tất cả các doanh nghiệp trong ngành. Việc chẩn đoán chính
xác là vô cùng quan trọng. Nếu chẩn đoán sai sẽ dẫn đến chiến lược định hướng
sai, nó đồng nghĩa với việc nhấn mạnh vào những mục tiêu cạnh tranh không quan
trọng trong khi lại quan tâm không đầy đủ đến các khả năng cạnh tranh quan trọng
hơn. Ngược lại, công ty nhận thức đầy đủvề các nhân tố then chốt thành công có
thể duy trì được lợi thế cạnh tranh bền vững nhờ hướng chiến lược của mình vào
những nhân tố này, và đầu tư sức lực của mình vào mộthay một số các nhân tố để
thực hiện tốt hơn đối thủ.
Trong ngành dược phẩm, các nhân tố then chốt dẫn đến thành công đó là: sản
phẩm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, chiến lược dẫn đầu thị trường về các loại
sản phẩm mới chất lượng cao, nguồn lực để thực hiện chiến lược đó.
7.1 Sự đảm bảo chất lượng sản phẩm
Sức khỏe đối với bản thân con người là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy yêu cầu
đầu tiên đối với với các sản phẩm thuốc là phải chữa trị được bệnh một cách hiệu
quả. Làm được điều này, sự trung thành đối với nhãn hiệu của công ty sẽ rất cao,
đó chính là một trong những lợi thế cạnh tranh bền vững. Sự trung thành nhãn hiệu
này cũng có hệ quả đó là khách hàng sẽ chấp nhận một mức giá cao hơn cho sản
phẩm có thương hiệu của doanh nghiệp thay vì sử dụng sản phẩm tương tự của
doanh nghiệp khác.
7.2 Phát triển các loại thuốc mới một cách kịp thời
Khi một loại bệnh mới phát sinh hay một vấn đề về nâng cao sức khỏe trở thành
nhu cầu, thì người tiên phong trong việc tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó sẽ
được công chúng đánh giá rất cao, một lần nữa in sâu vào tâm trí khách hàng. Nếu
đó là một loại bệnh có mức độ nguy hiểm cao đến sức khoẻ con người thì
việc đáp ứng kịp thời càng quan trọng hơn nữa vì nó có thể giành giật được

tính mạng người bệnh với thời gian. Việc đáp ứng một nhu cầu nâng cao sức khỏe
mà trước đó nhu cầu này chưa tồn tại cũng đem lại hiệu ứng tương tự.
13
Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam
7.3 Đội ngũ các chuyên gia nghiên cứu giỏi, dày dạn kinh nghiệm để phát triển
sản phẩm mới
Để thực hiện thành công chiến lược dẫn đầu thị trường về phát triển sản phẩm mới,
các công ty dược cần một nguồn nhân lực có năng lực và kinh nghiệm. Sở dĩ như
vậy bởi vì ngành dược là một ngành công nghệ cao nên việc nghiên cứu, thử
nghiệm để cho ra đời sản phẩm mới rất phức tạp, đòi hỏi chuyên môn sâu và đặc
biệt. Nếu thiếu lực lượng chuyên gia nghiên cứu tài năng và dày dạn kinh
nghiệm thì việc phát triển các loại dược phẩm mới gần như là không thể thực hiện,
và nếu có thể làm được thì nó cũng không thể xuất hiện liên tục, hoặc không thể
đáp ứng được mong đợi của khách hàng.
8. Triển vọng của ngành và tính hấp dẫn.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), công nghiệp dược Việt Nam ở
mức đang phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phải
nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng
công nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình-thấp. Bên cạnh những
khó khăn, thách thức về trình độ công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực, môi
trường cạnh tranh… Công nghiệp dược Việt Nam vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi
để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo. Thị trường nội địa
còn chưa được khai thác hết, trong khi nhu cầu chi tiêu cho dược phẩm ngày càng
tăng. Các doanh nghiệp dược trong nước đang tích cực đẩy mạnh đầu tư cho việc
sản xuất sản phẩm thay vì chỉ phân phối sản phẩm dược nhập từ nước ngoài như
trước đây. Phần lớn người dân Việt Nam tập trung ở nông thôn, thường có mức
sống thấp, có nhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường. Hơn nữa, người tiêu
dùng Việt ngày càng có mức sống nâng cao, tình trạng sức khỏe ngày càng được
quan tâm vì vậy có nhu cầu thuốc cao để đảm bảo sức khỏe. Đây cũng là một trong

những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược Việt Nam.
14
Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam
Trong giai đoạn 2001-2010, công nghiệp bào chế thuốc trong nước đã liên tục
tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng của sản xuất thuốc trong nước khá cao, trị giá
thuốc sản xuất trong nước ngày càng tăng đảm bảo khoảng 50% lượng thuốc tiêu
thụ, cho dù gần 90% nguyên liệu hoá-dược phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy
nhiên, chưa có sự đồng đều trong phát triển giữa các doanh nghiệp. Đầu tư cơ sở
vật chất và trang thiết bị còn hạn chế. Các doanh nghiệp trong nước chưa đầu tư
thoả đáng cho nghiên cứu, phát triển (R&D).
Ngành dược phẩm Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành có tiềm
năng phát triển với mức tăng trưởng bình quân ngành năm 2000-2010 là 15-20 %.
Theo số liệu thống kê năm 2010, chi tiền thuốc trung bình năm của mỗi người dân
Việt Nam lên tới 21 USD/năm. Với dân số gần 85 triệu người, tổng giá trị tiền
thuốc sử dụng ở thị trường Việt Nam tăng hàng năm 15-17%, tiền thuốc bình quân
đầu người tăng 12 -14%/năm.
- Sản phẩm của ngành dược thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, liên quan đến tính
mạng và sức khỏe người sử dụng nên người dân vẫn có nhu cầu về các sản phẩm
thuốc cho dù nền kinh tế có suy thoái.
- Sự khó khăn trong việc gia nhập ngành cho phép các công ty sản xuất dược phẩm
tạo ra tỷ lệ thu nhập ròng trên doanh thu tương đối cao.
15
Phân tích ngành công nghiệp dược Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê
Kết luận: Từ các phân tích trên có thể thấy, ngành công nghiệp dược là ngành khá
hấp dẫn và có triển vọng cao.
16

×