Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC PHÂN TÍCH NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.86 KB, 16 trang )

Họ và tên: Phạm Nhật Phi
Lớp: SD-MBA1
PHÂN TÍCH NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
I. Giới thiệu về ngành Dệt may Việt Nam
1.1 Định nghĩa ngành
Dệt may là ngành chuyên sản xuất các loaị vải từ thô sơ đến vải thành phẩm
với các chất liệu khác nhau: bông, sợi, catton… cung cấp nguyên liệu và sản xuất
các sản phẩm may mặc.
1.2 Tổng quan và lịch sử phát triển ngành
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hình thành từ khi người Pháp thành lập
Nhà máy Sợi tại Nam Ðịnh đến nay là 121 năm, và ngày 25-3-1930 mốc đấu tranh
thành công với chủ Pháp của hơn 4.000 công nhân Nhà máy Sợi Nam Ðịnh nay là
Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Ðịnh, trở thành ngày truyền thống ngành dệt
may Việt Nam. Giai đoạn 1955-1975, ngành tham gia sản xuất các sản phẩm phục
vụ quân đội vừa phục vụ đời sống xã hội. Sau ngày đất nước thống nhất (giai đoạn
1976 - 1990), Tổng công ty Dệt Việt Nam, Liên hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu (SX
- XNK) may với nhiệm vụ chính là sản xuất vải, quần áo, chăn màn cho tiêu dùng
ra đời và làm đầu mối xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi hàng hóa theo Nghị định thư
hằng năm với các nước XHCN. Trong thời gian này, ngành dệt may Việt Nam đã
phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất do được tiếp quản toàn bộ các nhà
máy, xí nghiệp dệt tại các tỉnh phía nam và tiếp tục xây dựng nhiều nhà máy trên
phạm vi cả nước.
Giai đoạn 1990-1995 là thời kỳ sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường,
ngành dệt may Việt Nam đứng trước những khó khăn về thiết bị công nghệ sợi, dệt,
nhuộm cũ, lạc hậu. Các máy dệt đa phần khổ hẹp, tiêu hao năng lượng và lao động
cao, thị trường xuất khẩu truyền thống bị phá vỡ, thiếu đơn hàng, công nhân không
1
có việc làm, một số doanh nghiệp phải đóng cửa trong bối cảnh kinh tế Việt Nam
đang bị cấm vận Nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Ðảng và Nhà nước và
sự quan tâm, phối hợp của các bộ, ban, ngành trong việc mở thị trường mới EU,
toàn ngành đã mạnh dạn đầu tư, nâng cấp thiết bị cũ, đầu tư công nghệ mới, sản


xuất những sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của thị trường. Doanh nghiệp chủ động
mua nguyên liệu, tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tự quyết định giá mua, giá
bán nhờ đó, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã trụ vững và phát triển ổn định,
tăng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường EU, Nhật Bản, Ca-na-đa
Tổng công ty Dệt may Việt Nam được thành lập trên cơ sở sáp nhập các doanh
nghiệp thuộc Tổng công ty Dệt Việt Nam và Liên hiệp sản xuất , xuất nhập khẩu
may theo quyết định của Chính phủ ngày 29-4-1999. Sau mười năm hoạt động theo
mô hình Tổng công ty 91, ngày 2-12-2005, được chuyển đổi theo mô hình Công ty
mẹ - Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Kể từ đó đến nay Vinatex chính thức hoạt động
theo mô hình Tâp đoàn với chức năng sản xuất, kinh doanh đa ngành. Vinatex hiện
có hơn 110 đơn vị thành viên, đơn vị liên kết và gần 120 nghìn lao động (trong đó
lao động nữ chiếm hơn 70%), bao gồm 33 daonh nghiệp trong lĩnh vực sợi, dệt, 30
doanh nghiệp trong lĩnh vực may, 03 doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, 03 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng bông và tài chính, 12 doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, cung ứng vật tư, 09 đơn vị làm công
tác nghiên cứu, đào tạo, khám chữa bệnh, 20 đơn vị kinh doanh các ngành nghề
khác. Vinatex chiếm tỷ trọng 95,5% về sản xuất bông, hơn 42,3% về sản xuất sợi,
25,7% về sản xuất vải và 20% về may của cả nước.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Tập đoàn đã gặp không ít khó khăn do tác
động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Cơ chế quản lý cũng còn nhiều vấn đề
vướng mắc, cả ở tầm vĩ mô, vi mô cần tiếp tục tháo gỡ, nhưng nhìn chung, Tập
đoàn đã phát huy vai trò điều tiết trong đầu tư, sản xuất và kinh doanh của các đơn
vị thành viên. Một số doanh nghiệp dệt có quy mô lớn, máy móc thiết bị lạc hậu,
chưa thể thích ứng kịp thời cơ chế thị trường như Công ty Dệt Nam Ðịnh với
2
những khó khăn về tài chính, hàng nghìn lao động dôi dư Ðể tháo gỡ những khó
khăn nói trên, bên cạnh những giải pháp tháo gỡ về cơ chế, chính sách, tài chính
của Chính phủ, Vinatex đã tập trung chỉ đao các doanh nghiệp thành viên xây dựng
nhiều nhà máy may để tạo việc làm cho lao động dôi dư. Vinatex còn hỗ trợ vốn
lưu động, tiêu thụ một phần sản phẩm đầu ra, tổ chức lại sản xuất.

Từ năm 2001, Vinatex thực hiện chương trình sắp xếp và cổ phần hóa doanh
nghiệp. Ðến nay đã cổ phần hóa hơn 95% các đơn vị thành viên. Hầu hết các doanh
nghiệp sau cổ phần hóa, sản xuất kinh doanh hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận trên vốn
năm sau cao hơn năm trước, trung bình từ 12% đến 35%. Nhiều đơn vị đạt tỷ suất
lợi nhụân trên vốn đạt từ 40% đến 90% như các Tổng công ty cổ phần May Nhà
Bè, cổ phần Phong Phú, cổ phần may Việt Tiến, các công ty cổ phần May Hưng
Yên, May Hưng Long
II. Phân tích môi trường kinh doanh
Môi trường Vĩ mô có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các thành phần kinh tế nói
chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Những ảnh hưởng có thể là cơ hội nhưng
cũng hàm chứa thách thức đối với doanh nghiệp trong qua trình phát triển. Vấn đề
đặt ra là doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thích ứng với môi trường vĩ mô
nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức để phát triển bền vững. Từ những
thay đổi về vấn đề tăng trưởng kinh tế, lạm phát hay sự thay đổi về chính sách thuế,
sự thay đổi của khoa học công nghệ… sẽ tác động đến sự tồn tại, phát triển của
doanh nghiệp.
2.1. Môi trường kinh tế
Từ năm 2000 đến 2004 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục và đều
đặn. Bước qua năm 2005 mức GDP biến động nhẹ và tuột dốc mạnh vào năm 2007
do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển,
trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, nước ta chọn Dệt may làm ngành kinh
tế có tính đọt phá. Vậy trước và sau cuộc khủng hoảng ngành dệt may thế giới nói
3
chung và ngành Dệt may Việt Nam chịu tác động như thế nào từ cuộc khủng hoảng
đó?
Mức tăng trưởng GDP của Viêt Nam từ năm 2000
Từ năm 2002, ngành Dệt may Việt Nam có tăng trưởng đột phá mở đầu cho
một thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ cả về kim ngach lẫn tỷ trọng trong xuất khẩu
chung của nền kinh tế. Năm 2002, xuất khẩu dệt may đạt trên 2,7 tỷ USD và chiếm
tỷ trọng trên 16% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của nền kinh tế.

Chỉ 5 năm sau, năm 2007, xuất khẩu dệt may đạt 7,8 tỷ USD. Đây cũng là
năm đầu Việt Nam gia nhập WTO, các rào cản thương mại như hạn ngạch dệt may
vào thị trường Mỹ được dỡ bỏ.
Ngay sau đó, năm 2008, kinh tế Việt Nam và thế giới chứng kiến những biến
động mạnh mẽ, từ lạm phát những tháng đầu năm đến giảm phát cuối năm. cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm thay đổi vị thế của nhiều nền kinh tế lấy xuất
khẩu làm động lực tăng trưởng, thậm chí có trường hợp đã đẩy một vài nền kinh tế
theo xu hướng đó xuống tình trạng trượt dốc. Campuchia là một vị dụ đáng quan tâm.
Trước khủng hoảng kinh tế, Campuchia tăng trưởng mạnh nhờ 80% kim
ngạch thu được từ xuất khẩu quần áo giá rẻ sang Mỹ. Nhưng khi kinh tế Mỹ suy
thoái, chỉ trong mấy tháng (từ tháng 9/2008 đến đầu năm 2009), 50.000 công nhân
may (tức 17% lao động) mất việc làm.
4
Nền kinh tế Campuchia đã từng tăng trưởng 10% năm 2007, đến nay, theo
dự báo của WB chỉ còn 1% (ví dụ này để thấy, riêng trong ngành dệt tác động của
cuộc khủng hoảng là rất lớn). Việc thu hẹp tiêu dùng và dựng lên những rào cản kỹ
thuật ở cac thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… đã khiến ngành dệt may Việt
Nam gặp không ít khó khăn.
2.2. Môi trường nhân khẩu học
Dân số: Việt Nam có cấu trúc dân số trẻ. Hiện nay, nước ta có 87.7 triệu
người với tốc độ tăng dân số cao so với các nước trong khu vực và thế giới
- Thời kỳ 1921 - 1943 tăng 319,5 nghìn người/năm, tương đương mức tăng
1,71%/năm;
- Thời kỳ 1943 - 1951 tăng 56,1 nghìn người/năm hay tăng 0,25%/năm, với
nguyên nhân chủ yếu do hơn 2 triệu người bị chết đói năm 1945 và số người bị chết
trong chiến tranh.
- Thời kỳ 1951-1957 tăng 753 nghìn người/năm hay tăng 3,03%/năm;
- Thời kỳ 1957-1976 tăng 1.135,8 nghìn người/năm hay tăng 3,08%/năm;
- Thời kỳ 1976-1985 tăng 1.190,2 nghìn người/năm hay tăng 2,21%/năm;
- Thời kỳ 1985-2008 tăng 1.142,9 nghìn người/năm hay tăng 1,60%/năm;

riêng thời kỳ 2000-2008 tăng 1.065,6 nghìn người/năm, tương đương mức tăng
1,31%/năm.
Việt Nam có tỷ lệ tăng tự nhiên hiện ở mức 1,2%, cao thứ 8 ở Đông Nam Á,
cao thứ 32 ở châu Á và đứng thứ 114 trên thế giới. Với quy mô gần 90 triệu người,
Việt Nam là nước đông dân thứ 12 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ,
Indonesia, Brazil, Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Nhật Bản, Mexico, Philippines.
5
Bảng 1. Dân số và cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi, 1979-2009
Năm
Số người (triệu người) Tỷ lệ (% tổng dân số)
Tổng 0-14 15-59 60+ 0-14 15-59 60+
1979 53,74 23,40 26,63 3,71 41,8 51,3 6,9
1989 64,38 24,98 34,76 4,64 39,2 53,6 7,2
1999 76,33 25,56 44,58 6,19 33,0 58,9 8,1
2009 85,85 21,03 57,09 7,73 24,5 66,5 9,0
Nguồn: Tổng điều tra dân số 1979,1989,1999,2009
Nhận xét:
Nhu cầu lao động trong ngành Dệt may hàng năm là rất lớn .Mỗi năm ngành
Dệt may tạo ra được khoảng 2,2 triệu việc làm các loại cho công nhân. Vì vậy một
lượng lơn lao động cho xã hội , góp phần tạo ra thu nhập cho đời sống công nhân.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong những năm qua luôn đứng thứ hai
trong tổng số những ngành có sản phẩm xuất khẩu (đứng sau kim ngạch xuất khẩu
của dầu mỏ) thu về nguồn ngoại tệ lớn, đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách
của nhà nước. Ngành dệt nước ta có những điều kiện thuận lợi cho phát triển như :
nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, thị trường tiêu thụ trong nước lớn (hơn 80 triệu dân),
ngoài ra còn thị trường tiêu thụ tiềm năng tương đối lớn ở nước ngoài. Khí hậu
nước ta rất phù hợp để phát triển nguồn nguyên liệu tự nhiên cho ngành dệt. Khi
Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho ngành dệt may nước ta phát triển hơn nữa . Các nước thành viên trong
tổ chức thương mại thế giới đã bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu và ưu đãi về thuế cho

ngành dệt may Việt Nam tham gia thị trương trong nước.
2.3. Môi trường Công nghệ
6
Ở Việt nam, công nghệ còn lạc hậu, nên nguy cơ tụt hậu là rất lớn, vì thế
chúng ta cần đầu tư hơn cho giáo dục và thu hút chất xám để có thể phát triển một
đội ngũ chuyên gia kỹ thuật và công nghệ giỏi. Cả thế giới vẫn đang trong cuộc
cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích
hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Nếu cách đây 30 năm máy vi tính chỉ là một công
cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chức năng thay thế một con người
làm việc hoàn toàn độc lập. Trước đây chúng ta sử dụng các máy ảnh chụp
bằng phim thì hiện nay không còn hãng nào sản xuất phim cho máy ảnh. Đặc biệt
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã giúp các
khoảng cách về địa lý, phương tiện truyền tải.
+ Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D: Trong thập niên
60-70 của thế kỷ trước, Nhật Bản đã khiến các nước trên thế giới phải thán phục
với bước nhảy vọt về kinh tế trong đó chủ yếu là nhân tố con người và công nghệ
mới. Hiện nay Nhật vẫn là một nước có đầu tư vào nghiên cứu trên GDP lớn nhất
thế giới. Việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu đưa ra
các công nghệ mới, vật liệu mới sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh tế.
+ Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: nếu trước đây các
hãng sản xuất phải mất rất nhiều thời gian để tăng tốc độ bộ vi xử lý lên gấp đôi thì
hiện nay tốc độ này chỉ mất khoảng 2-4 năm. Xuất phát từ các máy tính Pen II, Pen
III, chưa đầy 10 năm hiện nay tốc độ bộ vi xử lýđã tăng với chip set thông dụng
hiện nay là Core Dual tốc độ 2.8 GB/s. Một bộ máy tính mới tinh chỉ sau nửa năm
đã trở nên lạc hậu với côngnghệ và các phần mềm ứng dụng.
+ Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh
doanh. Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường, các doanh
nghiệp phải đưa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến
ngành.
2.4. Môi trường văn hoá-xã hội

7
Đây là một vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu, mở rộng hoạt động kinh
doanh sang các thị trường khác nhau trên thế giới.Các nhà kinh doanh phải rất chú
ý đến vấn đề này.
Văn hoá ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của khách hàng nó là những yếu
tố hợp thành thị trường. Mỗi con người đều là những cá thể độc lập có sự khác
nhau về tính cách và sở thích vì vậy nhu cầu, hành vi, tín ngưỡng, phong cách của
họ khác nhau. Chẳng hạn như là yếu tố thời trang là “ hợp gu” đóng vai trò chủ
chốt trong quyết định mua sắm của nhóm người này nhưng với nhóm người khác
lại là yếu tố công nghệ. Hoặc có người muốn chiếc điện thoại giúp họ làm việc
ngay cả khi di chuyển trên phố.
Mặc dù toàn cầu hóa và hội nhập thị trường mở ra cho các công ty cơ hội
tiếp cận các thị trường giàu tiềm năng và còn chưa được khám phá, với số lượng
khách hàng đông đảo và phạm vị rộng lớn, nhưng nó cũng đặt ra những thách thức
nhất định như sự khác biệt về văn hoá và phong cách tiêu dùng. Để tận dụng tối đa
các cơ hội, các công ty cần phải nhạy bén với những nét tinh tế của văn hoá địa
phương để lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp. Có thể biến những thách thức do
sự khác biệt về văn hoá thành lợi thế nếu như các công ty đúc rút được những kinh
nghiệm tốt nhất từ thực tiễn và chọn cho mình một chiến lược phát triển thương
hiệu phù hợp với văn hoá của mỗi địa phương.
2.5. Môi trường chính trị - pháp luật:
Kinh doanh cần hướng tới mục tiêu lợi nhuận nhưng quan trọng hơn cần phải
đảm bảo an toàn pháp lý. Vì nếu doanh nghiệp kinh doanh trái pháp luật thì lợi
nhuận có được sẽ bị pháp luật tước bỏ. Từ sự ảnh hưởng khá lớn của pháp luật đến
các hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ tìm hiểu những yêu
cầu về mặt pháp luật ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình. Ví dụ các chính
sách thương mại, các rào cản bảo hộ có tính quốc gia, luật cạnh tranh, thuế v.v
8
Lợi ích lâu dài và quan trọng nhất của việc nắm rõ pháp luật kinh doanh dối
với doanh nghiệp là có thể học hỏi được và những kỹ năng giải quyết các vấn đề

pháp luật trong hoạch động kinh doanh.
Trong tình hình thế giới có nhiều biến động như hiện nay thì các yếu tố như:
thể chế chính trị, các sự kiện chính trị xảy ra trên các quốc gia, những đặc điểm
văn hóa riêng biệt không thể không quan tâm.
Nếu một công ty có quyết định xây dựng một nhà máy dệt ở một quốc gia
nào đó, thì chắc chắn sẽ phải tìm hiểu xem hệ thống pháp luật và nền chính trị của
nước đó ổn định hay không.
2.6. Môi trường toàn cầu
Nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng đã từng bước
thực hiện tự do hóa thương mại nhất là từ nửa đầu những năm 1990 đến nay. Hàng
loạt các hiệp định, cam kết song phương và đa phương về tự do hóa thương mại dệt
may đã được ký kết và thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm dệt may
Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU, ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản.
Tự do hóa thương mại, chấp nhận cạnh tranh toàn cầu, chính sách dệt may
Việt Nam đã có những điều chỉnh phù hợp với quy định quốc tế. Trước khi là thành
viên của WTO, chính sách dệt may Việt Nam hướng đến sự phát triển trên cơ sở
bảo trợ, ưu đãi của Nhà nước. Sau khi gia nhập WTO, chính sách dệt may Việt
Nam đã được điều chỉnh, hướng đến sự phát triển toàn diện của ngành dựa trên 4
trụ cột chính là:
- Nâng cao năng lực về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nguyên phụ liệu;
- Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước vào ngành dệt may;
- Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các Viện nghiên cứu, trường
đào tạo trong ngành dệt may để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện các hoạt
động đào tạo;
9
- Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với thương hiệu, uy tín và bảo vệ môi trường.
- Tham gia vào hệ thống sản xuất toàn cầu, Dệt may Việt Nam là ngành thâm
dụng lao động đã đạt được một số thành công nhất định.
+ Giá trị sản xuất và thị phần sản phẩm của dệt may Việt Nam ở các thị trường
lớn như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản không ngừng gia tăng, góp phần gia tăng kim

ngạch xuất khẩu dệt may. Năm 2007, trị giá xuất khẩu của dệt may Việt Nam đã
vươn lên vị trí số 1 trong số những ngành xuất khẩu của cả nước.
+ Năng suất lao động tính theo giá trị gia tăng hay TFP đều tăng trong thời
gian qua. Dệt may Việt Nam đang cải thiện chất lượng lao động và cải tiến công
nghệ để gia tăng hiệu quả sản xuất trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu.
+ Gia tăng mức độ tham gia vào thị trường thế giới có thể là một trong những
nguyên nhân làm gia tăng mức độ hiệu quả kỹ thuật của ngành nói chung và doanh
nghiệp nói riêng.
Tuy nhiên, do phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở lao động giá rẻ, ngành Dệt
may Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức dưới tác động của tự do hóa
thương mại.
+ Doanh nghiệp dệt may đa phần có qui mô nhỏ và vừa. Vì vậy, khó cạnh
tranh với các đối thủ lớn trong sân chơi toàn cầu.
+ Chất lượng lao động thấp là điểm yếu trong nỗ lực chuyển dịch vị thế của
ngành sang các công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn của chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngoài ra, khó dịch chuyển đến các công đoạn có giá trị gia tăng cao hơn cũng đồng
nghĩa với “chất lượng việc làm” chậm được cải thiện do ngành vẫn chủ yếu thực
hiện gia công sản phẩm dựa trên nguyên phụ liệu, mẫu mã, thị trường tiêu thụ do
khách hàng định sẵn.
+ Có lợi thế về giá nhân công nhưng sản phẩm may mặc của Việt Nam có khả
năng rơi vào thế yếu trong cạnh tranh về giá cả do trình độ lao động thấp và công
10
nghiệp dệt may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nguyên phụ liệu quốc
tế.
+ Hệ số lợi thế so sánh (RCA) của dệt may Việt Nam tương đối tốt so với các
nước khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Tây Á. Tuy nhiên, dệt may Việt Nam yếu
thế trong cạnh tranh với các nước có năng lực sản xuất sản phẩm dệt may lớn như
Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Thái Lan, v.v
· Ngành may phát triển hơn ngành Dệt, nói cách khác, sự mất cân đối về phát
triển giữa ngành Dệt và ngành May là một trở ngại cho sự phát triển bền vững của

Dệt may Việt Nam.
III. Phân tích ngành và cạnh tranh
3.1. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành
Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may là
cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
M.Porter- Giáo sư trường kinh doanh Havard nói: “cuộc cạnh tranh giữa các đối
thủ nói chung cũng có hình thức như một cuộc đua ngựa để giật giải, sử dụng các
chiến thuật như cạnh tranh về giá, các cuộc chiến về quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm và tăng cường phục vụ khách hàng…”
Có thể nói khi xâm nhập vào thị trường dệt may thế giới đặc biệt là thị
trường EU, Nhật Bản, Mỹ bằng con đường xuất khẩu thì đối thủ cạnh tranh khổng
lồ và đáng gờm nhất đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là Trung Quốc.
Trung Quốc giữ vị trí hàng đầu trong ngành dệt may thế giới về sản lượng sợi
bông, vải bông và sản phẩm may mặc và đứng thứ hai về sợi hoá học.
Kể từ đầu những năm 90, Trung Quốc luôn là một trong những nước đứng
đầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt và may mặc. Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ
trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch buôn bán hàng dệt may toàn cầu. Trung
bình kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu toàn cầu
11
trong đó các thị trường truyền thống là: Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ, EU. Bốn thị
trường chính này chiếm trên 80% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Trung
Quốc năm 2002. Sau khi gia nhập WTO, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng
may của Trung Quốc sẽ chiếm đến 47% thị trường may mặc của thế giới (theo dự
đoán của các chuyên gia nghiên cứu thế giới). Ngành dệt may của Trung Quốc là
một ngành có sức cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường thế giới vì ngành này có
nhiều lợi thế rất lớn từ nguyên liệu bông, xơ, hóa chất, thuốc nhuộm đến máy móc
thiết bị sợi, dệt hoàn tất đều do các ngành sản xuất trong nước cung cấp cộng với
giá nhân công thấp và các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc
đã làm cho ngành này phát triển nhanh chóng.
Bên cạnh Trung Quốc thì các đối thủ cạnh tranh khác như: Hàn Quốc, Đài

Loan, Thái Lan, Singapore, Philippines… là các nước xuất khẩu hàng dệt, may với
kim ngạch xuất khẩu cao hơn Việt Nam bởi họ tạo được nhiều lợi thế hơn so với
các sản phẩm hàng dệt, may của Việt Nam. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may của Thái Lan bằng 4 lần, Trung Quốc bằng hơn 25 lần của Việt Nam.
Ngoài ra, Ấn Độ, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng là những nhà
sản xuất tơ lụa có tiếng mà các doanh nghịêp Việt Nam phải tính đến khi tham gia
vào thị trường khu vực và thế giới.
Rõ ràng đối với ngành dệt may Việt Nam có quá nhiều đối thủ cạnh tranh.
Điều này làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thế giới rất gay gắt
và quyết liệt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư đúng mức về mọi
phương diện để trụ được một cách vững vàng trên thị trường thế giới.
3.2. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao, đặc biệt là nhu cầu ăn mặc
càng trở nên phổ biến và có thể nói là một phần quan trọng không thể thiếu trong
công việc và cuộc sống của mỗi người. Vì thế thị trường này càng hấp dẫn đối với
các đối thủ tiềm tàng.
12
Hiện nay, khả năng nhập cuộc của ngành dệt may là rất cao do việc đòi hỏi
công nghệ và chi phí đầu tư vừa phải…, các đối thủ tiềm tàng (ngành dệt may) sẵn
sàng đầu tư máy móc sản xuất vải để cung cấp trực tiếp nhu cầu của công ty mình.
Vì vậy, các công ty dệt cần phải nâng cao sự đầu tư công nghệ, máy móc để khống
chế sự nhập cuộc của các đối thủ này. Mặt khác, cần có những chiến lược và chiến
thuật để nâng cao lòng trung thành nhãn hiệu đối với khách hàng.
3.3. Năng lực thương lượng của người mua
Thị trường được hiểu là những nhóm khách hàng. Quyền lực thương lượng
của nhóm khách hàng này xét về tổng thể là một trong những lực lượng cạnh tranh
cơ bản quyết định khả năng sinh lợi tiềm tàng của một ngành. Các khách hàng là
khác nhau, việc lựa chọn khách hàng là một yếu tố chiến lược. Sự lựa chọn khách
hàng có thể tác động mạnh đến tỉ lệ tăng trưởng của ngành và có thể giảm tới mức
tối thiểu quyền lực của khách hàng.

Hàng dệt, may Việt Nam hiện đang xuất khẩu vào hai khu vực: thị trường có
hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch.
Trong thị trường có hạn ngạch quan trọng nhất là thị trường EU. Thời gian
gần đây, việc xuất khẩu hàng dệt, may vào EU trở nên khó khăn hơn vì kiểm tra
chất lượng gắt gao và phía EU gây sức ép đối với hàng Việt Nam.
Mỹ là thị trường xuất khẩu dệt, may rất hấp dẫn, có thể khai thác lợi thế từ
đặc điểm của thị trường Mỹ. Tuy nhiên vào thị trường Mỹ cần phải chú ý đến các
vấn đề như: quy dịnh rất khắt khe về nhãn hiệu, biểu tượng hàng may…
Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch quan trọng nhất. Nhưng trong thời gian
gần đây, xuất khẩu sang thị trường này cũng gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế
Nhật Bản vẫn tiếp tục suy thoái, làm giảm sức mua của người dân.
13
3.4. Năng lực thương lượng của các nhà cung cấp
Trong sản xuất dệt, may, nguyên liệu đóng vai trò quan trọng và có ảnh
hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Ngành dệt, may
Việt Nam sử dụng các nguyên liệu chính là: bông xơ, xơ sợi tổng hợp, len, đay ,tơ
tằm, xơ liber khác, các loại hoá chất cơ bản khác và thuốc nhuộm…trong đó quan
trọng nhất là bông xơ và xơ sợi tổng hợp.
Do không chủ động được nguồn nguyên liệu (80%% nguyên liệu sử dụng
cho ngành dệt may phải nhập từ nước ngoài) nên ngành dệt Việt Nam phải chịu sức
ép nặng nề của việc tăng giá nguyên liệu trên thế giới. Mặt khác, nguồn nguyên liệu
phụ thuộc vào nhập khẩu mà không thống nhất ở một vài đơn vị có chức năng nhập
và do nhiều đầu mối, thậm chí không phải ngành dệt vẫn đứng ra nhập và phân
phối theo nhiều loại giá khác nhau, làm cho biến động giá đầu vào khiến đầu ra
không ổn định. Hiện nay phần lớn nguyên liệu sử dụng cho ngành dệt, may phải
nhập từ Trung Quốc. Ngoài ra còn nhập của một số nước như: Thái Lan, Australia,
Hàn Quốc, Pakistan…làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành dệt. Gây nên
tình trạng bị động trong điều hành sản xuất…
3.5. Các sản phẩm thay thế
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, nguồn nguyên liệu và chủng loại

nguyên liệu ngày càng phong phú hơn, thu nhập ngày càng tăng, các khách hàng có cơ
hội chọn lựa nhiều hơn, nhất là xu hướng chọn các sản phẩm mang tính thời trang, độc
đáo hơn, xu hướng sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên hay các loại sản phẩm sử dụng
nguyên liệu nhân tạo ngày càng ưa chuộng.
Từ phân tích môi trường bên ngoài cho thấy những cơ hội và thách thức đối
với công ty như sau:
* Cơ hội:
- Nhu cầu hàng dệt may tăng cao, ngày càng đa dạng.
14
- Sự hỗ trợ thông tin và khuyến khích đầu tư của Chính phủ.
- Tỷ lệ nội địa hoá ngày càng cao.
- Sự phát triển của công nghệ dệt may.
* Thách thức:
- Sự gia tăng cạnh tranh từ các đối thủ.
- Hệ thống phân phối, nghiên cứu phát triển sản phẩm.
- Nhu cầu về mẫu mã chất lượng của khách hàng ngày càng cao.
- Sự phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.
- Sự thay đổi về môi trường toàn cầu
- Sự tăng giá nhân công.
Tóm lại:
Ngành dệt may là 1 trong những ngành được chú trọng và ưu tiên phát triển
trên cơ sở tận dụng nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ trong nước để thực hiện các
đơn hàng may xuất khẩu nước ngoài. Đến nay số lao động trong ngành dệt may là
hơn 2 triệu lao động. Tuy ngành dệt may cần và đã thu hút được nhiều lao động
nhưng tính ổn định của nguồn lao động trong ngành lại không cao. Nguyên nhân
chính là do thu nhập của công nhân ngành dệt may khá thấp so với những ngành
khác.
Doanh nghiệp ngành dệt may của Việt Nam hiện nay vẫn là chủ yếu thực
hiện các đơn hàng gia công cho nước ngoài. Số doanh nghiệp có khả năng tự thiết
kế và sản xuất các sản phẩm thời trang vẫn chưa nhiều. Do đó, giá trị gia tăng trong

các sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn còn thấp, dấn đến lợi nhuận thu về chưa
tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuất khẩu cao trong những năm qua. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may vẫn chưa chú trọng đến thị trường nội địa với số
15
dân đông đảo như hiện nay. Chính vì vậy, hàng dệt may của Việt Nam dù được
đánh giá cao ở nước ngoài nhưng lại ít được coi trọng trong nước.
Bên cạnh đó, ngành dệt may của Việt Nam vẫn bị phụ thuộc vào việc nhập
nguyên vật liệu từ nước ngoài với giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu thường chiếm
70-80% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của
các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn 30-50% so với mặt
bằng chung khu vực. Đó là những thách thức của ngành dệt may Việt Nam hiện
nay.
IV. Kết luận:
Phân tích ngành và cạnh tranh là một bộ phận các quan niệm và kỹ thuật để
làm sáng tỏ các vấn đề:
- Các đặc tính kinh tế nổi bật của ngành.
- Các lực lượng cạnh tranh đang hoạt động trong ngành, bản chất và sức
mạnh của mỗi lực lượng.
- Các động lực gây ra sự thay đổi trong ngành và tác động của chúng.
- Các công ty có vị thế mạnh nhất và yếu nhất.
- Ai có thể sẽ là người tạo ra các dịch vụ chuyển tiếp trong ngành.
- Các nhân tố then chốt cho sự thành bại trong cạnh tranh.
- Tính hấp dẫn của ngành trên phương diện khả năng thu được lợi nhuận trên
trung bình.
16

×