Tải bản đầy đủ (.pptx) (32 trang)

Quản lý chất thải nguy hại từ bùn thải của hệ thống thoát nước thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 32 trang )

Quản lý chất thải nguy hại từ
bùn thải của hệ thống thoát
nước thành phố
Nhóm 11: K55CNMT
1. Vũ Thị Dung
2. Đặng Thị Hoa
3. Lê Thị Minh Thu
4. Nguyễn Thị Thu
5. Vũ Thị Ngọc Thu
6. Phạm Thị Nga
Nội dung chính
I. Hiên trạng hệ thống thoát nước thành phố
II. Nguồn phát sinh bùn thải
III. Thành phần đặc tính bùn thải
IV. Hiện trạng quản lí,xử lí
V. Kết luận,giới thiệu một số phương pháp
Mở đầu
Hiện nay, tình trạng thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị là
vấn đề nóng bỏng và cực kỳ bức xúc trong phát triển kinh tế - xã hội
tại Việt Nam.
Việt Nam có khoảng 760 đô thị nhưng hầu hết các đô thị vẫn
chưa có trạm xử lý nước thải, cùng với hệ thống thoát nước đã cũ và
lạc hậu là nguyên nhân phát sinh một lượng bùn cặn rất lớn trong đó
có chứa cả chất thải nguy hại từ hệ thống thoát nước thành phố.
Việc quản lý xử lý loại bùn thải này đang là vấn đề được cảnh báo và
được sự quan tâm của toàn xã hội.
I. Hiện trạng về hệ thống thoát nước
thành phố

Theo đánh giá của công ty thoát nước và môi trường đô thị tại các
địa phương hiện nay:



50% tuyến cống bị hư hỏng nặng

30% tuyến cống cũ xuống cấp

Chỉ có khoảng 20% tuyến cống mới xây dựng là còn tốt.

Thiếu, yếu và chưa có là tình trạng chung ở các hệ thống cấp thoát
nước đô thị Việt Nam, phần lớn cơ sở hạ tầng còn rất nhỏ bé về
quy mô, lạc hậu về công nghệ và cả sự xuống cấp của các công
trình đã cũ - Phạm Ngọc Đăng “Các thách thức về bền vững môi
trường trong quá trình đô thị đô thị hóa ở Việt Nam”
Hiện trạng về hệ thống thoát nước
thành phố

Tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhiều đô thị khác trong nước, đều
là hệ thống chắp vá. Chưa có hệ thống thoát nước thải riêng với
nước mưa. 100% nước thải đô thị chỉ xử lý sơ bộ rồi đổ thải thẳng
vào sông, hồ, gây ô nhiễm trầm trọng môi trường nước mặt.

Hệ thống sông ngòi thoát nước dần bị thu hẹp, đường ống và cống
thoát nước đang bị bồi lắng. Các hồ điều hòa, cống, mương hở bị
lấn chiếm gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề tiêu thoát nước vào mùa
mưa và thường xuyên gây ngập úng.
Cảnh ngập lụt ở TP HÀ NỘI
II. Nguồn phát sinh bùn thải
1. Nguồn thải từ sinh hoạt :
.
Nước thải từ các hộ
dân cư

.
Hệ thống hố ga, bể
phốt
.
xưởng bảo dưỡng và
sửa chữa xe máy ,ô tô
.
Nước thải từ các khu
chợ
2. Nguồn thải từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, làng
nghề

Các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp như: chế biến thực
phẩm, cơ khí, thủ công mỹ nghệ, chế biến lâm sản, vật liệu xây
dựng…xả thải trực tiếp qua các hệ thống cống rãnh xuống ao hồ
thành phố.

Tại Hà Nội làng nghề : tái chế nhựa ở Triều Khúc, dệt nhuộm Tân
Triều và bún Phú Đô

Nước thải tại mương thải chung của các làng nghề, trước khi thải
ra ngoài bị ô nhiễm nghiêm trọng, các chất hữu cơ BOD5 vượt
đến 14,4 lần; COD vượt 10,8 lần, chất rắn lơ lửng vượt 1,4 lần,
chất dinh dưỡng vượt 1,5 lần, dầu mỡ vượt 5,5 lần
Nguồn phát sinh bùn thải
3. Nước thải các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh


Với khối lượng nước thải trung bình của mỗi bệnh viện dao động
từ 20 – 360m3/ngày đêm, nhiều bệnh viện bố trí xen kẽ trong các

khu dân cư và cống xả nước thải chung với hệ thống thoát nước
khu dân cư
Nguồn phát sinh bùn thải
Cống thải bệnh viện phụ sản Hà Nội
4. Từ hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy, khu công nghiệp

Nước thải từ các ngành ngành cơ khí, kim loại, dệt nhuộm, hóa chất,
thuộc da, xi mạ, dược phẩm, mỹ phẩm, sơn, mực in… chứa rất nhiều
chất thải nguy hại.
Nguồn phát sinh bùn thải
Công ty Sơn Hà xả thải chưa qua xử lý ra
môi trường
Cống thải nhà máy Bia Hà Nội

Theo thống kê của công ty CTN-VSMT tại Hà Nội:

Tổng cộng có khoảng 458000m3 nước thải/ ngày đêm, trong đó
có 57% là nước thải công nghiệp, 41% nước thải sinh hoạt và
khoảng 2% nước thải bệnh viện.

Khoảng 4% nước thải công nghiệp và 21% nước thải bệnh viện
được xử lý. Một phần của Hà Nội chưa có hệ thống cồng ngầm
thu gom thì nước thải được thải trực tiếp vào các kênh và sông.

Từ đó phát sinh một lượng bùn cặn rất lớn từ đáy các ao hồ, vì
nước thải không qua xử lý nên bùn cặn chứa các loại chất thải
nguy hại từ nhiều ngành khác nhau, đáng kể nhất là lượng bùn
phát sinh từ nước thải bệnh viện, khu công nghiệp và các làng
nghề.
Nguồn phát sinh bùn thải

1. Thành phần
1) Bùn cặn nước thải công nghiệp:

Có chứa các kim loại nặng như chì (Pb), thủy ngân (Hg), crôm (Cr),
cadmi (Cd), asen (As), mangan (Mn) .Đây là các chất có độc tính
cao đối với con người và sinh vật

Nước thải công nghiệp sau quá trình xử lý tạo ra cặn bùn thải, nếu
bùn thải này không được quản lý mà đổ trực tiếp ra môi trường sẽ
gây độc cho con người và sinh vật bởi hầu hết kim loại nặng đều
lắng đọng trong bùn thải
III. Thành phần, đặc tính bùn thải
2) Bùn cặn từ nước thải sinh hoạt của các khu dân cư và khu công
nghiệp chế biến thực phẩm

Hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao, nồng độ kim
loại nặng và các chất độc hại thấp.

Chất thải nguy hại thường bao gồm : sơn thải có chứa kim loại
nặng, xăng, dầu, các acquy axit chì hư hỏng, chất tẩy rửa mạnh,
các dung dịch có chứa axit, song nồng độ thường thấp và tính
độc ít hơn so với các khu công nghiệp.
Thành phần
3) Cặn bùn phát sinh từ nước thải bệnh viện

Chủ yếu là các chất hữu cơ; chất dinh dưỡng (N, P), chất rắn lơ
lửng.

Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm
bệnh sinh học khác trong máu, chất thải của người bệnh, các loại

hóa chất độc hại từ chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải nguy hại
Thành phần
BẢNG :Thành phần các chất trong bùn thải
STT Chỉ tiêu TP.Hồ Chí
Minh(1)
TP.Hà Nội
(2)
QCVN
03:2008/BTNMT
1 Tổng Ni tơ(mg/kg) 1901 2308
2 Tổng Photpho(mg/kg) 2814 1950
3 As,mg/kg 7,8 17,2 12
4 Hg,mg/kg 2,1 5,8
5 Pb,mg/kg 95 80,5 70
Ghi chú: (1). Bùn cặn cống thoát nước phố Phân Đăng Lưu,quận Bình Thạnh ( theo:
Chu Quốc Huy,2007, Quản lý bùnthải ở TP.HCM Hiện trạng và chiến lược phát triển. K
ỷyếu Hội thảo Quản lý bùn cặn TP.HCM, tháng 4/2007);
(2) Bùnkênh TE trên sông Tô Lịch ( theo báo cáo dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II
do Nippon Koei lập, 2005)
QCVN 03:2008 QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA KIM
LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT
IV. Hiện trạng quản lý và xử lý bùn thải
Ngoài quy định cụ thể về ngưỡng bùn thải nguy hại,
việc quản lý và xử lý bùn thải nói chung trong cả nước
hiện nay đang bị bỏ trống, chưa có bộ ngành nào quan
tâm đúng mức. Các văn bản pháp luật hiện hành của
Việt Nam cũng chưa đề cập đến bùn thải
(Ông Nguyễn Trung Việt, trưởng phòng Chất thải rắn sở Tài
nguyên và môi trường TP.HCM)

1. Hiện trạng quản lý
a) Quản lý nguồn phát sinh bùn thải
)
Hệ thống thoát nước đô thị do các doanh nghiệp nhà nước quản lý
(các loại hình Công ty Cấp thoát nước , Công ty Môi trường Đô
thị…).
)
Chưa sử dụng GIS trong công tác quản lý


Các hoạt động nạo vét, thông tắc kênh rãnh, cống thoát nước của các
khu dâu cư đều tự phát, hầu như không kiểm soát được.

Quản lý xây dựng đô thị và hạ tầng còn nhiều hạn chế không cập nhập
kịp thời thông tin phát triển đô thị và các khu xây dựng mới.

Hầu hết các đô thị, việc quản lý mạng lưới cống thoát nước cấp 3
được giao cho chính quyền địa phương quản lý.
Quản lý nguồn phát sinh

Lượng bùn thải ngày càng tăng, gây tình trạng thiếu chỗ đổ bùn
thải.
b) Quản lý quá trình thu gom bùn thải

Hiện trạng thu gom bùn thải từ hệ thông cấp thoát nước thành
phố diễn ra một cách tự phát và không được quản lý chặt chẽ.

Cơ sở chịu trách nhiệm thu gom bùn thải là công ty vệ sinh môi
trường đô thị hoặc các công ty nhỏ lẻ chuyên hút bùn từ bể phốt,
cống thoát nước…


Bùn thải nguy hại không được thu gom chưa qua xử lý đổ trực tiếp ra
môi trường hay được sử dụng bón cho cây xanh sẽ khiến các chất
thải nguy hại trong bùn phát tán trong môi trường ảnh hưởng đến
nước mặt, nước ngầm và chất lượng đất…
Quản lí quá trình thu gom

Chưa có nhà máy xử lý chất thải nguy hại nào dành cho bùn
thải từ việc nạo vét cống rãnh, ao hồ chứa nước thải trong các
thành phố.

Chi phí xử lí bùn thải cao,nhất là bùn thải chứa chất thải nguy
hại .

Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công
nghiệp cũng đang rất khó khăn trong việc xử lý vì thiếu nhà
máy
2) Hiện trạng xử lí

Tại Hà Nội:

Bùn thải được vận chuyển bằng xe chở bùn có nắp đến bãi tập trung
Yên Sở, Kiêu Kỵ

Bùn được chôn lấp hợp vệ sinh và định kỳ phun thuốc diệt ruồi .

Hiện chỉ có bãi rác thải Nam Sơn, Sóc Sơn mới xử lý được.

Giải quyết bùn thải bằng cách tận dụng các bãi đất trống để đổ bùn
tạm=> chi phí xử lí thấp nhưng gây ô nhiễm môi trường rất cao và

cũng không đủ diện tích mặt bằng.
Hiện trạng xử lý

Tại Hải Phòng :Dự án Thoát nước và vệ sinh Hải Phòng (hoạt động
từ năm 2000)

Đã tiến hành hút bể phốt miễn phí cho 43 phường và khu tập thể
(khoảng 50.182 bể phốt các loại) và đã hút được 92.1910m3 bùn
phốt.

Bùn thải được đưa xe chuyên dùng chở về đổ vào các ô chứa của
bãi thải Tràng Cát.

Bùn được tách và làm khô, đem ủ. Hỗn hợp bùn và nguyên liệu
sau ủ được thiết bị sàng lọc và loại ra các sản phẩm không phù
hợp để mang đi chôn lấp. Sản phẩm chính dưới dạng phân
composit được chia, đóng gói phục vụ cho mục đích nông nghiệp.

Thực tế xử lý bùn thải, bùn cống rãnh nguy hại tại Việt Nam đang
dùng giải pháp phổ biến là đốt thành tro, sau đó còn lại khoảng 20 –
30% tro đem chôn và xử lý bằng cách ép loại nước, phơi khô, chỉ một
phần rất nhỏ được sử dụng làm phân bón.

Phần lớn bùn cống rãnh, bùn thải công nghiệp kể cả bùn thải nguy hại
đều được bỏ lẫn lộn với rác đô thị và được đổ bừa bãi xuống các kênh
rạch, khu đất trống, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Việc tách
riêng bùn thải nguy hại còn chưa được áp dụng.

Hiện nay, bùn thải rắn chứa các kim loại nặng xếp vào loại chất thải
rắn đặc biệt nguy hại và đang được đổ thải như đối với chất thải nguy

hại khác. Việc nghiên cứu xử lý và tận dụng các loại chất thải này còn
chưa được thực hiện đầy đủ.
Hiện trạng xử lý
Nhận xét
Bùn thải của hệ thống cấp thoát nước thành phố xả ra từ nhiều nguồn
với các đặc tính ,thành phần chất nguy hại khác nhau.Vì thế,để xử lí triệt
để,yêu cầu đặt ra:

Phải đầu tư xây dựng hệ thống đường cống thu hồi triệt để,tránh để
xả thải bừa bãi trực tiếp ra môi trường.

Phân loại được các loại bùn thải ứng với đặc trưng của từng ngành,để
tiện cho việc xử lí.

×