Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Văn bản pháp luật là những hình thức pháp luật sử dụng trong công tác quản lý kinh tế, xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.92 KB, 4 trang )

I.LỜI MỞ ĐẦU
Văn bản pháp luật là những hình thức pháp luật sử dụng trong công tác quản lý
kinh tế, xã hội. Nhà nước ta quản lý kinh tế, xã hội bằng pháp luật và theo
nguyên tắc pháp chế. Vai trò quan trọng của văn bản pháp luật chính là phương
tiện để quản lý Nhà nước, để thể chế hoá và thực hiện sư lãnh đạo của Đảng và
quyền làm chủ của nhân dân. Văn bản pháp luật còn là nguồn thông tin của quy
phạm Nhà nước. Không thể quản lý xã hội tốt, nếu thiếu nguồn thông tin
này.Chính vì vai trò đặc biệt quan trọng của văn bản pháp luật chúng ta cùng
nhau đi tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của nó.
II.NỘI DUNG
Hiện nay, trên thực tế đang tồn tại một số khái niệm khác nhau về thuật ngữ văn
bản pháp luật.
-coi đó là khái niêm đồng nghĩa với khái niệm văn bản quy phạm pháp luật.
-là khái niệm bao hàm các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp
luật.
-bao hàm cả ba nhóm văn bản là: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng
pháp luật và văn bản hành chính. Theo em quan điẻm thứ ba là quan điểm có cơ
sở hơn cả nhưng cả ba quan điẻm này đều có cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn
nhất định.
Về cơ sở pháp lý, cả ba loai văn bản trên đều được pháp luật quy định về trường
hợp sử dụng, hình thức văn bản, thẩm quuyền, thủ tục ban hành và một số vấn
đề liên quan khác, như: thời hạn, trách nhiệm thi hành.
Về cơ sở lý luận: cả ba loại văn bản đều là phương tiện quản lý được Nhà nước
sử dụng để tác động, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý Nhà
nước, đều có giá trị bắt buộc thi hành ở những mức độ khác nhau đối với các đối
tượng có liên quan, đều được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước.
1,văn bản pháp luật được xác lập bằng ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ viết được thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau nhưng chủ yếu vẫn
là giấy viết.Thể hiện bằng ngôn ngữ viết sẽ giúp chủ thể ban hành văn bản pháp
luật trình, bày đầy đủ,mạch lạc toàn bộ ý trí của mình về các vấn đề phát sinh
trong quản lý nhà nước,giúp đối tượng thi hành biết được và hiểu được để thực


hiện.Cách thức thực hiện này tiện lợi cho việc chuyển tải tiếp cận khai thác,lưu
trữ thông tin để phục vụ cho hoạt động quản lý.
2.Văn bản pháp luật được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền do pháp luật
quy định
Chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền ban
hành.Các cơ quan nhà nước,cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật bao gồm:quốc hội,ủy ban thường vụ quốc hội,chủ tịch nước,chính
phủ,thủ tướng chính phủ,bộ trưởng,thủ trưởng cơ quan ngang bộ,hội đồng thẩm
phán tòa án nhân dân tối cao,chánh án tòa án nhân dân tối cao,viện kiểm sát
nhân dân tối cao,hội đồng nhân dân,ủy ban nhân dân tổ chức chính trị-xã hội khi
tổ chức chính trị xã hội đó tham gia vào quản lý nhà nước theo quy định của
pháp luật.Chỉ những chủ thể do pháp luật quy định mới có quyền ban hành văn
bản pháp luật.Nếu văn bản được ban hành bởi một cá nhân hay tổ chức mà pháp
luật không quy định về thẩm quyền ban hành thì văn bản đó không có hiệu lực
pháp luật.
3.văn bản pháp luật có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành
ý chí đó được xác lập theo cơ sở pháp luật hiện hành và nhận thức chủ quan của
cán bộ,công chức nhà nước về những yếu tố khách quan của đời sống xã hội,phù
hợp với mục tiêu của từng văn bản.
4.Văn bản pháp luật có hình thức do pháp luật quy định
Hình thức văn bản pháp luật bao gồm hai yếu tố cấu thành là tên gọi và thể thức
của văn bản.Pháp luật hiện nay quy định rất nhiều loại văn bản pháp luật có tên
gọi khác nhau như:hiến pháp,luật,pháp lệnh,nghị quyết,nghị định,…những quy
định đó có ý nghĩa quan trọng trong việc phân biệt các văn bản pháp luật luật
khác nhau trong cùng hệ thống,phân biệt văn bản pháp luật với văn bản khác của
nhà nước,xác định thứ bậc hiệu lực của từng văn bản tạo điều kiện cần thiết cho
việc thực hiện ban hành,thực hiện hoặc xử lý văn bản khiếm khuyết.Bên cạnh đó
pháp luật còn quy định về thể thức văn bản pháp luật,có tác dụng tạo sự liên kết
chặt chẽ giữa hình thức và nội dung của văn bản,đảm bảo sự thống nhất.
5.Văn bản pháp luật được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định

Thủ tục ban hành đối với mỗi loại văn bản được pháp luật quy định một cách cụ
thể.Thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong nhiều
văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như:luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật,luật khiếu nại tố cáo,pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính…
Trong mỗi thủ tục đó có thể có những nét riêng biệt nhưng nhìn chung bao gồm
những hoạt động mang tính chuyên môn,nghiệp vị có vai trò trợ giúp cho người
soạn thảo đồng thời tạo cơ chế trong việc phối hợp kiểm tra giám sát của những
cơ quan có thẩm quyền đối với hoạt động ban hành văn bản pháp luật nhằm hạn
chế những khiếm khuyết trong hoạt động của nhà nước.
Ví dụ theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008,việc ban hành
luật bởi quốc hội(nguồn đạo luật,bộ luật,nghị quyết…có chứa đựng các quy
phạm pháp luật phải tuân theo trình tự thủ tuch sau:lập và thông qua chương
trình xây dựng luật,soạn thảo dự thảo luật,thẩm tra dự thảo luật,lấy ý kiến nội
dung về dự thảo luật,lấy ý kiến của quốc hội và đoàn đại biểu quốc hội về dự
thảo luật tại quốc hội công bố luật đã được thông qua bằng leengj của chủ tịch
nước.
6.Văn bản pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện
Nhà nước đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau:tuyên truyền,giáo dục,và dặc
biệt là biện pháp cưỡng chế.Nếu các cá nhân tổ,chức có liên quan không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng các nội dung của văn bản pháp luật thì phải
chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước.
Qua những phân tích ở trên có thể hiểu văn bản pháp luật thể hiện ý chí của chủ
thể có thẩm quyền,thể hiện dưới dạng ngôn ngữ đọc,ban hành theo hình thức thủ
tục do pháp luật quy định nhằm đạt được mục tiêu quản lý đặt ra.Văn bản pháp
luật bao gồm 3 nhóm:văn bản quy phạm pháp luật,văn bản áp dụng pháp luật và
văn bản hành chính.
Ngoài những đặc điểm chung thì các văn bản này còn có những đặc thù riêng:
Văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật được áp
dụng nhiều lần trong thực tiễn là cơ sở để ban hành ra các văn bản áp dụng pháp
luật và văn bản hành chính.

Văn bản áp dụng pháp luật có chứa đựng những mệnh lệnh cá biệt,áp dụng một
lần trong các trường hợp cụ thể.
Văn bản hành chính có chứa đựng các quy tắc chung mang tính pháp lý hoặc
những mệnh lệnh cá biệt được ban hành để tổ chức thực hiện các văn bản pháp
luật và văn bản áp dụng pháp luật.
III.KẾT LUẬN
Như vậy văn bản pháp luật là phương tiện chủ yếu có tác động trưc tiếp và sâu
sắc tới hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước.Việc hiểu chính xác và cụ thể về khái
niệm và đặc điểm của văn bản pháp luật có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật-trường đại học luật hà nội.Nhà xuất bản
công an nhân dân.Hà Nội năm 2008
2.Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008
3.Hiệu lực của văn bản pháp luật,những vấn đề lý luận và thực tiễn-TS Nguyễn
thế Quyền.Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2005
4.Hướng dẫn soạn thảo văn bản- nhà xuất bản trẻ 1996

×