Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

chế độ tài sản của vợ chồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.61 KB, 12 trang )

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kết hôn là sự kiện làm phát sinh một gia đình mà ở đó phản án sự chung
sống của hai vợ chồng và con cái (nếu có). Như là một tất yếu của cuộc sống
chung, vợ và chồng thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những
nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến
trong xã hội và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về hôn nhân và gia
đình, trong một quy chế được gọi là Chế độ tài sản của vợ chồng. Có một câu
hỏi lớn đặt ra là : Chế độ tài sản của vợ chồng sẽ được xác lập theo luật pháp
hay theo sự thỏa thuận của vợ và chồng? Tài sản của vợ chồng trong pháp luật
về hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) của các nước trên thế giới được qui định
gắn liền với các điều kiện kinh tế – xã hội, chế độ sở hữu, truyền thống, phong
tục, tập quán, tâm lý, nguyện vọng của người dân… Do đó, giữa các nước khác
nhau thường có những qui định khác biệt về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, về
cơ bản tài sản của vợ chồng được xác định dựa trên hai căn cứ: Sự thoả thuận
bằng văn bản của vợ chồng (chế độ tài sản ước định) và theo các qui định của
pháp luật (chế độ tài sản pháp định). Trong phạm vi bài viết này em xin trình
bày những hiểu biết của mình về chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng-
chế độ tài sản ước định.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Lý luận chung về chế độ tài sản của vợ chồng
1. Khái niệm về chế độ tài sản của vợ chồng
“Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh
về (sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài
1
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; các
trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định”
1
2. Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng.


Chế độ tài sản của vợ chồng thực chất là chế độ sở hữu của vợ chồng. Vợ,
chồng với tư cách là công dân, vừa là chủ thể của quan hệ hôn nhân và gia đình,
vừa là chủ thể của quan hệ dân sự khi thực hiện quyền sơ hữu của mình tham
gia các giao dịch dân sự. Chế độ tài sản của vợ chồng có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản này, thì các
bên phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau. Do
vậy để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu này các chủ thể ngoài việc có đầy
đủ năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự còn đòi hỏi họ phải tuân thủ
các điều kiện kết hôn được quy định trong pháp luật hôn nhân và gia đình
Thứ hai, xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với sự tồn tại
và phát triển của xã hội, nhà nước bằng pháp luật quy định chế độ tài tải của vợ
chồng đều xuất phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu nhằm bảo đảm quyền lợi
của gia đình, trong đó có lợi ích cá nhân của vợ và chồng. Những quy định của
pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở tạo điều kiện để vợ chồng chủ
động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với tài sản của vợ chồng.
Thứ ba, căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc và sự phát
sinh, chấm dứt của quan hệ hôn nhân hay nói các khác, chế độ tài sản của vợ
chồng thường chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân.
3. Vai trò, ý nghĩa của chế độ tài sản của vợ chồng.
3.1. Vai trò của chế độ tài sản của vợ chồng.
Một là, chế độ tài sản được pháp luật ghi nhận (dù là chế độ tài sản theo thỏa
thuận- chế độ tài sản ước định, hay theo các căn cứ của pháp luật-chế độ tài sản
pháp định) nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản của vợ chồng tạo điều kiện để
vợ, chồng có những cách “xử sự” theo yêu cầu của pháp luật và phù hợp với
đạo đức xã hội.
Hai là, trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình điều
chỉnh các quan hệ về nhân thân và tài sản giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các
con, giữa các thành viên khác trong gia đình. Việc thực hiện và áp dụng chế độ
1 Nguyễn Văn Cừ. Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Tr 8

2
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
tài sản của vợ chồng góp phần củng cố, bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa
vụ nhân thân giữa vợ chồng và giữa các thành viên của gia đình với nhau
Ba là, chế độ tài sản của vợ chồng góp phần điều tiết, ổn định quan hệ tài
sản trong giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại. Trong thời kỳ hôn nhân vợ
chồng phải ký kết rất nhiều hợp đồng dân sự với người khác, nhờ có chế độ tài
sản của vợ chồng, các giao dịch đó được đảm bảo thực hiện, quyền lợi của vợ
chồng, của người tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng được
bảo vệ
3.2. Ý nghĩa của chế độ tài sản của vợ chồng
- Chế độ tài sản của vợ chồng với ý nghĩa là một chế định trong pháp luật hôn
nhân và gia đình được nhà nước quy định dựa trên sự phát triển của điều kiện kinh
tế -xã hội. Nó thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị- xã hội cụ thể.
Nhìn vào chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật của nhà nước,
người ta có thể nhận biết được trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế- xã hội
và ý chí của nhà nước thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó.
- Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật có ý nghĩa nhằm
xác định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình. Khi hai bên nam
nữ kết hôn với nhau trở thành vợ chồng, chế độ tài sản của vợ chồng được liệu với
những thành phần tài sản của vợ chồng. Dù vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản ước
định hay chế độ tài sản pháp định, dù chế độ tài sản cộng đồng hay theo tiêu chuẩn
phân sản thì các loại tài sản của vợ chồng luôn được pháp luật quy định rõ.
- Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng của chế độ tài sản
còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại
tài sản của vợ chồng.
- Chế độ tài sản của vợ chồng được sử dụng với ý nghĩa là cơ sở pháp lý để giải
quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những người
khác trong thực tế, nhằm bảo về quyền và lợi ích chính đáng về tài sản cho các bên
vợ chồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch lien quan đến tài sản của vợ chồng.

4. Các loại chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật.
Nhà làm luật ở mỗi quốc gia đều lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội, tập quán, truyền thống và nguyện vọng của các cặp vợ
chồng. Trong đó thể hiện rõ ý chí của nhà nước khi điều chỉnh các quan hệ tài sản
giữa vợ chồng, vì suy đến cùng, tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban
hành điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng phản ánh điều kiện vật chất của xã hội
3
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
đó, bảo đảm phù hợp lợi ích, ý chí của giai cấp thống trị xã hội. Pháp luật các quốc
gia trên thế giới đã quy định có 2 chế độ tài sản của vợ chồng đó là chế độ tài sản
theo quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định) và chế độ tài sản theo sự
thỏa thuận của vợ chồng (chế độ tài sản ước định).
4.1. Chế độ tài sản pháp định.
Chế độ tài sản pháp định là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã sự liệu từ trước
về căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ,
chồng(nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với từng loại tài sản đó; các
trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng; phương thức thanh toán
lien quan đến các khoản nợ chung hay nợ riêng của vợ chồng. Chế độ tài sản này
được tất cả các nước dự liệu trong hệ thống pháp luật của mình, nhằm điều chỉnh
các quan hệ tài sản của vợ chồng. Trong phạm vi bài viết này chế độ tài sản này
không được nghiên cứu rõ.
4.2. Chế độ tài sản ước định
Theo quan điểm thuần túy pháp lý của các nhà làm luật tư sản, hôn nhân thực
chất là một hợp đồng, một khế ước do hai bên nam nữ thỏa thuận, xác lập trên
nguyên tắc tự do, tự nguyện. Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được phát sinh
và thực hiện trong thời kỳ hôn nhân cũng giống như các quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đó. Vì vậy pháp luật cho phép trước khi kết
hôn, hai bên được quyền tự do ký kết hôn ước (hay còn gọi là khế ước) miễn sao
không trái với các quy định của pháp luật và đạo đức xã hội (trật tự công cộng).
Chế độ tài sản này sẽ được đề cập rõ hơn ở những phần sau.

II. Chế độ tài sản dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng( chế độ tài sản ước
định)
1. Chế độ tài sản ước định trong pháp luật hôn nhân và gia đình của một số
nước trên thế giới.
Ở các nước phương Tây, một trong các đặc thù của pháp luật hôn nhân và gia
đình của các quốc gia này là sự đề cao quyền tự do cá nhân, tự do thỏa thuận và
quyền tự do định đoạt của các chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình đặc biệt
trong quan hệ giữa vợ và chồng. Nhà làm luật ở các nước này quan niệm hôn nhân
thực chất là một loại “hợp đồng dân sự”, hôn nhân chỉ khác với những loại hợp
đồng dân sự thông thường khác ở tính chất “long trọng” trong thiết lập( việc kết
hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước hoặc nhà thờ có thẩm quyền theo một
4
Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
nghi thức đặc biệt được quy định trong pháp luật) và trong việc chấm dứt( theo quy
định của pháp luật, hôn nhân chỉ chấm dứt khi có sự kiện vợ, chồng chết hay có
tuyên bố của Tòa án một bên vợ, chồng đã chết hoặc khi có bản án quyết định của
tòa án về ly hôn có hiệu lực pháp luật, tất cả các trường hợp chấm dứt ly hôn này
phải được tiến hành theo thủ tục hành chính hoặc thủ tục tố tụng tại Tòa án đã
được pháp luật quy định)
Với quan niệm trên, nhà làm luật phương Tây đề cao quyền tự do cá nhân,
quyền tự định đoạt đối với tài sản của vợ chồng. Tự do lập hôn ước đã trở thành
một nguyên tắc và là giải pháp đầu tiên khi quy định về chế độ tài sản của vợ
chồng và “dứt khoát” chế độ tài sản của vợ chồng, trước hết phải do chính bản thân
của vợ chồng lựa chọn, thỏa thuận; pháp luật chỉ quy định một chế độ tài sản cho
họ khi và chỉ khi vợ chồng không có hoặc không thỏa thuận được một chế độ tài
sản cho mình. Trong hôn ước, các bên kết hôn tuyên bố một chế độ hôn sản sẽ áp
dụng đối với họ. Đây là mục đích cơ bản nhất của việc lập hôn ước.
Trong chế độ tài sản đã lựa chọn, các bên có quyền tự do đưa ra những điều
khoản quy định về các vấn đề cụ thể. Chẳng hạn, vợ chồng tương lai có thể liệt kê
những tài sản mà mỗi bên có trước khi kết hôn ; tặng cho nhau tài sản ; thỏa thuận

về việc quản lý tài sản chung, riêng ; về việc đóng góp tài sản vì nhu cầu chung của
gia đình ; thỏa thuận về việc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản…
Tuy nhiên, quyền tự do thỏa thuận trong hôn ước của vợ chồng không phải là
không có giới hạn. Điều đó thể hiện tại các điều 1388 và 1389 của BLDS Cộng hòa
Pháp, nhà lập pháp đã quy định rằng : vợ chồng không thể thỏa thuận phá bỏ
những quy định về các nghĩa vụ và quyền của họ (phát sinh từ việc kết hôn), về
nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con, về quản lý theo pháp luật, về giám hộ, cũng
như về trật tự thừa kế. Về nguyên tắc, những điều khoản của hôn ước trái với
những quy định này sẽ bị tuyên bố vô hiệu.
Việc thừa nhận chế độ tài sản ước định được quy đinh trong pháp luật một số
nước. Có thể thấy rõ trong quy định tại điều 755 và Điều 756 Bộ Luật Dân sự Nhật
Bản, Điều 1465 Bộ Luật Dân sự và thương mại Thái Lan, Điều 1387 Bộ Luật Dân
sự Cộng hòa Pháp (Luật số 65-570 ngày 13/7/1965)…
Điều 756 Bộ Luật Dân sự Nhật Bản quy định: “Nếu vợ hoặc chồng trước khi
đăng ký kết hôn không ký một hợp đồng nào nhằm quy định khác đi tài sản của
mình, thì quan hệ tài sản của họ được điều chỉnh bởi quy định của tiểu mục II(tiểu
mục quy định chế độ tài sản pháp định). Có thể thấy quy định này trong Bộ Luật
5

×