TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO
CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH
TỈNH TIỀN GIANG
Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG THỊ THÙY DƯƠNG
Lớp : 10MT1D
MSSV : 91002035
Khoá : 14
Giảng viên hướng dẫn : T.S PHẠM ANH ĐỨC
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO
CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG RẠCH
TỈNH TIỀN GIANG
Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG THỊ THÙY DƯƠNG
Lớp : 10MT1D
MSSV : 91002035
Khoá : 14
Giảng viên hướng dẫn : T.S PHẠM ANH ĐỨC
Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Tôn Đức Thắng, lượng
kiến thức tôi học tập được từ các Thầy, Cô, anh chị và các bạn thật sự rất quý giá.
Cuối cùng, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Chính trong quá trình làm
luận văn đã tạo cơ hội giúp tôi bổ sung kiến thức, được vận dụng kiến thức đã học
vào thực tế và được học hỏi nhiều điều hơn nữa. Luận văn tốt nghiệp này chính là
bước khởi đầu để tôi có thể tự tin bước vào tương lai.
Trước hết, để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy T.S
Phạn Anh Đức, Thầy T.S Đặng Quốc Dũng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý
sửa chữa, giúp tôi hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy, Cô khoa Môi trường và Bảo hộ lao động,
trường Đại học Tôn Đức Thắng đã tận tình truyền đạt những kiến thức rất bổ ích,
cũng như không ngại chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về chuyên môn và các
lĩnh vực khác.
Xin cảm ơn các anh, chị thuộc Chi cục bảo vệ môi trường Tiền Giang, trung tâm
quan trắc môi trường tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện cho tôi học hỏi tiếp cận thực
tế và các thông tin, số liệu thực hiện luận văn.
Xin gửi lời kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã luôn lo lắng, thương yêu,
ủng hộ và tạo mọi điều kiện để con được học tập tốt.
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn đồng khóa đã luôn bên cạnh giúp đỡ, khích lệ tinh
thần giúp mình vượt qua những khó khăn trong học tập.
Tuy đã nỗ lực hết sức và nhận được sự giúp đỡ tận tình của mọi người, nhưng với
lượng kiến thức còn hạn chế và gặp phải nhiều khó khăn khi thực hiện đề tài nên
chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng
góp của Thầy Cô và các bạn để tôi có thể sữa chữa và bổ sung những thiếu sót và
nâng cao hơn nữa về kiến thức.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Trương Thị Thùy Dương
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “ Đánh giá diễn biến và dự báo chất lượng nước sông, rạch tỉnh Tiền
Giang” được tiến hành tại địa bàn tỉnh Tiền Giang từ 3/2010 đến 9/2013. Cơ sở
đánh giá dựa trên số liệu quan trắc chất lượng nước mặt tỉnh Tiền Giang trong 4
năm từ năm 2010 – 2013. Phương pháp tiếp cận của đề tài là ứng dụng kỹ thuật mới
(GIS) vào công tác đánh giá chất lượng nước, thực hiện nội suy chỉ số chất lượng
nước WQI, phân vùng chất lượng nước và sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính
để tiến hành dự báo.
Kết quả đạt được của đề tài:
- Tính toán các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá diễn biến chất
lượng nước từ năm 2010 – 2013 của mạng lưới sông, rạch tỉnh Tiền Giang.
- Thực hiện nội suy chỉ số chất lượng nước (WQI) bằng IDW và phân vùng
chất lượng nước.
- Thực hiện phương pháp hồi quy tuyến tính để dự báo chất lượng nước đến
năm 2020.
Đề tài tiếp tục nghiên cứu, sử dụng các phần mềm tính toán thủy lực để đánh giá
các yếu tố gây ảnh hưởng và khả năng chịu tải đến chất lượng nước tỉnh Tiền
Giang, để đề xuất ra các giải pháp kịp thời nhằm bảo vệ chất lượng nước của Tỉnh.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG 4
2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 4
2.1.1 Vị trí địa lý 6
2.1.2 Địa hình 6
2.1.3 Khí hậu 6
2.1.4 Tài nguyên nước 7
2.2 PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG 11
2.2.1 Phát triển kinh tế 11
2.2.2 Phát triển xã hội 15
2.3 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TIỀN GIANG ĐẾN
NĂM 2020 16
2.4 CÁC NGUỒN PHÁT THẢI CHÍNH 18
2.5 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG NĂM 2012, 2013 22
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1 PHƯƠNG PHÁP THU MẪU VÀ PHÂN TÍCH MẪU 24
3.1.1 Hiện trạng chất lượng nước 24
3.1.1 Phương pháp thu mẫu 28
3.1.2 Phương pháp phân tích mẫu 29
3.2 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 29
5
3.2.1 Phương pháp phân tích WQI 29
3.2.2 Phương pháp phân tích hồi quy 31
3.3 PHƯƠNG PHÁP NỘI SUY VÀ DỰ BÁO 32
3.2.1 Tổng quan về GIS 32
3.3.2 Thuật toán nội suy 33
3.4 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN 37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 THỐNG KÊ CÁC GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CHÍNH VƯỢT
QCVN 08:2008/BTNMT CỘT A2 TỪ NĂM 2010 – 2013 38
4.1.1 Mùa khô 38
4.1.2 Mùa mưa 38
4.2 ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN NƯỚC SÔNG, RẠCH TỈNH TIỀN GIANG 40
4.2.1 Khu vực sông Tiền 40
4.2.2 Khu vực huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước 52
4.2.3 Khu vực thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, Chợ Gạo 58
4.2.4 Khu vực thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và Tân
Phú Đông 65
4.3 THỰC HIỆN NỘI SUY DỰA VÀO CHỈ SỐ WQI VÀ ĐÁNH GIÁ 71
4.3.1 Kết quả tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI0 từ năm 2010 - 2013 71
4.3.2 Kết quả thực hiện nội suy WQI 72
4.3.3 Nhận xét chung về diễn biến chất lượng nước sông, rạch tại tỉnh Tiền Giang từ
năm 2010 – 2013 80
4.4 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ DỰ BÁO CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĐẾN NĂM 2020
81
4.4.1 Kết quả xây dựng hàm hồi quy tuyến tính dự báo xu thế ô nhiễm dựa trên chỉ
số WQI 81
4.4.2 Thành lập bản đồ dự báo chất lượng nước đến năm 2020 82
4.4.3 Thảo luận 88
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD
5
: Nhu cầu oxi sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
CNN : Cụm công nghiệp
COD : Nhu cầu oxi hóa học (Chemical Oxygen Demand)
CTR : Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
DO : Lượng oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
Fe : Sắt
KCN : Khu công nghiệp
LVS : Lưu vực sông
PO
4
3-
: Photphat
NTSH : Nước thải sinh hoạt
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCMT : Tổng cục Môi trường
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
TNN : Tài nguyên nước
TP. : Thành phố
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids)
UBND : Ủy ban Nhân dân
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Tiền Giang(
o
C) 6
Bảng 2.2: Độ ẩm trung bình nhiều năm tại trạm Mỹ Tho (%) 7
Bảng 2.3: Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm tại trạm Mỹ Tho (mm/tháng) 7
Bảng 2.4 Thống kê các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Tiền Giang 13
Bảng 2.5: Tình hình gia tăng dân số tỉnh Tiền Giang và dự báo đến năm 2020 15
Bảng 2.6 Tóm tắt quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
Bảng 2.7 Ước tính nước thải sinh hoạt tỉnh Tiền Giang năm 2013
Bảng 2.8 Ước tính tải lượng thải sinh hoạt phát sinh tại tỉnh Tiền Giang năm 2013
Bảng 2.9 Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải từ các cụm công
nghiệp, làng nghề (chưa xử lý)
Bảng 2.10 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất sợi hủ tiếu
Bảng 2.11 Ước lượng nước hồi quy của tỉnh năm 2013
Bảng 2.12 Ước tính tải lượng ô nhiễm từ trồng lúa đông xuân phân bố tại tỉnh Tiền
Giang năm 2013
Bảng 2.13 Dự tính lượng nước thải trong quá trình chăn nuôi năm 2013
Bảng 2.14: Ước tính tổng tải lượng chăn nuôi tại tỉnh Tiền Giang năm 2013
Bảng 2.15 Tải lượng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra năm 2013
Bảng 3.1: Vị trí quan trắc nước mặt tỉnh Tiền Giang 24
Bảng 3.2 Thông số quan trắc, thiết bị phân tích và phương pháp phân tích nước mặt
29
Bảng 3.3: Các thông số chất lượng nước và trọng số 30
Bảng 3.4: Phân loại ô nhiễm nguồn nước mặt 31
Bảng 3.5: Thông tin thành phần dữ liệu 35
Bảng 3.6: Dữ liệu bản đồ nền tỉnh Tiền Giang 36
Bảng 4.1Kết quả tính toán WQI hệ thống sông rạch Tiền Giang từ năm 2010 – 2013
72
Bảng 4.2 Độ mặn 4% xâm nhập sâu vào nội đồng 76
8
Bảng 4.4 Biên độ triều vào mùa lũ 78
Bảng 4.5: Tóm tắt hàm hồi quy tuyến tính vào mùa khô và mùa mưa tại các vị trí
quan trắc nước mặt tỉnh Tiền Giang 81
Bảng 4.6 Kết quả so sánh chỉ số WQI dự báo và WQI thực tế vào mùa khô (3/2014)
84
Bảng 4.7: So sánh chất lượng nước (WQI) dự báo với tình hình quy hoạch kinh tế
xã hội Tiền Giang đến năm 2020 89
Bảng 4.8 Ước tính nước thải sinh hoạt tỉnh Tiền Giang năm 2020 89
Bảng 4.9 Ước tính tải lượng thải sinh hoạt phát sinh tại tỉnh Tiền Giang 2020 89
Bảng 4.10: Dự báo tổng lượng nước thải và tải lượng các chất ô nhiễm nước từ các
khu công nghiệp Tiền Giang đến năm 2020 90
Bảng 4.11 Ước tính tải lượng ô nhiễm từ trồng lúa đông xuân phân bố tại tỉnh Tiền
Giang năm 2013 91
Bảng 4.12 Tải lượng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra năm 2020 91
9
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang 5
Hình 2.2: Cơ cấu tăng trưởng kinh tế năm 2012, 2013 12
Hình 2.3:Biểu đồ quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Tiền Giang
15
Hình 2.4 Bản đồ phân vùng kinh tế và phát triển đô thị Tiền Giang đến năm 2030
17
Hình 3.1: Bản đồ vị trí quan trắc nước mặt tỉnh Tiền Giang 27
Hình 3.2 : Thu mẫu nước mặt tại sông Tiền 28
Hình 3.3 : Biểu đồ thể hiện tương quan tuyến tính tại cầu Mỹ Thuận (2010 – 2013
32
Hình 3.4 : Phương thức nội suy theo IDW 34
Hình 3.5 : Tiến trình thực hiện 37
Hình 4.1 : Diễn biến phần trăm giá trị vượt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 vào
mùa khô trên toàn tỉnh Tiền Giang 38
Hình 4.2 : Diễn biến phần trăm giá trị vượt QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 vào
mùa mưa trên toàn tỉnh Tiền Giang 39
Hình 4.3 : Diễn biến pH vào mùa khô tại sông Tiền (3/2010-3/2013) 40
Hình 4.4: Diễn biến pH vào mùa mưa tại sông Tiền (9/2010-9/2013) 41
Hình 4.5: Sạt lở bờ sông xã Hòa Hưng huyện Cái Bè (trái) và khai thác cát trên
sông Tiền (phải) 42
Hình 4.6: Diễn biến TSS vào mùa khô tại sông Tiền (3/2010-3/2013 42
Hình 4.7: Diễn biến TSS vào mùa mưa tại sông Tiền (9/2010-9/2013) 43
Hình 4.8: Diễn biến DO vào mùa khô tại sông Tiền (3/2010-3/2013) 43
Hình 4.9:Diễn biến DO vào mùa mưa tại sông Tiền (9/2010-9/2013) 44
Hình 4.10:Diễn biến COD vào mùa khô tại sông Tiền (3/2010-3/2013) 45
Hình 4.11: Diễn biến COD vào mùa mưa tại sông Tiền (9/2010-9/2013) 45
Hình 4.12: Diễn biến BOD
5
vào mùa khô tại sông Tiền (3/2010-3/2013) 46
Hình 4.13: Diễn biến BOD
5
vào mùa mưa tại sông Tiền (9/2010-9/2013) 46
10
Hình 4.14: Nuôi cá tra thâm canh tại xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
(trái) và nuôi cá tra dưới chân cầu Rạch Miễu, Tiền Giang (phải ) 47
Hình 4.15: Diễn biến tổng N vào mùa khô tại sông Tiền (3/2010-3/2013) 48
Hình 4.16: Diễn biến tổng N vào mùa mưa tại sông Tiền (9/2010-9/2013) 48
Hình 4.17: Diễn biến PO
4
3-
vào mùa khô tại sông Tiền (3/2010-3/2013) 49
Hình 4.18 : Diễn biến PO
4
3-
vào mùa mưa tại sông Tiền (9/2010-9/2013) 49
Hình 4.19: Toàn cảnh khu công nghiệp Mỹ Tho dọc sông Tiền (trái) và ô nhiễm
nước tại cống thải của khu công nghiệp Tân Mỹ Chánh 50
Hình 4.20: Cống Vàm Giồng và ô nhiễm nguồn nước tại cống 51
Hình 4.21 : Diễn biến pH mùa khôCái Bè, Cai Lậy, Tân Phước (3/2010-3/2013 52
Hình 4.22: Diễn biến pH mùa mưa Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước(9/2010-9/2013) 52
Hình 4.23: Diễn biến TSS mùa khô Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước(3/2010-3/2013) 53
Hình 4.25:Diễn biến TSS mùa mưa Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước(9/2010-9/2013) 54
Hình 4.26:Diễn biến DO mùa khô Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước(3/2010-3/2013) 54
Hình 4.27:Diễn biến DO mùa mưa Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước(9/2010-9/2013) 55
Hình 4.28:Diễn biến BOD
5
mùa khô Cái Bè, Cai Lậy,Tân Phước(3/2010-3/2013 .55
Hình 4.29:Diễn biến BOD
5
mùa mưa Cái Bè, Cai Lậy,Tân Phước (9/2010-9/2013)
56
Hình 4.30:Diễn biến pH vào mùa khô tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo
(3/2010-3/2013) 58
Hình 4.31:Diễn biến pH vào mùa mưa tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo
(9/2010-9/2013) 59
Hình 4.32:Diễn biến TSS vào mùa khô tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo
(3/2010-3/2013 59
Hình 4.33 Ô nhiễm do chất thải tại cống khu chợ của thị trấn Chợ Gạo (trái) và khai
thác cát dưới chân cầu Chợ Gạo (phải) 60
Hình 4.34: Diễn biến TSS vào mùa mưa tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ
Gạo ( 9/2010 -9/2013) 60
Hình 4.35: Diễn biến DO vào mùa khô tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo
(9/2010 – 9/2013) 61
Hình 4.36: Diễn biến DO vào mùa mưa tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ Gạo
(9/2010 – 9/2013) 61
11
Hình 4.37:Diễn biến BOD
5
vào mùa khô tại khu vực Mỹ Tho,Châu Thành, Chợ Gạo
( 3/2010 – 3/2013) 62
Hình 4.38: Bà Trần Thị Sinh đang xác định vị trí cống ngầm xả nước thải từ trại
nuôi heo của Bí thư Đảng ủy xã Bình Ninh Cao Văn Thê ra kênh 62
Hình 4.39: Diễn biến BOD
5
vào mùa mưa tại khu vực Mỹ Tho, Châu Thành, Chợ
Gạo ( 9/2010 – 9/2013) 63
Hình 4.40: Diễn biến pH vào mùa khô tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây,
huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 3/2010 – 3/2013) 65
Hình 4.41: Diễn biến pH vào mùa mưa tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây,
huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 9/2010 – 9/2013) 65
Hình 4.42 : Diễn biến TSS
vào mùa khô tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây,
huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 3/2010 – 3/2013) 66
Hình 4.43: Diễn biến TSS
vào mùa mưa tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây,
huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 9/2010 – 9/2013) 66
Hình 4.44: Diễn biến nồng độ DO vào mùa khô tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công
Tây, huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 3/2010 – 3/2013) 67
Hình 4.45: Diễn biếnnồng độ DO
vào mùa mưa tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công
Tây, huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 9/2010 – 9/2013) 67
Hình 4.46: Diễn biến BOD
5
vào mùa khô tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây,
huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 3/2010 – 3/2013) 68
Hình 4.47: Diễn biến BOD
5
vào mùa mưa tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây,
huyện Gò Công Đông và Tân Phú Đông ( 9/2010 – 9/2013) 68
Hình 4.49 : Khu nuôi tôm tại cơ sở sản xuất thủy sản Hồng Khoa, ấp Kinh Nhiên,
xã Phú Thạnh huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang 69
Hình 4.50 : Hiện tượng phú dưỡng tại con kênh gần cơ sở sản xuất chế biến thủy hải
sản Hồng Khoa, xã Tân Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông 70
Hình 4.51 : Bản đồ thể hiện diễn biến chỉ số chất lượng nước (WQI) tại Tiền Giang
vào mùa khô ( từ 03/2010 đến 03/2013) 74
Hình 4.52: Bản đồ thể hiện diễn biến chỉ số chất lượng nước (WQI) tại Tiền Giang
vào mùa mưa ( từ 09/2010 đến 09/2013) 77
Hình 4.53: Xu thế biến đổi lượng mưa ở Bến Tre và trạm Mỹ Tho Tiền Giang 78
Hình 4.53: Bản đồ thể hiện diễn biến chất lượng nước (WQI) tại Tiền Giang vào
mùa khô (dự báo đến tháng 03/2020) 84
Hình 4.54 Bản đồ giá trị WQI thực tế vào 3/2014 85
12
Hình 4.55: Bản đồ thể hiện diễn biến chất lượng nước (WQI) tại Tiền Giang vào
mùa mưa (dự báo đến tháng 03/2020) 87
13
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tiền Giang là một tỉnh trọng điểm của đồng bằng sông Cửu Long với tài nguyên
thiên nhiên khá trù phú. Nằm trên trục giao thông quan trọng của cả nước, là cửa
ngỏ vào miền Tây Nam Bộ một địa bàn giao lưu khối lượng lớn nông sản, hàng hóa
của miền Tây với Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ. Tiền
Giang có nguồn nước ngọt dồi dào được cung cấp bởi sông Tiền với hệ thống kênh
rạch chằng chịt khắp tỉnh, bờ biển dài thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa
với các khu vực lân cận. Tài nguyên nước sông, rạch tỉnh Tiền Giang đóng vai trò
quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Hệ thống sông, kênh, rạch trên
địa bàn tỉnh là tuyến thoát lũ chủ yếu của khu vực, là nguồn cung cấp nước ngọt cho
dân sinh, nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp, là nơi cung cấp nguồn lợi thủy sản
và đồng thời cũng là tuyến du lịch sinh thái đến các tỉnh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ kinh tế, xã hội của
tỉnh đã làm gia tăng chất thải sinh hoạt, đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, làng nghề và các dịch vụ. Chất thải, nước thải chưa được xử lý, không
được kiểm soát đang động tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi
trường nói chung và tài nguyên nước nói riêng. Cảnh quan môi trường tự nhiên,
nhất là cảnh quan môi trường nước đang bị xâm hại do chất thải và khai thác
khoáng sản trái phép. Do đó, tài nguyên nước sông, rạch tại một số khu vực của tỉnh
hiện nay đang có xu hướng suy thoái về chất lượng và nó tác động sâu sắc đến sự
tăng trưởng, phát triển bền vững của kinh tế, xã hội của tỉnh.
Để có các biện pháp quản lý phù hợp, kịp thời xử lý các nguồn ô nhiễm, đảm bảo
chất lượng nước sinh hoạt, tưới tiêu cho người dân thì cần phải đánh giá diễn biến
chất lượng nước mặt thường xuyên để biết được hiện trạng chất lượng nước. Nhưng
hiện nay, công tác quản lý tài nguyên nước của Tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn
do các số liệu về hiện trạng, quan trắc môi trường nước chưa được tin học hóa. Dữ
liệu còn rời rạc, chưa hệ thống hóa dẫn đến tìm kiếm thông tin cần thiết chậm, khai
thác dữ liệu khó khăn, báo cáo môi trường tốn nhiều thời gian. Từ đó, công tác theo
dõi biến động và dự báo diễn biến chất lượng nước chưa được đầy đủ và khoa học.
Trước vấn đề trên, để bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý nguồn nước mặt thì việc
thực hiện đề tài “ Đánh giá diễn biến và dự báo chất lượng nước sông, rạch tỉnh
Tiền Giang” là điều cần thiết. Kết quả của đề tài này sẽ giúp cho việc xác định chất
14
lượng nước mặt dễ dàng hơn, quản lý, giám sát chặt chẽ hơn, chính xác hơn. Ngoài
ra, áp dụng công cụ tin học GIS để dự báo chất lượng nước đến năm 2020 nhằm
đưa ra các mục tiêu, kế hoạch hành động cụ thể trong công tác quản lý nguồn nước,
đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của người dân và sự phát triển trong tương lai.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông, rạch tỉnh Tiền Giang.
Dựa vào công nghệ GIS và thuật toán nội suy để xây dựng bản đồ dự báo diễn biến
chất lượng nước đến năm 2020 (không kể đến ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và
phát triển kinh tế xã hội).
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khu vực nghiên cứu: Tỉnh Tiền Giang.
Thời gian nghiên cứu: Từ 3/2011 đến 9/2013.
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nước
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu trên, cần tiến hành thực hiện một số nội dung sau:
• Tìm hiểu về khu vực nghiên cứu
- Tổng quan về tỉnh Tiền Giang, các vấn đề về: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội của Tỉnh.
- Thu thập bản đồ mạng lưới sông, rạch, kênh, mương trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang và chế độ thủy văn của chúng.
- Tìm hiểu các công trình xây dựng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp…đã
và đang hoạt động trên địa bàn toàn Tỉnh.
- Tìm hiểu quy hoạch vùng, quy hoạch đất đai của Tỉnh.
- Thu thập các chính sách, chương trình kiểm soát chất lượng nước của Tỉnh.
• Tìm hiểu về hiện trạng mạng lưới quan trắc chất lượng nước tỉnh Tiền
Giang
- Vị trí quan trắc, tần suất quan trắc và thông số quan trắc.
- Kỹ thuật thu mẫu và bảo quản mẫu.
- Thu thập tài liệu, số liệu về quan trắc chất lượng nước mặt .
• Điều tra, khảo sát thực địa
- Tiến hành khảo sát, điều tra các vị trí quan trắc.
- Khảo sát hiện trạng phân bố các nguồn xả thải chính vào hệ thống sông, rạch
tiếp nhận nước thải của Tỉnh.
- Khảo sát hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nước thô (trong mùa khô và
mùa mưa) tại các sông, kênh, rạch chính tiếp nhận nước thải của Tỉnh.
• Phân tích và xử lý số liệu
- Lựa chọn các thông số cần đánh giá và phân chia các khu vực cần đánh giá.
15
- Lập biểu đồ biểu thị sự thay đổi của các thông số pH, TSS, DO, BOD
5
, Tổng
N, Coliform từ năm 2010 – 2013.
- Tính toán WQI và xây dựng bản đồ đánh giá chất lượng nước theo WQI.
- Tính toán số liệu dự báo đến năm 2020 bằng phương pháp hồi quy tuyến
tính.
- Xây dựng bản đồ tính toán dự báo chất lượng nước đến năm 2020 bằng hệ
thống thông tin địa lý GIS.
• Đánh giá diễn biến chất lượng nước qua các năm.
- Từ biểu đồ, bản đồ đã xây dựng, tiến hành đánh giá diễn biến chất lượng
nước từ năm 2010 – 2013.
- Xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm.
- Từ kết quả tính toán dự báo chất lượng nước so sánh với quy hoạch phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
• Viết báo cáo.
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã tích hợp cơ sở dữ liệu môi trường, WQI và hệ thống thông tin địa lý GIS
để đánh giá và dự báo diễn biến chất lượng nước.
Việc ứng dụng GIS trong phân tích và đánh giá chất lượng nước tạo cơ sở dữ liệu
nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm đưa ra hướng quản lý và cải thiện chất
lượng môi trường nước hiệu quả.
Ý nghĩa thực tiễn
Việc xây dựng bản đồ khoanh vùng ô nhiễm, giúp Sở tài nguyên môi trường tỉnh
Tiền Giang, Trung tâm quan trắc môi trường và các cơ quan chức năng khác dễ
dàng phân tích, theo dõi, đánh giá nhanh diễn biến chất lượng nước và có cái nhìn
tổng quan về hiện trạng ô nhiễm nước trên địa bàn toàn tỉnh.
Từ kết quả dự báo chất lượng nước sông, rạch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 sẽ tiến
hành so sánh với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 nhằm
giúp các nhà quản lý môi trường điều chỉnh quy hoạch cho hợp lý, đưa ra các kế
hoạch hành động cụ thể công tác quản lý nguồn nước, đảm bảo nhu cầu sử dụng
nước của người dân và cho cả sự phát triển đầu tư trong tương lai.
16
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG
2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Tiền Giang nằm ở tả ngạn Sông Tiền, giáp với biển Đông. Chiều dài Sông
Tiền chảy qua địa phận Tỉnh Tiền Giang là 115 km, có chiều dài bờ biển Đông là 32
km. Nằm trên trục giao thông quan trọng của cả nước, là cửa ngỏ vào Miền Tây
Nam Bộ một địa bàn giao lưu khối lượng lớn nông sản, hàng hóa của miền Tây với
Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông Nam Bộ.
Về tọa độ địa lý, tỉnh Tiền Giang nằm trong tọa độ:
- Từ 105
0
49' 07" đến 106
0
48'06" kinh độ Đông.
- Từ 10
0
12'20" đến 10
0
35'26" vĩ độ Bắc.
Về ranh giới hành chính của tỉnh:
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
- Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long.
- Phía Bắc giáp tỉnh Long An, thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh 250.830,33 ha (chiếm 6,17% DTTN của ĐBSCL),
dân số 1.677.986 người (chiếm 10,06%), gồm 10 đơn vị hành chính cấp huyện (1
thành phố, 1 thị xã, 8 huyện) với 169 đơn vị cấp xã (8 thị trấn, 16 phường, 145 xã).
Trong đó, thành phố Mỹ Tho (đô thị loại 2), là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa
xã hội của tỉnh, đồng thời cũng là trung tâm, là hội điểm giao lưu văn hóa, giáo dục,
đào tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng, nằm cách thành phố Hồ Chí
Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc.
Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang được trình bày trong Hình 2.1
17
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang
18
2.1.2 Địa hình
Tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc <1% và cao trình biến thiên từ
0 m đến 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8m đến 1,1 m. Toàn bộ diện tích
tỉnh nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bề mặt địa hình hiện tại và đất
đai được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa sông Cửu Long trong quá trình phát triển
châu thổ hiện đại trong giai đoạn biển thoái từ đại Holoxen trung, khoảng 5.000 -
4.500 năm trở lại đây còn được gọi là phù sa mới.
Nhìn chung, do đặc điểm bề mặt nền đất là phù sa mới, giàu bùn sét và hữu cơ (trừ
các giồng cát) nên về mặt địa hình cao trình tương đối thấp, về địa chất công trình
khả năng chịu lực không cao, cần phải san nền và gia cố nhiều cho các công trình
xây dựng. Toàn vùng không có hướng dốc rõ ràng, tuy nhiên có những khu vực địa
hình thấp trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung.
2.1.3 Khí hậu
Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thuộc vùng
đồng bằng Sông Cửu Long với đặc điểm: Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm. Khí
hậu phân hóa thành hai mùa tương phản rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
trùng với mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió
Đông Bắc.
2.1.3.1 Nhiệt độ
Với lượng bức xạ lớn đã quyết định nền nhiệt độ của tỉnh Tiền Giang cao và ổn
định. Nhiệt độ trung bình năm là 26,6˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 33,2˚C,
nhiệt độ trung bình thấp nhất là 21,6˚C, được trình bày trong Bảng 2.1
Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Tiền Giang(
o
C)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
T
o
tb 24,8 25,8 27,2 28,4 28,2 27,3 27 26,6 26,6 26,5 26,1 25,1 26,6
T˚
tb
max
31,6 32,8 34,7 35,3 35,2 33,3 33,3 32,8 32,8 32,3 31,8 31,5 33,2
T˚
tb
min
18,4 20,4 21 23,3 23,5 22,9 22,9 22,5 22,5 22,7 20,6 18,9 21,6
Nguồn: [10]
2.1.3.2 Lượng mưa
Lượng mưa trong năm khá dồi dào, bình quân khoảng 1438 mm/ năm. Lượng mưa
năm cao nhất là 1877mm (năm 2008), lượng mưa thấp nhất là 760mm (năm 2002).
Số ngày mưa trong năm bình quân 157 ngày, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10.
Lượng mưa phân bố không đều nên hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
19
Mùa mưa gắn liền với gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng
10 chiếm 86-90% lượng mưa trong năm. Mùa khô gắn liền với gió mùa Đông Bắc
bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, chỉ chiếm 10-14% lượng mưa
trong năm.
2.1.3.3 Chế độ ẩm
Độ ẩm trung bình hằng năm ít thay đổi. Thống kê qua nhiều năm cho thấy độ ẩm
trung bình là 80%. Tháng 4 là tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm (74,8%), tháng 8
có độ ẩm lớn nhất trong năm (83%). Nhìn chung, không có sự chênh lệch lớn về độ
ẩm. Độ ẩm các tháng của mùa khô thấp hơn từ 5 ÷ 10% độ ẩm các tháng mùa mưa,
được trình bày trong Bảng 2.2
Bảng 2.2: Độ ẩm trung bình nhiều năm tại trạm Mỹ Tho (%)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm
Độ ẩm
(%)
78,7 77,5 76 74,8 79 81 82 83 82 82 80 80 80
Nguồn: [10]
2.1.3.4 Chế độ bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm đo bằng ống Piche tại Mỹ Tho là 1117 mm,
bình quân là 3,3 mm/ngày. Tháng 3 có lượng bốc hơi lớn nhất là 133 mm, bình
quân là 4 mm/ngày. Tháng 10 có lượng bốc hơi nhỏ nhất là 72mm, trung bình là 2,5
mm/ngày, được trình bày trong Bảng 2.3
Bảng 2.3: Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm tại trạm Mỹ Tho (mm/tháng)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm
Bốc
hơi
111 126 133 129 93 87 90 90 75 72 81 90 98
Nguồn: [10]
2.1.4 Tài nguyên nước
2.1.4.1 Nước mặt
• Đặc điểm của mạng lưới sông ngòi
Tiền Giang có hai sông lớn chảy qua là sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây và hệ thống
kênh ngang, dọc tương đối phong phú, rất thuận lợi cho việc đi lại bằng phương tiện
20
đường thủy, sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông
nghiệp.
Sông Tiền:
Sông Tiền là nguồn cung cấp nước ngọt chính của tỉnh Tiền Giang. Tổng chiều dài
sông, tính cả nhánh sông của nó là sông Cửa Tiểu là 115 km. Sông có chiều rộng
600 - 1800 m, tiết diện khoảng 2500 – 17000m
2
và chịu ảnh hưởng của thủy triều
quanh năm. Cao trình đáy sông từ -6m đến -16m, bình quân -9m. Nhìn chung, càng
tiến gần về Biển Đông độ dốc mực nước càng giảm, độ dốc đáy đoạn Cái Bè - Mỹ
Thuận khá lớn (10 - 13%) và lài dần.
Lưu lượng nước trên sông Tiền, thấp nhất là vào tháng 4, bắt đầu tăng từ tháng 5,
cao nhất là vào tháng 10 và giảm dần từ tháng 11. Trong số các nhánh của sông
MeKong, phân phối lưu lượng qua Cửa Tiểu là thấp nhất cả vào mùa mưa lẫn mùa
lũ. Kết quả tính sự phân bố lưu lượng theo mô hình tính toán trong điều kiện bán
nhật triều và lưu lượng qua Phnom Penh là 2385 m
3
/s, lưu lượng nước vào sông
Cửa Tiểu chỉ chiếm 0,2% lưu lượng nước qua Phnom Penh. Do vậy, trong tháng 4
sông Cửa Tiểu gần như hoàn toàn bị thủy triều Biển Đông chi phối, nước biển dễ
xâm nhập sâu vào nội địa khiến độ mặn cao hơn hẳn các tháng khác trong năm. Lưu
lượng sông Tiền chịu ảnh hưởng của thủy triều, khi triều lên sẽ tạo thành dòng chảy
ngược về phía thượng lưu và ngược lại.
Sông Vàm Cỏ Tây:
Sông Vàm Cỏ Tây chảy qua lãnh thổ tỉnh Tiền Giang có khoảng 25km, rộng 185 m.
Sông Vàm Cỏ chỉ có ảnh hưởng đến 8% diện tích ở phần cực Bắc của tỉnh. So với
sông Tiền, nước từ sông Vàm Cỏ kém hẵn về chất lượng. Trong mùa lũ, một phần
lượng nước từ Sông Tiền chảy tràn vào Đồng Tháp Mười và thoát ra biển qua sông
Vàm Cỏ Tây nhưng khả năng tháo lũ của sông này rất kém vì có quá nhiều đoạn
uốn khúc. Nước đổ về vào đầu và giữa mùa lũ thường là nước nhiễm phèn vì chảy
qua Đồng Tháp Mười. Vào mùa cạn, hầu như toàn bộ sông Vàm Cỏ hoàn toàn bị
thủy triều bán nhật của Biển Đông chi phối, nước biển dễ dàng lấn sâu về phía
thượng nguồn. Vào cùng một thời điểm và đồng một khoảng cách đến biển độ mặn
nước sông Vàm Cỏ lớn gấp nhiều lần trên Sông Tiền. các cống Rạch Chanh
Tại Tân An cao trình đáy sông -21,5m, độ dốc đáy 0,02%, rộng 185m, tiết diện ướt
1.930m
2
. Lượng nước chảy qua sông vào mùa lũ tại Tân An trung bình từ 1.000 đến
1.200 m3/s, cao nhất khoảng 2.300 m3/s, lưu lượng bình quân các tháng kiệt 9m
3
/s,
lưu lượng lũ tối đa gần 5.000m
3
/s. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều mạng
lưới kênh rạch nội đồng:
21
- Kênh Chợ Gạo, nằm trong tuyến kênh chính cấp Trung ương nối thành phố
Hồ Chí Minh - Rạch Giá - Hà Tiên.
- Kênh Nguyễn Văn Tiếp, đi từ sông Vàm Cỏ Tây (thị xã Tân An) qua tỉnh
Tiền Giang sang Đồng tháp. Đây là tuyến kênh quan trọng xuyên Đồng Tháp Mười.
- Hệ thống kênh ngang, tạo thành hệ thống đường thủy xương cá nối các đô thị
và điểm dân cư dọc Quốc lộ 1A với các vùng trong tỉnh, đó là các kênh: Cổ Cò,
kênh 28, kênh 7, kênh 9, kênh 10, kênh 12, kênh Nguyễn Tấn Thành, kênh Năng,
- Cũng như sông Tiền ở hai phía (tả, hữu) của sông Vàm Cỏ có rất nhiều chi
lưu. Riêng địa phận Tiền Giang có: rạch Cái Tôm, rạch Láng Cò, rạch Chanh, rạch
Cần Đối, rạch Bảo Định, rạch Gò Công, rạch Vàm Tháp.
• Chế độ thủy văn
Đặc điểm thủy triều
Hầu hết sông, rạch trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không
đều. Trong 1 ngày có 2 lần nước lớn ( triều cao) với một đỉnh thấp và một đỉnh cao
hơn; và có 2 lần nước ròng với một chân thấp và một chân cao hơn. Hàng tháng, có
2 lần nước ròng (kỳ triều cường) và 2 lần nước kém (kỳ triều kém).
Tại Mỹ Tho, biên độ cực đại vào kỳ triều cường xấp xỉ 3,50 m và vào kỳ triều kém
là 1,50 m; càng chảy sâu vào các nhánh kênh, rạch biên độ triều càng giảm. Đặc
biệt vùng cửa sông có hoạt động thủy triều rất mạnh, biên độ triều tại các cửa sông
từ 3,5 - 3,6m, tốc độ truyền triều 30km/h (gấp 1,5 lần sông Hậu và 3 lần sông
Hồng), tốc độ chảy ngược trung bình 0,8 - 0,9m/s, lớn nhất lên đến 1,2m/s và tốc độ
chảy xuôi đến 1,5 - 1,8m/s.
Trên sông Tiền, tại Mỹ Thuận (cách cửa sông 102km) biên độ triều lớn nhất từ 121
- 190 cm, ở hai lũ lớn nhất (tháng 9 và 10) biên độ triều nhỏ nhất khoảng 10 -
130cm và hai tháng mùa cạn (tháng 4 và 5) biên độ triều lớn nhất là 190 - 195cm.
Đỉnh triều (max) tại Mỹ Thuận: 196cm (17/10/1978), chân triều (min): -134cm
(30/04/1978).
Khi thủy triều lên sẽ tạo dòng chảy ngược về phía thượng lưu. Nếu lượng nước từ
thượng nguồn đổ về thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nước biển lấn sâu vào nội địa.
Tại cầu Mỹ Thuận, vào mùa cạn (tháng 1 đến tháng 6) lượng nước đổ về thấp nhất
vào tháng 4 (1.300 m
3
/s – 1.500 m
3
/s) và cao nhất vào tháng 6 (xấp xỉ 5.500 m
3
/s).
Như vậy mùa cạn, đặc biệt vào tháng 4 , là thời đoạn mà nước biển dễ dàng xâm
nhập sâu về phía thượng nguồn.
22
Hiện trạng nhiễm mặn
Các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Chợ Gạo, Châu Thành và phần cực Đông
của 2 huyện Cai Lậy, Tân Phước là vùng chịu ảnh hưởng mặn hàng năm từ sông
Tiền và sông Vàm Cỏ Độ mặn, thời gian nước bị nhiễm mặn trong năm tùy thuộc
vào vị trí so với cửa sông. Nói chung từ cuối tháng 12 độ mặn nước sông tại khu
vực gần cửa sông bắt đầu tăng lên, thời đoạn độ mặn ≥ 4 gNaCl/l trên Sông Cửa
Tiểu tại Vàm Kinh (cách cửa sông 3 km) là gần 8 tháng (đầu tháng 1 đến hạ tuần
tháng 8 ), tại cửa Rạch Vàm Giồng (cách cửa sông 26,50 km) là 3 tháng (tháng 3, 4,
5), tại Vàm Kỳ Hôn (cách cửa sông 42,50 km) là gần 1 tháng.
Trên Sông Tiền tại Mỹ Tho (cách cửa sông 47,50 km) độ mặn ít khi vượt quá 4
gNaCl/l, tuy nhiên vào những năm lưu lượng thượng nguồn ít độ mặn tại đây vẫn
vượt qua mức 4 gNaCl/l và kéo dài trong nhiều ngày như năm 1998 chẳng hạn, độ
mặn lên đến 10,44 gNaCl/l đo được vào ngày 08/4, cao nhất tính từ năm 1936 đến
năm 2005 và trong suốt tháng 4 năm đó độ mặn luôn lớn hơn 4 gNaCl/l.
Độ mặn tại Vàm Giồng (km 26,50) bắt đầu tăng từ hạ tuần tháng 2 dl, vượt qua
4gNaCl/l vào thượng tuần tháng 3 dl, giảm dần vào đầu tháng 5 dl và trở lại bình
thường
Độ mặn tại Vàm Giồng bắt đầu tăng từ cuối tháng 2, vượt qua 4g NaCl/l vào đầu
tháng 3, giảm dần vào đầu tháng 5 và trở lại bình thường vào cuối tháng 5, đầu
tháng 6.
Đặc điểm thủy văn mùa lũ
Nếu lượng nước từ thượng nguồn đổ về quá nhiều sẽ gây ra ngập lụt. Vào mùa lũ
(từ tháng 7 đến tháng 12), lượng nước đổ vào Sông Tiền tại Mỹ Thuận từ 8.000 đến
9.500 m
3
/s (tháng 12, thấp nhất) đến khoảng từ 19.000 đến 21.000 m
3
/s (tháng 10,
cao nhất). Những năm có lũ lớn, nước từ thượng nguồn đổ ra biển qua sông Tiền,
sông Hậu và chảy tràn vào Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.
Trong địa phận tỉnh Tiền Giang, nước từ Sông Tiền ở phía Nam và từ Đồng Tháp
Mười ở phía Bắc chảy vào mạng lưới kinh rạch và dâng lên làm ngập gần 140.000
ha của các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, phần phía Tây Quốc lộ 1A của
huyện Châu Thành và một phần xã Trung An của thành phố Mỹ Tho.
2.1.4.2 Nước ngầm
23
Tỉnh Tiền Giang có nguồn nước ngầm ngọt có chất lượng khá tốt ở khu vực phía
Tây và một phần khu vực phía Đông của tỉnh, nhưng phải khai thác ở độ sâu khá
lớn (từ 200 - 500 m). Đây là một trong những nguồn nước sạch quan trọng, góp
phần bổ sung nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Toàn tỉnh đã đưa vào khai thác trên 1.069 giếng khoan tầng sâu với đường kính khai
thác 49-60 mm có công suất 5-8 m
3
/giờ và 41 giếng khoan khai thác công nghiệp
với đường kính khai thác 110mm có công suất mỗi giếng 50-100 m
3
/giờ. Các giếng
khai thác chủ yếu phục vụ cho ăn uống sinh hoạt và một phần nhỏ phục vụ cho chăn
nuôi, sản xuất chế biến lương thực thực phẩm, nước uống tinh khiết. Hầu hết các
giếng được khai thác từ tầng chứa nước Plioxen và Mioxen ở độ sâu khoảng từ 220-
500 m, thường có nhiệt độ 30˚C.
Hiện nay, nhu cầu khai thác, sử dụng nước ngầm từ các cơ quan đơn vị, các cơ sở
sản xuất có xu hướng tăng rất nhiều. Theo số liệu quan trắc của Liên đoàn Địa Chất
Thủy văn - Địa chất công trình miền Nam thì khu vực Nam bộ hiện mực nước dưới
đất đang sục giảm rất nhanh, cụ thể là các giếng nằm trong khu vực Tiền Giang
(tầng chứa nước Plioxen và Mioxen) trước năm 1995 đa số đều tự chảy, nhưng hiện
nay đã tụt sâu cách mặt đất có nhiều nơi khoảng từ 4 đến 10 m.
2.1.4.3 Biển
Tiền Giang có khu vực giáp biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông với bờ biển dài
32 km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Xoài Rạp và cửa Tiểu, cửa Đại thuộc hệ
thống sông Tiền. Vị trí này rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Sóng biển có độ cao cực đại (bình quân 1,25m và tối đa 3m) vào các tháng từ tháng
10 đến tháng 2 khi có ảnh hưởng rõ nét của gió Đông Bắc (gió chướng). Ngoài ra,
chế độ thủy triều khu vực biển Gò Công chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều
biển Đông.
Khu vực ven biển được phù sao bồi đắp quanh năm, hiện quá trình bồi đắp đang
hình thành các cồn ven biển:
- Cồn Vân Liễu – cồn Ông Mão: nằm tiếp giáp với vùng đất liền thuộc biển
Tân Thành ( Gò Công Đông), có chiều dài 7km, rộng 5km với diện tích 4,055km
2
.
- Cồn Ngang: nằm tiếp giáp phía Đông cùa lao Tân Thới thuộc xã Phú Tân
(Gò Công Đông), có chiều dài 5,5km, rộng 2,5km với diện tích 1,617 ha.
- Cồn Vượt: nằm cách 1,5 km về phía Đông Nam của cồn Ngang, có chiều dài
10km, rộng 3 km, với diện tích 3,188 ha.
2.2 PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG
24
2.2.1 Phát triển kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) năm 2013 ước tính đạt 18.126 tỷ đồng (theo giá
so sánh năm 1994) tăng 9,5% so với năm 2012, khu vực nông lâm nghiệp và thủy
sản tăng 4,6%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,6%, khu vực dịch vụ tăng
9,7% GDP theo giá thực tế đạt 60.630 tỷ đổng , thu nhập bình quân/ người/năm đạt
35,5 triệu đồng, tăng 4,4% triệu đồng tăng so với năm 2012.
Hình 2.2: Cơ cấu tăng trưởng kinh tế năm 2012, 2013 [9]
2.2.1.1 Nông nghiệp
Cơ cấu cây trồng từng khu vực phụ thuộc rất nhiều vào từng loại đất và lượng nước
tưới sẵn có. Ngành trồng trọt với 2 loại cây thực phẩm chính là lúa và dừa, cây ăn
quả là sơ ri, mãng cầu, vú sữa và thanh long. Đối với những vùng ven sông Tiền
như Chợ Gạo, Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công Tây, nước được cung cấp đầy đủ vào
đúng các thời điểm yêu cầu trong năm thì cơ cấu cây trồng là 3 vụ lúa. Đối với
những vùng đất phèn, nằm thì cây trồng chủ yếu là một số cây ăn trái và rau màu.
Giá trị ngành sản xuất trồng trọt tăng khoảng 4% mỗi năm. Nhờ chương trình ngọt
hóa Gò Công mà diện tích cây thực phẩm và cây ăn quả được tăng lên đáng kể.
Tính đến tháng 05-2013, huyện Chợ Gạo có 5.000 ha lúa nếp Bè, 2.000 ha cây
thanh long (xã Bình Ninh) , 4.000 ha vườn dừa Chợ Gạo (xã Xuân Đông). Mấy năm
gần đây, năng suất, chất lượng thanh long ngày càng cao do nông dân đã biết ứng
dụng kỹ thuật cho cây ra hoa trái vụ.
2.2.1.2 Chăn nuôi
Tiền Giang là địa phương có quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn ở khu vực với
123 trang trại lớn, nuôi hơn 550000 con heo và 6,6 triệu con gà. Khu vực nuôi heo,
gà quy mô lớn tại huyện Chợ Gạo (xã Bình Phan, xã Đăng Hưng Phước), huyện
25