Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

DẤU ẤN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI TRONG TRIẾT HỌC ARISTOTE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.52 KB, 38 trang )

CHƯƠNG I
DẤU ẤN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
TRONG TRIẾT HỌC ARISTOTE
1.1. Những vấn đề cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại
1.1.1. Vài nét về Triết học Hy Lạp cổ đại
Hy Lạp cổ đại là một lãnh thổ rộng lớn bao gồm khu vực miền Nam bán đảo
Ban-căng (thuộc Châu Âu), nhiều hòn đảo nằm trên biển Êgiê và cả một vùng
rộng lớn ở ven biển bán đảo Tiểu á. Yếu tố địa lý tự nhiên này đã tạo điều kiện cơ
bản để nền nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp Hy Lạp cổ đại phát triển
từ rất sớm. Quá trình lịch sử lâu dài với không ít những thăng trầm của vùng đất
Hy Lạp cổ đại gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội và tư tưởng triết học của
nó trong đó sự phân chia xã hội thành giai cấp, sự phân công lao động xã hội
thành lao động trí óc và lao động chân tay đã dẫn tới sự hình thành một đội ngũ
các nhà trí thức chuyên nghiệp chuyên nghiên cứu về khoa học, triết học. Sự xuất
hiện của những trí thức khoa học và triết học trong thời kỳ này đã tạo nên một
bước ngoặt lớn về nhận thức của con người, phá vỡ ý thức hệ thần thoại và tôn
giáo nguyên thuỷ. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của nền sản xuất, những tri thức
về khoa học tự nhiên phát triển mạnh, được trình bày trong hệ thống triết học - tự
nhiên của các nhà triết học cổ đại, bên cạnh đó, khoa học thời bấy giờ chưa phân
ngành nên các nhà triết học đồng thời cũng là các nhà Toán học, nhà Vật lý học
Từ các yếu tố đó có thể khẳng định rằng, triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ khi ra
đời đã có sự gắn bó với nhu cầu thực tiễn và gắn với khoa học.
Triết học Hy Lạp cổ đại xuất hiện vào lúc xã hội này đã phát triển lên chế độ
chiếm hữu nô lệ với hai giai cấp chủ yếu là chủ nô và nô lệ nên nó là hệ tư tưởng,
là thế giới quan của giai cấp chủ nô thống trị, đồng thời nó còn là công cụ bảo vệ,
duy trì địa vị, quyền lợi của giai cấp chủ nô, là công cụ nô dịch, đàn áp các giai
cấp khác về mặt tư tưởng. Bên cạnh tính giai cấp rõ rệt đó, triết học Hy Lạp cổ đại
coi trọng, đề cao vai trò của con người, coi con người là tinh hoa của tạo hoá. Do
là một trong những nền triết học mở đường trong lịch sử triết học nhân loại hơn
nữa các quan niệm triết học được rút ra trên cơ sở suy luận, suy đoán từ sự quan
sát trực tiếp các sự kiện xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội nên triết học Hy Lạp cổ


đại mang nặng tính sơ khai, chất phác, ngây thơ. Tuy nhiên, từ trong sự khởi đầu
đó, các nhà triết học sau này đã nhìn thấy ở triết học Hy Lạp cổ đại mầm mống
của tất cả các kiểu thế giới quan sau này và xem nó là một đỉnh cao của triết học
nhân loại. Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, tuỳ từng không gian địa lý cụ thể
mà triết học Hy Lạp cổ đại chia thành các trường phái và các giai đoạn phát triển
khác nhau [1].
1.1.2. Các quan điểm cơ bản trong Triết học Hy Lạp cổ đại
1.1.2.1. Quan niệm về thế giới
Trước Thales, người Hy Lạp giải thích nguồn gốc tự nhiên của thế giới, vạn vật
qua các câu truyện thần thoại của chúa trời, của các vị thần và các anh hùng. Các
hiện tượng như sấm, sét hay động đất được cho là do các hành động của chúa trời
gây ra.
Ông quan niệm toàn bộ thế giới của chúng ta được khởi nguồn từ nước. Nước là
bản chất chung của tất cả mọi vật, mọi hiện tượng trong thế giới. Mọi cái trên thế
gian đều khởi nguồn từ nước và khi bị phân hủy lại biến thành nước; không có
nước thì không có gì cả. Nước tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó tạo ra thì
không ngừng sinh ra, biến đổi và mất đi. Thế giới là một chỉnh thể thống nhất, tồn
tại tựa như một vòng biến đổi tuần hoàn không ngừng nghỉ mà nước là nền tảng
của vòng biến đổi tuần hoàn đó. Với quan niệm nước là khởi nguyên của thế giới,
của mọi sự vật, hiện tượng. Ông đã đưa yếu tố duy vật vào trong quan niệm triết
học giải thích về thế giới. Thế giới được hình thành từ một dạng vật chất cụ thể là
nước chứ không phải do chúa trời hay các vị thần. Thales được coi là người đầu
tiên đặt vấn đề nghiên cứu về sự sống ngoài Trái Đất.
Còn theo Anaximăngđrơ, Ông là người đầu tiên nghiên cứu nghiêm túc vấn đề
phát sinh và phát triển của các loài động vật. Theo ông, động vật phát sinh dưới
nước và sau nhiều năm biến hoá thì một số giống loài dần thích nghi với đời sống
trên cạn, phát triển và hoàn thiện dần; con người hình thành từ sự biến hoá của cá.
Phỏng đoán của ông còn chưa có căn cứ khoa học song đã manh nha thể hiện yếu
tố biện chứng về sự phát triển của các giống loài động vật. Khi giải quyết vấn đề
bản thể luận triết học, Anaximăngđrơ cho rằng cơ sở hình thành vạn vật trong vũ

trụ là từ một dạng vật chất đơn nhất, vô định hình, vô hạn và tồn tại vĩnh viễn mà
người ta không thể trực quan thấy được. Nếu so với Thales thì Anaximăngđrơ có
bước tiến xa hơn trong sự khái quát trừu tượng về phạm trù vặt chất.
Còn theo Anaximen, do có năng lực tụ và tán mà không khí có thể biến thành
nước, đất, đá,…hay lửa. Lửa do nhẹ mà bay lên tạo thành bầu trời. Đất đá do nặng
mà rơi xuống tạo thành tâm vũ trụ. Và từ chúng vạn vật ra đời, tồn tại.
Tư tưởng Hêraclít về thế giới thì được thể hiện trong các quan điểm: Thứ nhất,
không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới đứng im tuyệt đối mà trái lại tất cả
đều trong trạng thái biến đổi và chuyển hoá thành cái khác và ngược lại.
Thứ hai, quan niệm về sự tồn tại phổ biến của các mâu thuẫn trong mọi sự vật,
hiện tượng. Điều đó thể hiện trong những phỏng đoán của ông về vai trò của
những mặt đối lập trong sự biến đổi phổ biến của tự nhiên, về sự trao đổi của
những mặt đối lập, về sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối lập.
Thứ ba, theo Hêraclít, sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới do quy
luật khách quan (logos) quy định. Logos khách quan là trật tự khách quan của mọi
cái đang diễn ra trong vũ trụ. Logos chủ quan là từ ngữ, học thuyết, lời nói, suy
nghĩ của con người. Logos chủ quan phải phù hợp với logos khách quan.
Đêmôcrít là một trong những người đã phát triển thuyết nguyên tử lên một trình
độ mới. Một mặt, ông tán thành lý thuyết tồn tại duy nhất và bất biến của Pácmênít
khi coi các nguyên tử là bất biến, mặt khác, ông kế thừa quan điểm của Hêraclít
cho rằng mọi sự vật biến đổi không ngừng. Đêmôcrít đã nêu ra lý thuyết về vũ trụ
học. Lý thuyết này được xây dựng trên cơ sở lý luận nguyên tử về cấu tạo của vật
chất, thấm nhuần tinh thần biện chứng tự phát và có một ý nghĩa đặc biệt trong
lịch sử triết học. Đêmôcrít khẳng định: vũ trụ là vô tận và vĩnh viễn, có vô số thế
giới vĩnh viễn phát sinh, phát triển và bị tiêu diệt. Quan điểm của Đêmôcrít về vận
động gắn liền với vật chất là một phỏng đoán có giá trị đặc biệt. Theo ông, vận
động của nguyên tử là vĩnh viễn, và ông đã cố gắng giải thích nguyên nhân vận
động của nguyên tử ở bản thân nguyên tử, ở động lực tự thân, tự nó. Tuy nhiên
ông đã không lý giải được nguồn gốc của vận động. Dựa trên học thuyết nguyên
tử, Đêmôcrít đã đi tới quan điểm quyết định luận. Đó là thừa nhận sự ràng buộc

theo luật nhân quả, tính tất nhiên và khách quan của các hiện tượng tự nhiên. Đây
là một quan điểm có giá trị của Đêmôcrít đóng góp cho nền triết học Hy Lạp cổ
đại.
Xôcrát và Platon là hai đại diện tiêu biểu của hệ thống triết học duy tâm Hy Lạp
cổ đại. Xôcrát cho rằng nếu không hiểu cái chung, cái phổ biến thì người ta không
thể phân biệt được cái thiện - cái ác, cái tốt - cái xấu. Muốn phát hiện ra cái thiện
phổ biến thì phải có phương pháp tìm ra chân lý thông qua các cuộc tranh luận, toạ
đàm, luận chiến. Đây chính là yếu tố biện chứng trong triết học Xôcrát, song nó lại
dựa trên lập trường duy tâm vì Xôcrát cho rằng giới tự nhiên là do thần thánh an
bài.
Platôn là học trò của Xôcrát. Các quan điểm triết học của ông chứa đựng những
yếu tố biện chứng. Ông thừa nhận sự vận động của thế giới song đó chỉ là vận
động theo sự điều khiển của ý niệm. Ông chia thế giới thành hai loại:
- Thế giới của những ý niệm: là thế giới tồn tại chân thực, bất biến, vĩnh
viễn, tuyệt đối và là cơ sở tồn tại của thế giới các sự vật cảm tính.
- Thế giới của các sự vật cảm tính: là thế giới tồn tại không chân thực,
thường xuyên biến đổi và phụ thuộc vào thế giới của những ý niệm.
1.1.2.2. Quan niệm về con người
Triết học Hi Lạp đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, khẳng định con
người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới. Mặc dù vậy, con người ở
đây cũng chỉ là con người cá thể, giá trị thẩm định chủ yếu ở khía cạnh đạo đức,
giao tiếp và nhận thức.
Theo Heraclít, về mặt nhận thức. Theo ông, nhận thức khởi đầu từ cảm tính
thông qua các giác quan để con người nhận thức các sự vật cụ thể. Ông cũng nhận
thấy vai trò không giống nhau giữa các giác quan trong nhận thức “mắt và tai là
người thầy tốt nhất nhưng mắt tốt hơn tai”.
Ông chia nhận thức thành hai cấp độ là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
Nhận thức cảm tính chỉ là sự tiếp cận với logos nhưng không chắc chắn. Nhận
thức lý tính là con đường đạt tới chân lý nên ông đề cao.
Về nhân bản học. Con người là sự thống nhất cả hai mặt đối lập ẩm ướt và lửa.

Linh hồn của con người là biểu hiện của lửa. Lửa đưa con người đến điều thiện,
làm cho con người trở nên hoàn hảo, lửa là thôi thúc ở trong tim để ngăn ngừa
những cám dỗ vì chống lại khoái cảm còn khó hơn chống lại sự giận dữ. Theo
ông, hạnh phúc không phải là sự hưởng lạc về mặt thể xác thoả mãn dục vọng mà
ở chỗ phải biết vượt lên trên mình biết nói, biết suy nghĩ, hành động theo logos.
Đêmocrit có nhiều công lao trong việc xây dựng lý luận về nhận thức. Ông đặt
ra và giải quyết một cách duy vật vấn đề đối tượng của nhận thức, vai trò của cảm
giác với tính cách là điểm bắt đầu của nhận thức và vai trò của tư duy trong việc
nhận thức tự nhiên.
Nét đặc sắc trong triết học duy vật của Đêmôcrit là chủ nghĩa vô thần. Ông cho
rằng sở dĩ con người tin vào thần thánh là vì con người bất lực trước những hiện
tượng khủng khiếp của tự nhiên. Theo ông, thần thánh chỉ là sự nhân cách hoá
những hiện tượng tự nhiên hay là những thuộc tính của con người. Thí dụ, mặt trời
mà tôn giáo Hi Lạp đã thần thánh hoá thì ông cho đó chỉ là một khối lửa.
Công lao có ý nghĩa lịch sử của Đêmôcrit là ông đã bền bỉ đấu tranh cho quan
niệm duy vật về tự nhiên. Nó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tiếp theo
của triết học duy vật.
Đối lập với chủ nghĩa duy vật Hi Lạp cổ đại là chủ nghĩa duy tâm trong triết
học mà đại biểu lớn nhất là Platôn.
Theo Platôn, giới tự nhiên-thế giới của những vật cảm tính-bắt nguồn từ những
thực thể tinh thần tức là từ những ý niệm; vật thể cảm tính chỉ là cái bóng của ý
niệm. Ông cho rằng, để nhận thức được chân lý người ta phải từ bỏ mọi cái hữu
hình cảm tính; phải “hồi tưởng” lại những gì mà linh hồn bất tử quan sát được
trong thế giới ý niệm. Thuyết hồi tưởng thần bí này được xây dựng trên cơ sở học
thuyết về linh hồn bất tử, tính độc lập của linh hồn với thể xác. Đạo đức học của
ông được xây dựng trên học thuyết về linh hồn bất tử là một hình thức của lý luận
tôn giáo, là bộ phạn quan trọng nhất của ý thức tư tưởng của tầng lớp chủ nô quý
tộc. Triết học Platon được nhiều nhà triết học thời trung cổ và sau đó, nhiều nhà
duy tâm thời cận đại lặp lại dưới những hình thức cải biên…nhằm phục hồi và đẩy
cao tính duy tâm mà Platôn mắc phải làm cho nó trở nên thần bí hơn với khẩu hiệu

“trở về với Platôn”.
Trong thời này, điển hình có hai trường phái quan niệm về con người khác
nhau:
Chủ nghĩa duy tâm quan niệm: Con người là một thực thể linh hồn, cái giá trị
lớn nhất ở con người là phần hồn, phần hồn là cái sống mãi, cái vĩnh hằng, còn
phần xác chỉ là cái gì ngắn ngủi thoảng qua, nó rồi cũng nhanh chóng ra đi - trở về
với cát bụi. Quan niệm duy tâm về con người đã ảnh hưởng đến một bộ phận
không nhỏ, khiến họ khước từ cuộc sống hiện thực, một cuộc sống phải sản xuất,
đấu tranh để tồn tại vì hạnh phúc con người, để hướng về một thế giới hư vô, phó
thác cuộc đời cho số phận.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm: Con người là một sinh vật, cái giá trị
nhất ở con người là cái sinh vật, bản chất người là bản chất sinh vật. Còn những
cái như tư tưởng, tình cảm, ước mơ, hoài bão chỉ là thứ trừu tượng, mơ hồ
không có giá trị hiện sinh. Với quan niệm coi bản chất con người là sình vật, chủ
nghĩa duy vật siêu hình về con người đẩy tới việc giải quyết vấn đề con người chỉ
là sự thỏa mãn về nhu cầu vật chất, nhu cầu sinh vật của con người, kích thích con
người lao vào cuộc sống vật chất tầm thường, đẩy một bộ phận người chạy theo
lối "sống gấp" - lối sống theo nhịp điệu hối hả, sống tranh thủ, gấp gáp, sống
nhanh lên sống vượt lên thời gian, vượt ra không gian, sống ích kỷ, sống chỉ biết
mình, không biết đến đồng loại Cả hai cách tiếp cận trên về con người đều dẫn
đến chủ nghĩa cực đoan về con người: Họ đã từ tuyệt đối hóa đến thần bí hóa mặt
tinh thần của con người, hạ thấp mặt sinh vật (phần xác) và ngược lại, không thấy
được con người là một thể thống nhất giữa mặt vật chất và mặt tinh thần.
1.1.2.3. Quan niệm về xã hội
Sự tan rã chế độ thị tộc và sự thiết lập chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ xã hội có
giai cấp đầu tiên trong lịch sử loài người đánh dấu xuất hiện những tư tưởng triết
học đầu tiên tại Hy Lạp cổ đại… song song với những tư tưởng khác, tư tưởng dân
chủ cũng đã được xuất hiện. Nền dân chủ Athen là điển hình và rõ nét nhất. Tuy
nhiên, do những biến động của cuộc sống chính trị, do những phản biện luận xuất
hiện, tư tưởng phản biện ra đời làm cho tư tưởng dân chủ trải qua nhiều sự thử

thách và phản biện. Người Hy Lạp đã khám phá, phát minh ra nền dân chủ, tư
tưởng về dân chủ. Rồi người Athen chuộng tự do, mở rộng cửa cho dân tự do, tức
công dân nhập cư. Tất cả sự thân mật, cầu khẩn cho sự phát triển ấy đã giúp cho
nền dân chủ này đạt những kết quả lớn lao. Nhưng những thăng trầm mà nó không
thể né tránh là rất nhiều.
Sự thăng trầm của nền dân chủ xuất phát từ những nguyên nhân bên trong,
trước hết từ những mâu thuẫn của bản thân nền dân chủ đó. Bên cạnh những hợp
đề lại có những phản đề. Sự phản đề làm cho tư tưởng dân chủ được “chắt lọc, gạn
đục khơi trong”, lèo lái chủ thể chính trị (sở hữu chính trị, phát triển chính trị và
sáng tạo chính trị) đi theo hướng hợp quy luật và có lợi cho chủ thể chính trị.
Socrate, Aristote đều tỏ thái độ ác cảm đối với nền dân chủ. Nhưng Democrite lại
ủng hộ nền dân chủ. Còn ở Platon nền dân chủ luôn được đặt trong tình thế phê
phán gay gắt, đặc biệt là nền dân chủ Athen. Nền dân chủ Athen, theo Platon là sự
pha tạp, vàng thau lẫn lộn. Nó luôn phải đối mặt, hay nói cách khác những nan
giải luôn trực chờ. Ơ những cách lý giải của Platon tư tưởng giàu- nghèo, quyền
lực, định chế luật pháp, bình đẳng, công bằng, , hình thức cai trị dân chủ,… tất cả
đều được quan tâm nhận thức.
Tuy nhiên, ở Platon dân chủ lại có ý nghĩa là hòa tan cá nhân vào cộng đồng,
dân chủ là cá nhân phải phục tùng tuyệt đối xã hội, dân chủ là “người sản xuất
phải thích ứng với công việc, chứ không phải công việc phải thích ứng cho người
sản xuất”…
Tư tưởng dân chủ đã được hình thành và đã được phát triển, đã trải qua những
thăng trầm của lịch sử, có hợp đề thì phải có phản đề mới tạo ra động lực phát
triển. Ơ triết học Hy Lạp cổ đại các vòng khâu đầu tiên đã được tạo ra, tiền đề cơ
sở đã được hình thành. Cái vòng khâu đầu tiên ấy sẽ tạo ra những vòng khâu liên
tục tiếp theo nữa; bằng vòng khâu có tính mở, tư tưởng dân chủ của triết học Hy
Lạp cổ đại sẽ được tiếp cận và mở rộng bằng những vòng khâu, sự lan tỏa tiếp
theo trong các thời kỳ sau đó.
Nhà nước là một thiết chế cần thiết, nhà nước là một hình ảnh phóng đại của
con người.

“Polis”, khái niệm dùng để chỉ lối tổ chức nhà nước độc đáo của người Hy Lạp
xuất hiện từ rất sớm, nó như những cụm dân cư, sống có tổ chức, được thành luỹ
kiên cố xung quanh bao bọc.
Vào thế kỷ V TCN Athen hình thành kiểu nhà nước mà người Hy Lạp gọi là
dân chủ, tức quyền lực của nhân dân. Đó chính là nhà nước Athen.
Đến thời Socrate, ông muốn duy lý hoá nhà nước, muốn những người điều hành
công việc quốc gia phải có tri thức, hiểu biết.
Đến thời Platon- học trò của Socrate, vấn đề nhà nước lại được quan tâm sâu
sắc, mô hình nhà nước lý tưởng. Theo ông, trong lịch sử đã từng tồn tại bốn hình
thức nhà nước là quyền lực của những kẻ hiếu danh, quyền lực của thiểu số, quyền
lực của số đông, quyền lực của nhà độc tài, nhưng tất cả không phải là những hình
thức nhà nước công bằng.
Nhà nước công bằng là gì? Là nhà nước phải được xây dựng từ những thành tố
công dân khác nhau, chiếm những địa vị xã hội khác nhau, thực hiện những chức
phận khác nhau tuỳ theo năng lực của mình. Sự xác định các thành tố hay các
đẳng cấp trong xã hội, dựa trên sự phân chia cơ cấu linh hồn ra ba phần. Một là,
các triết gia- cai trị gia, hay đẳng cấp vàng, tương ứng với phần lý trí của linh hồn.
Hai là, các chiến binh hay đăng cấp bạc tương ứng với phần ý chí của linh hồn. Ba
là, những người lao động chân tay và buôn bán, hay đẳng cấp đồng và sắt, tương
ứng với phần dục vọng của linh hồn.
Chính nhà nước với cơ cấu như thế là nhà nước lý tưởng. Đảm bảo sự bình
đẳng xã hội, vừa tồn tại bất bình đẳng trong quan hệ giữa các đẳng cấp.
Như vậy, nhà nước lý tưởng của Platon thực chất là sự vận dụng có cải biến chế
độ xã hội của Sparta. Nhà nước của Platon là sự thống nhất của những bản thể
không bản sắc hoàn thành những chức năng của mình bất chấp các quyền lợi, đòi
hỏi, nhu cầu cá nhân. Tính bền vững của nhà nước đạt được “khi bằng thuyết
phục, khi bằng gươm đao”. Trong nhà nước ấy không có tư hữu…
Nhà nước lý tưởng mà Platon hình dung là một tổ chức đạo đức- chính tị hoàn
hảo; giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Một là, an ninh xã hội cho mọi thành viên và chủ quyền toàn vẹn cho xứ sở.

Hai là, đảm bảo nhu cầu vật chất và phúc lợi xã hội.
Ba là, định hướng và khuyến khích tinh thần sáng tạo khoa học.
Nguyên lý cơ bản của nhà nước lý tưởng là công bằng, mục tiêu của nó- cái
thiện tối cao, phương tiện của nó- giáo dục.
Platon như nhà nhân văn và nhà khai sáng nhưng Platon như nhà cộng sản
không tưởng, chủ trương xây dựng cộng đồng thiếu bản sắc, thủ tiêu con người cá
nhân.
Với Xixêron, nhà nước là “một cộng đồng pháp lý”. Nhà nước là của chung
nhân dân và là trật tự chung.
Những tư tưởng trên nhằm phản ánh cuộc đấu tranh tư tưởng để tìm ra hình
thức nhà nước đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội, thoát khỏi vòng tròn mở
đầu của nền chính trị Hy Lạp- La Mã cổ đại. Đây cũng là bước đầu tiên thể hiện
cho những vòng khâu lan toả tiếp theo.
Sự tan rã chế độ thị tộc và sự thiết lập chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ xã hội có
giai cấp đầu tiên trong lịch sử loài người…. Trong nội bộ công xã đã bắt đầu diễn
ra những xung đột từ việc hôn nhân đến việc phân chia tìa sản của các thế hệ, cuối
cùng là việc phân định quyền lực song song với việc phân hoá xã hội.
Lúc này, những biểu hiện chủ yếu của hệ thông các giá trị tinh thần mới là sự
duy lý hoá tư duy, ý thức về nhân cách, ca ngợi tính tích cực, lòng quả cảm của
con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên, tinh thần ái quốc, quan niệm về tự do
như phạm trù đạo đức- chính trị cao quý nhất… tư tưởng triết học, tất cả đều được
quan tâm, lý giải… sự thông thái được “thế tục hoá” khát vọng hiểu biết, khám
phá, khát vọng hướng tới chân lý, đằng sau số phận của các vị thần và các thủ lĩnh
siêu phàm, tài ba là những thông điệp của cuộc sống, những bài ca về lòng yêu
nước, tình đồng đội, tình cảm vợ chồng, cha mẹ, anh em… ghen tuông, hiềm
khích, đố kỵ, lừa dối cái ác. Đã góp phần tạo nên vòng khâu tư tưởng của nhân
loại.
Thời kỳ cổ đại sơ khai hình thành những khuynh hướng và những phương pháp
tư duy cơ bản nhất. Vấn đề nhận thức luận, nguồn gốc sự sống được đặt ra.
Thời kỳ Hy Lạp cổ đại cực thịnh, nền dân chủ, chủ nô được quan tâm, vấn đề

con người, vị trí của con người trong thế giới, số phận và triển vọng của nhân loại.
“Con người- thước đo của vạn vật”. Lý giải những vấn đề liên quan đến vị trí và
số phận con người, ý nghĩa của cuộc sống, năng lực và phương pháp nhận thức,
tiến trình lịch sử, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội. Xác lập nền
dân chủ, dân chủ là hình thức tổ chức nhà nước ưu việt nhất của thế giới cổ đại.
Hy Lạp cổ đại thời kỳ Hy Lạp hoá trìm đắm trong suy tư và định mệnh, về sự
hoà đồng huyền diệu con người- vũ trụ- thần linh.
Với Solon (638- 559 tcn), “quyền lực cần đặt ngang hàng với pháp luật, quyền
lực và hợp pháp thành tự do và công bằng. Giải phóng tất cả mọi người bằng
quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp sức mạnh với pháp luật”, “chỉ có pháp
luật mới thiết lập được trật tự và tạo nên sự thống nhất”.
Với Pitago (570- 496 tcn), pháp luật phải được đặt cao hơn các phong tục, tập
quán truyền thống không thành văn.
Với Heraclit, pháp luật là phương thức để thực hiện cái phổ biến, “nhân dân
phải đâud tranh để bảo vệ pháp luật như bảo vệ chốn nương thân của mình”. Các
thành phố phải được thiết lập trên cơ sở pháp luật, người ta phải đấu tranh cho
pháp luật như đấu tranh cho thành luỹ quê hương.
Với Hêrôđốt (480- 425 tcn), quyền lực trong xã hội là thuộc về dân, xã hội phải
được quản lý theo nguyên tắc công bằng trước pháp luật.
Với Đêmôcrít (460- 370 tcn), đạo đức hoạ về đạo đức học. Ông quan tâm lòng
nhân ái, tình bạn, con người sống có đức hạnh, giáo dục mẫu người hiền nhân.
Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của cuộc đấu tranh lâu dài của con người
nhằm liên kết với nhau thành cộng đồng. Nhà nước là sự thể hiện quyền lực chung
của công dân, tự do cuả công dân nằm trong sự tuân thủ pháp luật. Pháp luật là sức
mạnh điều chỉnh các quan hệ.
Với Socrate (469- 399 TCN) dân chủ không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật hay
pháp luật bất lực. Giá trị cao nhất là công lý, nghĩa là con người sống tuân thủ
pháp luật của nhà nước. Đức hạnh là tri thức, cai trị không phải là lạc thú mà là
trách nhiệm. Quyền tự nhiên và quyền công dân (quyền dựa trên kinh nghiệm
sống).

Còn với Platon (427- 347 TCN). Người cầm quyền phải gạt sang ý chí cá nhân
để tuân thủ và nhân danh ý chí của pháp luật. Pháp luật không được đề cao, đồng
thời nằm dưới quyền của một ai đó thành một nhà nước sụp đổ nhanh chóng. Ở
đâu pháp luật được định ra thì ở đó mới có chế độ nhà nước. Đức hạnh cao quý
nhất của mỗi cá nhân là công bằng, tiết độ (gan dạ, khôn ngoan, công bằng).
Còn khi chúng ta tiếp cận tư tưởng của Seneca thì ông cho rằng, sự tuân phục
hợp lý là tự do…
Tóm lại, vòng khâu tư tưởng thời kỳ Hy Lạp đã được hình thành. Sự mở đầu
này, sự phác thảo này không kém phần chi tiết là một sự báo hiệu diễn ra những
vòng khâu tư tưởng tiếp theo, lớn hơn cả về lượng lẫn về chất. Về lượng có nhiều
nhà tư tưởng với nhiều học thuyết được đưa ra; về chất các học thuyết đã khẳng
định mạnh mẽ hơn đến giá trị người, giá trị nhân văn trong đơì sống sinh hoạt của
con người.
1.2. Sự kế thừa, sáng tạo trong triết học Aristote về triết học Huy Lạp cổ đại
1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp
Aristote (384-322 TCN) sinh trưởng tại thành phố Xtahi (Stagire), trong một
gia đình có cha là ngự y nổi tiếng cho vương triều Maxêđôin, là học trò của
Platon. Aristote sớm trở thành nhà triết học lớn nhất, có bộ óc bách khoa toàn thư
vĩ đại nhất của triết học Hy Lạp cổ đại . Ph. Ăngghen đã gọi ông là con người có
“khối óc toàn diện nhất”. Còn C. Mác đã đánh giá: “tư tưởng thâm thúy của
Aristote vạch ra những vấn đề trừu tượng nhất một cách thật đáng kinh ngạc ”, là
người đầu tiên không chỉ đặt nền móng vững chắc cho lâu đài triết học, logic học
và khoa học hiện đại, mà còn là người đầu tiên đặt nền móng cho lịch sử triết học.
Nói cách khác, theo ông, bắt đầu từ Aristote, lịch sử triết học mới ra đời và phát
triển.
Năm 367, ông tới Athens và gắn bó đời mình vào trường Academy của Platon
cho tới khi vị thầy ấy qua đời. Tại đó, ông viết nhiều đối thoại được tán dương là
rất hùng hồn. Nay chỉ tồn tại vài đoạn tản mác.
Năm 347, ông sang ở Tiểu Á và Mitilene, Leobos. Năm 342, ông được vua
Philip xứ Macedonia mời làm gia sư cho hoàng tử Alexander, người về sau trở

thành Ðại đế.
Năm 325, Aristote quay lại Athens, mở trường Lyceum. Ðược Alexander Ðại
đế hỗ trợ, ông lập thảo cầm viên đầu tiên của loài người để làm cơ sở học hỏi. Tại
hai nơi đó, người ta kể rằng thầy lẫn trò trong các buổi học tập đều đi tới đi lui
không ngừng.
Sau khi Ðại đế Alexander chết sớm (325 TCN), tại Athens nổi lên phong trào
bài xích người Macedonia. Aristote bị kết tội không sùng bái thần linh. Có lẽ cảm
thấy mình sẽ chung số phận với thái sư phụ Socrates, ông bỏ trốn tới Chalcis ở
Enbea. Qua năm sau, 62 tuổi, ông tự tử.
Ông viết rất nhiều tác phẩm về mọi đề tài, mọi lĩnh vưc khoa học đương thời.
Ngoài một số tác phẩm bị thất lạc, những tác phẩm còn lại được học trò sưu tập và
đặt tên là Organon (công cụ nhận thức) gồm 6 luận văn về luận lý học: Physics
(vật lý học); Metaphysics (siêu hình học); De Anima (bàn về loài vật);
Nichomachean Ethics và Eudemian (đạo đức học); Rhetoric (khoa hùng biện); và
một chuỗi các tác phẩm về sinh học cùng vật lý học.
1.2.2. Nội dung cơ bản của triết học Aristote
Sự nghiệp sáng tác của ông trải qua ba thời kỳ chính: thời kỳ Athènes lần thứ
nhất (367 - 347 TCN ), hay thời kỳ Hàn lâm viện, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
Platon; thời kỳ viễn du (những năm 40 - đầu 30 TCN), phê phán một số luận điểm
nến tảng trong triết học Platon, nhất là học thuyết về tồn tại (to einai); thời kỳ
Athènes lần thứ hai (những năm cuối đời), mở trường phái triết học ở Lycée.
Sự nghiệp sáng tác của Aristote thật đồ sộ. Ngoài triết học ông còn thâm nhập
vào hầu như tắt cả các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, để lại nhiều
công trình có giá trị.
Những sáng tác của Aristote thuộc về ba nhóm khoa học:
- Nhóm các khoa học lý thuyết, lấy tri thức làm đối tượng. gồm Siêu hình
học (triết học đệ nhất), vật lý học (triết học đệ nhị), toán học, lôgíc học (cần
nhớ rằng tên gọi lôgíc học không phải do Aristote đặt ra).
Đối tượng của triết học đệ nhất là những gì tồn tại “đằng sau” tự nhiên hữu
hình. Tự nhiên ở Aristote không đồng nhất với thực tại. Thực tại, hay cái đang tồn

tại, được Aristote diễn đạt bằng từ “on”, “giữa” để phân biệt với tồn tại” (“to
einai”). Thực tại rộng hơn tự nhiên, tự nhiên chỉ là một phân thực tại. Siêu hình
học như triết học đệ nhất là khoa học nghiên cứu những bán chất (ousia) và
nguyên nhân (aitia) phi cảm tính, vĩnh cửu; ngược lại vật lý học, tức triết học đệ
nhị, nghiên cứu những nguyên nhân vật chất năng động của toàn bộ sự vật hữu
hình, còn toán học - những sự vật bất động. Triết học đệ nhất được nâng lên cấp
độ khoa học về thần, nhưng rộng hơn cả thần học, vì nó bao quát toàn bộ nguyên
nhân và bản chất của thực tại, với tính cách đó nó cũng lại là khoa học về tồn tại.
- Nhóm các khoa học thực tiễn, lấy hành động làm đối tượng. gồm đạo đức
học, chính trị học, kinh tế học…
- Nhóm các khoa học sáng tạo. lấy những gì hữu ích và gây ấn tượng do con
người sáng tạo ra làm đối tượng, gồm nghệ thuật, thi ca, các khoa học ngôn
ngữ, các hoạt động có tính chất kỹ thuật.
Trong trình tự nghiên cứu của triết học Aristote đầu tiên là lô-gíc học như nhập
môn vào các khoa học khác; tiếp theo là vật lý học (kể cả sinh vật học, tâm lý học)
tìm hiểu tự nhiên vô cơ, hữu cơ và đời sống con - người; thứ ba là siêu hình học
nghiên cứu bản chất tồn tại; cuối cùng là đạo đức học và các khoa học ngôn ngữ,
văn chương, …
Bên cạnh đó, những vấn đề chính trong triết học của Aristote còn phải kể đến
các học thuyết cơ bản và các quan niệm.
Xu hướng duy vật và tư tưởng biện chứng trong triết học tự nhiên của Arixtốt
thể hiện ở ông thừa nhận tự nhiên là toàn bộ sự vật có một bản thể vật chất mãi
mãi vận động và biến đổi, không có bản chất của sự vật tồn tại bên ngoài sự vật,
hơn nữa sự vật nào cũng là một hệ thống và có quan hệ với các sự vật khác. Ông
cho rằng, vận động gắn liền với các vật thể, với mọi sự vật hiện tượng của giới tự
nhiên. Ông cũng khẳng định, vận động là không thể bị tiêu diệt, đã có vận động và
mãi mãi sẽ có vận động. Trong lập luận này, ông đã tiến gần đến quan niệm vận
động là tự thân của vật chất. Song cuối cùng ông lại rơi vào duy tâm khi cho rằng
thần thánh là nguồn gốc của mọi vận động. Tuy nhiên, nếu như trước đây Hêraclít
và Đêmôcrít chưa phân biệt được các hình thức của vận động thì đến Arixtốt là

người đầu tiên đã hệ thống hoá các hình thức vận động thành sáu dạng khác nhau.
Lý thuyết về vận động của Arixtốt là một thành quả có giá trị cao của khoa học cổ
Hy Lạp. Về lôgíc học, Arixtốt đã cố gắng giải quyết mối quan hệ thống nhất biện
chứng giữa cái chung và cái riêng nhưng ông không giải quyết được vấn đề
chuyển hoá từ cái riêng thành cái chung. Lôgíc học hình thức của Arixtốt tuy chưa
hoàn hảo song ông đã để lại cho nhân loại một môn khoa học về tư duy. Chính
ông đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng mà không
tách rời chúng khỏi hiện thực. Tuy nhiên, do hạn chế về lịch sử và là nhà tư tưởng
của giai cấp chủ nô Hy Lạp cho nên về bản thể luận triết học, ông dao động giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm nên ông lại rơi vào phái nhị nguyên luận.
1.2.3. Sự kế thừa, sáng tạo trong triết học Aristote về triết học Huy Lạp cổ
đại
1.2.3.1. Quan niệm về thế giới
Aristote chỉ rõ ra rằng các sự vật đơn nhất được tạo nên từ mô thức và vật chất.
Nhưng hai bản thể ấy chưa nói đầy đủ trọn vẹn những đặc tính của thế giới, nếu
cần tìm hiểu nó trong sự vận động, biến đổi. Vậy là xuất hiện hàng loạt câu hỏi:
mô thức và vật chất liệu đã đủ để lý giải vận động và biến đổi chưa? Ngoài chúng
ra còn có những nguyên nhân nào khác?
Lời giải đáp cho những vấn đề trên được Aristote trình bày trong học thuyết về
bốn nguyên nhân của quá trình vũ trụ: 1. Nguyên nhân vật chất; 2. Nguyên nhân
mô thức; 3. Nguyên nhân vận động; 4. Nguyên nhân mục đích. Thử lấy một công
việc để minh họa cho ý tưởng của Aristote về sự liên kết bốn nguyên nhân, chẳng
hạn đối với công việc xây nhà thì vật chất được dùng là gạch, vữa, vôi…, mô thức
là ý tưởng về ngôi nhà, vận động những công việc của người thợ xây, mục đích là
“để ở” (công dụng của ngôi nhà). “Nguyên nhân được gọi là: (1) cái hàm chứa bên
trong sự vật, cái mà từ đó nó xuất hiện, chẳng hạn đồng là nguyên nhân của pho
tượng, bạc là nguyên nhân của cái đĩa, (2) mô thức, hay khuôn mẫu, cái xác định
bản chất sự vật, (3) cái mà từ đó bắt đầu sự thay đổi hay chuyển hóa vào trạng thái
cân bằng, chẳng hạn người thầy là nguyên nhân (của học trò tốt), người cha –
nguyên nhân của đứa con…, nói chung cái tạo ra nguyên nhân của cái tạo ra, cái

làm biến đổi – nguyên nhân của cái được biến đổi, (4) mục đích, nghĩa là cái – vì –
nó, chẳng hạn mục đích của đi dạo là sức khỏe. Do đâu con người đi dạo? Vì
muốn được khỏe mạnh. Hẳn khi nói như thế chúng ta nghĩ rằng mình đã chỉ ra
nguyên nhân”
(1)
- Nguyên nhân mô thức: Mọi vật trong thế giới có thể vận động là nhờ mô
thức của chúng. Vì mô thức là tính quy định căn bản của tồn tại nên nó là nguyên
nhân quan trọng nhất.
Mô thức (tiếng Hy Lạp morphè) theo nghĩa thông thường là dáng vẻ, diện mạo,
hình dạng, bề ngoài. Tuy nhiên Aristote vượt qua ý nghĩa vừa nêu để hiểu morphè
như bản chất, chuẩn mực (logos), nguyên nhân đầu tiên về bản nguyên tối thượng
của mọi sự vật, mà Thần chính là biểu tượng (mô thức của những mô thức)
(2)
.
- Nguyên nhân vật chất: Theo cách hiểu của Aristote vật chất là nguồn suối
phát sinh sự vật. Nhưng khái niệm vật chất (hyle) mà Aristote sử dụng có tới năm
nghĩa: rừng, hay bụi cây, bó củi, gỗ để xây dựng; chất liệu thô; đề tài, đối tượng
nghiên cứu, mô tả; chất lắng đọng, cặn bã; vật chất theio nghĩa chung
(3)
.
Vật chất của Aristote không năng động như apeiron của Anaximandre. Ở
Aristote vật chất thụ động đến nỗi, chẳng hạn, nếu chỉ nói đến nó thôi thì mọi
người đều giống nhau. Trong mối quan hệ giữa vật chất, hay tiềm thể (dynamis),
va mô thức, hay hiện thể (energeia), vận động đóng vai trò cái làm cho sự thống
nhất các mặt đối lập thành hiện thực. “Bao nhiêu tiểu loại thực tại thì có bấy nhiêu
tiểu loại vận động và biến đổi, và do chỗ xét theo chủng loại ta phân biệt thực tại
trong khả năng và thực tại trong hiện thực, nên tôi ngầm hiểu vận động là sự thể
hiện thực tại trong khả năng”
(1)
- Nguyên nhân mục đích: Thuật ngữ entelecheia đầu tiên chỉ một hiện thực,

một sự thể hiện, về sau được Aristote triển khai thành một quá trình có tính mục
đích cao, để đối lập với những gì diễn ra “theo ngẫu nhiên”.
Tính mục đích vừa đồng nhất với tính tất yếu, vừa được xem như vận động
hướng tới mục đích (telos) tối cao là cái Thiện, hạnh phúc, và theo nghĩa đó nó
bao trùm toàn thể vũ trụ lẫn đời sống con người, chi phối tất cả các sự vật, các
hiện tượng và các quá trình diễn ra trong thế giới.
Nguyên nhân vận động: “Dưới mọi sự biến đổi một cái gì đó biến đổi nhờ một
cái gì đó và vào một cái gì đó”
(2)
. Aristote không thừa nhận tính tự sinh của vận
động (tự vận động), mà xem vận động là do sự tác động của một vật lên một vật,
sau cùng ông hướng đến “Động cơ đầu tiên” như nguồn gốc và nguyên nhân vận
động, phê bình Démocrite đã không chỉ ra nguyên nhân vận động. “Đông cơ đầu
tiên” của Aristote chẳng qua là một cách diễn đạt khác của kiến trúc sư, hóa công
thế giới trong triết học Platon. Nhưng Thần của Aristote cũng là biểu tượng của lý
trí khoa học nữa
(3)
Aristote trình bày học thuyết về vận động cả trong “Siêu hình học” lẫn “Vật lý
học”. Aristote cho rằng thế giới tự nhiên là toàn bộ các sự vật, quá trình luôn vận
động có liên hệ với nhau và được cấu thành từ một bản thể vật chất. Ông công
nhận sự tồn tại khách quan của vật chất và vận động không thể bị tiêu diệt ; cũng
như không thể tách ra khỏi sự vật, quá trình tự nhiên.
Ông chỉ ra 6 hình thức vận động : phát sinh, tiêu diệt, thay đổi trạng thái, tăng,
giảm, di chuyển vị trí, trong đó vận động trong không gian (di chuyển vị trí) là
dạng chủ yếu, điều kiện của tất cả các dạng còn lại. Đối với phát sinh và tiêu diệt,
ông lý giải: Xét theo nghĩa chính xác thì không thể có cả phát sinh lẫn tiêu diệt:
mô thức có tính vĩnh cửu, không thể xuất hiện, cũng như vật chất không “xuất
hiện” và không “biến” đi. Cái mà người ta gọi một cách thiếu cân nhắc là xuất
hiện và diệt vong chỉ là một sự biến đổi, hay chuyển hóa những đặc tính này thành
những đặc tính khác. Sự chuyến hóa này khác với chuyển hóa về chất chỉ một

điểm: dưới biến đổi về chất những đặc tính ngẫu nhiên biến đổi theo, nhưng dưới
sự xuất hiện và diệt vong chỉ những đặc tính chủng loại và tiểu loại chuyến hóa
theo. Điều nay lại cũng có nghĩa là điều kiện của phát sinh và tiêu diệt là vận động
trong không gian.
Ngoài ra Aristote phủ nhận chân không vì nếu có chân không thì không có sức
cản nên tốc độ mọi vật đều lớn vô hạn và mọi vật đều rơi với vận tốc như nhau.
Điều đó là vô lý vì theo ông vật nặng phải luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ.
Ông cho rằng toàn bộ vật chất trong vũ trụ được tạo thành từ 4 yếu tố ban đầu:
đất, nước, lửa, không khí, có thể chuyển hóa lẫn nhau. Các yếu tố này được tác
động bởi hai lực: lực hấp dẫn có xu hướng làm chìm xuống đối với đất và nước,
lực nâng có xu hướng làm nâng lên đối với không khí và lửa. Bốn tính chất này
luôn đấu tranh với nhau tạo ra sự chuyển hóa các yếu tố và mọi hiện tượng trong
thiên nhiên. Mỗi yếu tố đều có vị trí tự nhiên của nó trong thế giới. Vị trí tự nhiên
của đất là địa cầu, là trung tâm bất động của thế giới. Vị trí tự nhiên của nước là
phần khối cầu bọc ngoài địa cầu. trí tự nhiên của không khí và lửa là hai phần khối
cầu bọc ngoài nữa. Mặt cầu ngoài cùng là giới hạn vị trí của lửa, có gắn các sao
bất động, đó là giới hạn của thế giới. Mỗi yếu tố khi bị cưỡng đưa ra khỏi vị trí tự
nhiên của nó đều có xu hướng trở về vị trí ban đầu của nó. Đó là nguyên nhân gây
ra chuyển động tự nhiên.
1.2.3.2. Quan niệm về con người
Aristote dựa trên thuyết nguyên nhân cho rằng cũng như sự vật được hình
thành từ hình thức và vật chất, sinh thể và con người được cấu thành từ yếu tố thể
xác và linh hồn. Ông cho rằng, linh hồn tồn tại như một nguyên lý sống tất yếu của
cơ thể: linh hồn là thực tại nền tảng của một cơ cấu cơ thể tự nhiên. Không có linh
hồn bất tử, không có linh hồn trong cơ thể chết và cũng không có linh hồn nằm
bên ngoài thể xác vật chất.
Tùy theo các cấp độ khác nhau, Aristote chia linh hồn thành ba loại:
o Linh hồn thực vật: là khả tử thực hiện chức năng nuôi dưỡng và
sinh sản.
o Linh hồn động vật: là khả năng thực hiện chức năng cảm ứng với

môi trường xung quanh.
o Linh hồn lý tính: là một bộ phận linh hồn con người, bất tử thực
hiện chức năng hoạt động nhận thức.
Theo Aristote trong con người có đủ ba loại linh hồn nói trên, khi con người
chết đi linh hồn thực vật và linh hồn động vật mất đi cùng với sự tan rã của thể xác
nhưng linh hồn lý tính chức ý thức thì vẫn tồn tại bất diệt và con người là một sinh
thể có lý trí.
Aristote cho rằng, bản chất con người là khát vọng hướng đến tri thức, con
người sinh ra để nhận thức, kẻ nào không nhận thức kẻ đó không là con người.
Aristote coi đối tượng của nhận thức là sự vật của giới tự nhiên và vì vậy tri thức
mà con người thu được phản ánh về giới tự nhiên. Tri thức có 3 loại : kinh
nghiệm, nghệ thuật, khoa học. Tri thức con người thu được theo 4 cấp độ: cảm
tính (cho ta biết những gì thuộc bề ngoài và riêng lẻ của sự vật), kinh nghiệm (thu
được những tri thức mang tính lặp đi lặp lại về sự vật, hiện tượng), nghệ thuật (là
trung gian của kinh nghiệm và khoa học), khoa học (cho ta tri thức đúng về sự vật
hay cho ta biết bản chất của sự vật).
Theo Aristote, nhận thức là một quá trình xuất phát từ thực tại khách quan trải
qua giai đoạn cảm giác, biểu tượng rồi đến tư duy, lý luận. Không có tác động của
đối tượng nhận thức (hiện tượng khách quan) vào giác quan (cơ sở của nhận thức)
thì sẽ không có một tri thức nào. Nhận thức cảm tính, theo nghĩa đó, là nấc thang
đầu tiên, cần thiết của quá trình nhận thức; nhờ nó mà ta nhận biết những đặc tính
của sự vật như kích thước, số lượng, kết hợp, vận động, đứng im… Nhưng nhận
thức cảm tính đó không có khả năng đi sâu vào bản chất sự vật, mà chỉ có nhận
thức lý tính (khái quát hóa, trừu tượng hóa, ) mới khám phá được cái phổ biến, tất
yếu, tức cái quy luật, bản chất của sự vật. Nhận thức là quá trình phản ánh hiện
thực khách quan bên ngoài vào bên trong linh hồn, là ghi chép lên linh hồn những
dòng chữ tri thức. Nhiệm vụ của khoa học là khám phá ra cái phổ biến – tất yếu
(cái bản chất, cái quy luật) trong các sự vật, hiện tượng riêng lẻ nhằm tích lũy tri
thức,
Aristote coi đạo đức học là sự mở rộng nhận thức vào lĩnh vực hành vi con

người. Khi phủ nhận quan điểm của Platon coi hạnh phúc của con người gắn liền
với thế giới ý niệm, Aristote cho rằng: ngu dốt, sai lầm là nguồn gốc của cái ác, lý
trí và lẽ phải đời thường là nguồn gốc của điều thiện, là nền tảng của phẩm hạnh
con người. Phẩm hạnh của con người nếu có được nhờ vào việc hiểu thấu và làm
theo chân lý (hành động dựa theo cái tất yếu – phổ biến, do thông qua giáo dục và
đào tạo) thì đó là phẩm hạnh lý tính; Còn phẩm hạnh của con người có được nhờ
thói quen làm theo lẽ phải đời thường (hành động dựa theo cái trung dung, tức là
không thái quá, thông qua tập quán lâu đời của cộng đồng) thì đó là phẩm hạnh
luân lý.
Quan niệm về bản chất con người của Aristote là một quan niệm rất lành
mạnh: tất cả những lý tưởng đều có một căn bản thiên nhiên và tất cả những cái gì
thiên nhiên đều có thể nẩy nở thành lý tưởng. Aristote chấp nhận một cách thẳng
thắn rằng mục đích trực tiếp của cuộc đời không phải là cái hay cái đẹp mà chính
là hạnh phúc.
Một trong những cơ sở của Aristote về đạo đức là thuyết trung dung. Điểm
trung dung có thể thay đổi tuỳ theo trường hợp và chỉ có thể tìm thấy bằng sự suy
luận trưởng thành. Người ta còn nhớ câu nói bất hủ của Aristote về vấn đề này:
"Một con én không làm nổi một mùa xuân". Tuy nhiên thuyết trung dung chưa
phải là bí quyết đem đến hạnh phúc. Aristote cho rằng những nhu cầu vật chất
cũng cần thiết.
Theo Aristote, đời sống đạo đức, hạnh phúc của con người không nằm trong
thế giới ý niệm trên trời mà nằm trong thế giới hiên thực dưới đất, nơi trần gian.
Đồng thời, chúng phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, nhu cầu của từng người
trong cộng đồng xã hội.
1.2.3.3. Quan niệm về xã hội
Aristote coi chính trị học là sự khai triển đạo đức vào trong đời sống xã hội.
Aristote vận dụng thuyết trung dung xây dựng lí luận về nhà nước. Aristote cho
rằng con người, về bản chất, là một tạo vật có tính xã hội và chính trị, mục đích
trong đời của mỗi cá nhân là thực hiện toàn mãn bản chất của mình để trưởng
thành, thăng hoa và hưởng thụ hạnh phúc.

Nhà nước là một hình thức giao tiếp cộng đồng cao nhất, trên cả gia đình, dòng
họ, làng xã. Con người, về bản chất, phải thuộc về nhà nước. Chỉ có động vật
thuần túy hay thượng đế mới tồn tại bên ngoài nhà nước. Sứ mạng của nhà nước là
đảm bảo cho mọi người (trừ nô lệ
[1]
, vì nô lệ không phải là con người mà chỉ là
công cụ sống biết nói) trong cộng đồng một cuộc sống hạnh phúc với mức độ phúc
lợi ngày càng cao. Để thực hiện sứ mạng này nhà nước phải tiến hành hoạt động
trên ba lĩnh vực: lập pháp, hành chính và xét xử.
Theo Aristote, chính quyền không nên thuộc về người giàu mà cũng chẳng nên
rơi vào tay người nghèo, chính quyền nên thuộc về tầng lớp chủ nô trung lưu. Chế
độ chính trị tốt nhất không phải là chế độ quân chủ hay chế độ dân chủ mà là chế
độ cộng hòa quý tộc. Trật tự xã hội bấy giờ (chiếm hữu nô lệ) đối với Aristote, là
một trật tự xấu, nhưng đó lại là một trật tự xấu cần thiết, vì vậy cần phải bảo vệ nó.
Tóm lại, triết học Hy Lạp cổ đại đã thể hiện rất rõ nét cuộc đấu tranh giữa biện
chứng và siêu hình mà song song với nó là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm. Với các thành tựu nổi bật như thuyết nguyên tử của
Đêmôcrít, phép biện chứng duy tâm của Xôcrát, Platôn và phép biện chứng chất
phác của Arixtốt, triết học Hy Lạp cổ đại đã bao chứa mầm mống của tất cả thế
giới quan về sau này và đánh dấu sự phát triển tư duy biện chứng trong lịch sử
triết học nhân loại. Chính vì vậy, Lênin coi phép biện chứng của các nhà triết học
Hy Lạp cổ đại là khởi nguyên lịch sử phép biện chứng.
CHƯƠNG II
Ý NGHĨA CỦA TRIẾT HỌC ARISTOTE ĐỐI VỚI
VĂN MINH PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
"Chủ nghĩa hiện thực" đôi khi dùng để chỉ quan điểm trái ngược với "chủ nghĩa
lý tưởng" của thế kỷ 18, cho rằng một số sự vật thực sự tồn tại bên ngoài đầu óc
con người. Tuy nhiên, theo nghĩa cổ điển, chủ nghĩa hiện thực là học thuyết cho
rằng những sự thể trừu trượng gắn với những danh từ chung toàn cầu như "con
người" thực sự tồn tại. Nó trái ngược với chủ nghĩa duy danh, quan điểm cho rằng

những danh từ trừu tượng hoặc toàn cầu chỉ là từ ngữ, chúng biểu thị cho những
trạng thái của trí não như ý tưởng, niềm tin hoặc dự định William of Ockham nổi
tiếng là người bảo vệ cho chủ nghĩa duy danh, còn được gọi là "khái niệm luận".
"Chủ nghĩa duy lý" nhấn mạnh vai trò của lý trí con người. Chủ nghĩa duy lý
cực đoan tìm mọi cách để gán tất cả kiến thức con người lên nền tảng độc nhất là
lý trí. Kiểu lý luận điển hình của chủ nghĩa duy lý bắt đầu bằng những tiên đề
không thể chối cãi rành rọt được, để từ đó, bằng các bước logic, diễn dịch ra mọi
đối tượng kiến thức có thể có.
Parmenides (sinh năm 510 TCN) được cho là nhà triết học duy lý đầu tiên,
người đã tranh luận rằng việc suy nghĩ thực sự có xảy ra là không thể hồ nghi, mà
việc suy nghĩ phải có đối tượng suy nghĩ, do đó, một sự vật phải thật sự tồn tại.
Parmenides diễn dịch rằng những gì thật sự tồn tại phải có những tính chất nhất
định– thí dụ như, nó không thể bắt đầu tồn tại hoặc chấm dứt tồn tại, nó là một
chỉnh thể trọn vẹn, nó giữ nguyên bản chất vĩnh viễn (đúng hơn là tồn tại hoàn
toàn bên ngoài thời gian). Zeno (sinh năm 489 TCN) là học trò của Parmenides, đã
tranh luận rằng sự vận động là bất khả thi, và chứa đựng sự mâu thuẫn.
Plato (427-347) cũng bị ảnh hưởng bởi Parmenides, nhưng ông đã kết hợp chủ
nghĩa duy lý với một dạng của chủ nghĩa hiện thực. Triết gia này đã cất công xem
xét sự tồn tại và bản chất của sự vật. Ông kết luận đặc tính của những bản chất sự
vật là chúng mang tính chung trên toàn cầu. Bản chất của một con người, của một
hình tam giác, của một cái cây có thể áp dụng cho tất cả con người, tất cả hình tam
giác và tất cả các loại cây. Plato tranh luận rằng những bản chất này là những hình
thái không phụ thuộc vào trí não, rằng con người có thể biết đến chúng bằng lý trí
và bằng cách làm ngơ trước những thứ làm phân tâm do giác quan gây ra.
Chủ nghĩa duy lý hiện đại bắt đầu với Réne Descartes(1596-1690). Nghiền
ngẫm về bản chất của trải nghiệm tri giác, cũng như những khám phá khoa học
trong sinh lý học và quang học, Descartes (và cả John Locke) đã đi đến quan điểm
rằng chúng ta trực tiếp ý thức được ý nghĩ, chứ không phải sự vật. Quan điểm này
làm nảy sinh ba vấn đề.
1. Có phải các ý nghĩ là bản sao thực thụ của những sự vật, sự việc mà

chúng đại diện? Cảm giác không phải là sự tương tác trực tiếp giữa các vật
thể và ý thức của ta, mà nó là quá trình sinh lý bao hàm sự đại diện (thí dụ
như, một hình ảnh trên võng mạc). Locke nghĩ rằng một "tính chất phụ",
như cảm giác thấy màu xanh lục, không thể nào giống sự sắp xếp các phân
tử vật chất sinh ra cảm giác đó, dù là ông cũng nghĩ "những tính chất
chính" như hình dạng, kích thước, con số, thực sự có trong các sự vật.
2. Ta vẫn chưa rõ làm thế nào những vật thể tự nhiên như bàn, ghế
hoặc ngay cả những quá trình sinh lý trong não bộ có thể sản sinh ra những
thứ thuộc về tinh thần như ý nghĩ. Điều này là một trong những vướng mắc
của một vấn đề triết học nổi tiếng, vấn đề tinh thần-cơ thể.
3. Nếu tất cả những gì chúng ta ý thức được chỉ là ý nghĩ, vậy làm sao
ta có thể biết được có thứ gì khác tồn tại ngoài ý nghĩ ra?
Descartes nỗ lực giải quyết vấn đề cuối cùng bằng lý luận. Ông đã bắt đầu bằng
một nguyên lý mà ông nghĩ là không thể bắt bẻ hiệu quả được: Tôi "biết suy nghĩ",
do đó tôi "tồn tại". Từ nguyên lý này, Descartes tiến hành xây dựng một hệ thống
hoàn chỉnh về kiến thức (trong đó ông chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế,
bằng một dạng bản thể luận). Quan điểm của ông đã thu hút được những triết gia
như Baruch Spinoza, Gottfried Leibniz và Christian Wolff.
Nói chung, chủ nghĩa duy lý thường đối lập với chủ nghĩa kinh nghiệm, một
học thuyết dựa trên cơ sở kiến thức về năm giác quan của con người chúng ta.
John Locke, một triết gia theo chủ nghĩa kinh nghiệm đầu tiên của Anh quốc, đưa
ra quan điểm chủ nghĩa kinh nghiệm cổ điển trong tác phẩm An Essay Concerning
Human Understanding vào năm 1689, phát triển một dạng tự nhiên chủ nghĩa và
kinh nghiệm chủ nghĩa trên cơ sở các nguyên tắc gần như khoa học.
Trong suốt kỷ nguyên này, những ý tưởng tôn giáo đóng vai trò hỗn hợp trong
những nỗ lực của triết học thế tục. Bài phản bác nổi tiếng của giám mục Berkeley
bài xích Isaac Newton theo cách của chủ nghĩa lý tưởng là một thí dụ về một triết
gia trong trào lưu Khai Sáng, (một giai đoạn trong lịch sử). Họ đúc kết khá nhiều
từ những ý tưởng tôn giáo. Các triết gia tôn giáo có sức ảnh hưởng khác gồm có
Blaise Pascal, Joseph Butler và Jonathan Edwards. Những triết gia lớn khác như

Jean-Jacques Rousseau và Edmund Burke, đã chọn con đường hơi khác. Việc
nhiều triết gia thời bấy giờ chỉ tập trung quan tâm những vấn đề được giới hạn đã
dự báo cho sự phân chia ra và chuyên môn hoá nhiều lĩnh vực triết học trong thế
kỷ 20.
Chủ nghĩa hoài nghi là một quan điểm triết học nghi vấn khả năng đạt được
"bất kì" một loại kiến thức nào. Nó được phổ biến bởi Pyrrho, người tin rằng tất cả
mọi thứ đều có thể bị nghi ngờ ngoại trừ "vẻ bề ngoài". Sextus Empirius (thế kỉ 1)
miêu tả chủ nghĩa hoài nghi như là một "khả năng đưa ra một phản đề, trong bất kì
cách thức nào, về vẻ ngoài và các đánh giá, và do đó để đến một trạng thái
không còn đánh giá thứ gì nữa và sau đó là sự bình an của tinh thần"
[1]
. Chủ nghĩa
hoài nghi hiểu theo cách như vậy không chỉ đơn thuần là việc sử dụng sự hoài
nghi, mà là việc sử dụng tính hoài nghi cho một mục đích đặc biệt: một sự bình an
của tâm hồn, hay là ataraxia. Chủ nghĩa hoài nghi là một thách thức cho chủ nghĩa
giáo điều, hay là cho những người nghĩ rằng họ đã tìm ra sự thật
[2]
.
Sextus chú ý rằng độ tin cậy của sự cảm nhận có thể bị nghi vấn, bởi vì đó là
một đặc tính riêng của người cảm nhận. Vẻ bề ngoài của những vật riêng rẽ có thể
thay đổi phụ thuộc vào việc nó có xuất hiện cùng với một nhóm hay không: ví dụ,
vỏ bào của sừng dê có vẻ như là màu trắng khi được cạo và tách ra riêng, thế
nhưng sừng khi còn nguyên vẹn là màu đen. Một thanh bút chì, khi nhìn theo
chiều dài, giống như là một que dài; nhưng khi được nhìn từ đầu mũi, nó chỉ giống
như một hình tròn.
Chủ nghĩa hoài nghi được hồi sinh trong giai đoạn hiện đại bởi Michel de
Montaigne và Blaise Pascal. Tuy nhiên người tiêu biểu nhất và ủng hộ mạnh mẽ
chủ nghĩa này nhất là David Hume. Hume lý luận rằng chỉ có hai loại lý luận, là có
khả năng xảy ra và có luận chứng (probable/demonstrative) (xem Cái nĩa của
Hume). Cả hai dạng lý luận này đều không thể đưa chúng ta đến niềm tin về sự tồn

tại liên tục của một thế giới bên ngoài. Lý luận có luận chứng không thể nào làm
điều này, bởi vì chỉ có luận chứng thôi không đủ để thiết lập sự đồng nhất của tự
nhiên (chẳng hạn như là nắm bắt được bởi các quy luật và định luật khoa học). Lý
luận suông không thể thiết lập được rằng tương lai sẽ giống như quá khứ. Chúng
ta có một số niềm tin nhất định về thế giới (ví dụ như là Mặt Trời sẽ mọc ngày
mai), nhưng những niềm tin này là sản phẩm của thói quen và truyền thống, và
không phụ thuộc vào lý luận. Thế nhưng lý luận về khả năng xảy ra, mà mục đích
là đưa chúng ta đi từ những điều quan sát được đến những điều không quan sát
được, cũng không thể làm được điều này, bởi vì nó cũng phụ thuộc vào tính đồng
nhất của tự nhiên, và không thể nào chứng minh mà không thể đi vào lý luận vòng
quanh bằng cách viện dẫn sự đồng nhất. Hume kết luận rằng không có lời giải đáp
cho các lý luận hoài nghi ngoại trừ việc mặc kệ nó
[3]
.
Nhiều triết gia đã nghi vấn các lập luận hoài nghi như vậy. Câu hỏi liệu là
chúng ta có thể đạt được kiến thức, tức là "kiến thức của thế giới bên ngoài", là
dựa trên dựa trên một tiêu chuẩn cao thế nào mà chúng ta muốn đánh giá. Nếu
chúng ta đặt ra một tiêu chuẩn cao, thì chỉ những điều không còn nghi ngờ gì được
và những điều không sai lầm mới đưa lại kiến thức. Nếu chúng ta đặt tiêu chuẩn
quá thấp, thì chúng ta chấp nhận những điều điên rồ và những ảo tưởng trở thành
những "kiến thức" của chúng ta. Tuy nhiên, ngay cả khi những vấn đề này đã được
giải quyết, trong mọi trường hợp, chúng ta phải hợp thức hóa các tiêu chuẩn cho
việc hợp thức hóa, dẫn đến việc thoái lui vô hạn (được biết đến như là "chủ nghĩa
hoài nghi thoái lui")
[4]
.
"Chủ nghĩa lý tưởng" là một học thuyết cho rằng hiện thực là hoàn toàn giới
hạn bởi đầu óc của chúng ta. Mặc dù nó phụ thuộc vào quan điểm của Réne
Descartes rằng những gì có trong đầu chúng ta được biết trước những điều được
biết thông qua các giác quan, chủ nghĩa lý tưởng bắt đầu chính thức bởi George

Berkeley. Berkeley lý luận
[5]
rằng không có những khác biệt về bản chất giữa các
trạng thái tinh thần, như là cảm thấy đau đớn, và những gợi ý từ các giác quan.
Không có một thứ gì có thể phân biệt được, ví dụ, giữa độ nóng của một đống lửa,
và nỗi đau nó tạo ra cho chúng ta. "Trạng thái" chúng ta cảm nhận chứa trong đó
tính chất "được cảm nhận" của nó (esse của nó là percipi), và ý kiến "phổ biến một
cách lạ lùng trong loài người" rằng nhà cửa, sông núi và sông suối tồn tại độc lập
trước khi bất kì ai cảm đó cảm nhận chúng, là sai.
Các dạng của chủ nghĩa lý tưởng khá phổ biến trong triết học từ thế kỉ 18 đến
những năm đầu của thế kỉ 20. Chủ nghĩa lý tưởng siêu việt (Transcendental
Idealism), được ủng hộ bởi Immanuel Kant, cho rằng có những giới hạn về những
điều có thể hiểu được nếu như nó không được đem ra đánh giá trong những điều
kiện khách quan. Kant viết cuốn Critique of Pure Reason (Chỉ trích về lý luận
thuần túy) (1781/1787) trong một cố gắng hòa giải các cách tiếp cận trái ngược
nhau của rationalism và empiricism và thiết lập một nền tảng mới để nghiên cứu
siêu hình học. Mục đích của Kant với tác phẩm này là nhìn vào những gì chúng ta
biết và sau đó xem xét những điều gì phải đúng theo cách mà chúng ta biết. Một ý
tưởng chính là có những đặc tính cơ bản của hiện thực thoát khỏi những kiến thức
trực tiếp của chúng ta bởi vì những giới hạn tự nhiên của khả năng con người
[6]
.
Phương pháp của Kant là theo mô hình của Euclid, mặc dù cuối cùng thì ông thừa
nhận rằng lý luận thuần túy và không đủ để khám phá tất cả sự thật. Các tác phẩm
của Kant được tiếp nối trong các tác phẩm của Johann Gottlieb Fichte, Friedrich
Schelling và Arthur Schopenhauer.
Triết lý của Kant, được biết đến như là chủ nghĩa lý tưởng siêu việt, sau này
được làm cho trừu tượng và tổng quát hóa hơn, trong một phong trào được biết
đến như là lý tưởng Đức, một dạng của lý tưởng tuyệt đối. Chủ nghĩa lý tưởng
Đức đã trở nên phổ biến với sự xuất bản tác phẩm của G. W. F. Hegel vào năm

1807 mang tựa đề Phenomenology of Spirit (Hiện tượng Tinh thần). Trong tác
phẩm này, Hegel khẳng định rằng mục đích của triết học là chỉ ra những mâu
thuẫn hiển nhiên trong kinh nghiệm sống của loài người (xảy ra, chẳng hạn như, từ

×