Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Công tác chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mẫu giáo Xuân Thuỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.17 KB, 20 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG
CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO XUÂN THUỶ"
A. MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để đáp ứng sự nghiệp công cuộc đổi mới, mỗi chúng ta phải biết tạo dựng cho bản thân
và xã hội những con người mới xã hội chũ nghĩa. Những con người ấy phải có đủ sức
khoẻ, có tài năng, có những phẩm chất cao đẹp.
Muốn có những con người như thế ta phải biết gieo trồng, chăm sóc, vun xới ngay từ tuổi
Mầm non.
"Trẻ em hôm nay, thể giới ngày mai"
Chính vì thế, xã hội đã và đang quan tâm chăm sóc trẻ về mọi mặt để trẻ phát triển hài
hoá cân đối cả thể chất, trí tuệ và tâm hồn.
Chăm sóc trẻ tốt là điều kiện để cơ thể trẻ phát triển toàn diện. Sức khoẻ là điều kiện cốt
lõi để cho trẻ tham gia vào các hoạt động tốt. Đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh là niềm
hạnh phúc của mỗi gia đình, là sự phồn vinh của đất nước.
Muốn trẻ khoẻ mạnh, thông minh thì vấn đề dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
khoa học là việc làm vô cùng quan trọng không thể thiếu được, là trách nhiệm của gia
đình, mỗi cộng đồng và toàn xã hội.
Thực tế, theo Viện Dinh dưỡng trong những năm qua, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở
trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có tên trong số 20 nước
trên thế giới có gánh nặng về dinh dưỡng. Cụ thể, tỷ lệ suy dinh dưỡng trong năm 2008 là
19,9%. Đối với Quảng bình theo điều tra tỷ lệ suy dinh dưỡng 25,8% trong năm 2009.
Trong đó suy dinh dưỡng về chiều cao của trẻ em vẫn còn là một vấn đề hết sức nghiêm
trọng. Hiện có 32,6% trẻ em bị suy dinh dưỡng về chiều cao tại tất cả các vùng trong cả
nước.
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực và trí tuệ. Ảnh hưởng đến sự tiếp thu
nền khoa học kỹ thuật tiên tiên. Thiếu dinh dưỡng ở trẻ đã trở thành gánh nặng của các
gia đình và xã hội, ảnh hưởng tới nguồn nhân lực của đất nước.
Vì vậy, vấn đề phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em nói chung, trẻ em trong trường


Mầm non nói riêng là hết sức cần thiết.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
Chăm sóc-nuôi dưỡng-giáo dục trẻ mầm non là nhiệm vụ bao trùm của bậc học Mầm
non. Trong đó, chăm sóc-nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà cốt lõi là
công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Vì thế, phòng chống suy dinh dưỡng
trẻ em đã được đưa vào chiến lược Quốc gia. Bởi chính thực hiện tốt nhiệm vụ này là
tăng thêm bao hạnh phúc cho đứa trẻ, cho gia đình và cho
xã hội, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục Mầm non đề ra.
Trong đời sống con người, dinh dưỡng chiếm một vị trí đặc biết quan trọng. Chế độ dinh
dưỡng có ảnh hưởng, quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể, ảnh hưởng
đến trạng thái tinh thần, đến năng suất, chất lượng học tập và lao động.
Dinh dưỡng hợp lý là đưa vào cơ thể một lượng thức ăn vừa đủ cả về số lượng và chất
lượng phù hợp với sự phát triển của từng độ tuổi .
Dinh dưỡng hợp lý nâng cao sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Những đứa trẻ bị
suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh ỉa chảy, viêm nhiễm đường hô hấp và khi mắc bệnh
thường nặng hơn, có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Suy dinh dưỡng trẻ em gây nên tình trạng chậm tǎng trưởng và phát triển (thấp bé, nhẹ
cân). Đó là do chế độ ǎn thiếu protein và nǎng lượng cùng với nhiều chất dinh dưỡng
khác.
Không phải chỉ cần ǎn no đủ, thoả thích là không còn vấn đề dinh dưỡng gì đáng lo nữa.
Mà cần có chế độ ǎn hợp lý, thức ǎn cần chế biến sạch sẽ, không bị ôi thiu, không chứa
các chất có hại cho cơ thể, trẻ cần sống trong môi trường hợp vệ sinh, an toàn và môi
trường giáo dục phù hợp Như vậy trẻ mới phát triển tự nhiên và khoẻ mạnh.
Mặt khác, trẻ mầm non cơ thể khác với người lớn, đó là cơ thể đang lớn và trưởng thành.
Do đó, dinh dưỡng trẻ em đòi hỏi nhu cầu rất cao, nếu nuôi dưỡng, vệ sinh, phòng chống
suy dinh dưỡng cho trẻ tốt thì trẻ sẻ khỏe mạnh, phát triển tốt về mọi mặt, nhất là sức
khỏe.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH
Trong những năm qua, hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ

trong trường mầm non nói chung, trường MN Xuân Thuỷ nói riêng không ngừng phát
triển. Các nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để chỉ đạo phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ trong từng năm học. Do đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm được
giảm đáng kể nhưng vẫn còn ở mức khá cao.
Hưởng ứng chủ đề năm học “Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo
dục”.
Do đó, công tác nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung, phòng chống suy
dinh dưỡng nói riêng là nhiệm vụ quan trọng mà các trường lớp mầm non đưa lên hàng
đầu.
Để thực hiện được tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ, trong quá trình chỉ
đạo tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, yêu thương các cháu. Họ tích
cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho
bản thân.
Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học có sự tăng trưởng, gần đáp ứng yêu cầu
giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
Hội phụ huynh quan tâm, chăm lo đến việc chăm sóc - giáo dục trẻ, tích cực
tham gia vào các hoạt động của nhà trường.
Tỷ lệ huy động trẻ MG ra lớp gồm 247 cháu đạt kế hoạch 100%.
Trẻ nhà trẻ 75/ 181 cháu đạt 41,4%
2. Khó khăn:
Tỷ lệ giáo viên của trường đạt chuẩn 96,6%, trên chuẩn là 57,7% nhưng chất lượng thì
chưa tương xứng với tình hình giáo dục mới. Họ được đào tạo chủ yếu là "Tại chức, vừa
học, vừa làm" nên kiến thức về chăm sóc trẻ chưa có chiều sâu.
Đầu năm học trường có 3 giáo viên năng lực sư phạm tốt chuyển công tác, có 2 giáo viên
nghỉ sinh, đội ngũ biến động nên có ảnh hưởng đến công tác chăm sóc trẻ.
Một số giáo viên mới vào nghề nên kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ chưa nhiều, còn
lúng túng trong quá trình chăm sóc trẻ.
Đa số giáo viên chú ý nhiều đến mảng giáo dục trẻ, chứ chưa quan tâm đúng mức đến

việc chăm sóc trẻ.
Bên cạnh, trường lại có nhiều cụm trường (3 cụm) không liền nhau xen giữa là Thị Trấn
Kiến Giang nên việc theo dõi, chỉ đạo, duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc để phòng
chống suy dinh dưỡng cũng gặp không ít khó khăn.
Vẫn còn một số phụ huynh nhận thức còn hạn chế trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Một số phụ huynh đời sống gia đình còn khó khăn, ảnh hưởng đến mức ăn của trẻ.
Giáo viên dinh dưỡng chỉ có 1 giáo viên chính, còn giáo viên phụ thì xen kẻ đổi nhau
giữa giáo viên trong các lớp nên khâu quản lý và kinh nghiệm còn hạn chế. Mà chất
lượng bữa ăn trong trường MN sẽ góp phần rất lớn đến công tác phòng chống suy dinh
cho trẻ.
Là năm đầu tiên trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, trong yêu cầu của
chương trình thì vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho trẻ có những điểm mới cần quan tâm như
định mức ăn và tỷ lệ các chất thay đổi.
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm học qua đợt cân, đo trẻ vào tháng 9 khá cao:
+ Suy dinh dưỡng cân nặng 15,1% trong đó suy dinh dưỡng vừa 10,8%; suy dinh
dưỡng nặng 4,3%
+ Suy dinh dưỡng về chiều cao: 18%. Trong đó thấp còi độ I là 13,7%; độ II là 4,3%.
Qua kiểm tra bữa ăn, giấc ngũ của trẻ cho thấy: Trẻ ăn không hết suất ăn, ăn còn rơi vãi
nhiều, trẻ ngủ không ngon giấc, thao tác vệ sinh cá nhân trẻ chưa thuần thục nhất là các
lớp MG bé.
Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, để công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho
trẻ trong trường mầm non Xuân Thuỷ được phát huy theo chiều hướng tích cực, đạt kế
hoạch đề ra (giảm tỷ lệ SDD xuống dưới 10%) thì người cán bộ quản lý phụ trách công
tác chuyên cần có những biện pháp chỉ đạo thiết thực, đúng đắn và có tính khả thi cao.
Dưới đây tôi xin được trình bày một số giải pháp để nâng cao công tác phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ mà tôi đã thực hiện có hiệu quả trong năm qua.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng tình hình trên, qua quá trình nghiên cứu,
tìm tòi, học hỏi tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm chỉ đạo công tác phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non như sau:

1. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Chất lượng giáo dục mầm non do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. Họ là nhân tố
trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Vai trò của ngành học chỉ được thể
hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non - chủ thể trực tiếp của
quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ nói chung, công tác phòng chống suy dinh dưỡng nói riêng thì vấn đề mang tính chiến
lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và
năng lực.
Để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ thì đội
ngũ phải nắm vững về các kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng, về cách phòng chống suy dinh
và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Cho nên, việc đầu tiên là tôi bồi dưỡng kiến thức bằng lý
thuyết cho đội ngũ những nội dung sau:
- Chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tuổi.
- Chế độ dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng cho từng độ tuổi
- Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường MN.
- Cách tính khẩu phần bằng phần mềm, lên thực đơn hàng tuần, cách chọn thực phẩm,
thực phẩm thay thế, cách chế biến các món ăn
- Cách theo dõi và chấm biểu đồ phát triển của trẻ theo các độ tuổi (theo mẫu mới).
- 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí giai đoạn 2006-2010 (tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí
và giáo viên mầm non năm học 2009 - 2010
- Tổ chức cho đoàn viên thảo luận về quy chế nuôi dạy trẻ.
+ Đảm bảo an toàn thực phẩm
+ Phòng tránh ngộ độc, hóc sặc thức ăn
+ Chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.
+ Phòng tránh một số tai nạn thương tích cho trẻ
+ Thực hiện chế độ chăm sóc trẻ: Chăm sóc bữa ăn, giấc ngũ, học tập, vui chơi cho trẻ
theo từng độ tuổi
+ Thực hiện vệ sinh phòng bệnh trong các nhóm lớp ở trường Mầm non: Như vệ sinh
môi trường (Vệ sinh không khí, giữ sạch nguồn nước, xử lý chất thải
Vệ sinh nhóm lớp: Phòng học, đồ dùng, đồ chơi, nhà bếp

Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh cá nhân giáo viên, cán bộ, nhân viên trong toàn trường. Vệ sinh
trẻ: thao tác rửa tay, lau mặt, đi tiểu tiện
Những nội dung trên tôi tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau như giảng trực tiếp, cấp
phát tài liệu, toạ đàm, thảo luận
Song song với việc tổ chức bồi dưỡng bằng lý thuyết tôi cũng đã chú trọng bồi dưỡng kỹ
năng thực hành cho đội ngũ giáo viên: Cách tính khẩu phần băng phần mềm dinh dưỡng,
thực hành vệ sinh cá nhân, thực hành chấm biểu đồ, tổ chức bữa ăn, sơ cứu khi trẻ gặp tai
nạn, thương tích
Việc xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn cân đối hợp lý rất quan trọng. Nên tôi đã tổ
chức những buổi tập huấn, hướng dẫn giáo viên áp dụng khoa học dinh dưỡng trong cơ
cấu khẩu phần cho các lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Hướng dẫn sử dụng phần mềm
Nutrkids để tính khẩu phần ăn cho trẻ theo quy định mới (theo Quyết định số 2824/QĐ-
BYT ngày 30/7/2007) nên công việc tính toán được nhanh chóng và đúng so với tính
bằng tay vừa chậm, mất thời gian và cân đối các chất khó đạt yêu cầu.
Thực đơn được xây dựng theo tuần, phù hợp, thực đơn ngon, chọn thực phẩm dể tìm,
theo mùa. Phối hợp nhiều loại thực phẩm, trung bình sử dụng khoảng từ 20-25 loại thực
phẩm/ngày. Chú ý bổ sung dầu, mỡ, đường, muối, iốt để đủ chất cân đối và phù hợp với
tiền ăn cha mẹ trẻ đóng góp.
Tổ chức thi "Tìm hiểu kiến thức chăm sóc trẻ" nhân ngày 8/3/2010.
Xây dựng các tiết dạy mẫu có lòng ghép chuyên đề dinh dưỡng thông qua các môn học
như tìm hiểu MTXQ, văn học -chữ viết, tạo hình, thể dục, hoạt động vui chơi để giáo
viên học tập rút kinh nghiệm để áp dụng trong quá trình chăm sóc trẻ.
Tổ chức thao giảng chuyên đề dinh dưỡng ngay từ đầu năm.
Thường xuyên theo dõi, quản lý tiêm chủng dịch, giám sát dịch bệnh trong trường MN.
Thông qua các hình thức bồi dưỡng đó mà mỗi một giáo viên trong trường nắm được
những nội dung cần thiết trong công tác chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh môi trường, vệ sinh
dinh dưỡng trong trường Mầm non và cộng đồng, góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
trong năm học.
2. Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để chăm sóc trẻ.
Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng

không chỉ riêng của bậc học MN. Cho đến nay có rất nhiều hình thức và phương pháp
chăm sóc trẻ khác nhau như phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới
HTTC, hay phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng MN mới dù có thực hiện
phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo
viên nỗ lực cố gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về
cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
Vì thế, trong năm qua tôi đã sử dụng rất nhiều hình thức phối hợp khác nhau với các bậc
phụ huynh trong công tác phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
Như: Tổ chức cho phụ huynh nghe báo cáo về dinh dưỡng "Giá trị dinh dưỡng
cho trẻ Mầm non"; Nấu ăn duy trì dinh dưỡng"; Dinh dưỡng hợp lý và cân đối"; chăm
sóc bà mẹ khi mang thai"; Lựa chọn thực phẩm an toàn"; "Dinh dưỡng cho trẻ dưới 6
tuổi" thông qua các buổi họp phụ huynh
Tuyên truyền để phụ huynh tăng mức ăn của trẻ lên 6.000 đồng nhằm đảm bảo năng
lượng cho trẻ ở trường.
Hiện nay nhiều dịch bệnh đang có nguy cơ lan nhanh nên công tác tuyên truyền phòng
chống cũng được nhà trường thực hiện tích cực ở các “kênh” của trường như: truyền
thông ở bảng tin và các nhóm lớp, phát các tờ bướm, tài liệu về các nguyên nhân và cách
phòng chống dịch bệnh cho cha mẹ trẻ. Chỉ đạo giáo viên thường xuyên trao đổi với cha
mẹ trẻ về tình hình sức khỏe của trẻ, các món ăn mà trẻ ưa thích, các thói quen của trẻ
tại trường qua các giờ đón, trả trẻ.
Tổ chức cho phụ huynh tham quan bếp ăn, hướng dẫn cách chế biến thức ăn, tham quan
giờ ăn của trẻ cũng như tham quan họat động bé tập làm nội trợ. Hàng tháng yêu cầu phụ
huynh kết hợp với nhà trường kiểm tra nhà bếp 1-2 lần về thu-chi trong ngày, cách chế
biến, VSAT thực phẩm, cân đong
Ngoài ra, hiện nay trên thị trường đã xuất hiện loại đồ chơi độc hại ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khoẻ của trẻ, đặc biệt là loại đồ chơi không có nguồn gốc đăng ký chất lượng,
nhà trường đã phối hợp với phụ huynh để phòng tránh không cho trẻ chơi các loại đồ
chơi nói trên, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.
Song song với việc phối hợp với phụ huynh thì việc phối hợp với hội phụ nữ, ban chăm
sóc trẻ em xã để cùng truyên truyền đến các bậc cha mẹ nuôi con theo khoa học, xoay

quanh nội dung "Những điều cần cho sự sống" cũng được thực hiện thường xuyên và có
hiệu quả.
Phối hợp với các ban ngành và phụ huynh để triển khai các công văn khẩn cấp của Trung
ương, địa phương về dịch bệnh theo mùa, tuyên truyền tháng vệ sinh an toàn thực phẩm
Phối hợp với trạm y tế xã để khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ vào tháng 11 và tháng 4 hàng
năm. Ngoài ra trạm y tế cũng cung cấp cho trường rất nhiều tài liệu có liên quan để nhà
trường có điều kiện tổ chức giáo dục, tuyên truyền có hiệu quả.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
Phải nói rằng công tác kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất
lượng chăm sóc trẻ, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ. Kiểm tra vừa là một biện
pháp về mặt quản lý vừa là động lực thức đẩy và là một hình thức góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ. Do vậy, công tác kiểm tra phải làm khoa học, nghiêm túc, thực chất.
Nếu tổ chức một hoạt động mà không có kiểm tra, đánh giá thì coi như bằng không. Qua
kiểm tra giúp giáo vên đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giáo dục trẻ, từ đó
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường Mầm non.
Công tác kiểm tra được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau: Tự kiểm tra, đánh giá,
kiểm tra báo trước, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chéo giữa các cụm.
Để chăm sóc sức khoẻ trẻ tốt thì cần chú ý đến công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực
phẩm. Bởi vì, trẻ em ở lứa tuổi mầm non rất dễ bị tổn thương do các yêu tố có hại của
ngoại cảnh. Sức khoẻ của trẻ chịu ảnh hưởng bởi kiến thức và hành vi của người chăm
sóc. Ngộ độc thực phẩm là một trong những yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ
của trẻ. Mặt khác, trường MN là nơi tập trung đông trẻ, vì vậy khi xảy ra ngộ độc thực
phẩm thì nguy cơ có nhiều trẻ mắc phải rất lớn. Nên việc
kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường được tiến hành thường xuyên.
Đối với nhà bếp: Là những người trực tiếp chăm lo đến bữa ăn cho trẻ hàng ngày, chúng
tôi thấy trước hết cần phải đảm bảo chất lượng các bữa ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. Nên tôi đã tiến hành kiểm tra các nội dung sau:
+ Kiểm tra việc tiếp nhận thực phẩm: Có ghi chép, cân đong đúng số lượng hay không?
Chất lượng thực thực phẩm như thế nào? Có chữ ký của người giao và người nhận không.
Có đúng theo hợp đồng thực phẩm chưa? Các thực phẩm không đúng yêu cầu về chất

lượng (dập, hôi, cũ…) hoặc thừa thiếu về số lượng được giải quyết ngay hay không? Có
mua thực phẩm đã chế biến sẵn hay không
+ Kiểm tra quy trình chế biến có đúng quy định 1 chiều hay không? Các dụng cụ chế biến
thực hiện như thế nào? Trang phục cô chế biến có đúng theo quy định chưa? Cân đong và
bảo quản thực phẩm sau nấu chính như thế nào? Đối với các món ăn đã được chế biến có
đảm bảo đủ ba ngon : “Ngon mắt, ngon mũi và ngon miệng ”hợp khẩu vị, màu sắc hấp
dẫn đối với trẻ không? Nhà bếp có lưu mẫu thức ăn đúng quy định không? Nhà bếp có
được giữ sạch sẽ và khô ráo không?
+ Ngoài ra kết hợp kiểm tra việc lên thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ, kiểm tra sổ chợ,
kiểm tra việc tính khấu phần để kịp thời hướng dẫn giáo viên điều chỉnh thực đơn để đạt
năng lượng cho trẻ theo quy định.
Đối với giáo viên các lớp:
+ Kiểm tra vệ sinh cô, trẻ (trang phục, móng tay, mặt mũi, đầu tóc) có sạch sẽ, gọn gàng
không? Kiểm tra khăn, bình đựng nước, ca uống nước, bàn chải đánh răng có sạch sẽ hay
không?
Kiểm tra công tác tổ chức bữa ăn như: Có đủ bàn ghế, sạch sẽ, hợp về sinh không? Sắp
xếp chỗ ngồi cho trẻ, cô có phù hợp? Có đủ dĩa đựng thìa, đựng thức ăn rơi vãi, đựng
khăn ẩm không? Không khí giờ ăn như thế nào
Ngoài ra tôi còn kiểm tra việc thực hiện lịch sinh hoạt, tổ chức các hoạt động có vừa sức
trẻ hay không? Vệ sinh lớp học như thế nào, kiểm tra hồ sơ theo dõi sức khoẻ trẻ (Biểu
đồ, sổ theo dõi sức khoẻ). Về vấn đề này tôi kiểm tra qua hồ sơ theo dõi trẻ, tổ chức cân,
đo 1 số trẻ, 1 số lớp để kiểm tra độ chính xác của báo cáo. Từ đó, hướng dẫn, bổ sung,
điều chỉnh kịp thời cho giáo viên.
Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra đối với giáo viên về
hành vi doạ nạt, đánh đập, quát mắng, sỉ nhục trẻ và thiếu tinh thần trách nhiệm trong
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Để có biện pháp xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm khắc
đối với những trường hợp cố tình vi phạm để răn đe vì nếu vi phạm điều này cũng ảnh
hưởng rất lớn đến tình trạng sức khoẻ của trẻ.
Đối với các cụm:
+ Kiểm tra vệ sinh phong quang chung, kiểm tra việc chăm sóc bồn hoa, cây cảnh để tạo

mội trường sạch sẽ thoáng mát, kiểm tra vườn rau
+ Kiểm tra công trình vệ sinh có sạch, khô, hệ thống thoát nước
Qua kiểm tra, hàng tháng có nhận xét ưu điểm, tồn tại và nói rõ hướng khắc phục tồn tại
cho giáo viên dinh dưỡng và giáo viên phụ trách lớp.
4. Tham mưu mua sắm cơ sở vật chất.
Như đã nói ở phần đầu, đội ngũ giáo viên là trung tâm, là chủ thể của quá trình thực hiện
mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ. Còn cơ sở vật chất, trang thiết bị là phương tiện để thực
hiện mục tiêu giáo dục đó. Nếu cơ sở vật chất đầy đủ sẽ góp phần rất lớn vào kết quả
chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và công tác phòng chống suy dinh dưỡng nói riêng.
Tuy trong những năm trước nhà trường đã trang cấp khá đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết
bị cho các lớp, nhất là đồ dùng bán trú, nhưng qua quá trình sử dụng đã hư hỏng nhiều.
Vì vậy, qua đợt kiểm kê tài sản cuối năm học 2008-2009 ở nhà bếp và các lớp, tôi đã
mạnh dạn tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng có kế hoạch để mua bổ sung đồ dùng,
trang thiết bị phục vụ cho bán trú và đồ dùng cho các lớp.
Với trường có 3 điểm trường, mà ngân sách thì hạn hẹp, nên tôi tham mưu với đồng chí
Hiệu trưởng mua các đồ dùng như soong, nồi, rá, xô, chậu, bếp, thớt, dao cho các bếp
đầy đủ. Riêng phần trang cấp máy xay thịt thì phải mua sắm dần, cụm có số lượng trẻ
đông mua trước, khi có thêm ngân sách mua trang cấp tiếp cho 2 cụm còn lại.
Đối với các lớp tôi tham mưa mua sắm đầy đủ bán ghế, chiếu, sạp ngũ, chăn, gối, bát
thìa, ca, khăn đầy đủ.
Tham mưu và tổ chức tuyên truyền để tăng mức ăn của trẻ lên 6.000đồng ngày từ đầu
năm học để đảm bảo đủ năng lượng cho trẻ tại trường và phù hợp với giá cả thị trường.
Tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng phân công giáo viên dinh dưỡng phù hợp với năng
lực, sức khỏe của giáo viên ở các khu vực của trường. Phần lớn là những giáo viên đã có
kinh nghiệm trong việc chế biến ăn cho trẻ, và phân công 1 số giáo viên mới, nhanh nhẹn
để tiếp cận dần.
Nhờ vậy mà ngay từ đầu năm học trường đã ổn định đội ngũ cô dinh dưỡng, trường có
đầy đủ các đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nhất là cụm trung tâm
được trang cấp 1 máy xay thịt, giúp giáo viên giảm bớt được thời gian sơ chế các thực
phẩm.

V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau một năm chỉ đạo công tác phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường Mầm non
Xuân Thuỷ, nhờ sự kết hợp song song các biện pháp trên cùng với sự nổ lực cố gắng
phấn đầu của tập thể sư phạm trong nhà trường, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Phòng
GD-ĐT Lệ Thuỷ mà trực tiếp là bộ phận Mầm non, nên kết quả đạt được như sau:
1. Đối với giáo viên:
100% giáo viên nắm chắc nội dung, phương pháp, kỹ năng và cách thức tổ chức các hoạt
động chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ nói chung, công tác phòng chống suy dinh dưỡng nói
riêng.
Đối với giáo viên dinh dưỡng thực hiện khá thành thạo việc xây dựng thực đơn và tính
khẩu phần bằng phần mềm Nutrkids.
Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nên không có hiện tượng ngộ độc thực phẩm xảy
ra trong nhà trường.
2. Đối với trẻ:
100% trẻ được ăn bán trú tại trường. Trẻ ăn ngon, ăn hết suất, ngũ ngon, ngũ đủ giấc và
tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức.
100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ 2 lần trên năm. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh lần 2 giảm
xuống chỉ còn 17,2 % (giảm so với lần 16,7%).
Tỷ lệ SDD giảm đáng kể:
Về cân nặng giảm còn 7,5% (so với đầu năm giảm 7,6%)
Về chiều cao: Thấp còi độ I giảm còn 9,4% (so với đầu năm giảm 8,6%; không còn
trẻ thấp còi độ II
Trẻ có nền nếp thói quen tốt trong vệ sinh, trong giờ ăn, giờ ngũ đạt 98,5%
Trẻ thuần thục trong thao tác vệ sinh như rửa tay, lau mặt đạt 97%.
Trong năm có 2 trẻ đạt BKBN cấp huyện trong đó 1 trẻ đạt giải nhất.
3. Đối với phụ huynh và cộng đồng xã hội:
Đa số phụ huynh đã có nhận thức cao trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Biết vận dung
các kiến thức khoa học để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ hợp lý, phù hợp với độ tuổi. Biết
phối hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Trạm y tế xã, hội phụ nữ các thôn tích đã tích cực phối hợp với nhà trường phòng chống

suy dinh dưỡng cho trẻ.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Giáo dục Mầm non là bậc học đòi hỏi có nghệ thuật khoa học khác với các bậc học khác.
Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và phòng chống suy
dinh dưỡng nói riêng thì người cán bộ quản lý cần phải thường xuyên nâng cao nhận thức
cho đội ngũ, phải xây dựng đội ngũ có trình độ chuyên môn vững vàng, thực sự yêu
nghề, mếm trẻ, tâm huyết với nghề.
Nâng cao chất lượng và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy
con theo khoa học cho các bậc phụ huynh.
Mặt khác, tích cực tham mưu cho lãnh đạo địa phương, phối hợp các ban ngành trên địa
bàn để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục Mầm non, tạo điều kiện cho trường thực hiện
tốt việc chăm sóc - nuôi dưỡng và giáo dục các cháu.
Thực hiện nghiêm túc, khoa học, đúng quy trình công tác theo dõi, kiểm tra,
đánh giá đối với giáo viên. Trang cấp đủ các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác
chăm sóc giáo dục trẻ.
Nếu làm được như thế, thì tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ sẽ giảm đi đáng kể, góp phần nâng
cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, xứng đáng là những người "Gieo
mầm xanh cho tương lai"
C. KẾT LUẬN
Sức khỏe vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khỏe thì cơ thể chậm
phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật. Sức khỏe phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như chế độ
dinh dưỡng, phòng bệnh di truyền, môi trường. Trong đó chế độ phòng chống suy dinh
dưỡng là yếu tố có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới sự trực tiếp của trẻ. Thiếu ăn, ăn
không đủ chất, không hợp lý đều gây tác hại cho sức khỏe của trẻ.
Muốn có sức khoẻ thì cần một chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp ngay từ khi bà mẹ có thai
và trong suốt quá trình sống của mỗi cá nhân sẽ tạo nên một sức khỏe tốt, tuổi thọ được
nâng cao và giống nòi được cải thiện.
Tuổi mầm non là giai đoạn đặc biệt quan trọng để phát triển cảm xúc, khám phá các mối
quan hệ và là nền tảng hình thành nhân cách bởi những hiểu biết và thói quen đầu đời sẽ
có ảnh hưởng trong suốt quá trình sống của một con người. Do đó, lứa tuổi mầm non

được ví như "Thời kỳ vàng của cuộc đời". Chính vì tầm quan trọng đó mà việc chăm sóc
nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ ở trường Mầm Non cần được quan tâm đặc biệt, nhất là công
tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
Thiết nghĩ, khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em là trách nhiệm của mỗi người
dân, từng gia đình và toàn thể xã hội, hãy chung sức, đồng lòng, thực hiện tốt vai trò,
nghĩa vụ của mình đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, góp phần nâng cao chất
lượng dân số, chất lượng cuộc sống, tạo nguồn lực vững mạnh cho việc phát triển kinh tế
- xã hội địa phương, đất nước./.

×