Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

THIẾT KẾ LẠI MÁY KHOAN BÀN ĐÀI LOAN KTK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 65 trang )

ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
LỜI NÓI ĐẦU
hiết kế và chế tạo những sản phẩm cơ khí là vấn đề cốt lõi trong sản xuất
cơ khí.Mặt khác,một nền công nghiệp phát triển không thể thiếu được một
nền cơ khí hiện đại.Vì vậy,tầm quan trọng của các hệ thống cơ khí cần được
quan tâm đúng mức.Đối với một người kỹ sư, thì việc hiểu biết sâu sắc lý thuyết
và áp dụng lý thuyết đó vào thực tiễn kỹ thuật,luôn luôn phải gắn liền với nhau.
T
Để nắm chắc được lý thuyết và chuẩn bị thật tốt cho việc trở thành người
kỹ sư trong tương lai thì việc sinh viên ngành kỹ thuật cơ khí được phân công
đề án thiết kế là vấn đề then chốt.Đây là một học phần hỗ trợ cho sinh viên
ngành kỹ thuật cơ khí làm quen với những kỹ năng thiết kế,củng cố khả năng
tra cứu,sủ dụng tài liệu.Ngoài ra,trong nội dung đề án còn giúp sinh viên tổng
hợp được những kiến thức của những môn học liên quan trong chương trình
đào tạo,vận dụng sáng tạo những kiến thức này theo cách thực tế nhất.
Trong quá trình thực hiện đề án này em đã nhận được sự giúp đỡ,hướng
dẫn tận tình của thầy cô,cùng với sự đóng góp không nhỏ những ý kiến quý báu
của các bạn đồng lớp.Đến này em đã cơ bản hoàn thành đề án.Tuy nhiên ĐỀ
ÁN THIẾT KẾ với khối lượng công việc khá lớn và được thực hiện trong một
thời gian tương đối ngắn,nên em không tránh khỏi những sai sót.Em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp,chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn để ĐỀ ÁN
THIẾT KẾ được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

1
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTCN Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ TÀI
ĐÈ ÁN THIẾT KẾ
Tên đề tài : THIẾT KẾ LẠI MÁY KHOAN BÀN ĐÀI LOAN KTK


• Các yêu cầu về khối lượng công việc
o 1 bản thuyết minh trình bầy những vấn đề sau :
 Giới thiệu về sản phẩm,thiết bị được chọn,kết cấu và
nguyên lý làm việc cũng như chức năng,ứng xử,vận hành
của sản phẩm,thiết bị ;
 Phân tích cấu tạo chức năng của từng chi tiết có trong thiết
bị,sản phẩm.Yêu cầu thiết kế về cơ bản cho thiết bị sản
phẩm (Hình dạng,vật liệu,sản phẩm,yêu cầu lắp ráp với các
chi tiết khác) ;
 Phân tích tác dụng và kiểm tra bền cho một số chi tiết chính
của hệ thống.Sinh viên xác định,thông báo cho giáo viên
hướng dẫn những chi tiết này.
 Trình bầy cơ sở thiết kế và đề xuất cải tiến (nếu có) về mức
độ phù hợp về hình dáng,kích thước,kết cấu,tính tiện
dụng,hấp dẫn của sản phẩm.
o 1 bản vẽ lắp nguyên gốc hệ thống SOLID & 2D ;
o Các bản vẽ chế tạo chi tiết thành phần ;
o 1 bản vẽ lắp thiết bị được cải tiến ( nếu có ) ;

Thái Nguyên,Ngày…Tháng…Năm…
Giáo viên hướng dẫn
2
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
NỘI DUNG
1. Số trang thuyết minh :
2. Số bản vẽ :
2 : Bản vẽ chế tạo A3
1 : Bản vẽ lắp sản phẩm A0
1 : Bản vẽ tổng quát toàn thiết bị A0
3. Thuyết minh :

 Chương I - Giới thiệu chung ;
 Chương II - Tiến hành tháo rời hệ thống thật ;
 Chương II - Tổng quan
 Chương III - Tính toán thiết kế trục chính- Tính toán thiết
kế một số bộ truyền ;
 Chương IV – Đề xuất phương án cải tiến
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
3
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
1.1.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY CÔNG CỤ TRONG GIA CÔNG CƠ KHÍ Ở
VIỆT NAM 6
1.2. KHÁI QUÁT VỀ MÁY KHOAN BÀN 7
1.3.MÁY KHOAN BÀN 8
1.3.2. Cấu tạo chung máy khoan bàn 9
1.3.3. Đặc điểm công nghệ máy khoan bàn 9
1.3.4. Công Dụng máy khoan bàn 10
1.4 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 11
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 12
2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 12
2.2 CẤU TẠO & NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY KHOAN BÀN ĐÀI
LOAN 13
2.2.1.Cấu tạo 13
2.2.2 Bản vẽ dạn 2D & Solid một số chi tiết chính 13
2.2.2.1 Chi tiết trục chính 13
2.2.2.2 Chi tiết trục vít 14
2.2.2.3 Chi tiết cốc lót trục chính 15
2.2.2.4 Sơ lược về một số dụng cụ đo cơ khí 15
2.2.3 Nguyên lý làm việc 18
2.2.4 công dụng một số chi tiết chính 20

2.3 QUY TRÌNH THÁO LẮP SẢN PHẨM MÁY KHOAN 22
2.3.1. Dụng cụ tháo lắp 22
2.3.2 Quy trình tháo lắp 25
2.4 ĐĂC TÍNH CÔNG NGHỆ MÁY KHOAN BÀN 29
4
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
2.4.1. Những hạn chế công nghệ của máy khoan: 29
2.4.2 Biện pháp Nâng cao khả năng công nghệ của máy khoan: 30
2.5 CÔNG DỤNG,CHỨC NĂNG,ĐỊA CHỈ LÀM VIỆC 30
2.5.1. Công dụng,chức năng của máy khoan bàn 30
2.5.2.Địa chỉ làm việc : 32
2.6 TÍNH SẴN CÓ TRÊN THỊ TRƯỜNG 33
2.7 SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM CÓ TRƯỚC ĐÓ 34
3.1.CÁC LỰC TÁC DỤNG LÊN TRỤC CHÍNH 35
3.2TÍNH TOÁN CÁC LỰC TÁC DỤNG LÊN TRỤC 37
3.2.1 Lực tiếp tuyến khi quay: 37
3.2.3.Lực cắt dọc trục khi khoan: 39
3.2.3.Mômen xoắn tác dụng lên trục: 41
3.3.KIỂM NGHIỆM TRỤC CHÍNH 42
3.3.1 Kiểm tra trục về độ bền mỏi: 42
3.3.2 Kiểm nghiệm độ cứng 46
4.1 NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ 49
4.1.1 Nhiệm vụ: 49
4.1.2 Vai trò: 50
4.2 TÌM HIỀU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỤM TRỤC VÍT BÁNH VÍT 50
4.3 KIỂM TRA TÍNH TỰ HÃM CỦA CƠ CẤU 51
4.1 THIẾT KẾ TRỤC 53
4.1 .1KIỂM NGHIỆM TRỤC 53
5.1 NỘI DUNG THIẾT KẾ CẢI TIẾN 63
5.1.1 Đặt vấn đề 63

5.1.2.Phương án cải tiến 63
Nội dung chính: 64
5
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
THIẾT KẾ LẠI MÁY KHOAN BÀN
1.1.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MÁY CÔNG CỤ TRONG
GIA CÔNG CƠ KHÍ Ở VIỆT NAM
Việt nam là một nước đang phát triển theo con đường Chú Nghĩa xã hội,Với
mục tiêu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.Để Hiện đại hóa thì cần
phải Công nghiệp hóa toàn diện.Chính vì lẽ đó Đảng và nhà nước ta đã,đang và
sẽ đưa ra những chính sách ưu tiên phát triển Công nghiệp,đặc biệt là các ngành
công nghiệp nặng.Cơ khí chế tạo máy chính là một trong những ưu tiên đó.
Cùng với sự phát triển của đất nước thì nhu cầu về các sản phẩm dân dụng
trong sinh hoạt,hay trong sản xuất thật sự là một vấn đề nóng.Để đáp ứng được
nhu cầu sử dụng ngày càng tăng đó,đòi hỏi ngành cơ khí chế tạo máy phải biết
áp dụng,ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật để đổi mới về sản
xuất,từ đó tăng sản lượng,chất lượng của sản phẩm làm ra và năng suất lao
động.
Ngành cơ khí chế tạo máy ở nước ta hiện nay,phát triển chưa tương xứng
với kỳ vọng,tiềm năng phát triển hiện có của đất nước.Ngoại trừ các doanh
nghiệp,tập đoàn lớn của nhà nước hoặc doanh nghiệp,tập đoàn lớn có vốn nước
ngoài là đã có áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản
xuất,làm tăng năng suất,chất lượng của sản phẩm.Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ
thì vẫn chủ yếu sử dụng những máy móc,thiết bi đã lạc hậu,làm năng suất cũng
như chất lượng các sản phẩm làm ra là thấp.
Đối với ngành cơ khí chế tạo cũng như các ngành sản xuất khác thì năng
suất lao động luôn luôn phải đi đôi với chất lượng sản phẩm,hiệu quả kinh
tế.Các doanh nghiệp cơ khí chế tạo lớn đã là lá cờ đầu trong việc đưa tiến bộ
khoa học vào lĩnh vực cơ khí.Các máy công cụ điều khiển số NC,CNC đã dần

thay thế các máy công cụ vạn năng điểu khiển bằng tay và thật sự đã tạo ra một
bước ngoặt lớn cho ngành cơ khí.Tuy nhiên đối với nền sản xuất đa dạng và đặc
6
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
thù của nước ta,các máy công cụ vạn năng vẫn có một chỗ đứng và ý nghĩa
không thể phủ nhận.
Vì vậy rõ ràng vấn đề đặt ra cho các nhà kỹ thuât,đội ngũ kỹ sư là phải cải
tiến các máy công cụ vạn năng,đáp ứng được yêu cầu mới,cao hơn về năng
suất,sản lượng,chất lượng.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ MÁY KHOAN BÀN
1.2.1.Khái niệm: Máy khoan là máy cắt kim loại dùng gia công các bề mặt tròn
xoay, công nghệ chính là gia công các chi tiết dạng lỗ, ngoài ra còn dùng để
khoét, doa, cắt ren bằng taro…
1.2.2.Phân loại máy khoan: Máy khoan bàn rất sẵn có trên thị trường và kiểu
dáng giữa các loại máy không khác nhau nhiều lắm.Có thể kể ra các model máy
khoan khác nhau theo :
-Theo nguồn gốc xuất xứ
+ Việt nam model : kc1500,kc1400,kc1200,kc1000
+ Trung Quốc model : series ZQ,series DP
+ Đài Loan KTK model : LG-16A;LG-20A;LG-25B;LG-30A
-Theo khả năng khoan lỗ (với hãng KTK )
+ LG-16A khả năng khoan lỗ 16mm
+ LG 20A khả năng khoan lỗ 20mm
+ LG 25A khả năng khoan lỗ 25mm
+ LG 30A khả năng khoan lỗ 30mm
7
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
-Ngoài ra người ta còn phân ra:
+ máy khoan cần (hình 1.1.3a),có thể điều chỉnh khoảng cách giữa tâm thân
máy và tâm mũi khoan

+ máy khoan cầm tay (hình 1.1.3b)
Hình 1.1.3a: : Máy khoan cần. Hình 1.1.3b: máy khoan
cầm tay.
1.3.MÁY KHOAN BÀN
1.3.1.Khái niệm : Máy khoan bàn là một loại máy công cụ điều khiển bằng
tay,dùng để khoan lỗ kỹ thuật hoặc taro ren trên bề mặt vật liệu,có thể là kim
loại hay phi kimloại.Máy có kết cấu kiểu đứng và đặc điểm công nghệ khá hạn
chế,đặt nhiêu yêu cầu cải tiến cho phù hợp với thực tế trong xưởng sản xuất.
8
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
 Máy có kết cấu kiểu đứng ( trục chính có phương di chuyển thẳng
đứng ) điều khiển mũi khoan lên xuống bằng vô lăng điều khiển thứ
cấp hoặc vô cấp.
 Thân của máy khoan bàn được làm bằng hợp kim gang,có kết cấu
vững chắc,động cơ điện điều khiên vô cấp giúp cho người thợ có khả
năng chủ động về tốc độ khoan.
1.3.2. Cấu tạo chung máy khoan bàn
 Máy khoan bàn có 3 cụm bộ phận chính :
o Cụm dẫn động : động cơ,bộ truyền puly đai thang
o Cụm chuyển động chính : trục chính,vô lăng điều khiển
o Cụm điều chỉnh bàn máy : bộ truyền bánh răng thanh răng,bàn
máy.
1.3.3. Đặc điểm công nghệ máy khoan bàn
 Những hạn chế công nghệ của máy khoan:
o Khoảng cách từ tâm thân máy tới tâm mũi khoan là
nhỏ,do đó làm hạn chế khả năng gia công đối với phôi kích thước
lớn
o Kết cấu của mũi khoan chưa hoàn thiện, phần lõi nhỏ
nên mũi khoan có độ cúng vững kém
9

ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
o Lưỡi khoan mài lại thương không đảm bảo độ chính
xác của hai lưỡi cắt, mũi khoan thường bị cong hay loe rộng.
o Đối với lỗ lớn lực, cắt lớn ta phải khoan từ mũi khoan
nhỏ đến mũi khoan lớn.
o Đối với các phôi đúc, dập sẵn không dùng khoan để
gia công phá vì mũi khoan có sức bền kém không chịu nổi lớp vỏ
cúng của lỗ dễ bị lệch theo hướng của lỗ (đúc dập) sẵn trên lỗ.
 Biện pháp Nâng cao khả năng công nghệ của máy khoan:
o Tăng khoảng cách ụ chính để làm tăng khoảng cách từ
tâm thân máy tới đường tâm mũi khoan
o Dùng bạc dẫn hướng để tăng độ cứng vững của mũi
khoan.
o Dùng mũi khoan tâm tạo lỗ mồi trước khi khoan
1.3.4. Công Dụng máy khoan bàn
• Trong Nguyên công tạo lỗ kỹ thuật : là một quá trình gia
công, trong đó một lỗ tròn được tạo ra hoặc mở rộng bằng một dụng cụ
quay kèm theo một mũi khoan Drill.
• Trong nguyên công doa lỗ là một quá trình gia công tinh
trong đó một lỗ tròn có trước được mở rộng để đạt kích thước chính
xác theo yêu cầu (đường kính và độ thẳng) bằng một dụng cụ quay
kèm theo một mũi khoan reamer.
a) Nguyên công khoan b) Nguyên công doa lỗ
10
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ

 Trong khoét là một hoạt động gia công mở rộng một lỗ có
sẵn bằng cách cắt bỏ kim loại bằng một dao cắt đơn điểm. Muốn cắt
bỏ kim loại hoặc là dụng cụ có gắn dao quay trên đường tâm của lỗ
hoặc lượng chạy dao vào làm việc song song với trục quay.

 Trong Ta rô Là phương pháp gia công ren có đường kính
trung bình và nhỏ,có thẻ taro ren trong và ren ngoài.
c) nguyên công cắt ren bằng taro c) Nguyên công khoét

1.4 YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích của đề tài là thiết kế lại máy khoan bàn,dựa trên cơ sở thừa hưởng
những mặt ưu điểm của máy khoan bàn cũ trước đó và cải tiến sao cho phù hợp
với nền sản xuất hiện đại,yêu cầu cao về năng suất cắt và chất lượng sản phẩm
cơ khí làm ra.Nội dung của đề án :
+ Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy khoan bàn.
+ Tính toán lại toàn bộ kết cấu máy khoan bàn thông qua các bộ
thông số thu được bằng đo đạc.
+ Thiết lập các bản vẽ cần thiết.
+ Khảo nghiệm và ứng dụng vào công việc.
+ Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm.
11
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Máy khoan bàn là một loại máy công cụ điều khiển bằng tay.Máy khoan
bàn dùng để khoan lỗ kỹ thuật trên bề mặt vật liệu,có thể là kim loại hoặc là
gỗ.Máy khoan bàn là loại máy sử dụng rộng rãi trong các xưởng cơ khí,máy rất
dễ sử dụng cho các nguyên công khoan lỗ kỹ thuật khi dao trên trục chính được
lắp là mũi khoan,Ta rô ren khi trên trục chính lắp mũi ta rô.Vê mặt cơ bản thì
máy khoan bàn đã đáp ứng được cơ bản về yêu cầu chức năng sản phẩm.Tuy
nhiên các nguyên công lỗ hay taro ren do máy khoan bàn tạo ra chưa đạt được
độ chính xác khi cần thiết,cũng như nếu muốn nâng cao năng suất cắt thì chưa
đáp ứng được.Độ chính xác của nguyên công còn phải phụ thuộc tay nghề của
công nhân.Điều kiện làm việc của công nhân còn nặng nhọc,và nguy hiểm.
Đứng trước yêu cầu thực tiễn và được sự chấp thuận của khoa cơ khí trường
đại học kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên.Dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.s

Nguyễn Thị Hồng Cẩm & thầy giáo Th.s Đỗ Thế Vinh,em thực hiện đề tài :
Thiết kế lại máy khoan bàn,đề xuất các phương án
cải tiến máy khoan bàn.
CHƯƠNG 2 – QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ MÁY
KHOAN BÀN ĐÀI LOAN
2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Máy khoan là một máy cộng cụ phổ biến để gia công các lỗ với độ chính xác
vừa phải. Khả năng công nghệ của máy khoan phục thuộc vào đường kính lớn
nhất của mũi khoan lắp trên trục chính và khoảng cách từ tâm trục của máy tới
tâm cột đỡ của máy .Vậy với các máy khoan bàn khoảng cách đó là cố định,
trên thực tế các cơ sở sản xuất phải gia công nhưng chi tiết vượt quá tầm với
của máy. Vì nhứng lý do đó việc nghiên cứu kỹ nguyên lý hoạt động của máy
12
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
khoan, phân tích vai trò,công dụng của từng chi tiết trong kết câú của máy là vô
cùng quan trọng.Đồng thời nhờ đó mà chúng ta mới có thể vạch các phương án
cải tiến máy khoan bàn để nâng cao khả năng công nghệ,độ bền sử dụng của
sản phẩm.
2.2 CẤU TẠO & NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG MÁY KHOAN BÀN ĐÀI LOAN
2.2.1.Cấu tạo
- Máy khoan bàn Đài Loan gồm một số chi tiết chính sau
3
4
5
6 7
10
16
17
15
14

13
12
11
2.2.2 Bản vẽ dạn 2D & Solid một số chi tiết chính
2.2.2.1 Chi tiết trục chính
Bản vẽ Solid
13
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ

Bản vẽ 2D
2.2.2.2 Chi tiết trục vít
Bản vẽ Solid

14
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
Bản vẽ 2D
2.2.2.3 Chi tiết cốc lót trục chính
Bản vẽ Solid

Bản vẽ 2D
2.2.2.4 Sơ lược về một số dụng cụ đo cơ khí
- Trong quá trình đi xây dựng bản vẽ lắp Solid bản vẽ lắp 2D bản vẽ chi
tiết Solid và 2D,để nhận được những bản vẽ chính xác về kích thước hay
hình dạng bề mặt thì đòi hỏi người thiết kế cũng phải có những hiểu biết
nhất định về cấu tạo,cách sử dụng các dụng cụ đo cơ khí thông dụng.
Dụng cụ sử dụng trong quá trình đo đạc.
Các chi tiết của máy mài đơn giản, kích thước nhỏ cần độ chính xác cao vì
vậy không thể dùng các loại thước dây, thước lá thông thường để đo. Vì các
loại thước này có độ chính xác thấp chỉ sử dụng để đo những chi tiết lớn đòi hỏi
độ chính xác không cao. Để đo các chi tiết có kích thước nhỏ, đảm bảo độ chính

xác cao. Chúng ta có thể sử dụng thước cặp hoặc thước panme để đo đường
kính ngoài, đường kính trong, đo chiều sâu và chiều dài với độ chính xác tương
đối cao, dễ sử dụng.
Một số loại thước cặp đang lưu hành trên thị trường hiện nay:
15
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
Thước cặp được sử dụng thông dụng nhất là thước VERNIERCALIPER

+ Cấu tạo.

16
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
+ Phân loại.

- Thước cặp 1/10: đo được kích thước chính xác tới 0.1mm.

- Thước cặp 1/20: Đo được kích thước chính xác tới 0.05mm.
.
- Thước 1/50: Đo được kích thước chính xác tới 0.02mm.
+ Cách sử dụng.
Cách đọc trị số đo:
Khi đo xem vạch “0” của du xích ở vị chí nào của thước chính ta đọc được
phần nguyên của kích thước ở trên thước chính.
17
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ

Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ
của kích thước theo vạch đó của du xích.

Cách đo:

- Khi đo cần kiểm tra xem thước co chính xác không .
- Phải kiểm tra xem mặt vật đo có sạch không.
- Khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của thước song song với kích thước
cần đo.
- Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị chí đo thì vặn đai ốc hãm để cố
định hàm động với than thước chính .
2.2.3 Nguyên lý làm việc
 Mô men xoắn được truyền tự trục động cơ qua các bộ truyền puly đai
thang(7,6)truyền momen xoắn tới trục chính của máy khoan(5),làm
quay trục chính,trục chính làm quay bầu kẹp mũi khoan.Tại mỗi cấp
18
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
tốc độ sẽ tạo ra một mô men xoăn yêu cầu để đảm bảo làm quay mũi
khoan,ăn sâu vào vật liệu tạo thành lỗ kỹ thuật.
 Hệ thống vô lăng (16,17)điều khiển vô cấp thông qua bộ truyền bánh
răng làm trục chính chuyển động lên xuống theo như điều khiển của
người thợ. tay vặn cùng chiều kim đồng ụ chính đi lên và quay tay
vặn ngược chiều kim đồng hồ ụ chính sẽ đi xuống.
 Bàn máy chuyển động lên trên hoặc xuống dưới thông qua bộ truyền
bánh răng thanh răng nhằm định vị chính xác vị trí khoan lỗ kỹ thuật.

19
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
2.2.4 công dụng một số chi tiết chính
1
12
k6
17
k6
15

k6
20
k6
Ð? côn
MT2
40
H7
32
H7
47
H7
35
H7
1070
577.5
240
Ø73
H7
e8
Ø25
H7
e8
234
7
8
10
11
13
12
14

15
16
17
18
26
27
31
32
33
34
35
37
38
39
40
24
28
9
29
25
2019 21 22 23
180
2
0,5
Trích A
TL 10:1
B
A
C
Trích C

TL 1:1
20
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
01 : Bích đế có tác dụng giữ thăng bằng và làm giá cố định máy khoan bàn trên
nền phân xưởng,nó nối đế bích với trục thân máy.
02 : Thân máy là một chi tiết dạng trục ống có nhiệm vụ cố định vị trí các chi
tiết khác trên máy,trục thân nối với đế bích.
03 : Bu lông bích có tác dụng bắt chặt,cố định bích đế và trục thân.
04 : Đế làm giá cố định và giữ thăng bằng cho toàn máy trên nền phân xưởng.
05 : Bu lông bệ máy co nhiệm vụ là cố định bàn máy với trục thân máy.
06 : Chi tiết lắp bệ máy để cố định bệ máy lên giá bệ máy.
07 : Vít điều chỉnh bệ máy có tác dụng cố định bàn máy trên giá bàn máy và
điều chỉnh bàn máy.
08 : Bàn máy có nhiệm vụ là nơi gá đặt phôi,sau gia công là chi tiết gia công.
15 : Ổ lớn trục chính là ổ đỡ,có tác dụng như một giá cố định để đỡ trục chính.
17 : Hộp có tác dụng cố định các chi tiết thuộc trục chính của máy.
18 : Trục chính là chi tiết quay truyền mộ men xoắn từ bộ truyền puly đai cho
mũi khoan.
19 : Bánh răng này kết hợp với thanh răng trên điều chỉnh trục chính để điểu
chỉnh vị trí của bàn máy.
20 :Ổ nhỏ trục chính,ổ này sinh ra lực đỡ chặn trục chính.
21 : Ổ puly trục chính là ổ đỡ trục của puly trục chính
22 : Puly trục chính,là chi tiết dẫn động moomen xoắn từ động cơ.
23 : Đai ốc tay vặn cố định tay vặn trên thân máy.
21
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
24 : puly trung gian,phối hợp với puly động cơ và puly trục chính để tạo ra tỷ số
truyền hợp lý.
25 : Dây đai truyền mô men xoắn sang các trục khác nhau.Sử dụng Ma sát.
31 : Bánh vít cùng với thanh răng có nhiệm vụ thực hiện ăn khớp và lấy ăn

khớp làm bươc tiến của bàn máy.
32 : Trục bánh vít cố định với bánh vít để giữ vị trí tương đối cho bánh vít.
35 : Vòng hãm thanh răng có tác dụng cố định thanh răng trên trục thân máy.
37 : Tay vặn ( Vô lăng ) Là chi tiết người công nhân thông qua nó để điều chỉnh
lượng tiến dao,Vị trí tương đối của dao cắt so với bàn máy.
38,39 : Lắp dưới và lắp trên để cố định các chi tiết bộ dẫn động và che đậy bộ
truyền puly đai thang.
43 Tay quay để người công nhân điều chỉnh vị trí bàn máy.
2.3 QUY TRÌNH THÁO LẮP SẢN PHẨM MÁY KHOAN
2.3.1. Dụng cụ tháo lắp
-Dụng cụ thường được sủ dụng để tháo lắp máy khoan bàn bao gồm một số
dụng cụ cơ bản sau:
+ Cờ lê dẹt: để tháo các đai ốc của máy khoan bàn thường dùng cờ lê có kích
thước từ 8 mm đến 23 mm.khi siết mở phải kéo cờ lê về phía mình.
22
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ

+ Mỏ lết : ngoài cờ lê sử dụng để vạn các đai ốc chung ta co thể sư dụng mỏ
lết.Mỏ lết có thể điều chỉnh to ,nhỏ được nhờ cỏ cấu bánh vít và trục vít. Mỏ lết
thường dùng có chiều dài 15, 20, 25 cm.
+ Vam : Các ổ đỡ,chặn trục chính máy và các đoạn lắp ghép côn với độ dôi
lớn
23
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ

+ Tua vít: được sử dụng để đóng tháo đệm lót cao su, thường dùng hai loại tua
vít đầu bằng và tua vít hình chữ thập.
+ Búa –Đục : Dùng để hỗ trợ trong quá trình đóng tháo các chi tiết đệm lót của
máy khoan bàn. Thông thường dùng búa sắt đầu tròn, ngoài ra còn dùng búa
cao su. Đột thường sử dụng là đột bằng để cắt chặt kim loại.

24
ĐỀ ÁN THIẾT KẾ
2.3.2 Quy trình tháo lắp
- Quy trình tháo Máy khoan bàn Đài Loan rất đơn giản. Chỉ cần một số dụng
cụ cần thiết như: vam, cờ lê, tua vít, búa là có thể tháo dời một máy khoan
bàn. Quy trình tháo được tiến hành như sau:
Bước 1 :
Dùng tay nhấc lắp nửa trên hộp bảo vệ bộ truyền puly đai thang ra ( nửa trên
và nửa dưới chỉ nắp ráp bằng kẻo rãnh,không có vít lắp ghép ).Dùng sức của
tay hoặc thanh lavia tháo đai ra khỏi puly.Dùng vam tháo puly ra khỏi các
trục puly.Chú ý tới phương pháp cố định puly trên trục,thường là then hoa.

25

×