Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Sử dụng công cụ thống kê nhằm giảm tỉ lệ lỗi của sản phẩm nhựa tại nhà máy 1, Công ty Đại Đồng Tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.06 KB, 53 trang )

Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
Lời cảm ơn
Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Sử dụng công cụ thống kê nhằm giảm tỉ lệ lỗi sản phẩm
nhựa tại Công ty Đại Đồng Tiến” được thực hiện dựa trên những kiến thức đã học tại
trường và những kinh nghiệm thực tế tại nhà máy 1. Với lòng biết ơn sâu sắc:
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô ở khoa Quản lý Công nghiệp, Trường Đại Học Bách
Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu trong thời gian học tập.
Đặc biệt, tôi gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới thầy Nguyễn Thanh Hùng, người luôn tận
tình hướng dẫn và theo dõi sát sao để tôi có thể hồn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên nhà máy 1 – Công ty Đại Đồng
Tiến đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt anh Long – Phó
phòng sản xuất đã hỗ trợ và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hồn thành luận
văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, người đã có công sinh thành
và nuôi dưỡng tôi nên người, những người thân, bạn bè luôn động viên tôi để tôi có thể
thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/2007
Mai Hồi Bảo
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “Sử dụng công cụ thống kê nhằm giảm tỉ lệ lỗi sản phẩm nhựa tại Công ty Đại
Đồng Tiến” để giải quyết các vấn đề chất lượng hiện nay:
 Sự than phiền của khách hàng trong thời gian vừa qua về sản phẩm nhựa không
đạt chất lượng (trình bày trong chương 1)
 Nhà máy 1 vẫn chưa có một khảo sát và thống kê đầy đủ để đánh giá, kiểm sốt
quá trình, do đó có khó khăn trong việc xác định tình trạng hiện tại để cải tiến ổn
định quá trình sản xuất.
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xác định quá trình sản xuất hiện tại của nhà máy
đang ở trong tình trạng ổn định hay không ổn định. Phân tích được trình bày trong
chương 4 cho thấy quá trình sản xuất hiện không ổn định. Do đó, công việc đầu tiên để


cải tiến quá trình là phải thống kê lại các khuyết tật của sản phẩm xuất hiện trong quá
trình sản xuất. Tuy nhiên, có rất nhiều khuyết tật khác nhau xảy ra trên sản phẩm nên
điều cốt lõi là phải tìm ra các loại khuyết tật nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến vấn
đề chất lượng và tập trung hạn chế, loại bỏ trong quá trình sản xuất.
26
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
Tiếp theo là truy tìm các nguyên nhân gây ra các dạng khuyết tật nghiêm trọng này và từ
đó đưa ra các biện pháp khắc phục thích hợp, dựa trên những nguyên nhân đã được xác
định với mục đích là làm giảm tỷ lệ phế phẩm hiện tại của Nhà máy 1 và nâng cao chất
lượng sản phẩm.
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
Nhiệm vụ luận văn
Lời cảm ơn..........................................................................................................................i
Tóm tắt đề tài.....................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh sách hình vẽ.............................................................................................................vi
Danh sách bảng biểu........................................................................................................vii
Danh sách từ viết tắt.......................................................................................................viii
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1.Lý do hình thành đề tài...................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài.........................................................................................2
1.3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài...........................................................................2
1.4. Phạm vi đề tài.................................................................................................3
1.5. Phương pháp thực hiện.................................................................................3
1.5.1. Phương pháp thu thập thông tin.................................................................3
1.5.2. Quá trình thực hiện.....................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................5
2.1. Sản phẩm và chất lượng.................................................................................5
2.2. Các công cụ kiểm sốt chất lượng bằng thống kê.........................................7

2.2.1. Lưu đồ............................................................................................................7
2.2.1.1. Ứng dụng...........................................................................................7
2.2.1.2. Lợi ích của việc sử dụng lưu đồ........................................................7
2.2.2. Biểu đồ nhân quả (Biểu đồ xương cá).........................................................8
2.2.2.1. Lợi ích của biểu đồ nhân quả.............................................................8
2.2.2.2. Bất lợi của biểu đồ nhân quả.............................................................9
2.2.3. Biểu đồ kiểm sốt............................................................................................9
2.2.3.1. Những khái niệm về biểu đồ kiểm sốt................................................9
2.2.3.2. Các loại biểu đồ kiểm sốt.................................................................11
2.2.4. Bảng kiểm tra..............................................................................................13
2.2.4.1. Giới thiệu.........................................................................................13
27
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
2.2.4.2. Các dạng thu thập dữ liệu................................................................14
2.2.4.3. Ứng dụng..........................................................................................14
2.2.5. Biểu đồ Pareto.............................................................................................14
2.2.5.1. Ứng dụng..........................................................................................15
2.2.5.2. Cách xây dựng biểu đồ Pareto.........................................................15
2.2.6. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp........................................................15
2.3. Nhận xét.........................................................................................................16
2.4. Tóm tắt...........................................................................................................16
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ NHÀ MÁY 1...............................17
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty..................................................17
3.2. Giới thiệu sản phẩm, công nghệ sản xuất..................................................17
3.2.1. Sản phẩm.....................................................................................................17
3.2.2. Công nghệ sản xuất.....................................................................................18
3.2.2.1. Công nghệ sản xuất..........................................................................18
3.2.2.2. Quy trình sản xuất............................................................................19
3.2.3. Qui mô sản xuất...........................................................................................20
3.3. Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức .........................................................21

3.3.1. Tình hình nhân sự.......................................................................................21
3.3.2. Cơ cấu tổ chức.............................................................................................21
3.3.3. Nhiệm vụ của phòng QC.............................................................................22
3.3.3.1 Kiểm tra nguyên vật liệu...................................................................22
3.3.3.2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm.........................................................23
3.4. Giới thiệu về hệ thống chất lượng của Công ty.........................................23
3.4.1. Chính sách chất lượng ...............................................................................23
3.4.2. Chương trình 5S.........................................................................................24
3.5. Những thuận lợi và khó khăn của Nhà máy..............................................24
3.5.1. Thuận lợi.....................................................................................................24
3.5.2. Khó khăn......................................................................................................25
3.5. Tóm tắt chương 3..........................................................................................25
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
SẢN PHẨM NHỰA TẠI XƯỞNG B........................26
4.1. Kiểm sốt số lượng sản phẩm lỗi..................................................................27
4.1.1. Thu thập số liệu...........................................................................................27
4.1.2. Biểu đồ kiểm sốt..........................................................................................28
4.2. Biểu đồ Pareto...............................................................................................30
28
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
4.2.1. Các dạng khuyết tật.....................................................................................30
4.2.2. Biểu đồ Pareto.............................................................................................31
4.3. Phân tích các nguyên nhân gây phế phẩm.................................................35
4.3.1. Giới thiệu các nhân viên phỏng vấn...........................................................35
4.3.2. Nội dung và phương pháp phỏng vấn........................................................35
4.3.3. Nguyên nhân chính gây ra thiếu keo..........................................................36
4.3.3.1. Yếu tố khuôn mẫu.............................................................................36
4.3.3.2. Yếu tố nghẽn đầu phun.....................................................................36
4.3.3.3. Nhiệt độ, áp suất..............................................................................37
4.3.3.4. Yếu tố con người..............................................................................37

4.3.4. Nguyên nhân chính gây ra khuyết tật mờ..................................................38
4.3.4.1. Nguyên liệu bị lẫn nguyên liệu khác................................................38
4.3.4.2. Nhiệt độ nguyên liệu quá cao...........................................................39
4.3.4.3. Độ bóng của khuôn kém...................................................................39
4.3.5. Nguyên nhân gây ra khuyết tật mo đáy, nước...........................................40
4.3.5.1. Yếu tố độ ẩm môi trường cao...........................................................40
4.3.5.2. Thiết bị sấy không ổn định...............................................................41
4.3.6. Các nguyên nhân chính cần giải quyết......................................................41
4.3.6.1. Khuyết tật thiếu keo..........................................................................41
4.3.6.2. Khuyết tật mờ...................................................................................42
4.3.6.3. Khuyết tật mo đáy, nổ nước.............................................................43
4.4. Các biện pháp khắc phục.............................................................................44
4.4.1. Yếu tố nguyên liệu.......................................................................................44
4.4.2. Yếu tố khuôn mẫu.......................................................................................45
4.4.3. Yếu tố con người.........................................................................................46
4.5. Tóm tắt...........................................................................................................47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................48
6.1. Kết luận..........................................................................................................48
6.2. Kiến nghị........................................................................................................50
PHỤ LỤC
Phụ lục 1................................................................................................................48
Phụ lục 2................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ quá trình thực hiện...................................................................................4
Hình 2.1: Lưu đồ về quá trình thiết kế...............................................................................7
Hình 2.2: Biểu đồ nhân quả về chất lượng........................................................................7
Hình 2.3: Cấu trúc của biểu đồ kiểm sốt...........................................................................9
29
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa

Hình 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm nhựa.................................................17
Hình 3.2: Quy trình sản xuất các sản phẩm nhựa............................................................18
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức nhà máy....................................................................................20
Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức của Phòng QC...........................................................................21
Hình 4.1: Biểu đồ kiểm sốt tỷ lệ phế phẩm của sản phẩm nhựa......................................28
Hình 4.2: Biểu đồ kiểm sốt tỷ lệ phế phẩm sau khi sửa đổi............................................28
Hình 4.3: Các giai đoạn để tạo sản phẩm........................................................................29
Hình 4.4: Biểu đồ Pareto về tỷ lệ khuyết tật của sản phẩm nhựa....................................33
Hình 4.5: Biểu đồ nhân quả cho khuyết tật thiếu keo......................................................35
Hình 4.6: Biểu đồ nhân quả cho khuyết tật mờ...............................................................37
Hình 4.7: Biểu đồ nhân quả cho khuyết tật mo đáy, nổ nước..........................................39
30
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các lỗi của sản phẩm nhựa................................................................................1
Bảng 4.1: Tỷ lệ phế phẩm trung bình các tháng..............................................................25
Bảng 4.2: Số lượng sản phẩm nhựa bị loại bỏ trong tháng 9/2007.................................26
Bảng 4.3: Bảng phân bố các dạng khuyết tật 9/2007.......................................................32
Bảng 4.4: Aùp suất trung bình trong cốc khuôn và nhiệt độ gia công.............................36
Bảng 4.5: Nhiệt độ khuôn cần kiểm sốt đối với một số nguyên liệu...............................38
Bảng 4.6: Hệ số độ nhớt của các nguyên liệu..................................................................39
Bảng 4.7: Thống kê điểm đánh giá của các chuyên gia...................................................41
Bảng 4.8: Thống kê điểm đánh giá của các chuyên gia...................................................41
Bảng 4.9: Thống kê điểm đánh giá của các chuyên gia...................................................42
Bảng 4.10: Phiếu kiểm tra nguyên liệu đưa vào máy......................................................43
Bảng 5.1: Biện pháp khắc phục các nguyên nhân gây ra khuyết tật................................49
31
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
NVL Nguyên vật liệu

QC Quality control
PVC Polyvinylchoride
PA6 Polyamide 6
PP Polypropylene
PE Polyethylene
ABS Poly acrylonitrile butadien styrene
PC Polycarbonate
PS Polystirene
POM Polyoximethylene
PET Polyethylene Terephthalate
1.1. Lý do hình thành đề tài
Nước ta đang trong tiến trình hội nhập, tham gia tổ chức quốc tế như: APEC, AFTA,
WTO, các hiệp định thương mại song phương. Đây chính là cơ hội cho các doanh
nghiệp xây dựng một chiến lược kinh doanh hướng về xuất khẩu trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng
sẽ đối đầu với nhiều thử thách to lớn, môi trường kinh doanh biến động liên tục, cạnh
tranh quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, nhu cầu khách hàng ngày càng cao. Trong xu
thế đó, chất lượng sản phẩm, sự hợp lý về giá cả và dịch vụ thuận tiện, … sẽ là những
yếu tố quyết định sự thành bại của các công ty.
Thực tiễn cho thấy rằng: Để đảm bảo năng suất cao, giá thành hạ và tăng lợi nhuận, một
trong những con đường mà các nhà sản xuất thường theo đuổi là ưu tiên cho chất lượng.
Công ty nhựa Đại Đồng Tiến là một trong những công ty chuyên sản xuất các mặt hàng
về nhựa phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Các đơn hàng mà công ty sản
xuất luôn có sự đòi hỏi chặt chẽ của khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm: màu sắc,
ngoại quan, bao bì, đóng gói.
Tuy nhiên, bảng thống kê sau về các lỗi của sản phẩm nhựa dựa trên sự than phiền,
khiếu nại của khách hàng trong thời gian vừa qua cho thấy tình trạng chất lượng vẫn
chưa ổn định:
Tháng
Dạng sai lỗi

1 2 3 4 5 6 7 8
Tổng
cộng
Thiếu keo 2 1 4 1 2 2 3 15
Trầy xước 1 3 2 2 3 1 12
Dính nhớt 2 3 5
Khác màu 4 4
Gọt phạm 2 2
32
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
Bề mặt nhăn 1 1
Dòn, dễ vỡ 1 2 3
Bao bì 1 1
Bảng 1.1: Các lỗi của sản phẩm nhựa
Khi các lỗi này xảy ra sẽ gây nhiều tốn kém cho nhà máy do: chi phí loại bỏ do khách
hàng trả lại, chi phí làm lại, lãng phí nguyên vật liệu, năng suất lao động giảm, …
Nghiêm trọng hơn nó ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Công ty đến khách hàng.
Những lỗi trên là do khách hàng phản ánh lại. Còn trong quá trình sản xuất sản phẩm
còn những lỗi nào khác? Lỗi nào là nghiêm trọng? Hiện tại nhà máy vẫn chưa có quy
trình rõ ràng để theo dõi và thống kê trong quá trình sản xuất.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự giúp đỡ của các anh chị phòng QA, em có
mong muốn được áp dụng những kiến thức đã học về quản lý chất lượng để kiểm sốt
quá trình sản xuất sản phẩm nhựa nhằm giảm tỉ lệ lỗi của sản phẩm, nâng cao hiệu quả
sản xuất cho nhà máy.
Với các lý do trên, em quyết định chọn đề tài: Sử dụng công cụ thống kê nhằm giảm tỉ
lệ lỗi của sản phẩm nhựa tại nhà máy 1, Công ty Đại Đồng Tiến.
1.2. Mục tiêu đề tài
 Thống kê các dạng lỗi xảy ra trong tồn bộ quá trình sản xuất bằng cách sử
dụng số liệu của phòng sản xuất kết hợp với quan sát dây chuyền.
 Tìm ra các lỗi nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng làm giảm hiệu

quả sản xuất bằng cách sử dụng biểu đồ Pareto.
 Tìm ra các nguyên nhân gây ra các lỗi này bằng cách sử dụng biểu đồ nhân
quả.
 Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ lỗi của sản phẩm.
1.3. Ýù nghĩa đề tài
• Đề tài nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho Công ty,
nhìn nhận lại thực trạng hiện tại đã và đang diễn ra tại nhà máy 1.
• Đề tài góp phần quản lý chất lượng một cách khoa học nhằm cải tiến sự ổn
định hệ thống chất lượng của Công ty.
• Giúp cho bản thân có được những kinh nghiệm thực tiễn bổ ích trong quá
trình làm đề tài.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
33
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
2.1. Sản phẩm và chất lượng
Đối tượng được xét đến nhiều nhất trong vấn đề quản lý chất lượng là sản phẩm. Do
vậy, khi triển khai thực hiện luận văn này cần có một khái niệm chung về sản phẩm.
Theo quan điểm triết học Mác: sản phẩm hàng hóa là một vật thể có thể thỏa mãn một
nhu cầu nào đó của con người và đồng thời là vật dụng có thể để dùng trao đổi với vật
khác.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, sản
phẩm được hiểu rộng rãi hơn. Sản phẩm không đơn thuần là một vật thể mà là những
hàng hóa, dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những lợi ích cụ thể nhằm thỏa
mãn những yêu cầu đòi hỏi của khách hàng.
Trong thực tế, khi đưa một sản phẩm tham gia thị trường thì trước hết ta cần phải đảm
bảo các yêu cầu cơ bản về chi phí sản xuất, giá thành, các dịch vụ hậu mãi. Tuy nhiên,
về mặt lâu dài thì vấn đề chất lượng sản phẩm luôn được các công ty đặc biệt quan tâm.
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng, tùy theo góc độ của người quan sát.
Theo Deming, một trong những chuyên gia hàng đầu của Mỹ về chất lượng, định nghĩa

chất lượng như sau: chất lượng là mức độ dự đốn trước về tính đồng nhất (đồng dạng)
và có thể tin cậy được, tại mức độ chi phí thấp và được thị trường chấp nhận.
Hiện nay người ta nhìn nhận vấn đề chất lượng theo hai quan điểm lớn sau:
 Quan điểm kỹ thuật: hai sản phẩm có cùng một công dụng, chức năng như nhau,
sản phẩm nào có tính chất sử dụng cao hơn thì được coi là có chất lượng cao hơn.
 Quan điểm kinh tế: không quan tâm nhiều đến tính năng sử dụng, quan trọng
nhất là giá bán có phù hợp với sức mua của người tiêu dùng hay không, sản
phẩm có cung cấp đúng lúc người tiêu dùng cần không?
Một cách cô đọng nhất (theo sách Quản lý chất lượng, 2004, tác giả Bùi Nguyên Hùng –
Nguyễn Thuý Quỳnh Loan) ta có thể hiểu chất lượng như sau:
 Chất lượng dựa trên tính siêu việt: chất lượng được nhận ra chỉ khi nó có sự phô
bày ra ngồi những đặc tính tốt nhất. Chất lượng trong trường hợp này là sự ưu
việt nội tại.
 Chất lượng dựa trên sản phẩm: lý thuyết này dựa trên sự nhận dạng các thuộc
tính hay đặc điểm để chỉ ra chất lượng cao.
 Chất lượng trong sản xuất: chất lượng trong sản xuất chỉ đạt khi sản phẩm và
dịch vụ tuân theo những yêu cầu, hoặc những đặc tính kỹ thuật đã đề ra. Như
vậy, lý thuyết này giả định rằng các đặc tính kỹ thuật thể hiện được yêu cầu của
khách hàng, và do đó nếu đáp ứng được chúng thì sẽ làm khách hàng thỏa mãn.
 Chất lượng theo người sử dụng: Lý thuyết này cho rằng chất lượng phụ thuộc
vào cái nhìn của người sử dụng. Vì vậy tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá chất
lượng là khả năng thỏa mãn những yêu cầu, đòi hỏi, mong đợi của người sử
dụng.
 Chất lượng theo giá trị: chất lượng là cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ với
những đặc tính nhất định ở một giá thành có thể chấp nhận được.
34
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
Tóm lại: Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của nó làm
thỏa mãn hoặc vượt lên trên sự mong đợi của khách hàng với giá cả hợp lý.
Để đánh giá chất lượng sản phẩm, người ta có thể dựa trên tám đặc tính (theo sách Quản

lý chất lượng, 2004, tác giả Bùi Nguyên Hùng – Nguyễn Thúy Quỳnh Loan):
 Tính năng chính: là đặc tính vận hành chính hay chức năng cơ bản của sản phẩm.
 Tính năng đặc biệt: bổ sung cho các chức năng cơ bản, và là những tính năng làm
tăng tính hấp dẫn của sản phẩm.
 Độ tin cậy: xác suất thực hiện thành công một chức năng qui định trong một
khoảng thời gian xác định và dưới những điều kiện xác định. Độ tin cậy của sản
phẩm thường được đo bằng thời gian trung bình xuất hiện hư hỏng đầu tiên, hay
thời gian giữa những lần hư hỏng.
 Độ phù hợp: mức độ mà thiết kế và các đặc tính vận hành của sản phẩm tuân
theo được những tiêu chuẩn đề ra.
 Độ tiện lợi: là khả năng, thái độ lịch sự và mức độ nhanh chóng trong việc sửa
chữa. Chi phí trong lúc sữa chữa không chỉ là tiền phải trả khi sửa chữa, nó bao
gồm tất cả những khía cạnh về mất mát và phiền phức do thời gian chết của thiết
bị, thái độ của đội ngũ dịch vụ và số lần sửa chữa không thành công một sự cố.
 Độ bền: là thời gian sử dụng sản phẩm trước khi nó bị giảm giá trị đến một mức
phải thay thế mà không phải sửa chữa.
 Tính thẩm mỹ: sản phẩm trông như thế nào, cảm giác âm thanh, mùi vị của sản
phẩm ra sao. Tính thẩm mỹ phụ thuộc nhiều vào sở thích của từng cá nhân, mang
tính chủ quan cao.
 Nhận thức: không phải lúc nào khách hàng cũng có thông tin đầy đủ về đặc trưng
sản phẩm, trong trường hợp này danh tiếng của công ty là cơ sở duy nhất để họ
so sánh về các nhãn hiệu.
Sau đây là sự mô tả tổng quát một số công cụ quản lý chất lượng – là những công cụ hỗ
trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc quản lý, cải tiến và nâng cao chất lượng sản
phẩm.
2.2. Các công cụ kiểm sốt chất lượng bằng thống kê
2.2.1. Lưu đồ
Lưu đồ là một công cụ thể hiện bằng hình ảnh rất hiệu quả các quá trình được tiến
hành như thế nào. Mọi dữ liệu được trình bày rõ ràng nên mọi người có thể thấy dễ
dàng và dễ hiểu.

2.2.1.1. Ứng dụng
Có nhiều cách sử dụng lưu đồ trong một tổ chức ở các lĩnh vực quản lý sản xuất và
quản lý hành chánh.
 Nghiên cứu dòng chảy của nguyên vật liệu đi qua một bộ phận; Nghiên
cứu quá trình sản xuất.
 Quá trình sản xuất, sơ đồ mặt bằng sản xuất, sơ đồ đường ống.
35
Đào tạo
Kinh nghiệm
Bảo trì
Hiệu chỉnh
Sai lệch
Dụng cụ
Nhiệt độ
Chất lượng
Nhà cung cấp
Tiêu chuẩn hóa
An tồn
Chương 4: Phân tích q trình sản xuất sản phẩm nhựa
 Sơ đồ tổ chức thể hiện mối quan hệ quyền hạn trách nhiệm giữa các bộ
phận trong tổ chức, sơ đồ hoạt động của tổ chức.
 Lưu đồ kiểm sốt vận chuyển hàng, lập hóa đơn, kế tốn mua hàng.
2.2.1.2. Lợi ích của việc sử dụng lưu đồ
Việc sử dụng lưu đồ đem lại rất nhiều thuận lợi, cụ thể là những ưu điểm điển
hình sau:
 Những người làm việc trong q trình sẽ hiểu rõ q trình. Họ kiểm sốt
được nó – thay vì trở thành nạn nhân của nó.
 Một khi q trình được xem xét một cách khách quan dưới hình thức
lưu đồ, những cải tiến có thể nhận dạng dễ dàng.
 Với lưu đồ, nhân viên hiểu được tồn bộ q trình, họ sẽ hình dung ra mối

quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp của họ như là một phần trong
tồn bộ q trình. Chính điều này dẫn tới việc cải thiện thơng tin giữa khu
vực phòng ban và sản xuất.
 Những người tham gia vào cơng việc lưu đồ hóa sẽ đóng góp nhiều nỗ lực
cho chất lượng.
 Lưu đồ là cơng cụ rất có giá trị trong các chương trình huấn luyện cho
nhân viên mới.
Bắt đầu Thiết kế mẫu
Đánh giá
mẫu
Sản xuất thử
Đánh giá sản
xuất thử
Thiết kế mẫu
được chấp
nhận
Kết thúc
Tốt
Tốt
Không
Không
Hình 2.1: Lưu đồ về q trình thiết kế
2.2.2. Biểu đồ nhân quả (Biểu đồ xương cá)
36
Chất
lượng
Cơng nhân Máy móc Đo lường
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
Hình 2.2: Biểu đồ nhân quả về chất lượng
Biểu đồ nhân quả đòi hỏi tất cả mọi thành viên trong đơn vị, từ lãnh đạo đến

công nhân, từ bộ phận “gián tiếp” đến các bộ phận sản xuất, có cùng một suy
nghĩ chung: Hãy đề phòng các nguyên nhân gây ra sự cố, sai sót, hãy coi trọng
phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” trong quản trị.
2.2.2.1. Lợi ích của biểu đồ nhân quả
Việc sử dụng biểu đồ nhân quả dường như không có giới hạn, nhưng nó phụ
thuộc vào khả năng và kinh nghiệm của từng cá nhân hoặc những người xây
dựng và sử dụng biểu đồ này.
 Phân tích nhóm: Việc chuẩn bị biểu đồ nhân quả đòi hỏi phải làm việc
nhóm, lợi ích ở đây là kinh nghiệm đa dạng của các thành viên và sự
khích lệ lẫn nhau trong nhóm.
 Tập trung vào tính dao động: Quá trình xây dựng nhánh tập trung vào
việc xác định nguồn gốc dao động mà có thể gây ra vấn đề.
 Công cụ quản lý: Biểu đồ nhân quả cùng với kế hoạch hoạt động cung
cấp một công cụ quản lý tự nhiên để đánh giá hiệu quả của nỗ lực giải
quyết vấn đề và theo dõi tiến trình. Vì những công cụ này rất dễ hiểu nên
chúng được dùng ở mức thấp nhất trong tổ chức.
 Tiên đốn vấn đề: Không cần phải thực sự có kinh nghiệm về vấn đề khi
chuẩn bị một biểu đồ nhân quả. Trước khi vấn đề nảy sinh, ta có thể hỏi:
“Cái gì có thể gây ra vấn đề ở giai đoạn này của quá trình?”. Do đó, biểu
đồ nhân quả có thể được dùng để tiên đốn vấn đề nhằm mục đích ngăn
chặn trước.
2.2.2.2.Bất lợi của biểu đồ nhân quả
Bên cạnh những lợi ích nêu trên, biểu đồ nhân quả vẫn tồn tại những nhược điểm
như:
 Dễ sa lầy vào một số nguyên nhân có thể có (nguyên vật liệu hay đo
lường).
 Khó dùng cho những quá trình dài, phức tạp.
 Những nguyên nhân giống nhau của vấn đề có thể xuất hiện nhiều lần.
2.2.3. Biểu đồ kiểm sốt
2.2.3.1. Những khái niệm về biểu đồ kiểm sốt

Một điều quan trọng trong sản xuất là tạo ra các sản phẩm mà sự khác biệt giữa
chúng ít nhất. Nói một cách khác, chúng ta muốn tất cả các sản phẩm cùng một
chủng loại hay cùng một nhãn hiệu giống nhau hồn tồn. Tuy nhiên, đây là sự
mong đợi không thực tế, bởi vì trong quá trình sản xuất cho dù máy móc thiết bị
có hiện đại và chính xác đến mức nào chăng nữa thì cũng không thể tạo ra những
sản phẩm đồng nhất 100% về chất lượng. Nguyên nhân nào đã tạo ra sự khác
biệt này?
37
Phương pháp
NVL
Môi trường
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
 Các nguyên nhân ngẫu nhiên (Nguyên nhân chung): Là những nguyên
nhân do bản chất của quá trình đó, chúng rất khó xác định, nhưng chúng không
tạo ra sự bất ổn của quá trình. Chẳng hạn như tình trạng trang thiết bị, điều kiện
môi trường làm việc chung về ánh sáng và mặt bằng. Những nguyên nhân này
thường chỉ gây ra những thay đổi nhỏ ở sản phẩm và chúng nằm trong giới hạn
kiểm sốt.
 Các nguyên nhân không ngẫu nhiên (Nguyên nhân đặc biệt): Những
nguyên nhân này phải được xác định và loại bỏ. Chẳng hạn như việc sử dụng
nguyên vật liệu không đảm bảo yêu cầu. Khi xuất hiện nguyên nhân này quá
trình thường nằm ngồi giới hạn kiểm sốt.
Biểu đồ kiểm sốt được sử dụng kiểm tra quá trình đầu vào hoặc đầu ra. Sử dụng
biểu đồ kiểm sốt trong quá trình kiểm tra được gọi là kiểm tra quá trình bằng
thống kê. Một quá trình chỉ có những biến đổi ngẫu nhiên được gọi là “Quá trình
ổn định”, còn quá trình có chứa những biến đổi không ngẫu nhiên được gọi là
“Quá trình không ổn định”.
Hình 2.3: Cấu trúc của biểu đồ kiểm sốt
Mục đích của biểu đổ kiểm sốt là phân biệt giữa biến đổi ngẫu nhiên (những biến
đổi do bản chất) và biến đổi không ngẫu nhiên do một nguyên nhân đặc biệt nào

đó gây ra từ đó nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Mục tiêu 1: Đạt được sự ổn định của hệ thống
Một hệ thống ổn định nếu chỉ thể hiện những biến đổi ngẫu nhiên do bản
chất hạn chế của hệ thống.

Mục tiêu 2: Cải thiện khả năng của quá trình thông qua
Thay đổi giá trị trung bình của quá trình.
Giảm mật độ thay đổi ngẫu nhiên (bằng huấn luyện, giám sát, …).
a. Lợi ích của quá trình kiểm sốt bằng thống kê
Sử dụng biểu đồ kiểm sốt để phân tích quá trình có những ưu điểm nổi bật sau:
 Khi quá trình đang ổn định, ta có thể dự báo, ít nhất nó sẽ còn tiếp tục ổn
định trong khoảng thời gian kế tiếp.
 Khi quá trình có các nguyên nhân đặc biệt đang gây ra sự không ổn định
và thay đổi lớn có thể nhận thấy trên biểu đồ kiểm sốt, ta phải tìm cách
loại bỏ chúng ngay từ đầu.
 Khi quá trình đang ổn định, công nhân vận hành quá trình sẽ rất thuận
lợi. Điều này thể hiện là nếu tập số liệu rơi vào vùng giới hạn ổn định thì
không cần phải tiến hành bất cứ điều chỉnh nào, vì nếu tiến hành điều
chỉnh sẽ làm sự thay đổi tăng lên chứ không giảm xuống. Và ngược lại,
38
UCL
X
LCL
Quá trình ổn định Quá trình không ổn định
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
biểu đồ kiểm sốt sẽ cho người công nhân có những điều chỉnh cần thiết
khi có dấu hiệu xuất hiện nguyên nhân đặc biệt làm cho các số liệu nằm
ngồi giới hạn kiểm sốt.
 Khi quá trình đang ổn định, nếu muốn giảm biên độ dao động của quá

trình về lâu dài, ta phải thay đổi hệ thống quá trình chứ không phải
trông chờ vào các biện pháp quản lý công nhân điều hành.
 Việc phân tích biểu đồ kiểm sốt thông qua việc biểu diễn số liệu trên đồ
thị theo thời gian cho phép thấy được xu hướng thay đổi của quá trình
mà theo phương pháp khác không thực hiện được.
b. Thuộc tính và biến đổi
Phụ thuộc vào bản chất của các đặc tính chất lượng
Thuộc tính là đặc tính chất lượng mà chúng ta tập trung vào kiểm tra khuyết tật
(sai sót) hoặc phế phẩm (hư hỏng) của sản phẩm. Những đặc tính này thể hiện sự
phù hợp hay không phù hợp, tồn tại hay không tồn tại và chúng có thể đếm được.
Biến đổi là đặc tính kỹ thuật như trọng lượng, chiều dài, thời gian, nhiệt độ, áp
suất, độ ẩm có thể đo được.
c. Sự khác biệt giữa khuyết tật và phế phẩm
 Khuyết tật (sai sót) thể hiện sự không hồn hảo nhưng không cần thiết
phải làm lại tồn bộ sản phẩm/dịch vụ.
 Phế phẩm (hư hỏng) là sản phẩm không phù hợp nhất thiết phải loại bỏ,
làm lại hoặc giảm phẩm cấp. Một sản phẩm hư hỏng có thể có một hoặc
nhiều sai sót.
2.2.3.2. Các loại biểu đồ kiểm sốt
Có hai dạng biểu đồ kiểm sốt:
 Biểu đồ kiểm sốt dạng thuộc tính (định tính).
 Biểu đồ kiểm sốt dạng biến số (định lượng).
Biểu đồ kiểm sốt dạng thuộc tính
Có bốn loại chính:
 Biểu đồ kiểm sốt phế phẩm:
 Biểu đồ % phế phẩm – Biểu đồ p.
 Biểu đồ số lượng phế phẩm – Biểu đồ np.
 Biểu đồ kiểm sốt khuyết tật:
 Biểu đồ số khuyết tật – Biểu đồ c.
 Biểu đồ số khuyết tật trên một đơn vị sản phẩm – Biểu đồ u.

a. Biểu đồ p
39
Chương 4: Phân tích q trình sản xuất sản phẩm nhựa
 Ứng dụng: Kiểm sốt phần trăm phế phẩm; Quan tâm đến việc xác định q
trình sinh ra khuyết tật có ổn định hay khơng? Biểu đồ p có thể dùng để kiểm sốt
tỉ lệ phế phẩm với kích thước mẫu (n) thay đổi.
 Đường trung tâm:
trakiểmđượcphẩmsảnsốTổng
phẩmphếsốTổng
p
=
(Giá trị này phải được vẽ trên biểu đồ kiểm sốt bằng một đường liên tục)
 Độ lệch chuẩn:
( )
n
p1p

=
σ
 Giới hạn trên và giới hạn dưới:
UCL (p) = p + 3σ
LCL (p) = p – 3σ
 Khi kích thước mẫu (n) thay đổi:
Khi kích thước mẫu thay đổi sẽ dẫn đến độ lệch chuẩn (σ) thay đổi, và khi đó
đường giới hạn trên và giới hạn dưới cũng thay đổi theo từng nhóm mẫu. Vì vậy
phải tìm ra đường trung bình để đường giới hạn uốn khúc trở thành đường
thẳng để dễ kiểm sốt.
Lúc này σ
i
=

i
n
pp )1(

Phải chuyển n
i
thành n để hai đường giới hạn trên và dưới trở thành đường
thẳng
N
n
n
i

=
Trong đó N: số lượng nhóm mẫu.
b. Biểu đồ np
 Ứng dụng: Kiểm tra số phế phẩm.
 Đường trung tâm: np.
 Độ lệch chuẩn:
( )
pnp
−=
1
σ
 Giới hạn trên và giới hạn dưới:
UCL (p) = np + 3σ
LCL (p) = np - 3σ
Trong phạm vi luận văn này chỉ quan tâm đến biểu đồ kiểm sốt phế phẩm. Vì
biểu đồ kiểm sốt khuyết tật thường được sử dụng cho q trình có sản phẩm đầu
40

Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
ra phức tạp và liên tục. Đối với sản phẩm nhựa chỉ cần sử dụng biểu đồ kiểm sốt phế
phẩm để phân tích, vì chỉ số đo chất lượng của sản phẩm là dạng thuộc tính, đặc
tính sản phẩm là dạng phế phẩm và cỡ mẫu khi nghiên cứu thay đổi.
2.2.4. Bảng kiểm tra
2.2.4.1. Giới thiệu
Bảng kiểm tra được xem như công cụ chính để thu thập số liệu. Nhìn chung bảng
kiểm tra có thể được sử dụng trong việc thu thập dữ liệu cho kiểm sốt quá trình
và phân tích vấn đề.
 Kiểm sốt quá trình: Mỗi quá trình có các chỉ tiêu thể hiện quá trình đó hoạt
động như thế nào. Thu thập dữ liệu và sau đó phân tích chúng là một phần quan
trọng trong tiến trình kiểm sốt. Tất cả các loại bảng kiểm tra đều có thể được sử
dụng để thu thập những thông tin quan trọng về quá trình.
 Phân tích vấn đề: Sự phức tạp trong quyết định nguyên nhân chính của
một vấn đề đòi hỏi những thông tin chi tiết để có thể xác định rõ vấn đề đó. Bảng
kiểm tra có thể được sử dụng để trả lời những câu hỏi như Ai? Cái gì? Ơû đâu?
Khi nào? Tại sao? Như thế nào? Và bao nhiêu?
Yếu tố chính trong kiểm sốt quá trình và phân tích vấn đề là số liệu đạt được từ
bảng kiểm tra phải được tóm tắt rõ ràng theo dạng biểu đồ hoặc đồ họa.
2.2.4.2. Các dạng thu thập dữ liệu
Thông tin có thể được thu thập qua các dạng bảng kiểm tra như sau:
 Bảng kiểm tra dạng thuộc tính.
 Bảng kiểm tra dạng đặc tính biến đổi.
 Danh sách kiểm tra.
Danh sách kiểm tra bao gồm những hạng mục quan trọng hoặc thích hợp với một
vấn đề hay tình huống cụ thể. Danh sách kiểm tra được sử dụng để đảm bảo rằng
tất cả những bước quan trọng hay những hoạt động quan trọng đã được thực
hiện. Mặc dù danh sách kiểm tra đã được phân tích bởi nhóm cải tiến chất lượng,
nhưng mục đích chính của nó là để hướng dẫn vận hành chứ không phải để thu
thập dữ liệu. Do đó, danh sách kiểm tra thường được dùng trong quá trình sửa

chữa và giải quyết vấn đề. Chúng là một phần của giải pháp.
2.2.4.3. Ứng dụng
Kiểm tra lý do sản phẩm bị trả lại. Kiểm tra lại vị trí của nguyên nhân gây ra
khuyết tật, kiểm tra sự cố phân bố của dây chuyền sản xuất.
Trong luận văn này, bảng kiểm tra sẽ được sử dụng như một công cụ chính để
thu thập số liệu trong các tháng của năm 2007. Kết quả sau khi thu thập sẽ cho ta
các bảng số liệu để xử lý thành thông tin có ích thông qua công cụ biểu đồ kiểm
sốt và biểu đồ Pareto.
Sử dụng bảng kiểm tra đã thu thập, lấy ý kiến của các chuyên gia để xác định các
nguyên nhân chính cần ưu tiên giải quyết (trong phần xác định các nguyên nhân
41
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
gây ra các lỗi) thông qua phỏng vấn sâu các chuyên gia này. Kết quả của việc thu
thập này là bảng tổng hợp các ý kiến đã phỏng vấn.
2.2.5. Biểu đồ Pareto
Thông thường để nâng cao hiệu quả sản xuất, các nhà máy phải thường xuyên cải
tiến các lĩnh vực hoạt động liên quan đến chất lượng, năng suất, chi phí, giá
thành, … Nhưng thực tế thường khó xác định phải bắt đầu từ đâu để tiến hành.
Sử dụng Pareto là một kỹ thuật giúp lần ra cách giải quyết.
Biểu đồ Pareto giúp xác định một số nguyên nhân có ảnh hưởng đến chất lượng
của tồn quá trình. Nói cách khác khi phát sinh một vấn đề nào đó thì có những
nguyên nhân ảnh hưởng mạnh và có những nguyên nhân ảnh hưởng yếu. Phân
tích Pareto chỉ ra nguyên nhân ảnh hưởng quan trọng nhất.
2.2.5.1. Ứng dụng
Có thể sử dụng biểu đồ Pareto để giải quyết các vấn đề sau:
 Tìm ra khuyết tật trong một sản phẩm.
 Sắp xếp khách hàng theo thứ tự quan trọng.
2.2.5.2. Cách xây dựng biểu đồ Pareto
1. Liệt kê tất cả các yếu tố tiềm năng: Chuẩn bị một bảng kiểm tra để thu
thập dữ liệu của các yếu tố này. Nếu có một yếu tố “khác” được sử dụng

trong bảng kiểm tra, việc xảy ra của yếu tố này phải được xác định đầy
đủ.
2. Tất cả các yếu tố phải được định rõ để tất cả thành phần bên trong các
yếu tố này được phân loại một cách phù hợp. Nên có một nhóm hay một
tổ chức chuyên thực hiện bước một và hai.
2.2.6. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu là một bước rất quan trọng trong quá trình tiến hành nghiên cứu. Dữ
liệu phục vụ cho các nghiên cứu trong luận văn bao gồm hai loại: dữ liệu sơ cấp và dữ
liệu thứ cấp. Khi nguồn dữ liệu là thứ cấp thì việc thu thập thường đơn giản và nhanh
chóng hơn nhiều so với nguồn dữ liệu sơ cấp. Tuy nhiên, không phải lúc nào nguồn dữ
liệu thứ cấp cũng có sẵn và phù hợp với nhu cầu sử dụng. Do đó, có một yêu cầu hết sức
quan trọng khi thực hiện luận văn này là cần phải tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp.
Các kỹ thuật chính để thu thập dữ liệu sơ cấp:
 Quan sát: là phương pháp thu thập dữ liệu trong đó người thực hiện dùng mắt để
quan sát đối tượng nghiên cứu và ghi nhận các nội dung quan sát được.
 Thảo luận: bao gồm hai hình thức. Hình thức thứ nhất là thảo luận riêng lẻ giữa
người thực hiện với đối tượng cần thu thập dữ liệu. Hình thức thứ hai là thảo
42
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
luận nhóm, trong đó một nhóm đối tượng sẽ cùng thảo luận với nhau về một chủ
đề thông qua sự điều khiển của người thực hiện nghiên cứu.
 Phỏng vấn: người thực hiện nghiên cứu sẽ phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên
cứu để thu thập dữ liệu. Có nhiều hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực diện,
phỏng vấn bằng điện thoại, phỏng vấn qua thư tay và thư điện tử.
Trong luận văn này, phương pháp phỏng vấn với hình thức “Bảng câu hỏi” kết hợp
phỏng vấn trực diện sẽ được chọn để thu thập dữ liệu sơ cấp.
43
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
2.3. Nhận xét
Trên đây đã trình bày tổng quan về các công cụ quản lý chất lượng thường được

dùng trong kiểm sốt quá trình để duy trì và cải tiến chất lượng sản phẩm. Tuy
nhiên, có công cụ không có nghĩa là sẽ áp dụng được hiệu quả. Thành phần quan
trọng nhất trong chiến lược quản lý chất lượng chính là sự hợp tác giữa nhà quản
lý và nhân viên trong việc thực hiện quá trình. Muốn cải tiến quá trình, trước hết
phải được sự ủng hộ triệt để của lãnh đạo Công ty, sau đó phải truyền đạt cho
mọi nhân viên trong Công ty thấu hiểu và thấy được những lợi ích khi áp dụng
những công cụ này.
Nhưng với tình hình Việt Nam hiện nay, công nhân đứng máy vẫn còn nhiều người
chưa tốt nghiệp phổ thông, khái niệm về thống kê đối với họ vẫn còn khó hiểu, chúng ta
phải tìm cách giải thích thật đơn giản để mọi ngưới có thể hiểu được.
Khi có sự cam kết của lãnh đạo và nhân viên đã thấu hiểu thì quá trình cải tiến chất
lượng đã tiến được một bước.
2.4. Tóm tắt
Trong quá trình thực hiện, luận văn sẽ áp dụng các lý thuyết sau:
Sử dụng bảng kiểm tra thu thập số liệu để vẽ biểu đồ kiểm sốt nhằm xem xét sự ổn định
của quá trình để cải tiến.
Biểu đồ Pareto được sử dụng để xác định các lỗi nghiêm trọng cần khắc phục.
Xây dựng biểu đồ nhân qua thông qua phương pháp phỏng vấn bằng “Bảng câu hỏi” và
phỏng vấn trực diện. Dùng biểu đồ nhân quả để xác định các nguyên nhân gây nên các
lỗi nghiêm trọng. Từ các nguyên nhân được xác định, đề tài sẽ đưa ra một số kiến nghị
nhằm hạn chế lỗi cho sản phẩm nhựa.
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA
ĐẠI ĐỒNG TIẾN VÀ NHÀ MÁY 1
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty nhựa Đại Đồng Tiến
Tên giao dịch: Công ty Cổ Phần Nhựa Đại Đồng Tiến
VP Công ty: 214 – 216 Tân Thành, P.15, Q.5, TP.HCM.
Nhà máy 1: 948 Hương lộ 2, Q.Bình Tân, TP.HCM
Nhà máy 2: 241B Tân Hòa Đông, Q6, TP.HCM
Điện thoại: (848) 9553855

Fax: (848) 8564154
Ngày thành lập: 01 - 01 – 1983
Đại Đồng Tiến là một trong những Công ty Nhựa hàng đầu tại Việt Nam. Ngày nay, nhãn hiệu
của Công ty Nhựa Đại Đồng Tiến với biểu trưng con chim đại bàng xòe cánh trên quả địa cầu
có số hiệu 504 đã trở nên thân quen với người tiêu dùng khắp nơi.
44
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
Sản phẩm của Công ty Nhựa Đại Đồng Tiến đã đáp ứng nhu cầu của đại đa số khách hàng cả
về số lượng cũng như chất lượng, tương đương hàng nhập khẩu từ các nước tiên tiến, nhưng
giá cả cạnh tranh hơn nhiều.
Các giai đoạn phát triển
 Trước năm 1983: tổ sản xuất bút bi
 Năm 1983: cơ sở sản xuất nhựa gia dụng
 Năm 1992: lập xưởng tại Tân Hòa Đông, Q.6
 Năm 1997: thành lập công ty TNHH nhựa Đại Đồng Tiến, xây dựng nhà máy tại Hương
Lộ 2, Q. Bình Tân
 Năm 1999: khai trương nhà máy 1 (05/1999), xây dựng hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9000:2000
 Năm 2007: chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Đại Đồng Tiến
3.2. Giới thiệu sản phẩm, công nghệ sản xuất
3.2.1. Sản phẩm
Công ty sản xuất các mặt hàng nhựa gia dụng, nhựa công nghiệp, bao bì thực phẩm lên đến số
lượng 300 mặt hàng.
Sản phẩm được xuất khẩu và tiêu thụ trên 25 nước
Gồm các nhóm sản phẩm như:
- Nhóm bàn ghế
- Nhóm nhà bếp gồm: Thùng, xô, bình đá, thau, sọt rác, thùng rác…
- Nhóm hộp thực phẩm gồm: các loại hộp, khay, ly mì, hộp Bibica, hộp Kinh Đô, hộp
Nestle, hộp Vinamilk, hộp Phan Nam.
- Nhóm tủ nhựa

- Nhóm công nghiệp: Pallet, thùng sơn, sóng bánh, sóng trái cây, chân tủ lạnh Toshiba,
Sanyo, Thảm nhựa, kết bia
- Nhóm định hình: Khay định hình, ly 241, màng nhựa
3.2.2. Công nghệ sản xuất
3.2.2.1. Công nghệ sản xuất
Các sản phẩm của Công ty đều qua một quy trình công nghệ như sau:
45
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
Hình 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm nhựa
Khi đơn hàng yêu cầu của khách hàng đến Bộ phận kế hoạch sản xuất. Bộ phận này sẽ chuyển
yêu cầu về Phòng Kỹ thuật để thiết kế mẫu khuôn theo yêu cầu khách hàng, phối hợp phòng
QC, Phòng cung ứng tìm kiếm nguyên vật liệu phù hợp để chuyển đến Phòng sản xuất sản xuất
thử nếu đạt sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt. Sau đó sẽ lắp ráp và đóng gói.
3.2.2.2 Quy trình sản xuất
Hiện nay, Công nghệ mà nhà máy sử dụng để sản xuất là công nghệ ép phun, quy trình sản xuất
như sau:
Nguyên liệu đầu vào là các loại nhựa nhiệt dẻo như PP,PS,PE,… sẽ được làm khô qua thiết bị
lò sấy để làm khô vì khi nhựa nóng chảy có chứa độ ẩm cao, điều này sẽ làm bề mặt sản phẩm
có khuyết tật và làm giảm tính chất (nhựa bị phân hủy) của khuôn.
46
Yêu cầu khách hàng
Thiết kế mẫu sản phẩm
Thiết kế khuôn Nghiên cứu NVL
Sản xuất thử
Sản xuất hàng loạt
Đóng gói
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
Hình 3.2: Quy trình sản xuất các sản phẩm nhựa
Sau khi sấy khô, nguyên liệu sẽ được nạp vào máy. Sau đó là quá trình gia nhiệt cho tới khi
nguyên liệu nóng chảy ra. Tùy theo từng loại nguyên liệu với khoảng nóng chảy khác nhau mà

kỹ thuật viên gia nhiệt với nhiệt độ khác nhau.
Sau khi nguyên liệu đã nóng chảy đều thì quá trình tiếp theo là ép phun vào khuôn mẫu dưới áp
suất cao sẽ điền đầy trên khuôn, sản phẩm có độ cứng tương đối, chịu lực tốt, và bề mặt sản
phẩm nhẵn, không bị nhăn.
Sau khi nguyên liệu đã điền đầy khuôn sẽ là quá trình làm nguội sản phẩm. Đây là quá trình
định hình sản phẩm trong khuôn chuyển sản phẩm từ trạng thái lỏng sang trạng thái cứng làm
sản phẩm không bị biến dạng và lấy ra dễ dàng.
Sản phẩm sau khi lấy ra khỏi máy ép sẽ được cắt gọt bỏ đi đuôi keo dư của sản phẩm.
Cuối cùng, sản phẩm sẽ được chuyển qua khâu lắp ráp, đóng gói đưa vào kho. Giai đoạn này,
sẽ được kiểm tra kỹ càng trước khi sản phẩm xuất khỏi kho đến khách hàng.
47
Cấp liệu Sấy nguyên liệu
Nạp liệu, gia nhiệt
Eùp phun
Làm nguội
Thoát sản phẩm, cắt gọt
Kiểm
tra
Kiểm
tra
Kiểm
tra
Lắp ráp, đóng gói
Nhập kho
Xuất kho
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
3.2.3. Quy mô sản xuất
Hình thức tổ chức sản xuất đang được áp dụng tại nhà máy là hình thức chuyên môn hóa, sản
phẩm được sản xuất theo từng công đoạn tương ứng với các khu vực sản xuất:
 Xưởng A: gồm các máy ép phun, được sắp xếp theo sơ đồ song song. Chuyên sản

xuất các loại hộp nhựa da dụng, móc áo, vỏ bình đá…mỗi máy đều tổ chức cho một
hoặc hai nhân viên đứng máy.
 Xưởng B: gồm các máy ép phun bố trí theo sơ đồ song song, sản xuất các mặt
hàng nhựa về bao bì thực phẩm như: Hộp tròn, hộp vuông, ly nhựa…
 Xưởng C: gồm các máy ép điều khiển Robot tự động, chuyên sản xuất hàng công
nghiệp với số lượng lớn và sản lượng đạt cao như: bàn, ghế, pallet…
 Xưởng In: chịu trách nhiệm trong khâu in ấn logo, nhãn hiệu công ty.
 Xưởng lắp ráp: Các chuyền lắp ráp được bố trí song song và có thể sẽ thay đổi
chuyền tùy theo tình hình sản xuât ở các xưởng mang lại. Sản phẩm nhựa sau khi ép
ra khuôn, được lưu chuyển tới bộ phận lắp ráp để cho ra sản phẩm.

48
Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
3.3. Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức
3.3.1. Tình hình nhân sự
Tổng nhân viên: 1087 nhân viên
 Cơ cấu
730 Nam và 357 Nữ
 Trình độ
Trung học trở lên: 212 chiếm tỷ lệ:19.5%
Phổ thông: 875 chiếm tỷ lệ: 80.5%
 Mức độ thâm niên
Trên 5 năm: 228 nhân viên
Từ 3–5 năm: 156 nhân viên
Từ 1–3 năm: 332 nhân viên
Dưới 1 năm: 371 nhân viên
3.3.2. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo dạng trực tuyến chức năng, đảm bảo chế độ một
thủ trưởng, chỉ đạo trực tuyến bên cạnh sự hỗ trợ của các phòng ban chuyên môn.
Sơ đồ tổ chức

Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức nhà máy
3.3.3. Nhiệm vụ của phòng QC
49
TGĐ
Phó
TGĐ1 11
Phó
TGĐ2
Phó
TGĐ3
TP Tài
chính
TP
Cung
ứng
TP HC
– NS
TP Tiếp
thị
TP Kỹ
thuật
TP
XNK
TP Kinh
doanh
TP Sản
xuất
TP QC
Phòng QA
Phòng CNTT

Chương 4: Phân tích quá trình sản xuất sản phẩm nhựa
Hình 3.4: Sơ đồ tổâ chức của Phòng QC
Tất cả công việc của các nhân viên phòng ban này đều được quy định rõ ràng thành văn bản,
thể hiện sự phân công công việc rõ ràng giúp mọi người thực hiện tốt công việc của mình.
3.3.3.1. Kiểm tra nguyên vật liệu
Khi nguyên vật liệu được mua vận chuyển đến nhà máy, bộ phận KCS sẽ kiểm tra về:
 Loại và mã số
 Tên nhà sản xuất
 Bao bì
 Kích cỡ hạt
 Màu sắc hạt: màu nguyên liệu thô tùy từng loại nguyên liệu
 Tỷ lệ bột trong nguyên liệu phải rất nhỏ
 Không lẫn loại nguyên liệu khác, các tạp chất ngoại lai
 Hệ số độ nhớt của nguyên vật liệu
Hiện Công ty chưa có thiết bị đo thông số về độ nhớt của nguyên vật liệu
Cách thức kiểm tra: Vì khối lượng nguyên vật liệu hạt nhựa nhập về khá lớn (đơn vị tính bằng
tấn) nên chỉ có thể kiểm tra bằng cách lấy ngẫu nhiên. Các nguyên vật liệu này do bộ phận cung
ứng có vai trò tìm nhà cung cấp, đảm bảo nguyên vật liệu có chất lượng tốt.
3.3.3.2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
a. Ghi chép các thông số về kỹ thuật
 Loại nguyên vật liệu
 Thời gian sấy nguyên vật liệu
 Aùp suất
50
Trưởng phòng
Tổ trưởng 1
Tổ trưởng 2
Nhân viên
KCS
xưởng A

Nhân viên
KCS
xưởng B
Nhân viên
KCS
xưởng C
Nhân viên
KCS
hành chính

×