Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt, Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 59 trang )

Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của đề tài.
Trong nền kinh tế thị trường phát triển giữa các Doanh nghiệp luôn có sự cạnh
tranh gay gắt, Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không còn cách nào khác là phải
nâng cao lợi nhuận qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ và đặc
biệt là giảm chi phí, hạ giá thành. Do đó việc nghiên cứu tìm tòi, tổ chức và hạ giá thành
sản phẩm là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất.
Muốn đạt được mục tiêu đó, các Doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản
xuất, đồng thời tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng
phí. Để có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và giá thành phải được tổ chức hợp lý, khoa học đảm bảo phát huy chức năng là
công cụ không thể thiếu được trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Nhận thấy tầm
quan trọng và yêu cầu bức thiết thực hiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm sau một thời gian thực tập tại Nhà máy Dệt - Tổng công ty Cổ phần Dệt may
Nam Định em xin được đi sâu tìm hiểu đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt, Tổng công ty Cổ phần Dệt may
Nam Định”.
II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Vận dụng những lý thuyết cơ bản để đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng
công tác kế toán và chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy Dệt,
Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định. Qua đó đánh giá hiệu quả bước đầu mà Nhà
máy đạt được, thấy được những khó khăn còn tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp giúp
hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy.
Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu tháng 11 năm 2010 của Nhà máy. Tuy nhiên
do thời gian có hạn nên em chỉ tập trung nghiên cứu quá trình kế toán tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm dệt tại Nhà máy.
III. Phương pháp nghiên cứu.
Để làm rõ đề tài trên, bài viết của em có sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp:
Phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và đối
chiếu làm cơ sở để phân tích kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn.


Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
1
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
IV. Đóng góp của đề tài.
Đề tài là kết quả của một thời gian đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu tình hình
thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Dệt. Trên cơ sở
đó những kiến nghị được đưa ra sẽ bám sát vào tình hình thực tế giải quyết một số tồn
tại nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm tại Nhà
máy. Cụ thể:
- Góp phần cung cấp thông tin kế toán được nhanh chóng, tạo điều kiện để kế
toán phản ánh kịp thời chi phí phát sinh.
- Góp phần làm cho kết quả tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy được chính
xác hơn, phù hợp với chi phí thực tế mà Nhà máy đã bỏ ra.
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ GỒM:
CHƯƠNG I: Đặc điểm SXKD và tổ chức quản lý SXKD của Nhà máy Dệt- Tổng công
ty Cổ phần Dệt may Nam Định có ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
CHƯƠNG II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà
máy Dệt - Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
CHƯƠNG III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà
máy Dệt - Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
2
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM SXKD VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SXKD CỦA NHÀ MÁY DỆT-
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và quản lý kinh doanh tại Nhà máy.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy.

1.1. Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
Tên giao dịch trong nước: Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
Tên giao dịch nước ngoài: Nam Dinh textile garment join stock
corporation.
Tên viết tắt: Vinatex Nam Dinh
Địa chỉ: Số 43 - Tô Hiệu, p.Ngô Quyền, Tp. Nam Định - Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 03503.849749- Fax: 03503.849750.
Email:
Website:Vinatexnamdinh.com
Loại hình doanh nghiệp: Nhà máy cổ phần.
Tiền thân của Tổng công ty Cổ phần Dệt May Nam Định là Nhà máy Sợi Nam
Định được thành lập vào năm 1889. Đến 07/10/1955 được Nhà nước tiếp quản và tổ
chức lại sản xuất gọi tên là Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định. Tháng 6 năm 1995, Nhà
máy Liên Hợp Dệt Nam Định được đổi tên thành Nhà máyDệt Nam Định theo Quyết
định số 831/CNN-TCLĐ ngày 14/6/1995 của Bộ Công nghiệp nhẹ. Tháng 7 năm 2005,
Nhà máy Dệt Nam Định được chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Dệt Nam Định theo Quyết định số 185/2005/QĐ-TTg ngày 21/7/2005 của Thủ tướng
Chính phủ, hạch toán độc lập là thành viên thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam
(VINATEX)
Để phù hợp với sự phát triển đi lên của Ngành Dệt May cũng như tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, ngày 13/02/2007, Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp Quyết định số 547/QĐ-BCN chuyển Nhà máytrách nhiệm hữu hạn Nhà nước
một thành viên Dệt Nam Định thành Tổng công ty Cổ phần Dệt May Nam Định, và
Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2008.
1.2. Nhà máy Dệt.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
3
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Tên tiếng việt : Nhà máy Dệt- Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
Địa chỉ : Số 51 Trần Phú, Phường Năng Tĩnh, TP Nam Định.

Điện thoại : 0350 3825708.
Fax : 0350 3825717
Email :
Tiền thân của Nhà máy dệt là xưởng tổng hợp được thành lập từ năm 1962,
nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất vải mộc cho nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định. Tháng 5
năm 1996 thì được đổi tên thành Nhà máy Dệt, trong quá trình hình thành và phát triển
các thế hệ công nhân đã được thay thế hoàn toàn.Trong những năm gần đây, dưới sự tác
động của cơ chế thị trường. Tổng công ty đã chú trọng hóa đến việc đa dạng hóa sản
phẩm để có sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế Nhà máy Dệt đã chú trọng đến
việc nâng cao công nghệ sản xuất, để sản xuất lại vải có chất lượng cao cung cấp cho
nhà máycũng như bán ra thị trường.
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam
Định là:
- Sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm Sợi – May mặc tiêu thụ nội địa.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp các loại sản phẩm Sợi – May mặc; Thiết bị - Phụ tùng.
- Mua bán nguyên phụ liệu phục vụ nhu cầu sản xuất Sợi – May mặc.
- Kinh doanh du lịch, Vận tải, Xây dựng, đầu tư và kinh doanh bất động sản …
- Các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác.
Tại Nhà máy Dệt : sản xuất vải mộc các loại cung cấp cho nhà máy nhuộm, và
bán ra thị trường.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý và kinh doanh của Nhà máy.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
4
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Sơ đồ tổ chức quản lý tại Nhà máy Dệt như sau:
Giám đốc: điều hành cao nhất tại nhà máy, chịu trách nhiệm trước Công ty.
Phó Giám đốc: Trợ giúp cho giám đốc và phụ trách kỹ thuật.
Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện quản lý nhân lực, tuyển dụng, đào tạo lao
động.

Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về sản xuất, chất lượng sản phẩm...
Phòng kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch sản xuất, xây dựng các tiêu chuẩn và định
mức kỹ thuật cho sản phẩm.
Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, hoạch toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong phạm vi Nhà máy. Thực hiện quản lý tài chính, tham
mưu cho giám đốc, hàng tháng, quý, năm lập báo cáo tài chính nộp cho phòng kế toán
Tổng công ty để tiến hành hợp cộng.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
5
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(PHỤ TRÁCH KỸ THUẬT)
Phòng tổ chức hành
chính
Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch vật

Phòng tài chính kế
toán
Xưởng
chuẩn
bị
Xưởng
dệt 1
Xưởng
dệt 2
Xưởng
cơ điện
Xưởng
hoàn
thành

Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Sơ đồ tổ chức sản xuất nhà máy dệt
+ Xưởng chuẩn bị: Làm công tác chuẩn bị dệt và chia ra thành các tổ có nhiệm
vụ như tên tổ: Tổ ống: đánh ống; tổ suốt: đánh suốt...
+ Xưởng dệt 1, dệt 2: Chức năng là dệt. Các buồng dệt A, B, C, D, E giống nhau
đều dệt vải và trên máy móc thiết bị không phải máy Bỉ buồng F dệt khăn. Buồng bỉ: dệt
vải nhưng dùng máy Bỉ.
+ Xưởng cơ điện: Chịu trách nhiệm về điện sản xuất, sửa chữa lắp đặt máy móc,
bảo trì máy móc.
+ Xưởng hoàn thành: kiểm tra chất lượng vải, khối lượng vải gấp, đóng kiện và
nhập kho.
Tại các tổ lại chia lam 3 ca:ca A, ca B, ca C
II. Đặc điểm công tác kế toán.
1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Công tác kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, cập nhật số liệu theo đối
tượng và nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của hoạt động SXKD toàn nhà máy
cũng như Tổng công ty, đảm bảo tuân thủ chính sách chế độ, theo Luật kế toán thống kê,
các chuẩn mực kế toán đã ban hành. Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi bằng tiền, giám
sát bằng tiền mọi hoạt động SXKD, các chi phí giá thành sản phẩm; thực hiện các nghĩa
vụ nộp ngân sách , nghĩa vụ người lao động; thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử
dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm
pháp luật về tài chính, kế toán. Phân tích thông tin, số liệu kế toán, thực hiện kế toán quản
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
6
Nhà máy dệt
Xưởng
chuẩn bị
Xưởng dệt 1 Xưởng
chuẩn bị
Xưởng cơ

điện
Xưởng hoàn
thành
Tổ
ống
Tổ
suốt
Tổ
lờ
Tổ
hồ
Tổ
lờ
Tổ
hồ
Buồng
A
Buồng
B
Buồng
D
Buồng
F
Buồng
Bỉ
Buồng
E
Các tổ cơ
điện,....
Các tổ khám,

gấp...
Nhà máy dệt
Xưởng
chuẩn bị
Xưởng dệt 1 Xưởng
chuẩn bị
Xưởng cơ
điện
Xưởng hoàn
thành
Tổ
ống
Tổ
suốt
Tổ
lờ
Tổ
hồ
Tổ
lờ
Tổ
hồ
Buồng
A
Buồng
B
Buồng
D
Buồng
F

Buồng
Bỉ
Buồng
E
Các tổ cơ
điện,....
Các tổ khám,
gấp...
Nhà máy dệt
Xưởng
chuẩn bị
Xưởng dệt 1 Xưởng
chuẩn bị
Xưởng cơ
điện
Xưởng hoàn
thành
Tổ
ống
Tổ
suốt
Tổ
lờ
Tổ
hồ
Tổ
lờ
Tổ
hồ
Buồng

A
Buồng
B
Buồng
D
Buồng
F
Buồng
Bỉ
Buồng
E
Các tổ cơ
điện,....
Các tổ khám,
gấp...
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
trị doanh nghiệp, tham mưu, đề xuất các giải pháp quản lý giúp lãnh đạo đưa ra các quyết
định kinh tế, tài chính có hiệu quả.
Hoạt động SXKD của Tổng công ty đã được phân cấp quản lý với từng đơn vị nhà
máy xí nghiệp thành viên, vì vậy công tác hạch toán kế toán cũng được tổ chức theo hình
thức vừa tập trung vừa phân tán phù hợp với phân cấp quản lý. Hoạt động SXKD của nhà
máy được phân cấp quản lý cho từng phân xưởng. Tổng công ty có 01 Phòng Tài chính kế
toán thuộc Tổng công ty. Mỗi Nhà máy, Xí nghiệp thành viên có phòng kế toán. Phòng
Tài chính kế toán Tổng công ty và các Phòng kế toán các đơn vị thành viên là một thể
thống nhất, hoạt động theo sự chỉ đạo chung của Kế toán trưởng Tổng công ty, thực hiện
nhiệm vụ hoạt động tài chính, hạch toán kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Nhà
máy theo quy định của pháp luật.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định:
* Đặc điểm nhân lực kế toán của Tổng công ty:
Tổng số nhân viên kế toán là 32 người.

Trong đó Đại học: 29 người, Cao đẳng: 1 người, Trung cấp : 2 người.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
7
Kế toán trưởng
Kiêm trưởng phòng
Thủ quỹ Các kế toán viên
Phó phòng kế toán
Kiêm KT tổng hợp
Thủ quỹ
Các phòng kế toán đơn
vị thành viên
Kế toán viên
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy Dệt.
Bộ máy kế toán của Nhà máy gồm có 3 người:
- Kế toán trưởng ( Kế toán trưởng Nhà máy ): Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
Giám đốc giúp giám đốc kí duyệt, quyết toán các hoạt động mua bán, báo cáo tình
hình biến động tài chính của Nhà máy lên Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định và
chỉ đạo kiểm tra nhân viên kế toán thực hiện các chế độ các chính sách, thể lệ về kinh tế
tài chính trong toàn doanh nghiệp. Tổ chức chấp hành nghiêm chỉnh lệnh kiểm tra kế toán
của Tổng công ty, cung cấp các tài liệu cần thiết, giải thích và trả lời các câu hỏi phục vụ
công tác kiểm toán.
- Kế toán vật tư, tổng hợp, tính giá thành, kiểm soát chi theo dõi công nợ:
+ Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu, tình hình tăng giảm
nguyên vật liệu công cụ dụng cụ. Cân đối xuất-nhập-tồn vật liệu ở các kho kể cả về
lượng và về tiền. Tính khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ, theo dõi tình
hình biến động của TSCĐ, tình hình tu sửa, tăng giảm TSCĐ, và khấu hao TSCĐ trong
Nhà máy.
+ Kế toán quỹ: Ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản
vốn bằng tiền ( tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng ).Kiểm tra báo cáo quỹ, và phản ánh

các nghiệp vụ thu, chi và tính toán số dư tiền mặt tồn quỹ.Kế toán phân loại và tổng hợp
định khoản các nghiệp vụ kinh tế có liên quan trên báo cáo quỹ.
+ Kế toán tổng hợp và tính giá thành: Kế toán ghi chép chi tiết chi phí sản xuất trực
tiếp phát sinh trong kì và tính giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm, giá thành đơn vị
từng loại sản phẩm của từng công đoạn
+ Kế toán tiền lương: Vào số liệu năng suất đơn giá từng công đoạn của công nhân,
tính lương theo sản phẩm , theo thời gian trả cho người lao động. Báo cáo tổng hợp tiền
lương, tính BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
+ Kế toán Tài sản cố định: Theo dõi TSCĐ của đơn vị, hàng tháng tính và trích
khấu hao.

Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
8
Kế toán vật tư, kế
toán quỹ
Kế toán tổng hợp
và tính giá thành
Kế toán trưởng
( Trưởng phòng Nhà máy )
Kế toán lương, Tài
sản cố định.
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Phòng kế toán của Nhà máy thu thập kiểm tra xử lý các chứng từ ban đầu, hạch
toán các chứng từ chi tiết, tổng hợp về các hoạt động kinh tế của các bộ phận tại Nhà
máy. Định kì ( 1 tháng ) Nhà máy tiến hành gửi báo cáo kế toán nội bộ của Nhà máy lên
phòng kế toán của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
2. Chế độ kế toán áp dụng tại Nhà máy.
Nhà máy Dệt - Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định, đã áp dụng chế độ kế toán
theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của bộ tài chính ban hành về
chế độ kế toán doanh nghiệp.

Ngoài những tài khoản kế toán được quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp thì
hệ thống tài khoản mà Nhà máy đang áp dụng còn có sự khác biệt ở chỗ nó được chi tiết hóa
để phù hợp với đặc điểm của Nhà máy.
Tài khoản kế toán gồm 10 loại:
+ 9 loại TK trong báo cáo kế toán ghi kép.
+ 1 loại TK trong báo cáo kế toán ghi đơn.
Hệ thống sổ kế toán Nhà máy đang áp dụng : theo hình thức Nhật ký chứng từ.
Chế độ báo cáo tài chính: Các báo cáo kế toán được tuân thủ theo quy định trong Chế
độ kế toán của Bộ tài chính. Bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bản thuyết minh báo cáo tài chính, và sổ sách sử dụng
trong hình thức Nhật ký- chứng từ.
Niên độ kế toán : Nhà máy áp dụng niên độ kế toán theo năm dương lịch tức là bắt
đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán : đồng Việt Nam.
Phương pháp tính khấu hao tài sản: Nhà máy tính khấu hao theo phương pháp
đường thẳng, căn cứ vào thời gian sử dụng và công suất của máy móc thiết bị Nhà máy
tiến hành lập kế hoạch khấu hao lên cấp trên. Kế toán TSCĐ căn cứ vào kế hoạch khấu
haoTSCĐ lập bảng phân bổ khấu hao, sau đó vào sổ cái 214 và lên báo cáo tài chính.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nhà máy hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Cuối kỳ kế toán năm khi giá
trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì sẽ trích lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh
lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện.
Giá nhập kho, xuất kho: Nhà máy hạch toán giá nhập kho và xuất kho theo
phương pháp bình quân gia quyền.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
9
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Phương pháp tính thuế: Nhà máy áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp

khấu trừ.
3. Hình thức kế toán và phần mềm kế toán áp dụng tại Nhà máy.
3.1. Hình thức kế toán áp dụng tại Nhà máy.
Để phù hợp với khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phù hợp với hoạt
động sản xuất kinh doanh, tại Nhà máy Dệt cũng như Tổng công ty Cổ phần Dệt may
Nam Định cũng đã áp dụng hình thức Nhật kí chứng từ để hạch toán kế toán.
Quá trình hạch toán được thực hiện theo sơ đồ sau:

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
* Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, lấy số liệu ghi trực
tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính
chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân
bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ
có liên quan.
Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì căn
cứ vào số liệu tổng hợp của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu vào nhật ký
chứng từ.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
10
Chứng từ kế toán và các
bảng phân bổ
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
NHẬT KÍ CHỨNG TỪ
BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng kê
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Cuối tháng kế toán khóa sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra đối
chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi
tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ để ghi trực tiếp vào
sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng
kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Do Nhà máy Dệt là đơn vị phụ thuộc nên cuối tháng kế toán tập hợp số liệu rồi
báo lên phòng kế toán của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Nam Định.
3.2. Phần mềm kế toán áp dụng tại Nhà máy.
Hiện nay phương thức ghi sổ kế toán được thực hiện chủ yếu trên máy tính.
Công tác kế toán của nhà máy được xử lý trên máy tính với phần mềm kế toán
FastAcounting. Phòng kế toán của nhà máy được trang bị 3 máy vi tính, mỗi nhân viên 1
máy. Các phòng ban khác trong nhà máy đều sử dụng máy tính. Trình độ tin học của
nhân viên trong nhà máy ngày càng cao.
Trình tự hạch toán kế toán trên phần mềm FastAcounting tại Nhà máy Dệt.

Nhập số liệu hàng ngày.
In sổ, báo cáo cuối tháng, quý, năm.
Đối chiếu, kiểm tra.
Với từng phần hành mà có chứng từ và sổ sách khác nhau
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
11
Phần mềm kế toán

Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại
- Sổ kế toán.
- Sổ tổng hợp.
- Sổ chi tiết.
- Báo cáo tài chính.
- Báo cáo quản trị
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế
sẵn trên phần mềm. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động
nhập vào sổ kế toán tổng hơp, các sổ , thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng ( hoặc bất kỳ vào thời điểm nào khi cần thiết ) kế toán sẽ thực hiện
các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với
số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông
tin đã được nhập trong kỳ. Sau đó thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo
quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng
tay ( sổ theo hình thức nhật ký chứng từ ).
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
12
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY DỆT- TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY NAM ĐỊNH
I. Đặc điểm chi phí sản xuất tại Nhà máy.
1. Phân loại chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau. Để thuận tiện

cho công tác quản lý cần phân loại chi phí theo những tiêu thức phù hợp. Hiện nay tại
Nhà máy Dệt chia toàn bộ chi phí sản xuất làm 3 khoản mục. Mỗi khoản mục gồm
những chi phí có cùng mục đích, công dụng:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
+ Chi phí nguyên liệu chính: Sợi các loại. Sợi có nguồn gốc khác nhau như nhập
từ kho công ty về, sợi do nhà máy mua ngoài.
+ Chi phí vật liệu: Vật liệu hồ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm lương và các khoản trích theo lương của công
nhân sản xuất, đốc công, thợ phục vụ
- Chi phí sản xuất chung: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật tư phụ tùng,
chi phí khấu hao, điện, hơi, nước. Các chi phí mua ngoài như điện thoại, chi bằng tiền
khác như chi cho đào tạo công nhân... dùng cho việc phục vụ, quản lý sản xuất ở phân
xưởng sản xuất.
Cách phân loại này giúp quản lý định mức chi phí, cung cấp số liệu cho công tác
tính giá thành sản phẩm, phân tích việc thực hiện kế hoạch giá thành, lập định mức chi
phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.
2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Do đặc điểm sản xuất của Nhà máy Dệt chủ yếu là dệt nên chi phí sản xuất được
tập hợp theo từng loại sản phẩm ở phân xưởng đó là vải trên các thiết bị khác nhau: vải
trên máy Bỉ, khăn trên buồng máy Trung Quốc, vải trên buồng máy khí nén.
3, Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Tại Nhà máy, chi phí sản xuất chung được hạch toán theo phương pháp kê khai
thường xuyên và được tập hợp theo phương pháp phân bổ gián tiếp ( do chi phí sản xuất
phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, mà không hạch toán trực
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
13
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
tiếp cho từng đối tượng. Các chi phí này trước hết được tập trung sau đó lựa chọn tiêu
chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng chịu chi phí.
Kỳ tập hợp chi phí : Hàng tháng.

Đối với hoạt động sản xuất chính, chi phí sản xuất gồm: CPNVLTT, CPNCTT,
CPSXC. Đối với hoạt động sản xuất gia công thì chi phí sản xuất gồm: CPNCTT,
CPSXC.
II. Kế toán chi phí sản xuất.
1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
1.1. Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong Nhà máy, nguyên
vật liệu trong Nhà máy bao gồm:
- Vật liệu chính: Sợi các loại.Sợi có nguồn gốc khác nhau, như sợi nhập từ kho
công ty về, sợi do Nhà máy mua ngoài.
- Vật liệu phụ: Vật liệu hồ,…
Cuối tháng căn cứ vào khối lượng từng mặt hàng sản xuất ra mỗi mặt hàng có
một đơn công nghệ sợi (một kg vải loại này cần bao nhiêu kg sợi từng loại). Dựa vào đó
bộ phận thống kê sẽ lập báo cáo định mức tiêu hao nguyên liệu để xác định khối lượng
từng loại sợi đã dùng sản xuất từng mặt hàng. Và vật liệu xuất kho được tính giá theo
phương pháp bình quân gia quyền.
Công thức tính:
Giá trị
sợi xuất
từng loại
=
Giá trị sợi tồn đầu kỳ
từng loại
+
Giá trị sợi nhập trong
kỳ từng loại
x
Khối lượng
sợi xuất trong
kỳ

Khối lượng tồn đầu
kỳ từng loại
+
Khối lượng sợi nhập
trong kỳ

Khi sợi được đưa lên dây chuyền sản xuất, tại xưởng chuẩn bị, sợi sẽ được tiến
hành hồ (sợi dọc), sợi kết hợp với hồ thành sợi qua hồ hay sợi hồ. Như vậy chi phí hồ
kết hợp với chi phí sợi tạo ra chi phí nguyên vật liệu (trực tiếp) cho sản phẩm, hồ là vật
liệu chính. Cũng như vật liệu sợi, cuối tháng bộ phận thống kê sẽ lập báo cáo định mức
tiêu hao hồ.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
14
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
1.2. Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ.
1.2.1. Chứng từ sử dụng.
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu xin lĩnh vật tư, phiếu báo vật tư còn lại ở
các bộ phận, bảng tổng hợp tiêu hao NVL.
1.2.2. Quy trình luân chuyển chứng từ.


Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Bộ phận sản xuất:Khi có nhu cầu lĩnh vật tư, sẽ lập Phiếu xin lĩnh vật tư, sau
đó chuyển cho bộ phận kỹ thuật.
- Bộ phận kỹ thuật, kế toán trưởng: Kiểm tra, xét duyệt Phiếu xin lĩnh vật tư mà
bộ phận sản xuất gửi lên.
- Kế toán vật tư- TSCĐ: Khi nhận được Phiếu xin lĩnh vật tư có sự đồng ý của
Bộ phận kỹ thuật, Kế toán trưởng, Kế toán vật tư- TSCĐ sẽ lập Phiếu xuất kho. Phiếu
xuất kho được lập làm 3 liên.
- Bộ phận kho: Khi nhận được Phiếu xuất kho ( Liên 3 ), sẽ kiểm tra và xuất vật

tư. Căn cứ vào Phiếu xuất kho kế toán tại Bộ phận kho sẽ ghi thẻ kho và cập nhật dữ
liệu xuất vật tư vào chương trình cập nhật chi phí nguyên vật liệu trong chương trình
tính giá thành
Ví dụ: Trong tháng 11/2010 đã phát sinh giao dịch mua bán giữa Nhà máy và
Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông- Cty Dệt may Hà Nội theo Hóa đơn GTGT số 0086898.
Nội dung hóa đơn:
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
15
Kiểm tra, xuất
vật tư, và ghi
thẻ kho
Bộ phận khoGiám đốc, Kế
toán trưởng, Bộ
phận kỹ thuật
Kế toán vật tư-
TSCĐ
Bộ phận sản
xuất
Kiểm tra, xét
duyệt
Lập phiếu xin
nhận lĩnh vật tư
Lập phiếu xuất
kho
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Hóa đơn giá trị gia tăng
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 20 tháng 11 năm 2010
Mẫu số: 01 GTKT
-3LT

GL/2009B
0083698
Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần Dệt Hà Đông HANOSIMEX
Địa chỉ: Phố Cầu Am, P. Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Tây.
Số tài khoản:
Điện thoại: MST: 0100100826
Họ tên người mua hàng: Anh Bình
Tên đơn vị: Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định
Địa chỉ: Số 43, Tô Hiệu, Thành phố Nam Định.
Số tài khoản: 102010000363239 Ngân hàng công thương tỉnh Nam Định.
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản. MST: 0600019436-003-1
STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Sợi N76 83/17 Kg 20781,46 32.000 665.066.720
2 Sợi 20 coton chai ky Kg 9346,2 28.800 269.170.560
3 S 24/1 coton CK ĐH S1 Kg 1322,2 28.399 37.549.158
Cộng tiền hàng 971.726.438
Thuế suất GTGT 10% 97.172.643
Tổng cộng tiền thanh toán 1.068.899.081
Bằng chữ: Một tỷ sáu mươi tám triệu tám trăm chin mươi chin ngàn tám mốt đồng.
Căn cứ vào hóa đơn kế toán tiến hành nhập liệu trên máy như phiếu nhập mua
trên. Trên phiếu nhập mua ta tiến hành như sau:

Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
Người mua hàng
( Ký, họ tên )
Người bán hàng
( Ký, họ tên )
Thủ trưởng đơn vị
( Ký, họ tên )
16

Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Khi bộ phận sản xuất đề xuất yêu cầu lĩnh vật tư, thì sẽ lập Phiếu lĩnh vật tư và
đưa cho kế toán trưởng duyệt.
Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định
Đơn vị: nhà máy dệt
Phiếu lĩnh vật tư
Ngày14tháng11năm2010
Số: 1034
Định khoản
Nợ:
Có:
Tên đơn vị: Máy mắc ca C
Lý do lĩnh: phục vụ sản suất.
Lĩnh tại kho: .Nhà máy dệt
Danh
diểm
Tên nhãn hiệu
quy cách vật tư
ĐVT Số lượng
Xin
lĩnh
Thực
phát
1 2 3 4 5 6 7 8
Sợi N76 83/17
Kg 299,0
Sợi 20 coton chai ky Kg 1127,1
S 24/1 coton CK ĐH S1 Kg 860,0
Cộng thành tiền (viếtbằngchữ):........................................................................
Phụ trách cung tiêu Thủ kho Người nhận Phụ trách đơn vị

Căn cứ vào phiếu trên ta tiến hành nhập máy như sau: Kế toán hàng tồn kho →
Phiếu xuất điều chuyển kho và nhập liệu như sau:

1.3. Tài khoản hạch toán.
- TK152: Tài khoản nguyên liệu, dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình
biến động của các loại NVL trong kho của Nhà máy.
Tài khoản 152 có kết cấu như sau:
+ Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế NVL nhập kho.
+ Bên Có: Phản ánh trị giá thực tế NVL xuất kho dùng cho sản xuất.
+ Số dư Nợ: Phản ánh trị giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
17
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Tại Nhà máy, TK152 có mở các TK cấp 2 để theo dõi chi tiết cho từng loại.
TK1520: Nguyên liệu, TK1521: Vật liệu, TK1522: Nhiên liệu, TK1523: Phụ tùng,
TK1524: Thiết bị cần lắp, TK1525: Bao bì, TK1526: Thiết bị xây dựng, TK1528: Phế
liệu.
Với nguyên liệu sợi chỉ hạch toán vào TK1520 với sợi do nhà máy mua ngoài
- TK 621: Chi phí nguyên liệu trực tiếp. Được dùng để phản ánh toàn bộ chi phí
nguyên vật liệu phát sinh trong tháng tại phân xưởng sản xuất.
Tài khoản 621 có kết cấu như sau:
+ Bên Nợ: Phản ánh trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản
phẩm tại phân xưởng.
+ Bên Có: Phản ánh kết chuyển nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất
kinh doanh trong kỳ tại phân xưởng vào tài khoản 154.
+ Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ
TK621 SO: chi phí sợi chỉ hạch toán vào TK621S0 sợi của nhà máy mua ngoài;
TK 621 HO: chi phí hồ.
Với sợi do công ty xuất xuống sẽ được hạch toán vào TK154.
1.4. Trình tự hạch toán.

1.4.1. Sổ sách hạch toán.
- Sổ chi tiết tài khoản 621
1.4.2. Quy trình hạch toán.
Từ các chứng từ gốc như phiếu lĩnh vật tư, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho,.. kế
toán sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào máy, phần mềm kế toán sẽ tự kết xuất sang bảng kê,
nhật ký chứng từ, và sổ chi tiết tài khoản 621, 152.
Ví dụ: Tại kho sản xuất có sợi NE 20/1 65/35 AS Vĩnh Phú. Có số tồn đầu kỳ
là 3688 (kg), giá trị tồn là: 119192427. Số nhập trong kỳ: 46491 (kg), giá trị nhập:
1502542629 (đ). Kết hợp với báo cáo tiêu hao nguyên liệu, ta có số lượng xuất là:
44407.45 (kg) do đó ta có giá trị xuất của sợi NE 20/1 65/35 AS Vĩnh Phú trong tháng
11 sẽ là:
đồng thời, giá trị sợi NE 20/1 65/35 AS Vĩnh Phú có giá trị tồn cuối là:
32319 X 5571.55 = 186530725 (đ )
và ta sẽ tính được chi phí nguyên liệu của từng mặt hàng dựa trên tổng lượng sợi từng
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
119192472 + 1502542629
X 44407.75 = 32319 X 44407.45 = 1435204377 ( đ )
3688 + 4649140 đ )
7335288 sang
bảng kê, nhật ký
chứng từ, và sổ chi
tiết tài khoản 621,
152.••••••••
••••••••••
••••••••••
••
18
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
loại sản xuất ra từng mặt hàng.
Ví dụ: Theo báo cáo định mức tiêu hao thì sản lượng sợi NE 20/1 65/35 AS

Vĩnh Phú tiêu hao để sản xuất ra vải Xi 1921 A2khổ 160 mộc A là 44353.28(kg) → chi
phí nguyên liệu sợi loại này để sản xuất ra vải Xi 1921A2 khổ 160Mộc A là:
44353.28 x 32319 =1433453656 ( đ ).
Tương tự ta cũng tính được giá trị 2 loại sợi còn lại để sản xuất ra vải này.
Tổng chi phí cả 3 loại sợi ta có chi phí nguyên liệu để sản xuất ra vải Xi 1921 A2 là:
1582676186 (đ) các mặt hàng khác tính tương tự
Cộng giá trị xuất từng loại sợi ta có tổng gía trị nguyên liệu xuất vào giá thành
trong tháng là: 12856844740 (đ). Phần chi phí nguyên liệu xuất vào giá thành được thể
hiện trên chi tiết TK1541 ở biểu số 2. Theo biểu số 2 ta có giá trị nguyên liệu sợi xuất
vào giá thành là :
4926476463 + 12850150960 – 4919782688 = 12856844740.
Khi sợi được đưa lên dây chuyền sản xuất, tại xưởng chuẩn bị, sợi sẽ được
tiến hành hồ (sợi dọc), sợi kết hợp với hồ thành sợi qua hồ hay sợi hồ. Căn cứ vào yêu
cầu và kế hoạch sản xuất, xưởng chuẩn bị làm đơn xin lĩnh vật liệu hồ. Kế toán căn cứ
vào quyết định của giám đốc đơn vị lập phiếu lĩnh vật tư.
Ví dụ: Căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư ngày 15/11/2010:
Tên đơn vị : KA chuẩn bị
Lý do lĩnh : Hồ sợi
Lĩnh tại kho : 5400nmd
Danh điểm
vật tư
Tên nhãn hiệu
Quy cách vật tư
ĐVT Số lượng
Xin
lĩnh
Thực
phát
1 2 3 4 5 6 7 8
152.004.00010 Bột sắn CN Kg 100 100

1521.011.10050 SV 101 Kg 1,6 06
1521.001.05020 J và nol (217) Kg 4,0 4
1521.011.16320 CTX Kg 10 10
1521.001.15910 Wax Kg 6,5 6,5
152.001.03520 Glyxerin Kg 1,5 1,6
Cộng thành tiền (viết bằng chữ):....................................
Phụ trách cung tiêu Thủ kho Người nhận Phụ trách đơn vị
Kế toán tiến hành chọn phần hành kế toán hàng tồn kho → cập nhật số liệu →
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
19
Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định
Đơn vị: Nhà máy dệt
......................................
Phiếu lĩnh vật tư
Ngày 15 tháng 11 năm 2010
Số: 10035
Định khoản
Nợ:
Có:
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
phiếu xuất điều chuyển kho và tiến hành nhập liệu như ở trên . Cũng như nguyên liệu
sợi, cuối tháng căn cứ vào khối lượng sản phẩm từng loại sản xuất ra lập báo cáo định
mức tiêu hao nguyên vật liêu hoặc báo cáo tổng hợp nguyên liệu để biết lượng sợi tiêu
hao cho từng loại mặt hàng.
Trích Báo cáo tổng hợp nguyên liệu
Tháng 11 năm 2010
Mặt hàng
Sản
lượng
Chỉ số Trọng lượng sợi thực hiện tháng 11

Dọc Ngang Biên Dọc Ngang Biên Tổng
Xi1921A2
loại A
154.149,6 2065/35 2065/35 40/2 30578,19 18258,48 132,26 48968,94
..... ..... .... .... ... ... ... ... ...
Căn cứ vào bảng trên ta biết được từng loại vải có bao nhiêu sợi dọc, sợi
ngang, sợi biên. Trong đó tổng sợi dọc và sợi biên là sợi qua hồ. Biết tổng lương sợi qua
hồ của từng mặt hàng ta sẽ biết được tổng lượng sợi qua hồ của từng nhóm mặt hàng
( các mặt hàng có cùng đơn công nghệ hồ :lượng hồ/1kg sợi qua hồ bằng nhau được xếp
vào cùng một nhóm). Mỗi nhóm có tổng chi phí hồ thực tế riêng = tổng (kg) sợi qua hồ
x lượng hồ/1kg sợi qua hồ x giá1kg
Lượng sợi qua hồ của từng nhóm mặt hàng, chi phí hồ của từng nhóm mặt hàng
được thể hiện trên bảng vật liệu hồ.
Trích Bảng Vật liệu hồ tháng 11 năm 2010
Số TT
nhóm
Sản phẩm
Số lượng sợi
qua hồ
Thành tiền
Kế hoạch T Tế
Thiết bị khác
54 Katê 7639 và tương
đương
10902,25 44.324.188 44.052.608
... ..... .... ... ...
Máydệt picano (dệt bỉ)
15 PC (17-44) 65/35 35803,93 148.872.741 147.960.579
... ....
Cộng 275982.96 821.856.232 816.820.616

Biết chi phí và tổng lượng sợi qua hồ từng nhóm từ đó máy tính chi phí hồ cho
từng mặt hàng trong nhóm. Sau đó kế toán sẽ tiến hành nhập liệu như sau vào máy. Đầu
tiên ta nhập lượng tiêu hao hồ trên phiếu nhập lượng tiêu hao hồ như sau:
Nhập lượng tiêu hao hồ
Mã vải Tên vải Nhóm Lượng sợi quahồ
1552.008.10001M1 KT7639 khổ125 mộc A 54 10803,95
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
20
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
1552.008.10001M2 KT 7639 khổ 25 mộc B 54 98,3
1552.015.95001M1 Xí1921A2khổ160mộcA 15 30710.45
...... .... … ....
Nhập xong kết thúc ấn nhận. Tiếp theo ta chọn phiếu nhập chi phí hồ và tiến
hành nhập liệu như sau
Nhập chi phí hồ
Mã nhóm Tên nhóm Chi phí
54 Katê7639 và tương đương 44.052.608
15 PC (17-44) 65/35 147.960.579
...... .... ....
Cộng 816.820.615
Kết thúc ấn nhận để tính chi phí hồ cho từng mặt hàng
Ví dụ: Nhóm Katê 7639 và tương đương gồm hai mặt hàng 7639-2 loại A và
7639-2 loại B. Tổng chi phí hồ của nhóm là: 40.047.852 (đ). Tổng lượng sợi qua hồ của
nhóm là 10902,25 do đó chi phí hồ của từng mặt hàng là;
Chi phí của 7639-2 loại A =
44052608
x 10803,95 = 43655408 (đ)
10902,25
Chi phí của 7639-2 loại B =
44052608

x 98.3 = 397200 (đ)
10902,25
Tương tự chi phí hồ của Xi 1921 A2 mộc A là: 12636086 (đ)
Sau khi ta nhập liệu xong trên tài khoản 621 sẽ có phát sinh nợ của TK621 SO
là 816820616 (đ). Số liệu này được thể hiện trên sổ chi tiết TK621 tại( biểu số 1). Phần
chi phí vật liệu hồ này ứng với hai phiếu xuất PX7 và PX16.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
21
Nhận Hủy bỏ
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Biểu số 1
Sổ chi tiết tài khoản
Tài khoản: 621 - Chi phí NVL trực tiếp
Từ ngày 1/11/2010 đến ngày 30/11/2010
Dự nợ kỳ đầu: 0
Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh
Ngày
Số PS Nợ PS Có
21/11 PX 7 Xuất hoá chất (Nhà máy dệt) 1521 380.615.573
31/11 PX 16 Xuất hoá chất (Nhà máy dệt) 1521 436.205.043
31/11 PX 20 Xuất sợi SX (Nhà máy dệt) 1520 1.001.548.441
31/11 PKT 102 Chi phí VLH 1541DE 816.820.616
31/11 PKT 102 Chi phí Nguyên liệu 1541DE 1.001.548.441
Tổng phát sinh nợ: 1.818.369.057
Tổng phát sinh có: 1.818.369.057
Dự nợ cuối kỳ: 0
Lập, ngày 30. tháng 11. năm 2010
Kế toán trưởng Người ghi sổ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Chi phí nguyên liệu ( tổng giá trị sợi nhập từ kho của công ty và sợi xuất từ kho

sợi 9 ) và vật liệu hồ phát sinh trong tháng 11 năm 2010 được thể hiện chi tiết trên tài
khoản 154:
Chi tiết TK 1541 Biểu số 2
Diễn giải Nguyên liệu Vật liệu hồ . . . . . . .
Dư đầu kỳ 4.926.476.463 169.761.633 . . . . . . .
Phát sinh trong kỳ 12.850.150.960 816.820.616 . . . . . . .
Dư cuối kỳ 491.985.687 169.761.633 . . . . . . .
Trong quá trình sản xuất có những phế liệu như: Sợi phế, vải lỗi, khăn lỗi, phụ
tùng phế (gang, sắt, thép) khi nhập lại kho chờ bán, giá nhập kho bằng đúng giá bán kho
cho khách hàng. Khi nhập vật tư lại kho phế ta có phiếu nhập vật tư.

Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
22
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
Ví dụ ta có phiếu nhập vật tư sau:
Đơn vị: Nhà máy dệt
Số............................
Phiếu nhập vật tư
Ngày 19 tháng 11 năm 2010
Định khoản:
Nợ: ...................
Có: ...................
Tên đơn vị : Dệt 2
Hợp đồng số :465/HĐ-VT ngày 08 tháng 11 năm 2010
Biên bản kiểm nghiệm số: 465/KN ngày 19 tháng 11 năm 2010
Nhập tại kho: 6
Danh điểm
vật tư
Tên nhãn hiệu
Quy cách vật tư

ĐVT
Số lượng
Giá đơn
vị
Thành tiền
Theophiếu
giao hàng
Thực
nhận
1521001R165 Sợi rối màu Kg 15 63.800 957.000
Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Chín trăm năm bảy nghìn đồng.
Kế toán trưởng Thủ kho Người giao Phụ trách cung tiêu
Căn cứ vào phiếu trên kế toán tiến hành nhập liệu vào chương trình kế toán trên
phiếu nhập. Phần phế liệu này khi tính giá thành sẽ được trừ ra khỏi giá thành
2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
2.1. Nội dung chi phí nhân công trực tiếp.
Tại Nhà máy, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng số CPSX, nên
việc hạch toán chi phí nhân công cũng vô cùng quan trọng. Việc hạch toán đúng, đủ, kịp
thời chi phí nhân công không những cung cấp thông tin cho nhà quản lý mà còn phản ánh
lao động thực sự tại mỗi phân xưởng, để có biện pháp tổ chức sản xuất thích hợp.
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm:
Tiền lương, các khoản trích theo lương, tiền làm thêm giờ, tiền công ăn ca, các khoản phụ
cấp của công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng, tại các tổ đứng máy.
Nhà máy sử dụng Bảng chấm công, Bảng sản lượng cá nhân của từng buồng ,
từng tổ. Dựa vào đó kế toán tiền lương sẽ lập bảng thanh toán lương cho từng buồng,
từng tổ trên quyết định của Hội đồng chia lương. Từ đó tính ra tiền lương của từng công
nhân.
Lao động của Nhà máy được chia ra làm 2 khối như Khối công nhân sản xuất,
Khối kỹ thuật, quản lý.
Hàng ngày khi khám vải (tại xưởng hoàn thành), thông qua phiếu khám vải sẽ xác

định được sản lượng sản phẩm từng loại sản phẩm /1 ca máy / số đứng ca máy của từng cá
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
23
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
nhân trong các phân xưởng dệt, các buồng dệt. Căn cứ vào đó mỗi tổ có một bảng sản
lượng cá nhân chi tiết đến từng cá nhân. Công nhân sản xuất hưởng lương sản phẩm:
Lương sản phẩm
của 1 người
=
n
i 1=

khối lượng
sản phẩm i
X
đơn giá tiền
lương 1 spi
- Tiền phạt + tiền thưởng
Tại Nhà máy có áp dụng các mức phạt khác nhau như: Phạt do lỗi dô mặt vải
150đ/lỗi, phạt loại 3 quá mức với đơn giá loại 2/1sản phẩm.
VD: Công nhân Trương Thị Nam Bình có tổng lương sản phẩm ban đầu ( chưa
có thưởng và phạt) là 1526549(đ) (được tính theo khối lượng sản phẩm và đơn giá tiền
lương từng sản phẩm). Do mắc lỗi 9 nhiều nên bị phạt là 25500đ/170 lỗi. Tiền thưởng
vượt mức là 40443đ. Vậy:
Lương sản phẩm được hưởng = 1526549 - 25500 + 40443 = 1541492 (đ)
Tiền lương của mỗi công nhân đứng máy, hưởng thực tế được tính như sau:
Lương
sản
phẩm
+

Lương
thời
gian
+
Lương

+
Phụ
cấp
TN
(nếu
có)
+
Tiền
cơm,
đêm
-
8,5%
BH
phải
nộp
-
Cơm
đêm
-
Vay
trước
-
Tín
dụng

Tổng hợp lương công nhân đứng máy (thợ dệt) sẽ tính lương cho công nhân
phục vụ như thợ chữa máy (CM) thợ nối gỡ (NG). Lương thợ phục vụ ăn theo tỷ trọng
lương thợ đứng máy dệt trong tổ theo định mức kế hoạch.
Ví dụ: 1 thợ chữa máy phục vụ việc chữa máy của 6 công nhân đứng máy khi
đó lương thợ chữa máy sẽ là:
Lương thợ chữa máy đó (KH)
x
Tổng lương thực tế
của 6 công nhân đứng máy
Tổng lương 6 công nhân đứng máy (VH)
Tổng lương của thợ đứng máy và thợ phục vụ trong tổ được lương của cả tổ.
Tổng hợp lương của các tổ, buồng, phân xưởng được lương sản xuất (chi phí nhân công
trực tiếp) của toàn nhà máy.
2.2. Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ.
2.2.1. Chứng từ sử dụng.
Bảng chấm công, bảng sản lượng cá nhân, bảng tính thời gian, bảng lương sản
phẩm, bảng thanh toán và phân bổ tiền lương.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
24
Đại học Lao Động – Xã Hội Khoa Kế toán
2.2.2. Quy trình luân chuyển chứng từ.
Sơ đồ 2.2: Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp
Hàng ngày, tổ trưởng sản xuất ở từng bộ phận xưởng sẽ theo dõi kết quả làm
việc của công nhân trên bảng chấm công và bảng sản lượng cá nhân. Cuối tháng tổ
trưởng sản xuất sẽ gửi bảng chấm công và bảng sản lượng cá nhân lên cho Phòng tổ
chức kiểm tra ký duyệt. Tại đây Phòng tổ chức có trách nhiệm tổng hợp lại và kiểm tra,
sau đó gửi cho kế toán tiền lương. Kế toán tiền lương tính tiền lương và lập bảng thanh
toán lương. Sau đó chuyển lên cho kế toán trưởng kiểm tra ký duyệt. Khi đã kiểm tra ký
duyệt xong, kế toán trưởng chuyển xuống cho kế toán chi phí. Kế toán chi phí cập nhật
dữ liệu chi phí nhân công trực tiếp vào phần mềm kế toán.

Ví dụ: Từ bảng sản lượng cá nhân của từng buồng và bảng chấm công, kế toán
tiền lương lập bảng thanh toán lương cho từng buồng trên quyết định của hội đông chia
lương.
Tại bảng thanh toán lương thể hiện số tiền lương thực tế được nhận của từng cá
nhân. Trong đó cột lương sản phẩm là số lương sản phẩm được hưởng của từng người
trên bảng sản lương cá nhân.
- Cột lương thời gian phản ánh tiền lương được hưởng trong các ngày nghỉ
phép, lễ, tết....
- Cột bù lương: Tiền phân phối thêm của công ty cho công nhân .
- Cột tiền cơm và ăn đêm: Phản ánh một phần tiền cơm đêm và ăn trưa mà nhà
máy cho công nhân. Bữa trưa 7000đ/người, đêm 8000đ/người.
- Cột phụ cấp trách nhiệm: áp dụng với tổ trưởng tổ sản xuất phụ cấp trách
nhiệm là 10% lương cơ bản.
- Cột trừ BHXH, BHYT, BHTN : là 8.5% phần trích trên lương (theo hệ số và
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Nga – Đ4KT9
25
Cập nhật
chi phí
nhân công
trực tiếp
Kế toán chi
phí
Phòng tổ
chức
Kế toán
lương
Bộ phận sản
xuất
Kiểm tra,
xét duyệt

Lập bảng
chấm công,
bảng sản
lượng cá
nhân
Tính tiền
lương, lập
bảng thanh
toán lương
Kế toán
trưởng
Kiểm tra,
xét duyệt

×