Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu Luận Tổng quan tài liệu về cây Thông - Pinus sp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 12 trang )

-1-


Mục lục

Trang

Đặt vấn đề……………………………………………………...3
Giải quyết vấn đề………………………………………………3
-

Tên khoa học……………………………………………..3

-

Đặc điểm thực vật và phân bố……………………………3

-

Bộ phận dùng……………………………………………..5

-

Trồng trọt, thu hái và chế biến……………………………6

-

Thành phần hóa học………………………………………7

-


Kiểm nghiệm……………………………………………...8

-

Tác dụng cơng dụng………………………………………9

Kết thúc vấn đề…………………………………………………11
Tài liệu tham khảo………………………………………………12

-2-


Đặt vấn đề:
Ngành Thông là một ngành thực vật rộng lớn với bảng phân loại và số lượng
các loài phong phú. Thực vật ngành Thông phát sinh từ kỷ Devon thời Đại Cổ
sinh, phát triển mạnh ở kỷ Thạch Thán, kỷ Nhị Diệp và giảm dần từ kỷ Tam Điệp
thời Đại Trung Sinh. Người ta mới phát hiện ra sinh vật đơn thân già nhất hành
tinh: cây thơng Muthuselah (có tên khoa học là Pinus longaeva) mọc ở vùng
Bạch sơn bang California, Hoa kỳ. Và ở Việt Nam, Thông cũng là một họ thực
vật cần được bảo tồn. Theo các tài liệu đã cơng bố, Việt Nam hiện có 33 lồi
thơng, trong đó có 22 lồi bị đe dọa ở mức quốc tế, 8 loài bị đe dọa ở mức quốc
gia. Trong 33 lồi đó, 32 lồi đã được cơng nhận là thông bản địa Việt Nam.Vào
tháng 3 năm 2009, các nhà chun mơn đã phát hiện ra lồi Thơng hai lá quả nhỏ
ở Hà Giang (có tên khoa học là Pinus tabuliformis Carriere) bổ sung thêm vào
các lồi thơng Việt Nam. Trong bài tiểu luận này xin được tìm hiểu những nét cơ
bản về các lồi thơng thuộc họ Thông (Pinaceae).

Giải quyết vấn đề
1) Tên khoa học: Pinus sp Pinaceae ( Họ Thông)
2) Đặc điểm thực vật và phân bố

Thông là một loại cây to, cao tới 20 – 30 m, thân thẳng đứng, vỏ xù xì, nứt
nẻ, đường kính thân có thể tới 2m. Lá hình kim, bao giờ cũng xanh tươi, chỉ
có một gân nhỏ, mọc tụ hai hay ba lá, tùy theo loài. Hoa là những khối hình
nón, hóa gỗ dày, hầu như khơng cuống. Hạt có cánh.

-3-


Ở Việt Nam những loài được trồng để lấy nhựa là:
 Thông nhựa, hay thông hai lá (Pinus merkusiana Cooling et Gausen): Mọc
thành rừng tự nhiên và rừng trồng ở cả hai miền Bắc và Nam: Thái Nguyên,
Bắc Giang, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Thừa Thiên, Gia
Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
Cây gỗ cao, lá hình kim dài, xanh đậm, hai lá
trong một bẹ chung. Nón cái lớn, hóa gỗ. Lá
bắc dày, cứng. Hạt có cánh dẹt. Cho nhiều
nhựa nên được gọi là thông nhựa.

 Thông đuôi ngựa ( Pinus massoniana Lamk.):
Được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Nghệ An.
Giống cây trên, thân có vỏ nứt, mảnh tán dày,
dựng đứng. Cây cho ít nhựa, thường mọc xen
kẽ với cây thông nhựa
 Thông ba lá( Pinus khasaya
Royle): Tập trung nhiều ở Lâm
Đồng và một số tỉnh miền núi phía
Bắc. Mỗi bẹ có ba lá.
-4-



Một số lồi thơng thuộc họ Thơng (Pinaceae family) ở Việt Nam:
• Vân sam Phan xi phăng: Abies delavayi phân lồi fansipanensis.
• Sam lạnh: Abies nukiangensis
• Hinh đá vơi: Keteleeria calcarea
• Du sam đá vơi (thơng dầu, mạy kinh, tơ hạp đá vơi): Keteleeria davidiana.
• Thơng Caribe: Pinus caribaea
• Thơng Đà Lạt (thơng năm lá): Pinus dalatensis
• Thơng ba lá: Pinus kesiya
• Thơng lá dẹt: Pinus krempfii
• Thơng Pà Cị: Pinus kwangtugensis
• Thơng đi ngựa: Pinus massoniana
• Thơng nhựa (thơng ta, thơng hai lá):Pinus merkusii
• Thiết sam: Tsuga dumosa
Trên thế giới, thơng được trồng ở nhiều nước khí hậu ơn đới và lạnh. Các
nước sản xuất tinh dầu thông nhiều là: Bắc Mỹ 67%, Pháp 22%, Tây Ban Nha
5%. Bồ Đào Nha 6%.
3) Bộ phận dùng:
- Nhựa thông – Terebenthine: Trạng thái nửa
lỏng, vị đắng, hắc và buồn nôn, mùi hăng,
có tỷ trọng nặng hơn nước.
- Tinh dầu thơng – Oleum Terebenthineae, tên
thương phẩm là Turpentine oil, là chất lỏng
không màu, mùi đặc biệt, d20: 0,8570 – 0,8710; nD20: 1,467 – 1,478.

-5-


- Colophan: Là cắn còn lại khi cất tinh dầu, còn được gọi là tùng
hương.


.
4) Trồng trọt, thu hái và chế biến:
Thông ưa đất cát, thông trồng bằng hạt. Sau khi 4 – 5 năm trồng thì bắt đầu
tỉa, phải tỉa sao cho các cành đụng nhau nhưng không xen kẽ vào nhau. Thường
trồng thông sau 15 – 20 năm mới bắt đầu lấy nhựa. Khi ấy thơng có đường vòng
chừng 60 cm. Thường người ta phân biệt hai loại thơng. Thơng để sống lâu, thì
cứ 4 năm lấy nhựa một lần và chỉ lấy nhựa ở nơi thân cách mặt đất 1,5m có
đường vịng 1m. Thơng để chặt đi thì lấy nhựa cho đến hết, sau đó ngả cây. Cây
thông cho nhựa nhiều nhất vào năm 60 tuổi, sau đó lượng nhựa giảm dần.
Thời gian lấy nhựa bắt đầu từ
tháng 3 đến tháng 10. Nhưng ngay từ
tháng 2, người ta cạo cho mỏng bớt
vỏ trên một khoang rộng 10 – 15cm,
dài 60 - 80cm. Đến tháng 3, người ra
dùng một loại cuốc nhỏ riêng đẽo một
mảnh vỏ rộng chừng 9cm, sâu 1cm
vào lớp gỗ giác cao 3 – 4cm. Nhựa
chảy ra từ vết thương nhưng nhanh
chóng ngừng lại. Đó là giai đoạn chảy
nhựa ban đầu có tính chất sinh lý:
phần nhựa dự trữ trong cây bị dốc ra.
Quanh vết thương sẽ hình thành một
lớp gỗ mới có rất nhiều mạch bài tiết.
Cạo lần sau, nhựa sẽ chảy lại, nhựa
-6-


chảy lần này do tính chất bệnh lý. Hễ thấy ngừng chảy lại nạo lại, mỗi tuần nạo
một lần.

Năm đầu đẽo cao khoảng 60cm, năm thứ tư chừng 3m. Muốn giữ cho cây
sống lâu, cứ bốn năm lấy nhựa lại nghỉ một năm. Năm đầu nạo ở phía đơng, năm
sau nạo cách chỗ năm trước 1200. Nhựa chảy ra theo máng kẽm dính vào thân
cây được hứng vào một bình nhỏ bằng sành. Sau đó cho vào một thùng sắt hoặc
gỗ thể tích 17 – 18 lít.
Nhựa thơng thu hoạch về có thể đem tinh chế để sử dụng: cho nước vào nhựa
rồi đun nóng. Cặn và nước sẽ lắng xuống dưới, nhựa tốt nổi ở trên. Tùng hương
hay tùng chi là phần đặc còn lại sau khi cất nhựa thông với nước. Muốn chế tùng
hương, người ta cho nhựa thông và nước vào nồi rồi cất theo hơi nước, ta được
tinh dầu thơng, chất cịn lại trong nồi là tùng hương (colophan). Nếu trước khi cất
tinh dầu, nhựa thông đã được tinh chế thì tùng hương sẽ sạch và ít tạp chất. Nếu
nhựa thông chưa được tinh chế trước khi cất tinh dầu thì sau khi cất ta phải tinh
chế tùng hương lại với nước. Chất bẩn sẽ lắng trong nước. Nếu cần có thể dùng
dung mơi như benzen để hịa tan và lọc.
5) Thành phần hóa học:
Nhựa thơng có chứa 19 – 24% tinh dầu, 73 – 74% colophan.
- Tinh dầu thông chứa các hydrocarbon monoterpenic. Tùy theo từng
loại, thành phần có thể thay đổi. Tinh dầu thơng Việt Nam có chứ 63 –
83% α – pinen, ngồi ra cịn có β - pinen và ∆3 – caren.
- Tùng hương (colophan) chứa 65% acid resinic gồm các acid
dextropimaric và levopimaric.

∆3 – caren

-7-


acid levopimaric

acid dextropimaric


6) Kiểm nghiệm
a) Các chỉ tiêu đánh giá nhựa thông theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Yêu càu và mức( % )

Tên các chỉ tiêu

Loại I

1.Cảm quan

Loại II

Khối lượng chất dính, nhớt, khơng
linh động, có màu trằng hơi vàng
hoặc hơi nâu, có mùi đặc trưng của
rừng thơng

2. Hàm lượng các chất nhựa, khơng ít
hơn
90

88

3. Hàm lượng tinh dầu

<10

> 10


4. Hàm lượng nước và tạp chất cơ học 10
không lớn hơn

12

5.Hàm lượng tạp chất cơ học không lớn 3
hơn

5

b) Các tiêu chuẩn đánh giá colophan thông theo tiêu chuẩn Việt Nam
Tên các chỉ tiêu

Mức
Loại I

-8-

Loại II


1.Cảm quan

Chất rắn, trong, ròn, dễ vỡ khi va đập,
mầu từ vàng sáng đến vàng đục, có mùi
đặc trưng khi đun chảy.

2. Hàm lượng tạp chất ( % ) , không lớn
hơn


0,30

1,00

3. Nhiệt độ chảy mềm ( 0C) không thấp
hơn

70

65

160-190

150-170

5. Hàm lượng chất khơng xà phịng hố
( % ) khơng lớn hơn

3,00

5,00

6. Hàm lượng nước ( % ) không lớn hơn

0,10

0,50

7. Hàm lượng tro ( % ) không lớn hơn


0,20

0,50

4. Chỉ số axit

c) Các tiêu chuẩn đánh giá tinh dầu thông theo tiêu chuẩn Việt Nam
Tên các chỉ tiêu

Mức
Loại I

1.Cảm quan

Loại II

Chất lỏng trong suốt, khơng có cặn và
nước, có mùi đặc trưng

2. Tỷ khối ở 20 0C

0,8570 –0,8590

0,8605 –0,8650

3. Chỉ số khúc xạ ở 250 C

1,4670 –1,4120

1,4620-1,4725


153 –157

157 –160

4. Giới hạn sơi 0C
5. Thể tích cất tới 170 0C (%) khơng
nhỏ hơn

95

6. Phần cịn lại khơng bay hơi (%) không
lớn hơn

2,5

2,5

7. Chỉ số axit không lớn hơn

0,5

0,7

d) Phát hiện các tạp chất:
Tạp chất thường gặp trong tinh dầu là nước và các ion kim loại nặng.
-9-


- Tìm nước: Lắc tinh dầu với CaCl 2 khan hoặc CuSO4 khan. Nếu có nước,

CaCl2 sẽ chảy hoặc CuSO4 sẽ chuyển từ màu xanh nhạt sang màu xanh nước
biển.
- Tìm ion kim loại nặng: Lắc tinh dầu với nước, tách riêng lớp nước rồi cho
sục khí H2S, nếu có ion kim loại nặng sẽ có tủa sulfur màu đen.
7) Tác dụng - Công dụng:
- Theo tài liệu cổ, tùng hương có vị đắng, ngọt, tính ơn độc, có tác
dụng táo thấp, khư phong, sát trùng, sinh cơ, chỉ thống, bài nùng (hết đau,
hết mủ), Thường dùng chữa mụn nhọt, ghẻ lở.
Nhựa Thơng có tính kháng sinh, sát trùng, tiêu viêm.
Lõi gỗ, mắt Thông hoạt huyết, tán ứ. Vỏ Thông có tác dụng tiêu viêm,
giảm đau.
Hạt chứa dầu dùng ăn được ở Lào.
Nhựa Thông hoặc tinh dầu Thông dùng chữa bệnh ngồi da, mụn nhọt,
ghẻ lở. Ta có thể bơi một lớp thật mỏng, ngày bôi hai lần. Theo Nam Dược
thần hiệu, nhựa Thông dùng tươi đắp vết thương mở rất chóng lành. Cũng
có thể sắc nhựa khơ uống. Ta thường dùng nhựa Thơng phối hợp với
Hồng đơn, Sáp ong, dầu vừng, nấu thành cao dẻo dùng dán mụn nhọt,
apxe.
Lõi gỗ, mắt Thông thái nhỏ sắc lấy nước uống để kích thích tuần hồn.
Cũng dùng chữa phong thấp đau nhức xương; có thể ngâm rượu cho đặc
lấy nước ngâm chữa đau nhức răng.
Chồi thơng được xem như là có tính bổ dưỡng.
Ở Trung Quốc, nước sắc lá dùng gội đầu làm tóc chóng mọc, làm chắc
chân răng và cũng dùng trị bệnh về xương khớp
- Nhựa thông sau khi tinh chế là vị thuốc long đờm, điều hòa bài tiết ở
phổi và thuốc sát khuẩn đường tiết niêu, dùng chế cao dán.

- 10 -



- Tinh dầu thông trong y học dùng làm thuốc tiêu sưng, gây sung
huyết da, là thuốc trị ngộ độc phosphor, là nguyên liệu bán tổng hợp
camphor, terphin, terpineol.
- Trong công nghiệp, tinh dầu thông được dùng để chế sơn, vecni,
sáp, phục hồi cao su. Tùng hương dùng trong kỹ nghệ sơn. Vecni, keo dán,
mực in. xà phòng, hồ giấy, hồ vải. Tinh dầu và nhựa thơng có nhu cầu lớn
trên tồn thế giới.
Ngồi ra thơng cịn trồng để khai thác gỗ.

Đơn thuốc có tùng hương:
- Cao tùng hương (tùng chi cao) dùng chữa mụn nhọt lâu ngày không liền
miệng: Tùng hương, hoàng liên, hoàng cầm, khổ sâm, sa sàng tử, đại hồng,
khơ phàn, hồ phấn, thủy ngân, tất cả tán nhỏ đun với mỡ lợn dán lên mụn
nhọt.
- Bột khói tùng hương 12g cùng 20g cao da trâu, đun lỗng làm thuốc uống
chữa thổ huyết, băng huyết.
- Vỏ Thơng dùng sắc nước (100g vỏ trong 3 lít nước, sắc kỹ còn 300ml) hoặc
ngâm rượu (20g vỏ băm nhỏ, ngâm trong
100ml cồn 70o), dùng chữa viêm quanh
răng, răng khôn mọc lệch biến chứng, viêm
lợi chảy máu.

Kết thúc vấn đề
Việt Nam vốn có những rừng thơng xanh
tươi, cung cấp nhựa thơng, gỗ thông cho các
ngành công nghiệp và xuất khẩu. Thế nhưng, ở
rất nhiều nơi, bằng nhiều cách khác nhau, người
ta có thể làm một cánh rừng thơng đang tốt
- 11 -



tươi, héo mịn rồi chết đứng. Ngay sau đó, họ chặt hạ rừng thông để trồng cà phê,
làm nương rẫy. Đó là một hiện trạng đang nhức nhối ở nhiều địa phương. Rừng
thông đang kêu cứu.
Những bài thuốc chứa các dược liệu từ Thơng được sử dụng cịn hạn chế,
nhựa thơng có giá trị trong cơng nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, người ta đã tìm ra
bước đột phá trong y học với cây Thông đỏ thuộc họ Thông đỏ (Taxaceace) thuộc
Ngành Thơng chứa các chất có khả năng ngăn ngừa và điều trị ung thư. Thế giới
và Việt Nam đều đang rất quan tâm tới việc bảo vệ nguồn tài nguyên này – nguồn
“Vàng bị lãng quên”. Khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về các chất hóa học
cũng như tổng hợp thuốc từ các chất này trong điều trị ung thư.

Tài liệu tham khảo
Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi (2006),Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Bộ Y tế(2007)Dược liệu học tập 2, nhà xuất bản y học
/>
/>url=/thuocdongy/T/ThongHaiLa.htm&key=&char=T
/>
- 12 -



×