Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TRANH KHUNG HOANG TC.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.51 KB, 16 trang )

TRÁNH KHỦNG HOẢNG TÀI CHỈNH QUỐC TẾ
MỘT CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH CHƯA HOÀN CHỈNH VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM
A. Tránh khủng hoảng tài chính quốc tế - Một chương trình cải cách chưa hoàn chỉnh:
I. Nguồn gốc của khủng hoảng tài chính 2007 và chương trình cải tổ
1. Nguồn gốc của khủng hoảng tài chính 2007:
Để hiểu nguồn gốc của khủng hoảng tài chính 2007 và các giải pháp đề xuất để giảm khả năng xảy ra khủng hoảng trong tương
lai, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu sự phát triển thị trường ngân hàng qua sự hình thành của ngân hàng hiện đại ở Ý vào thế kỷ thứ
XV, thị trường liên ngân hàng, chứng khoán hóa và trị trường bảo hiểm rủi ro tín dụng.
Sự hình thành ngân hàng:
Chúng ta hãy quay ngược thời gian để trở về 3000 năm trước. Thời mà không có ngân hàng cũng chẳng có khủng hoảng tài
chính.
Theo sơ đồ trong hình 1, một sự đầu tư để mua 1 căn nhà có lẽ phải được tài trợ cải cá nhân hoặc thông qua 1 khoản vay bạn bè.
Một sự sụt giảm giá trị căn nhà xuống 10% cũng đồng nghĩa với với việc giảm tài sản của cá nhân xuống 10%. Trong trường hợp
thông tin là minh bạch, hệ thống này đã không hiệu quả vì nó không đủ đáp ứng cho việc huy động từ tiết kiệm và tài trợ cho việc
đầu tư thực sự. Ngân hàng hiện đại ở Châu Ấu được thành lập tại Ý năm 1406 (Banco di San Giorgio được thành lập tại Genoa, một
vài năm trước khi ngân hàng Banca Motei di Paschi được thành thành lập tại Siena năm 1472 - đây là ngân hàng lâu đời nhất còn tồn
tại trên thế giới).
Theo sơ đồ trong hình 3, tiền gửi ngắn hạn (thu hút được những người gửi tiết kiệm) đã được đầu tư vào các khoản vay dài hạn
(thu hút được những người vay vốn). Hãy tưởng tượng những gì hệ thống này có thể làm, nếu tài trợ cho việc mua 1 căn nhà bằng
một khoản vay ngắn hạn, hệ thống sẽ phải tái tài trợ vốn mỗi năm. Điều này ám chỉ tới vai trò chuyển đổi kỳ đáo hạn của ngân hàng,
hay trong kinh tế hiện đại là ám chỉ đến việc dự phòng cho bảo hiểm tính thanh khoản (Diamond-Dybvig, 1983; Allen and Gale,
2007). Bất cứ khi nào cần thiết, người gửi tiền đều có thể rút tiền. Ngoài ra, các ngân hàng đóng một vai trò hữu ích trong việc sàng
lọc và phát hiện người có nhu cầu vay tiền.
Diamond (1984) đã cho thấy rằng sự đa dạng hóa rủi ro cho phép giảm thiểu toàn bộ rủi ro ngân hàng, rủi ro bị gánh chịu bởi
người gửi tiền, và chi phí giám sát ngân hàng.
Từ khi hình thành ngân hàng hiện đại vào thế kỷ XV, hệ thống ngân hàng vốn đã dễ bị đổ vỡ khi những người gửi tiền rút hết
tiền và các khoản vay không thanh khoản không thể thu hồi được. Vì lý do này mà các ngân hàng là hệ thống được chuẩn hoá mạnh
và cực kỳ an toàn, bao gồm cả việc tạo ra sự hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp bởi ngân hàng trung ương và hệ thống bảo hiểm tiền gửi.
Trang 1/16
Gần đây, những khách du lịch tới Brazil, Nam Phi hay Nga sẽ gặp các chủ ngân hàng có kinh nghiệm điều hành ngân hàng. Sự


thiếu vắng của việc điều hành ngân hàng trong 80 năm trước tại các nước quốc gia OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)
đúng hơn là một ngoại lệ. Các quan sát cho thấy việc điều hành và giám sát ngân hàng không hiệu quả để tránh khủng hoảng ngân
hàng năm 2007 đã dấy lên 1 câu hỏi liệu mà những quy định mới và những hình mẫu giám sát có thật cần thiết hay chính việc thực
thi các quy định hiện tại mới là vấn đề.
Sự hình thành thị trường liên ngân hàng và chứng khoán hóa:
Khi nhu cầu vay gia tăng, các ngân hàng khan hiếm tiền bắt đầu vay mượn các ngân hàng khác thường ở những quốc gia khác. Ví
dụ như trường hợp của một ngân hàng tại Icelandic vay từ những ngân hàng tại Đức. Một cách khác để tài trợ cho các khoản cho vay
là chứng khoán hóa chúng, tức là bán các khoản vay cho những nhà đầu tư. Vấn đề này được minh họa ở hình 4.
Do vấn đề bất cân xứng thông tin – ngân hàng biết rõ chất lượng của các khoản vay hơn những nhà đầu tư, nên điều này không
bao giờ là vấn đề đơn giản. Các nhà tài chính đã phát hành ra các chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản khác nhau về cấp độ:
senior tranche (tạm dịch là chứng khoán thứ cấp), junior hay mezzanine tranche (tạm dịch là chứng khoán trung cấp), và equity
tranche (tạm dịchh chứng khoán sơ cấp). The senior tranche dùng để tăng mức độ bảo vệ đối với những thiệt hại từ các khoản vay mà
các thiệt hại này lại được bảo vệ bởi các junior và equity tranche. .
Một câu hỏi đặt ra đối với kích cỡ của các chứng khoán sơ cấp và chứng khoán trung cấp cần để bảo vệ cho những khoản lỗ vay
không mong đợi. Sự phát triển các mô hình tín dụng và thống kê (Vasicek, 1987 và 2002) cho phép lập các mô hình phân tán rủi ro
trên danh mục tín dụng. Cuối cùng, các tổ chức xếp hạng tín dụng đã được mời để xếp hạng các vấn đề này. Chúng ta nên nhớ rằng
chứng khoán hóa không phải là một hiện tượng mới hoàn toàn, mà đã được sử dụng bởi các doanh nghiệp được bảo hộ bởi chính phủ
Mỹ (GSEs). Fannie Mae and Freddie Mac đã chứng khoán hóa các khoản thế chấp đủ tiêu chuẩn tại Mỹ trong nhiều năm. Những gì
mới trong giai đoạn 2003 – 2007 là việc chứng khoán hóa của các tài sản có rủi ro gia tăng cao, bao gồm các khoản vay dưới chuẩn
tại Mỹ (Calomiris, 2007; Gorton, 2008). Chứng khoán hóa đã đạt đến 2000 tỷ USD vào năm 2007, trong đó 70% là những khoản vay
dưới chuẩn gần đây.
Trang 2/16
Sự hình thành của hợp đồng bảo hiểm nợ (Hợp đồng hoán đổi nợ xấu)
Một biểu hiện cuối cùng của sự cải tiến tài chính là sự tăng trưởng của thị trường bảo hiểm tín dụng mà theo đó một bên của hợp
đồng sẽ được cung cấp bảo hiểm toàn phần để chống lại việc không trả nợ đúng hạn của bên hợp đồng còn lại.
Thị trường tăng trưởng từ 8000 tỷ USD của năm 2004 lên tới 45000 tỷ USD vào năm 2007. Nhìn vào sơ đồ số 4 sẽ thấy rằng thị
trường tài chính (gồm các tài sản tài chính và các món nợ tài chính) chỉ là hình ảnh phản chiếu lại của tài sản thực tế (gồm bất động
sản, và những tài sản công nghiệp) trong một nền kinh tế.
Khi mà thị trường nhà đất rơi xuống bằng 10 sẽ trở nên khó khăn hơn để đánh giá được sự tác động lên giá trị vốn cổ phần của
ngân hàng, lên giá trị của những tài sản đảm bảo, hay lên giá trị của 1 hợp đồng bảo hiểm nợ. Nói cách khác, những cải cách trong

việc chuyển đổi nợ đã làm gia tăng đáng kể sự phức tạp và tính không minh bạch của thị trường.
Những nhà quản lý rõ ràng đã bỏ qua một sự thật rằng những công cụ chứng khoán hóa, cái gọi là “Structured Investment
Vehicle”, tạm dịch là công cụ đầu tư mang tính cấu trúc (SIVs) liên quan đến việc tài trợ cho những tài sản dài hạn bằng những giấy
tờ có giá ngắn hạn. Theo kế hoạch là giấy tờ có giá ngắn hạn sẽ được quay vòng tiếp khi đến hạn. Điểm tương đồng của cấu trúc tài
chính này với ngân hàng là huy động vốn ngắn hạn và cho vay dài hạn. Điểm khác biệt chủ yếu là những khoản huy động vốn ngắn
hạn có tính bất ổn định cao, bởi vì nó không được bảo vệ bởi mạng lưới an toàn chung. Hệ thống mới này được đặt cho cái tên khá
chính xác là “shadow banking”, nghĩa là một tập hợp các định chế tài chính nằm ngoài sự giám sát nhà nước đối với các ngân hàng
thương mại thông thường. Vào tháng 7 năm 2007, Ngân hàng đầu tư của Mỹ Bear Stearn đã tham gia vào đợt tái cấp vốn của một
trong những tổ chức hàng đầu của SIV, gọi là High Grade Structured Credit Strategies Enhanced Leverage Fund.
Vấn đề thứ hai là việc thống kê các rủi ro danh mục tín dụng đòi hỏi phải ước lượng được biến chính, sự tương quan mặc định
đối với các khoản nợ. Vào thời điểm suy thoái kinh tế, những số liệu về mối tương quan rủi ro tín dụng là rất ít bởi vì nền kinh tế thế
giới đã tăng trưởng từ 10 năm qua. Hơn thế nữa, không hề có dữ liệu trong một thị trường mới chưa được kiểm chứng như thị trường
cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ. Cuối cùng là thông tin về rủi ro đối tác của những định chế tài chính cho thị trường bảo hiểm tín
dụng dù tốt nhất thì cũng vẫn chưa đầy đủ. Việc thiếu thông tin về rủi ro của đối tác và do đó hậu quả hiệu ứng domino của các
khoản vỡ nợ của một định chế lớn dường như là nguyên nhân cho cuộc cứu trợ tài chính vào tháng 9 năm 2008 đối với tổ chức bảo
hiểm khổng lồ AIG.
Vì trọng tâm của bài nghiên cứu là về chương trình cải cách quản lý, chúng tôi sẽ không đề cập đến sự bùng nổ của những thị
trường này, cũng không thảo luận về những hành động khác nhau của chính quyền để ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng.
Sự tiến triển trong việc thống kê rủi ro tín dụng, một sự tiết kiệm quá mức với thặng dư lớn ở nhiều quốc gia (đặc biệt là Trung
Quốc và các nước Trung Đông), ý định của chính phủ để khiến quyền sở hữu nhà trở nên dễ dàng thuận tiện, một chính sách tiền tệ
nới lỏng với lãi suất thấp khác thường, thị trường gây áp lực đối với việc tăng trưởng doanh thu hoạt động trong ngân hàng, các nhà
quản lý tài sản và các hãng xếp hạng tín nhiệm, hoặc đơn giản là sự tham lam và cả tin của các nhà đầu tư, tất cả dường như đã góp
Trang 3/16
phần cho cuộc khủng hoảng tín dụng (Hellwig, 2008; Greenspan, 2009). Liên tục từ ngân hàng Northern Rock tại Anh vào tháng 9
năm 2007 (HM Treasury, 2009) và tiếp theo là sự vỡ nợ của Lehman Bros và Washington Mutual (WaMu) vào tháng 8 năm 2008 ở
Mỹ, các biện pháp đa dạng đã được thi hành trên khắp thế giới để phục hồi sự ổn định của các ngân hàng. Những hành động được
thực hiện vệ mặt tài sản (bảo hiểm rủi ro tín dụng hay bán những tài sản có giá trị bị sụt giảm và những tài sản thừa kế ở Mỹ cùng với
Chương trình đầu tư công tư (private-public investment programme – PPIP), hay về mặt nợ với những món nợ ngân hàng có đảm bảo
của chính phủ và sự luân chuyển vốn trên toàn thế giới.
2. Những đề xuất về cách điều hành

Như đã trình bày ở trên, mục tiêu của bài nghiên cứu là bàn về cơ cấu tổ chức việc giám sát và điều hành, việc xây dựng thị
trường tài chính cần phải giảm thiểu rủi ro khủng hoảng tài chính trong tương lai. Nhiều bài báo cáo khác nhau đã trình bày về những
vấn đề như: “The Turner Review” (2009), tác giả là chủ tịch của Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính ( Financial Services Authority –
FSA) của vương quốc Anh, và “The de Larosière Report” (2009) của Liên bang các nước Châu Âu. Một số khác bao gồm một báo
cáo được thực hiện bởi Nhóm 30 cường quốc kinh tế thế giới (Group of Thirty) (2009), một số báo cáo của Diễn đàn ổn định tài
chính (The Financial Stability Forum – FSF) (2008, 2009) và 2 thông cáo được thực hiện bởi Nhóm 20 các quốc gia mạnh nhất thế
giới (The Group of 20) (2008, 2009). Một loạt những đề xuất về cách điều hành, mà phổ biến trong các bài báo cáo này là liên quan
đến việc điều tiết rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, vốn, rủi ro đối tác không thực hiện hợp đồng, cơ chế bồi đền, systemic risk
(tạm dịch là rủi ro trên toàn bộ hệ thống tài chính) và tổ chức mang tính hệ thống và việc kiểm soát các định chế tài chính xuyên quốc
gia.
Kiểm soát rủi ro thanh khoản:
Kiểm soát rủi ro thanh khoản với “stress test” (sát hạch mức độ an toàn)
Kiểm soát rủi ro thị trường
+ Thực hiện Stress test
+ Tăng cường những quy định về vốn đối với tài sản có tính thanh khoản kém
+ Tăng cường những quy định về vốn đối với việc chứng khoán hóa các khoản nợ phải trả.
Kiểm soát vốn
+ Tăng vốn hữu hình và vốn cấp 1 tương xứng với vốn cấp 2. Áp đặt 1 tỷ lệ đòn bẩy tài chính. (hay tỷ lệ vốn tự có trên tài
sản).
+ Giảm tính đồng chu kỳ của những quy định về vốn (nghĩa là những quy định về vốn trở nên thắt chặt vào thời điểm suy
thoái kinh tế, và hậu quả là việc cắt giảm cho vay bản thân nó đã làm trầm trọng hơn tình trạng suy thoái. Ngược lại, những quy định
về vốn lại không bị ràng buộc vào thời kỳ mở rộng kinh tế, mà nó làm thuận tiện cho việc cho vay, tăng cường việc mở rộng kinh tế
và có thể tạo nên những bong bóng trong thị trường tài sản). Đề nghị tạo nên lượng dự phòng linh động để loại bỏ nguyên tắc ghi giá
theo thị trường của một vài tài sản (nghĩa là tính toán lại tài sản và nguồn vốn dựa trên giá thị trường), hay tạo ra một khoản vốn đệm
(lượng vốn dự trữ mới vượt ngoài lượng dự trữ bắt buộc) trong giai đoạn bùng nổ kinh tế.
Kiểm soát rủi ro của bên đối tác
Giảm thiểu rủi ro của bên đối tác bằng cách chuyển dịch thị trường CDS sang một sàn giao dịch được chuẩn hóa (organized
exchange) cùng với việc thực hiện yêu cầu ký quỹ (margin calls) và thanh toán hằng ngày.
Kiểm soát kế hoạch bồi thường:
Xây dựng các giải pháp tài chính tách biệt lợi nhuận ngắn hạn ra khỏi lợi nhuận dài hạn, bao gồm việc thu hồi những khoản trợ cấp

không đúng đối tượng trong chương trình cứu trợ nhằm đem lại sự cân xứng trong việc chia sẻ lợi nhuận và thua lỗ.
Kiểm soát rủi ro hệ thống
Kiểm soát rủi ro hệ thống về mặt vĩ mô. Quan điểm này cho rằng việc kiểm soát vi mô về hoạt động đúng qui định các tổ chức
tài chính cá nhân thì chưa đủ và cơ quan chính phủ cần phải kiểm soát rủi ro hệ thống, một loại rủi ro hiếm khi được đề cập đến.
Trang 4/16
Theo cách hiểu của chúng tôi thì rủi ro hệ thống là sự đe dọa của những cú sốc kinh tế mà có thể gây ảnh hưởng chung đến một
vài tổ chức (gia tăng sự tương quan dẫn đến rủi ro vỡ nợ của các tổ chức tài chính). Một ví dụ về một cú sốc của nền kinh tế, đó là
một tình trạng bong bóng trên thị trường bất động sản hoặc sự mất giá của đồng tiền khi các đơn vị quốc nội tránh rủi ro tỷ giá.
Bảng báo cáo của De larosiere (2009) đề nghị thay thế Ủy ban giám sát ngân hàng – Nhóm những nhà giám sát Châu Âu họp tại
Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, bằng Hội đồng Rủi ro hệ thống Châu Âu chủ trị bởi Chủ tịch Ngân hàng TW Châu Âu. Hội nghị
các nước nhóm G20 họp tại London vào tháng 4 năm 2009 đề nghị thay đổi Diễn dàn Ổn định Tài chính bằng Hội đồng Ổn định Tài
chính đảm nhiệm việc giám sát rủi ro hệ thống với Quỹ tiền tệ thế giới.
Kiểm soát các tổ chức tài chính xuyên biên giới:
- Phối hợp tốt hơn các quy định và giám sát các tập đoàn tài chính quốc tế. Báo cáo của De Larosière đề xuất từng bước tiến
đến một hệ thống giám sát tài chính Châu Âu (ESFS), với những ủy ban cấp 3 tiếp nhận thêm quyền hạn cho các vấn đề Arbitrage
với sự giám sát của các tập đoàn quốc tế. G-20 kêu gọi các sáng tạo từ Nhóm những người giám sát quốc gia để phối hợp sự giám sát
của các tập đoàn quốc tế.
- Các biện pháp khác nữa của G20 là sự hạn chế những “tax heavens” (nơi kinh doanh không bị đánh thuế hoặc đánh thuế rất
thấp) và một sự giám sát của các quỹ phòng ngừa rủi ro hệ thống, mặc dù không có điều nào trong những điều này được xem là
nguồn gốc của cuộc khủng hoảng hiện nay.
- Không có nghi ngờ gì về tính hữu tích của bảng liệt kê dài các biện pháp để tăng cường các quy định và giám sát ngân hàng.
Tuy nhiên, người ta không thể không đặt ra 2 câu hỏi: có phải những đề nghị này không phải đề cập đến những vấn đề trong quá khứ
(đã quan sát được trong cuộc khủng hoảng)? Tại sao những biện pháp này không được thực hiện trước cuộc khủng hoảng? Có vẻ rõ
ràng rằng rất ít các tổ chức nhìn thấy được cuộc khủng hoảng đang tới. Một vài đoạn trích dẫn từ các báo cáo được công bố trước và
trong cuộc khủng hoảng do Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS)
nói rằng:
Tháng 11 năm 2006 (báo cáo của Ủy ban giám sát ngân hàng (BSC) của hệ thống các ngân hàng Trung ương Châu Âu (ESCB),
(ECB),2006,p4): “Tính chất có thể bị tấn công của khu vực ngân hàng đến các rối loạn tiêu cực đã giảm đi đáng kể”.
Tháng 11 năm 2007 (báo cáo của Ủy ban giám sát ngân hàng (BSC) của
Hệ thống các Ngân hàng Trung Ương Châu Âu (ESCB) (ECB, 2007): “Khả năng thanh toán nên được duy trì vững mạnh (p7), “vị trí

tài chính của các ngân hàng lớn ở Châu Âu vẫn duy trì mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2007” (p11), “Tỷ lệ vốn cấp 1 vẫn đủ để đối phó
với những thiệt hại không mong muốn (p16), “thu nhập kỳ vọng trở nên tồi tệ hơn, nhưng khả năng hấp thụ những cú sốc vẫn linh
hoạt” (p37).
Theo Turner Review tại Anh Quốc năm 2009 trích dẫn từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (Global Stability Report, April 2006, IMF):
“Có một sự thừa nhận đang gia tăng rằng việc ngân hàng phân tán các rủi ro tín dụng cho một nhóm rộng hơn và đa dạng hơn
các nhà đầu tư thay vì chỉ theo dõi và ghi chép những rủi ro này trên bảng cân đối kế toán đã giúp hệ thống ngân hàng và toàn thể hệ
thống tài chính phục hồi nhanh chóng hơn. Sự cải thiện phục hồi có thể nhận thấy ở việc ngày càng ít các ngân hàng phá sản hơn và
nhiều sự dự phòng tín dụng hơn. Kết quả là các ngân hàng thương mại giờ đây đã ít bị tổn thương hơn với những cú sốc kinh tế và tín
dụng.”
Sau cuộc khủng hoảng này, như đã thảo luận ở trên, tầm quan trọng đựơc đặt vào việc tăng cường các quy định và sự giám sát,
chẳng hạn như rủi ro về tính thanh khoản và hình thức stress testing, và những quy định về vốn Basel 2 đã bị chỉ trích vì tập trung
quá nhiều vào phương pháp đo vốn đơn lẻ (Acharya và Richardson, 2009). Tuy nhiên, một phiên họp để thông qua cột 2 của quy
định Basel 2 đã hoàn thành trong tháng 6 năm 2004 (BCBS, 2004) đã cho thấy rõ ràng rằng việc giám sát ngân hàng phải đi xa hơn
quy định về vốn:
“#738. Rủi ro của thị trường: đánh giá này phần lớn dựa trên biện pháp riêng của ngân hàng về giá trị rủi ro hoặc phương pháp
tiêu chuẩn về rủi ro thị trường. Nhấn mạnh cũng nên được đặt trên việc thực hiện các bài stress testing trong việc đánh giá các nguồn
vốn để hỗ trợ chức năng kinh doanh”(BCBS, 2004, p161).
#741. Rủi ro thanh khoản: Tính thanh khoản thì rất quan trọng đến khả năng phát triển của bất kỳ tổ chức ngân hàng nào. Vị trí
vốn của ngân hàng có thể có một ảnh hưởng đến khả năng của họ để đạt được tính thanh khoản, đặc biệt là trong một cuộc khủng
hoảng. Mỗi ngân hàng phải có hệ thống đầy đủ để đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro thanh khoản. Các ngân hàng nên đánh giá
Trang 5/16
đầy đủ về nguồn vốn được đưa ra trong hồ sơ thanh khoản của riêng họ và tính thanh khoản của thị trường nơi họ hoạt động” (BCBS,
2004, p161)
Nhưng người ta không thấy rằng Basel 2 đã yêu cầu một cách rõ ràng đối với việc stress testing về rủi ro thị trường và rủi ro
thanh khoản. Tại sao những quy định này không được thi hành? Tất cả những đề xuất nói trên đều nhằm giải quyết các điểm quan
trọng trong những quy định hiện hành hay trong các quy định mới, nhưng chúng không đến được vấn đề cốt lõi: thực hiện các quy
định và giám sát ngân hàng một cách thận trọng. Ngoài ra, điểm quan trọng chủ yếu dành riêng ở việc tăng cường kiểm soát công.
Không có một cơ chế nào đề xuất việc phát triển kiểm soát khu vực tư nhân. Theo quan điểm của chúng tôi, nếu muốn giảm thiểu một
cách đáng kể rủi ro khủng hoảng tài chính toàn cầu trong tương lai, còn 3 vấn đề cần phải được quan tâm một cách thoả đáng:
1. Trách nhiệm của các nhà giám sát ngân hàng. Các ngân hàng chịu các quy định nặng nề trong nhiều năm. Vậy tại sao hệ

thống giám sát hiện tại lại có thể để khủng hoảng xảy ra?
2. Học thuyết “too big to fail”. Có một quan điểm được thừa nhận rằng những hệ thống định chế tài chính lớn không thể phá
sản. Chính điều này đã gây nên vấn đề rủi ro tín dụng của các định chế tài chính ấy không được thị trường đánh giá một
cách đúng đắn, tạo nên một mối rủi ro về đạo đức. Kết quả của việc giải quyết khủng hoảng là tạo nên các định chế thậm chí
còn lớn hơn (ví dụ như sự sát nhập của Bank of America, Countrywide và Merrill Lynch, hay BNP- Paribas và Fortis), cần
thiết phải xem xét lại học thuyết “quá lớn để phá sản”.
3. Sự giám sát hệ thống ngân hàng quốc tế cần phải được làm rõ.
Những vấn đề này sẽ được bàn ở phần tiếp theo
II. Ba đề xuất để hoàn thành chương trình cải cách
1. Trách nhiệm của các nhà giám sát ngân hàng
Quan sát trong vòng hai năm qua, không như trường hợp của giám đốc điều hành các ngân hàng, rất ít người đứng đầu cơ quan
giám sát quốc gia đã được yêu cầu từ chức. Điều này làm dấy lên câu hỏi về các trách nhiệm và tính độc lập của người giám sát ngân
hàng. Một minh chứng là những trường hợp của một vài nước Trung Âu và Đông Âu (ECB, 2006, 2007a).
Các ngân hàng được phép cho vay ồ ạt bằng ngoại tệ (chủ yếu là france Thụy Sĩ, Euro và Yên) trên thị trường thế chấp cá nhân.
Điều này tạo ra nguồn gốc lớn cho các rủi ro có hệ thống, bởi vì sự mất giá của đồng nội tệ sẽ làm tăng tỷ lệ vỡ nợ trong toàn bộ hệ
thống ngân hàng. Tại sao nguồn gốc của rủi ro hệ thống lại được cho phép phát triển? Không khó để tưởng tượng rằng, đối với nhiều
bộ trưởng, việc phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản đã giúp nhiều cho nền kinh tế, việc làm và ngân sách công bằng cách
tăng số lượng biên lai thuế.
Chúng ta cần một nhà giám sát ngân hàng dũng cảm để ngừng việc cho vay ngoại tệ, làm chậm lại nền kinh tế và gây khó khăn
cho các nhà phát triển bất động sản. Một ví dụ khác là chỉ số phân chia rủi ro được áp đặt trên những quỹ tương hỗ (mutual fund) ở
một số nước. Để bảo vệ những nhà đầu tư và cung cấp cho họ sự đa dạng rủi ro tối thiểu, một quỹ tương hỗ không thể đầu tư hơn
10% tài sản của mình vào cùng một đối tác. Tuy nhiên, khi những quỹ thị trường tiền tệ được tạo ra ở Châu Âu, để cạnh tranh với
những khoản tiền gửi của ngân hàng, các ngân hàng đã vận động hành lang thành công ở một số quốc gia cho phép một ngoại lệ của
quy luật 10% này. Ví dụ tại Bỉ, quỹ thị trường tiền tệ có thể đầu tư lên đến 25% của tài sản trong Các chứng chỉ thị trường tiền tệ
được phát hành bởi ngân hàng tài trợ (CBFA, 1991). Đối với các ngân hàng tài trợ, các ngoại lệ của quy tắc 10% rủi ro được sử dụng
để duy trì sự ổn định và lành mạnh cho ngân hàng. Điều tranh cãi cho ngoại lệ này là, quy định của cấp có thẩm quyền, rủi ro của vỡ
nợ ngân hàng phải là tối thiểu.
Đây là lại là một ví dụ về việc vận động hành lang và lách quy định có thể gây ra tổn hại đến sự ổn định hệ thống và tính lành
mạnh của hệ thống tài chính nếu việc lo lắng về sự thanh khoản của ngân hàng bắt đầu chuyển thành thị trường tiền tệ để tài trợ cho
thị trường. Một số người (Rochet, 2008) đang kêu gọi những nhà giám sát ngân hàng thực sự độc lập mà sự thành công của họ được

đánh giá dựa trên việc duy trì sự ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Cùng một phương thức như Ngân hàng Trung ương đã được trao quyền độc lập tiến hành chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm
phát, tính độc lập sẽ được trao cho người giám sát ngân hàng để phát triển tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng.
Chúng ta phải nhớ rằng sự độc lập của Ngân hàng Trung ương được minh chứng bởi tranh luận rằng, do chu kỳ ngắn của các
cuộc bầu cử chính trị, Bộ trưởng Bộ tài chính sẽ bị cám dỗ mở rộng nguồn cung cấp tiền tệ để lèo lái nền kinh tế trong ngắn hạn, trả
Trang 6/16

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×