Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH VÀ HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.39 KB, 16 trang )

Đề tài
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH VÀ HỌC TỐT
MÔN LỊCH SỬ LỚP 4- 5
Phần 1: Mở đầu
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Dân tộc Việt Nam ta có một bề dày truyền thống hơn bốn nghìn năm lịch sử. Từ
những ngày đầu Vua Hùng có công dựng nước cho đến những năm tháng đấu tranh
chống Pháp và Mĩ. Từng chặng đường, từng giai đoạn ấy đã ghi lại những mốc son chói
lọi, là niềm tự hào của dân tộc ta. Thế hệ hôm nay sẽ viết tiếp những trang sử vàng ấy
bằng tài năng và trí tuệ cùng với lòng nhiệt huyết của mình. Để làm được điều đó trước
hết mỗi học sinh phải biết yêu thích và học tốt môn Lịch sử.
Học Lịch sử không phải để nhồi nhét vào trí nhớ các em một cách vô cảm những sự
kiện, con số, ngày tháng, mà học Sử để sống và rung động với sự kiện lịch sử. Học Sử
để rút ra những bài học về nhân văn, về lòng yêu nước, theo phương châm học để hiểu
và hành như câu nói của Bác:
“Dân ta phải biết Sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
2. Lí do chọn đề tài:
Dạy và học Lịch sử (ở lớp 4- 5) có vai trò quan trọng như vậy nhưng rất tiếc, thực tế
hiện nay một số không ít giáo viên vẫn còn coi nhẹ, chưa quan tâm xứng đáng cho tiết
dạy, một số học sinh lại không có hứng thú khi học môn này dẫn đến chất lượng giờ
Lịch sử ở các lớp 4- 5 còn hạn chế.
Vậy làm thế nào để các em yêu thích môn Lịch sử? Các em tự tìm đến với Lịch sử
dân tộc và học tốt môn này?, cũng như về phía Giáo viên cần có sự quan tâm xứng
đáng cho những tiết dạy đạt hiệu quả cao, đó chính là niềm trăn trở của tôi và của cả
chúng ta- những người làm công tác trồng người. Từ những thực tế trên, tôi đã chọn đề
1
tài này để nghiên cứu, mong sao giúp cho việc dạy và học ngày càng được cải thiện rõ
nét hơn!
3. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
Đề tài này tôi đã thực nghiệm dạy và học nhiều năm trên một số lớp 4 - 5 tại trường


tôi, kết quả mang lại rất khả quan; đến thời điểm cuối năm học hầu như 100% các em
có thái độ yêu thích và học tốt môn học này, không còn tư tưởng thái độ chán nản hay
gò bó bắt buộc như trước nữa.
4. Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm:
- Giúp cho học sinh yêu thích và học tốt môn học Lịch sử cũng như các em có sự suy
nghĩ và thái độ hiểu đúng đắn và tự hào về lịch sử dân tộc mình.
5. Để việc dạy và học được tốt, tôi thường lựa chọn một số phương pháp trong
dạy- học môn Lịch sử như sau:
- Phương pháp Vấn đáp
- Phương pháp Giảng giải
- Phương pháp Đàm thoại
- Phương pháp Quy nạp
- Phương pháp Chứng minh
- Phương pháp Củng cố- thực hành- luyện tập
- Phương pháp Nêu gương
* Có thể nói: việc lựa chọn các phương pháp- biện pháp (Phương pháp Tổng- Phân-
Hợp) cho mỗi bài dạy trong môn Lịch sử là rất cần thiết và nó sẽ giúp cho mỗi tiết học
thêm sinh động hơn.
6. Điểm mới của vấn đề nghiên cứu:
a/ Cách dạy và học trước đây:
2
- Thầy dạy học chủ động, trò học tập thụ động dẫn đến kết quả dạy và học chưa cao.
- Thầy chưa có sự quan tâm đầu tư cho tiết dạy thỏa đáng, trò chưa có y thức tự học,
còn lơi là trong học tập.
b/ Cách dạy và học qua nghiên cứu, thực nghiệm:
- Giáo viên đã có sự đầu tư cho mỗi tiết dạy như: Biết sử dụng các phương pháp-
biện pháp đa dạng, linh hoạt, có sử dụng tốt các Đồ dùng dạy học cần thiết để phục vụ
bài học, có y thức tự trau rồi những kiến thức cần thiết để phục vụ trong việc dạy học.
- Với học sinh, các em đã có cách suy nghĩ, cách hiểu đúng về môn học mà mình
học, không còn lơ mơ theo kiểu đối phó như trước nữa; các em đã biết tự mình sưu tầm

được những bức tranh, ảnh hay các bài viết có liên quan đến sự kiện lịch sử
Phần 2: Nội dung
1.Phạm vi triển khai thực hiện:
- Đề tài này tôi đã thực nghiệm giảng dạy tại trường tôi, kết quả mang lại rất cao, có
thể được triển khai và nhân rộng không những trường tôi mà rất nhiều các trường khác
trong toàn Huyện chúng ta.
2. Mô tả sáng kiến:
- Chương trình lịch sử lớp 4- 5 tập trung cung cấp cho các em về những hiểu biết
ban đầu như:
+ Những ngày đầu dựng nước và giữ nước: Nhà nước Văn Lang- Nhà nước Âu Lạc,
là nhà nước đầu tiên ra đời ở nước ta (cho đến một số sự kiện, hiện tượng lịch sử và một
số nhân vật lịch sử theo từng mốc giai đoạn thời gian).
+ Năm 1858- 1945: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp.(Đỉnh cao là ngày 19/ 08/
1945 nước ta giành Độc lập- Tự do. Đến 02/ 09/ 1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc
lập, khai sinh ra đất nước Việt Nam).
+ 1945- 1954: Bảo vệ chính quyền non trẻ, 09 năm kháng chiến chống Pháp. (Bằng
chứng là Chiến thắng Điện Biên Phủ- ngày 07/ 05/ 1954).
3
+ 1954- 1975: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội miền Bắc, đấu tranh chống Mỹ cứu nước,
thống nhất đất nước (Đỉnh cao là chiến thắng Mùa xuân lịch sử ngày 30/ 04/ 1975) và
Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước từ 1975 đến nay.
* Thuận lợi:
Hiện nay đã có rất nhiều kênh thông tin, sách báo để GV tham khảo, nghiên cứu, tự
học nhằm nâng cao tay nghề. Nội dung chương trình đã được lựa chọn biên soạn phù
hợp với HS lớp 4 và 5 giúp các em dễ dàng tiếp cận và ham thích học môn Lịch sử.
- Luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và nhà trường, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho GV và HS về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học được trang bị tương đối đầy
đủ.
- Luôn được sự ủng hộ giúp đỡ của đồng nghiệp, nhất là anh chị em trong tổ- khối
lớp 4- 5.

- Bản thân tôi đã dạy lớp 4- 5 nhiều năm nên cũng có chút ít kinh nghiệm trong
giảng dạy.
- Học sinh đã có ý thức học tập, ham học hỏi, chuyên cần.
* Khó khăn:
Học sinh bây giờ được sinh ra và lớn lên trong thời bình, dường như các em chưa
quan tâm nhiều đến Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Các em
chưa biết quan tâm nhiều đến việc tìm tòi, nghiên cứu nguồn sử liệu về lịch sử. Ở học
sinh Tiểu học các em chỉ dành nhiều thời gian, tâm sức cho môn Toán và môn Tiếng
Việt.
Nhiều Giáo viên chưa thực sự trú trọng đến việc dạy môn Lịch sử có chất lượng, họ
vẫn còn mang tính chủ quan- hời hợt- thiếu đầu tư, đào sâu suy nghĩ.
* Số liệu thống kê thực trạng:
4
Thực trạng cho thấy, đầu năm học khi tôi nhận lớp, chỉ có 1/3 học sinh (khoảng 34
% học sinh) hứng thú thích học môn Lịch sử. Trước khi thực hiện đề tài này, trong lớp
có 32 học sinh thì có:
+ 11/32 HS yêu thích hứng thú học môn Lịch sử (chiếm 34,37% )
+ 21/32 HS không thích học môn Sử hoặc chỉ vì yêu cầu của thầy cô (chiếm
65,62%).
Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và học tốt môn
Lịch sử lớp 4- 5:
* Đối với giáo viên, cần:
Trước hết tôi xác định muốn giúp các em yêu thích học môn Lịch sử thì Giáo viên
phải là người yêu thích Sử, phải tự trang bị cho mình thật nhiều kiến thức về lịch sử.
Bởi vậy tôi luôn nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, nắm vững các kiến thức mục tiêu cơ bản
cần truyền đạt, đảm bảo một hệ thống kiến thức liên tục, có sự liên hệ liền mạch: các
thời kì- các sự kiện tiêu biểu- các nhân vật lịch sử tiêu biểu.
Ngoài ra, tôi còn luôn yêu cầu học sinh phối hợp giữa lý thuyết và thực hành. Trong
dạy học môn học này, tôi sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp, biện pháp và các
hình thức dạy học, trong đó trú trọng phát huy năng lực chủ động sáng tạo ở chính các

em.
Ví dụ : Ở bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” (Lịch sử Lớp 5), nội dung
của bài học này khá gần gũi với các em, tôi giao nhiệm vụ cho các em sưu tầm tư liệu
về tiểu sử của Bác Hồ, trao đổi trình bày trong nhóm và trước lớp. Đây chính là cách
giúp học sinh chủ động tiếp cận kiến thức thông qua sự dẫn dắt của giáo viên.
Khi tiến hành hoạt động dạy học, tôi còn dựa trên trình độ thực tế của lớp mà lựa
chọn phương pháp, biện pháp và hình thức sao cho phù hợp nhất. Trong mỗi bài dạy,
tôi luôn xây dựng một hệ thống câu hỏi đi từ dễ đến khó. Qua đó, giúp tôi lựa chọn
phương pháp đàm thoại- vấn đáp hay thảo luận nhóm, trao đổi… theo hình thức cá
nhân, nhóm 2 hay nhóm 4…để giải quyết những vấn đề được đặt ra. Việc linh hoạt tổ
5
chức đối tượng học sinh hoạt động theo nhóm cũng được tôi quan tâm, tôi luôn tránh áp
đặt cố định số lượng hoặc trình độ học sinh hay để học sinh quá đông trong một nhóm.
Ví dụ : Nếu giải quyết chung một câu hỏi khó, tôi có sự đan xen về trình độ học
sinh trong cùng một nhóm để các em hỗ trợ cho nhau. Nhưng cũng có lúc, tôi tạo điều
kiện cho những em học sinh còn chậm, còn nhiều hạn chế cùng làm việc với nhau theo
nhóm và dành riêng cho các em một câu hỏi dễ hơn . Đây cũng là lúc tôi phát huy vai
trò của mình “Dạy học phân hóa đối tượng học sinh.”
Bên cạnh đó, tôi cũng trú trọng rèn kĩ năng, tạo cơ hội cho các em cùng tham gia
vào quá trình tìm hiểu, hình thành kiến thức thông qua các nhiệm vụ như: tổ chức thảo
luận, phân tích vấn đề, sắm vai tái hiện lại sự kiện lịch sử đã diễn ra, thu thập tư liệu và
trình bày những hiểu biết của mình qua các trò chơi lớp học nhằm tạo sự hứng thú, phát
huy tính tích cực vốn có ở học sinh.
Ví dụ : Sau khi học sinh thảo luận câu hỏi: “Cho biết nguyên nhân dành thắng lợi
trong chiến dịch Điện Biên Phủ?” Các nhóm sẽ tham gia trả lời qua hình thức trò chơi
“Rung chuông vàng”, cá nhân, nhóm trả lời đúng sẽ được rung chuông chúc mừng.
Khi phải truyền đạt- tường thuật lại một vấn đề lịch sử, tôi luôn chú ý cách diễn đạt,
giọng kể sao cho phù hợp, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của học sinh, lồng ghép giáo dục ý
nghĩa lịch sử, khơi gợi niềm tự hào về truyền thống đấu tranh của dân tộc.
Ví dụ: Khi giới thiệu về nhân vật lịch sử, cụ thể là tấm gương chiến đấu của anh

Phan Đình Giót, anh Tô Vĩnh Diện tôi thể hiện giọng chậm rãi, sâu lắng, nhấn giọng
khi nhắc đến tình huống hy sinh anh dũng của các anh. Đối với sự kiện lịch sử, tôi lại
trình bày với giọng nói rõ ràng, mang tính chất tường thuật, lưu ý những mốc thời gian
gắn với sự kiện diễn ra tại địa điểm nào, kết hợp phương tiện trực quan để làm rõ ý cần
minh họa .
Trong từng tiết dạy tôi thường dành ít phút thời gian để có những cuộc trao đổi nhỏ
với các em, từ đó sẽ giúp bản thân định hướng thêm trong bài dạy của mình.
Ví dụ: Sau mỗi tiết tôi thường đặt ra các câu hỏi dạng như: Sau bài học hôm nay, em
có suy nghĩ gì?, em tâm đắc nhất điều gì? Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
6
Ngoài ra, tôi luôn quan tâm phát huy vai trò chủ động trong hoạt động học của học
sinh qua việc yêu cầu các em sưu tầm những tư liệu, thu thập thông tin từ những người
thân, bạn bè, môi trường sống quanh các em, mạnh dạn trao đổi, nêu ý kiến thắc mắc,
tham gia các hoạt động ngoại khoá “Về nguồn”, bởi đây là những minh chứng thiết thực
nhất cho những bài Lịch sử mà các em đã học.
a. Khai thác môi trường học tập:
Môi trường học tập của các em đối với môn Lịch sử quả thật là rộng lớn, nơi các em
ở, vui chơi học tập: một cái tên đường, một áp phích tuyên truyền, một di vật, một địa
danh Lịch sử cũng đủ làm gợi trí tò mò của các em. Chính vì vậy các em cần có thói
quen quan sát cuộc sống xung quanh mình. Vì đây là nguồn tư liệu vô cùng quý giá
không chỉ đối với môn Lịch sử nói riêng, mà của tất cả các môn học khác. Bởi vậy, tôi
luôn giúp các em hình thành thói quen sưu tầm tư liệu lịch sử thông qua việc giao
nhiệm vụ cụ thể, phù hợp qua từng tiết dạy, chủ điểm tuần, tháng.
Ví dụ : Tìm hiểu di tích lịch sử ở địa phương em ở: Vì sao ở Đảo Hòn Khoai có
Bia ghi tên là Phan Ngọc Hiển? Em biết gì về Phan Ngọc Hiển?
+ Lớp học: Xây dựng lớp học thân thiện là điều cần thiết và trong đó tôi không
thể bỏ qua mảng Lịch sử. Những bài văn, hình ảnh, một câu chuyện nhân vật lịch sử do
chính các em sưu tầm, viết ra sẽ góp phần làm cho tâm hồn các em phong phú, và có tác
động đến tất cả bạn bè xung quanh. Tại góc học tập của lớp, tôi luôn dành một phần nhỏ
để các em trưng bày những tư liệu lịch sử mà các em đã sưu tầm được. (Lớp học theo

mô hình trường học kiểu mới)
+ Trường học: Việc tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại, các buổi lễ kỉ
niệm thông qua nhiều hình thức như: hội thi, trò chơi, làm bảng tin, tranh vẽ có chọn
lọc cũng sẽ giúp các em khắc họa được những nét tiêu biểu về một số sự kiện, nhận vật
lịch sử một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Trong các buổi Hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi
luôn cùng đồng nghiệp chuẩn bị chu đáo nội dung và trong những nội dung ấy không
thể thiếu được nội dung tìm hiểu về các nhân vật hay sự kiện Lịch sử.
7
+ Gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng tác động đến
việc hình thành nhân cách cho các em. Nét đẹp truyền thống của gia đình Việt Nam vẫn
giữ được đó là nhiều thế hệ cùng sống chung trong một nhà: Ông, bà- cha, mẹ- con,
cháu; cho nên đây cũng luôn là một môi trường học tập gần gũi với các em, những câu
chuyện Lịch sử sống động từ kinh nghiệm và vốn sống hiểu biết của người thân luôn
được các em lắng nghe bằng cả sự háo hức và tin tưởng. Chính vì vậy tôi luôn tạo điều
kiện cho học sinh khai thác môi trường học tập này nếu các em chưa có cơ hội.
Ví dụ: Em hãy về tìm hiểu câu hỏi sau: Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối
năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là “Chiến thắng Điện Biên Phủ
trên không”? Bến Nhà Rồng được xây dựng từ năm nào? Vì sao lại được đặt tên là
Bến Nhà Rồng?, vv Qua những yêu cầu dạng như vậy sẽ kích thích các em tìm hiểu từ
chính những người thân trong gia đình.
Tuy nhiên qua việc trao đổi, cùng trò chuyện giải đáp những thắc mắc của các em
trong một số tiết học Lịch sử trên lớp, đôi khi tôi cũng bắt gặp những suy nghĩ lệch lạc
không đúng về một sự kiện, nhân vật Lịch sử mà có lẽ người lớn vô tình truyền đạt cho
các em. Đây quả là điều không tốt trong việc giáo dục trẻ trở thành công dân tốt của đất
nước mình đang sống, trong những lúc như vậy tôi luôn nhìn nhận vấn đề một cách
khách quan nhất, không cường điệu vấn đề và luôn có sự chọn lọc khi nói chuyện với
các em. Bởi tâm hồn các em như tờ giấy trắng, chưa đủ để đánh giá, nhìn nhận những
điều mà chúng ta đôi khi còn phải đang bàn cãi, suy ngẫm. Tôi luôn suy nghĩ, chuẩn bị
thật kĩ trước khi làm, khi nói một vấn đề có liên quan đến Lịch sử.
b. Khai thác phương tiện dạy học:

Tất cả những hình ảnh, lược đồ, sơ đồ, đoạn phim tư liệu làm phương tiện trực quan,
tôi chuẩn bị đều phải đạt yêu cầu, phải rõ ràng, chính xác và làm nổi bật được nội dung
bài dạy, nội dung tìm hiểu. Ngoài ra với thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, tôi
còn sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình chuẩn bị cũng như tổ chức dạy học
như: tìm tư liệu Lịch sử qua mạng Internet, soạn giáo án điện tử cho môn Lịch sử. Tất
cả những việc làm nêu trên đều hỗ trợ đắc lực làm cho tiết học phong phú, sinh động và
càng làm cho học sinh yêu thích môn học hơn.
8
Ví dụ: Khi sử dụng lược đồ nêu diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ hay bất kì
trận đánh nào, tôi đều làm những mũi tên động, màu sắc phù hợp ở từng địa điểm quan
trọng.
Nếu tất cả các biện pháp đều có sự kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng thì việc làm cho các
em yêu thích và học tốt môn Lịch sử, tự tìm đến với Lịch sử quê hương đất nước mình
là điều không khó chút nào.
3. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Những biện pháp được trình bày trên đây đã được đúc kết kinh nghiệm từ quá trình
tôi làm giáo viên đứng lớp, được công tác trong một môi trường làm việc nghiêm túc,
chuyên nghiệp và cụ thể là trên thực tế kết quả học tập của học sinh lớp mình. Qua từng
giai đoạn học, tôi nhận thấy thầy và trò hiểu nhau hơn. Bản thân các em trong tiết học
Lịch sử luôn mạnh dạn tự tin nêu ý kiến, câu hỏi thắc mắc của mình đến với thầy, với
các bạn trong lớp. Điều này càng làm tôi phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu kiến
thức trước khi giải đáp cho các em. Đó còn là động lực để tôi tiếp tục hoàn thiện tốt vai
trò của người giáo viên trong thời đại mới.
* Kết quả sau khi thực hiện nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng được thống
kê bằng các số liệu cụ thể như sau:
Mức độ đạt được của học sinh Trước khi thực hiện Sau khi thực hiện
Yêu thích hứng thú học môn Lịch
Sử
11/32Hs
chiếm 34,37%

32/32 Hs
Chiếm 100 %
Không thích học môn Lịch sử hoặc
chỉ vì yêu cầu của thầy cô
21/32 Hs
Chiếm 65,62%
Chiếm 0 %
* Bài học kinh nghiệm:
9
Với kết quả đạt được như trên, tôi nhận thấy: Giáo dục Lịch sử cho học sinh cũng
được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau: Dạy chính khoá, tổ chức các hoạt
động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép vào các tiết học, môn học khác.
Muốn thực hiện tốt yêu cầu đề ra, khâu quan trọng là Giáo viên phải chịu khó sưu
tầm tài liệu, tranh ảnh ; Biết tạo cho các em có niềm hứng thú, ham thích tìm tòi tài
liệu thì các em mới yêu thích và học tốt môn Lịch sử vì đặc trưng đầu tiên của bộ môn
Lịch sử là tái tạo lịch sử. Nên ứng dụng Công nghệ thông tin (nếu có điều kiện).
Khâu quan trọng nữa là Giáo viên phải lập kế hoạch bài dạy có chất lượng để xác
định mục tiêu, phương pháp, nội dung gần gũi, phù hợp với thực tế lớp mình, địa
phương mình.
Nên tổ chức cho các em gặp gỡ, trao đổi với các cựu chiến binh; tham quan các di
tích Lịch sử để khắc sâu cho các em những tri thức về Lịch sử. Dạy tốt môn Lịch sử
sẽ giúp các em thể hiện tình yêu quê hương đất nước của mình qua việc giữ gìn, bảo vệ
các di tích Lịch sử văn hoá, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, các em sẽ học
tập tốt góp phần mình trong việc xây dựng quê hương đất nước ngày càng tươi đẹp hơn;
dạy tốt Lịch sử cũng là một trong những tiêu chí góp phần thực hiện cuộc vận động “
xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” đang diễn ra rộng khắp và sôi
nổi trong các trường học trên cả nước như hiện nay.
Dạy học đối với giáo viên chính là một sự rèn luyện toàn diện. Lịch sử cũng là một
môn đòi hỏi một trình độ hiểu biết và năng lực thực hành toàn diện. Cho nên mỗi giáo
viên cần phải tự bồi dưỡng tiềm lực, tự tìm tòi, nghiên cứu để cập nhật cho mình những

kiến thức về nội dung chương trình, về đổi mới phương pháp dạy học là điều hết sức
cần thiết đối với mỗi giáo viên Tiểu học hiện nay. Nhu cầu phát triển của xã hội nói
chung và của ngành Giáo dục nói riêng đòi hỏi chúng ta không ngừng học tập vươn lên,
nâng cao tri thức để hoàn thành sứ mệnh “trồng người” cho đất nước hôm nay và trong
mai sau. Có như vậy tôi tin chắc rằng hiệu quả trong việc dạy và học sẽ mang lại kết
quả như chúng ta mong đợi.
Khi viết đề tài này, mong muốn duy nhất của tôi là giúp các em Học sinh ngày càng
tiến bộ hơn khi học môn Lịch sử, giúp các em hiểu sâu sắc hơn về Lịch sử đất nước.
10
4. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Trên đây là một số suy nghĩ, tìm tòi và những việc làm của tôi trong quá trình dạy
phân môn Lịch sử ở các lớp 4- 5 mà tôi đã viết ra. Rất mong các cấp, Hội đồng khoa
học ngành xem xét, thẩm định nếu thấy được nên đưa vào sử dụng và có kế hoạch phổ
biến rộng rãi trong toàn Trường, toàn Huyện để những anh chị em Giáo viên có cơ hội
trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nhau giảng dạy tốt.
Phần 3. Kết luận:
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm trên của tôi đã được thử nghiệm và thực nghiệm tại
một số lớp trong trường, mang lại hiệu quả rất cao như đã nói ở các phần trên.
- Muốn làm tốt công việc này thì đòi hỏi mỗi Giáo viên phải luôn tự trau rồi thêm
kiến thức bằng nhiều kênh thông tin khác nhau như: qua mạng Intơnet, qua sách báo
phim ảnh, qua bạn bè, người thân và các nhân chứng sống Lịch sử
- Kiến nghị và đề xuất với các cấp quản lí ngành giáo dục:
+ Đối với nhà trường: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho giáo viên, học sinh dạy và
học có chất lượng, có hiệu quả.
+ Thường xuyên sinh hoạt chuyên môn trong tổ. Xây dựng và mở chuyên đề dạy học
toàn trường cho những tiết Lịch sử để trao đổi và rút kinh nghiệm lẫn nhau nhằm phục
vụ cho từng bài dạy được hoàn thiện hơn.
+ Đối với cấp trên:
+ Tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy và học nhiều, đầy đủ hơn nữa (vì hiện nay
các phương tiện dạy học còn thiếu nhiều, một số đồ dùng dạy học hiện có đã bị xuống

cấp, mục nát không sử dụng được) như: Vi tính, máy chiếu vi tính; máy chiếu phim
video, băng đĩa có hình ảnh nội dung của các mốc thời kì Lịch sử, các bản đồ, lược đồ
nhằm phục vụ cho việc dạy và học có hiệu quả.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

11
MỤC LỤC
Đề tài
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH VÀ HỌC TỐT
MÔN LỊCH SỬ LỚP 4- 5
Phần 1: Mở đầu
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: trang
2. Lí do chọn đề tài:
3. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
4. Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm:
5. Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm:
6. Điểm mới của vấn đề nghiên cứu:
a/ Cách dạy và học trước đây:
b/ Cách dạy và học qua nghiên cứu, thực nghiệm:
Phần 2: Nội dung
1.Phạm vi triển khai thực hiện:
2. Mô tả sáng kiến:
* Thuận lợi:
* Khó khăn:
* Số liệu thống kê thực trạng:
Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích và học tốt môn Lịch sử lớp
4- 5
* Đối với giáo viên, cần:
12
a. Khai thác môi trường học tập:

b. Khai thác phương tiện dạy học:
3. Kết quả, hiệu quả mang lại:
4. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Phần 3. Kết luận:
- Kết luận
- Kiến nghị và đề xuất với các cấp quản lí ngành giáo dục:
+ Đối với nhà trường:
+ Đối với cấp trên:
HẾT

13
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ TÂN
14
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “MỘI SỐ BIỆN GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH VÀ HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ 4- 5
XÁC NHẬN HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Hình thức, bố cục, nội dung, xếp loại)
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
………………………………………………………………….
Tiêu chí Điểm Trung bình Xếp loại
Tính mới
Tính hiệu quả
Phạm vi ảnh hưởng
Tổng điểm
Phú Tân, ngày…… tháng……năm 2014
TRƯỞNG PHÒNG
15
16

×