BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
TRẦN THỊ HẢI HÀ
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG LƯỚI XÃ HỘI
ðẾN VIỆC LÀM VÀ ðỜI SỐNG CỦA LAO ðỘNG NỮ DI CƯ
TỰ DO TRÊN ðỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH HIỀN
HÀ NỘI – 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực, chưa ñược sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu nào. Các tài liệu
tham khảo ñã ñược trích dẫn ñầy ñủ.
Hà Nội ngày 30 tháng 8 năm 2012
Học viên
Trần Thị Hải Hà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này trước hết tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu
sắc ñến các thầy giáo trong bộ môn Phát triển nông thôn¸ cùng toàn thể các
thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường ðại học
Nông Nghiệp Hà Nội.
Cho phép tôi ñược bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo
TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, Bộ môn Phát triển nông thôn, người ñã tận
tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các chị em ñang làm công việc Bán
hàng rong, Cửu vạn – gánh thuê, Thu gom phế liệu ñã giúp tôi có ñược những
thông tin hữu ích sử dụng trong ñề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc ñến gia ñình, bạn bè ñã giúp ñỡ, tạo
ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng tôi xin chúc toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn - Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội, các chị
em lao ñộng tự do cùng gia ñình và bạn bè sức khoẻ, hạnh phúc.
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2012
Học viên
Trần Thị Hải Hà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
iii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng v
Danh mục các biểu ñồ vi
Danh mục các mô hình vii
Danh mục hộp viii
1 ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.2 Cơ sở thực tiễn 16
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 21
3.1.1 ðặc ñiểm tự nhiên 21
3.1.2 ðặc ñiểm kinh tế xã hội 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu 25
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 25
3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 28
3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 29
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong ñề tài 30
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Thực trạng Mạng lưới xã hội của những lao ñộng nữ di cư tự do 31
4.1.1 Những thông tin chung và ñặc ñiểm nhóm lao ñộng nữ di cư 31
4.1.2 Cấu trúc Mạng lưới xã hội của những lao ñộng nữ di cư tự do 40
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
iv
4.1.3 Loại hình Mạng lưới xã hội của lao ñộng nữ di cư tự do 42
4.1.4 Kết quả hỗ trợ của Mạng lưới xã hội 45
4.1.5 Hạn chế của Mạng lưới xã hội của những lao ñộng nữ di cư 63
4.2 Những ảnh hưởng của Mạng lưới xã hội ñến việc làm và ñời
sống của lao ñộng nữ di cư trên ñịa bàn Hà Nội 63
4.2.1 Ảnh hưởng của Mạng lưới xã hội trong ñịnh hướng, tư vấn công việc 64
4.2.2 Ảnh hưởng của Mạng lưới xã hội trong tìm kiếm việc làm 67
4.2.3 Ảnh hưởng của Mạng lưới xã hội trong công việc hàng ngày của
những lao ñộng nữ di cư 73
4.2.4 Vai trò của Mạng lưới xã hội trong ñời sống hàng ngày của người
di cư 79
4.2.5 Vai trò của Mạng lưới xã hội trong việc kết nối với gia ñình 83
4.2.6 ðánh giá vai trò của Mạng lưới xã hội trong việc làm và ñời sống
của lao ñộng nữ di cư tự do 85
4.3 ðịnh hướng và một số giải pháp liên quan ñến tăng cường vai trò
của Mạng lưới xã hội ñến việc làm và ñời sống của những lao
ñộng nữ di cư tự do 87
4.3.1 Xu hướng di cư trong một vài năm tới 87
4.3.2 ðịnh hướng 88
4.3.3 Một số giải phap tăng cường vai trò của Mạng lưới xã hội 89
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92
5.1 Kết luận 92
5.2 Khuyến nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1.1 Tỷ lệ và số lượng người di cư ñến Hà Nội qua các năm 2
3.4 Nguồn thông tin số liệu thứ cấp 26
4.1 Quê quán của lao ñộng nữ nghiên cứu 31
4.2 Trình ñộ học vấn của những lao ñộng nữ nghiên cứu 35
4.3 Tình trạng hôn nhân và số con của lao ñộng nữ di cư 38
4.4 Mối quan hệ giữa trình ñộ học vấn và số con trong gia ñình 38
4.5 Lý do lựa chọn công việc hiện tại 45
4.6 Thời gian làm việc TB/ngày của những lao ñộng nữ nghiên cứu 50
4.7 Chi tiêu cho ăn uống một ngày của lao ñộng nữ di cư 54
4.8 Tỷ lệ mắc các bệnh từ khi làm việc ở Hà Nội 57
4.9 Cách chữa trị khi bị bệnh 59
4.10 Dịp về thăm nhà của lao ñộng nữ di cư 61
4.11 Người ñịnh hướng, tư vấn công việc cho lao ñộng nữ di cư 66
4.12 Hiệu quả của sự tư vấn 66
4.13 Mối quan hệ giữa Mức ñộ và hiệu quả của sự tư vấn, giúp ñỡ
trong tìm kiếm công việc 73
4.14 Cơ cấu những lao ñộng nhận ñược sự chia sẻ công việc 76
4.15 Người giúp mang tiền về nhà của những lao ñộng nữ 83
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ
STT Tên biểu ñồ Trang
4.1 Cơ cấu ñộ tuổi của lao ñộng nữ nghiên cứu 32
4.2 Sự khác nhau của thành phần Mạng lưới xã hội theo ñộ tuổi 34
4.3 Sự khác nhau của thành phần Mạng lưới xã hội theo trình ñộ học vấn 37
4.4 Thu nhập bình quân một ngày 51
4.5 Số tiền chi tiêu bình quân/ngày 53
4.6 Số tiền tiết kiệm ñược BQ/ngày 53
4.7 Số tiền tiết kiệm ñược BQ/tháng 53
4.8 Nhận ñịnh về nơi ở 55
4.9 ðiều kiện ñiện nước 55
4.10 Nhận ñịnh về sức khỏe sau khi ra Hà Nội 57
4.11 Hoạt ñộng lúc rảnh rỗi của lao ñộng nữ 62
4.12 Những nguyên nhân di cư ở nơi ñi của lao ñộng nữ 65
4.13 Người giúp ñỡ lao ñộng nữ có công việc hiện nay 68
4.13 Mức ñộ của sự tư vấn, giúp ñỡ 72
4.14 Vai trò của mạng lưới xã hội trong ñời sống của lao ñộng nữ di cư 80
4.15 Mức ñộ cần thiết của sự giúp ñỡ trong ñời sống 82
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1 Một số hình ảnh về những người bán hàng rong 46
4.2 Nhặt ñược phế liệu ven ñường 48
4.3 Ảnh tương phản giữa lúc nhấp nhổm chờ việc và khi có công việc 49
4.4 Chen chúc ñể mưu sinh - chợ Long Biên 50
4.5 Bữa ăn của những lao ñộng nữ thu gom phế liệu 55
4.6 Nơi ở, nơi nghỉ ngơi của lao ñộng nữ di cư
(6)
56
4.7 Các chị em cùng chia sẻ và chung sức ñể hoàn thành công việc 77
DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH
STT Tên mô hình Trang
4.1 Mô hình mạng lưới xã hội của lao ñộng nữ di cư 41
4.2 Kiểu hành vi tìm kiếm việc làm theo mô hình mạng lưới truyền
thống 69
4.3 Kiểu hành vi tìm kiếm việc làm theo mô hình mạng lưới hiện ñại –
mạng lưới chức năng 70
4.4 Kiểu hành vi tìm kiếm việc làm theo mô hình mạng lưới hỗn hợp 71
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
viii
DANH MỤC HỘP
STT Tên hộp Trang
4.1 Nguyên nhân di cư tìm kiếm việc làm của nhóm ñối tượng dưới
18 tuổi 33
4.2 Nguyên nhân di cư tìm kiếm việc làm của nhóm lao ñộng nữ trên
55 tuổi 33
4.3 Lý do chọn công việc hiện tại mặc dù ñã qua ñào tạo nghề 36
4.4 Nhận ñịnh về sức khỏe của lao ñộng nữ 58
4.5 Cách chữa trị khi bị ốm ñau 59
4.6 Hoạt ñộng khi rảnh rỗi 62
4.7 Vai trò của Mạng lưới xã hội trong ñịnh hướng di cư 65
4.8 Vai trò của Mạng lưới xã hội trong công việc hàng ngày 69
4.9 Vai trò của Mạng lưới xã hội trong tìm kiếm công việc 70
4.10 Vai trò của Mạng lưới xã hội trong chia sẻ kinh nghiệm làm việc 74
4.11 Thuận lợi khi có Mạng lưới xã hội chia sẻ kinh nghiệm làm việc 75
4.12 Khó khăn khi không có Mạng lưới xã hội chia sẻ kinh nghiệm
làm việc 75
4.13 Tần suất chia sẻ công việc của các thành phần trong Mạng lưới xã
hội những nữ Cửu vạn – gánh thuê 76
4.14 Tần suất chia sẻ công việc của các thành phần trong Mạng lưới xã
hội những nữ Thu mua phế liệu 77
4.15 Chia sẻ dụng cụ làm việc trong Mạng lưới xã hội 78
4.16 Vai trò của Mạng lưới xã hội trong ñời sống hàng ngày 81
4.17 ðánh giá mức ñộ của sự giúp ñỡ trong Mạng lưới xã hội 81
4.18 Nguyên nhân của nhận ñịnh (18%) “mức ñộ cần thiết bình thường”
của Mạng lưới xã hội. 82
4.19 Vai trò của Mạng lưới xã hội trong gửi tiền về nhà 85
4.20 Nguyên nhân Mạng lưới xã hội mở rộng 88
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
1
1. ðẶT VẤN ðỀ
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Theo kết quả trong “ Nghiên cứu việc làm và ñời sống của lao ñộng nữ di
cư tự do trên ñịa bàn thành phố Hà Nội” (Trần Thị Hải Hà, 2009) cho thấy:
Trong nền kinh tế thị trường, ñặc biệt là một nước ñang phát triển như Việt
Nam thì việc di cư lao ñộng trong ñó có lao ñộng nữ từ nông thôn ra thành thị
làm những công việc tự do là ñiều tất nhiên, không thể tránh khỏi. Nhà nước
không thể ngăn chặn quá trình ñó bằng những biện pháp hành chính ñơn thuần
bởi sự di cư về cơ bản nó diễn ra theo quy luật cung - cầu về lao ñộng.
Những lao ñộng nữ di cư, họ ñến từ rất nhiều vùng miền khác nhau,
có nhiều lứa tuổi với nhiều hoàn cảnh riêng. ða phần họ mới chỉ tốt nghiệp
tiểu học. Với những gì họ có ñược, thì việc tìm kiếm việc làm ở thành phố
với họ là không hề dễ dàng. Họ phải chấp nhận làm những công việc vất
vả, nặng nhọc ñể tồn tại và có những khoản tích lũy dành lo cho gia ñình và
con cái mà không cả quan tâm ñến sức khỏe của bản thân. Họ ñang làm
những công việc mà không biết nó kéo dài ñược bao lâu, họ biết có bao
nhiêu rủi ro có thể sẽ ñến với họ trong tương lai, nhưng họ lại không còn sự
lựa chọn nào khác.
Do những yếu tố “ñẩy - hút”, tình hình kinh tế xã hội, quá trình ñô
thị hoá…mà xu hướng di cư trong thời gian tới sẽ ngày một tăng lên. Cũng
như nghiên cứu của TS. ðinh Văn Thông (2010) về vấn ñề "Di dân ngoại
tỉnh vào thành phố Hà Nội - vấn ñề ñặt ra và giải pháp”cũng cho thấy tình
trạng di cư (bao gồm cả di cư tự do của các lao ñộng nữ) vào Hà Nội qua
các năm sẽ liên tục tăng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
2
Bảng1.1: Tỷ lệ và số lượng người di cư ñến Hà Nội qua các năm
Nguồn: Số liệu thống kê dân số Hà Nội qua các năm.
ðiều này ñặt ra một thách thức lớn ñối với thành phố - sức mang, biện
pháp giải quyết của thành phố ñối với những người nhập cư tự do này.
Một trong những vấn ñề nổi cộm mà chúng tôi nhận thấy ñược khi thực
hiện ñề tài là Vai trò của mạng lưới xã hội trong việc làm và ñời sống của lao
ñộng nữ di cư. Mạng lưới xã hội của những lao ñộng nữ di cư tự do này giúp
họ giảm bớt chi phí di cư, tìm kiếm việc làm, giảm bớt rủi ro và bất trắc trong
ñời sống và làm việc hàng ngày cũng như thúc ñẩy sự hội nhập của họ trong
quá trình nhập cư.
ðể biết ñược Mạng lưới xã hội của những lao ñộng nữ di cư làm công
việc tự do ảnh hưởng như thế nào ñến việc làm và ñời sống của họ chúng tôi
quyết ñịnh tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu những ảnh hưởng của
Mạng lưới xã hội ñến việc làm và ñời sống của lao ñộng nữ di cư tự do trên
ñịa bàn thành phố Hà Nội” ñể tìm ra những sự thay ñổi trong việc làm và ñời
sống của những lao ñộng nữ di cư ñang làm các công việc tự do như bán hàng
rong, thu gom phế liệu, cửu vạn – gánh thuê…trước bối cảnh một Hà Nội văn
minh hiện ñại, an sinh xã hội ñang ñược quan tâm và ñề cao. Từ ñó có thể ñưa
ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu vai trò và những tác ñộng của Mạng lưới xã hội trong việc
làm và ñời sống của những lao ñộng nữ di cư làm công việc tự do trên ñịa bàn
thành phố Hà Nội. Từ ñó ñưa ra những giải pháp, khuyến nghị tăng cường hiệu
Năm 2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Tỷ lệ tăng dân
số cơ học (%)
0.59 0.66 0.68 0.73 0.81 1.08 1.36 1.31 1.43 1.55
Số người
(Người)
16,985
19,570
20,768
22,964
26,245
35,218
46,240
44,540
48,620
52,588
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
3
quả của mạng lưới cũng như cải thiện việc làm và ñời sống của lao ñộng nữ di
cư trên ñịa bàn thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn mạng lưới xã hội và
những ảnh hưởng của Mạng lưới xã hội ñến việc làm và ñời sống của lao
ñộng di cư, ñặc biệt là lao ñộng nữ.
- Thực trạng về Mạng lưới xã hội của những lao ñộng nữ di cư tự do
trên ñịa bàn thành phố Hà Nội.
- Phân tích những ảnh hưởng của Mạng lưới xã hội ñối với việc làm và
ñời sống của những lao ñộng nữ di cư làm công việc tự do.
- ðưa ra một số khuyến nghị, giải pháp tăng cường phát triển mạng
lưới xã hội ñể hỗ trợ có hiệu quả cho việc làm và ñời sống của những lao
ñộng nữ di cư tự do.
1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
Mạng lưới xã hội của những lao ñộng nữ di cư ñang làm những công
việc tự do trên ñịa bàn thành phố. Những ảnh hưởng của nó trong việc làm và
ñời sống của nhóm lao ñộng này.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Từ ñúc rút kinh nghiệm và kết quả nghiên
cứu về Việc làm và ñời sống của lao ñộng nữ di cư tự do năm 2009, việc
làm và ñời sống của những lao ñộng tự do có tính tương ñồng, không có
sự khác biệt về ñịa ñiểm làm việc. Chính vì vậy, trong ñề tài nghiên cứu,
chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu tại các ñiểm tập trung nhiều lao
ñộng tự do trên ñịa bàn Hà Nội:
+ Lao ñộng nữ bán hàng rong: Nghiên cứu tại ñịa bàn chợ ñầu mối
Long Biên, và các tuyến ñường lân cận.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
4
+ Lao ñộng nữ làm cửu vạn – gánh thuê: Tập trung ở ñịa bàn Chợ ðồng
Xuân, khu chợ lao ñộng – chợ người, các khu công trường, khu dân cư có nhà
ñang xây dựng.
+ Lao ñộng nữ thu gom phế liệu: Các của hàng thu gom phế liệu ñã
từng ñiều tra, lấy số liệu của giai ñoạn nghiên cứu trước (năm 2009).
- Phạm vi về thời gian:
+ Kết quả của nghiên cứu ñược thực hiện năm 2009
+ Số liệu khảo sát mới trong năm 2011 - 2012
- Phạm vi nội dung: ðề tài nghiên cứu và hoàn thiện nội dung tập trung
vào 3 nhóm lao ñộng nữ làm các công việc tự do: bán hàng rong, thu gom phế
liệu và cửu vạn - gánh thuê. Qua khảo sát thì 3 nhóm ñối tượng này có những
ñặc ñiểm tương ñồng về xuất thân cũng như mạng lưới xã hội trợ giúp cho
việc làm và ñời sống trong quá trình di cư.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
5
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm Mạng lưới xã hội
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về mạng lưới xã hội:
- Theo ðặng Nguyên Anh, mạng lưới xã hội là một tập hợp liên kết
giữa các cá nhân hay nhóm dân cư nhất ñịnh (ðặng Nguyên Anh, 1998).
- Theo Lê Ngọc Hùng, mạng lưới xã hội dùng ñể chỉ phức hợp các mối
quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống
của họ với tư cách là thành viên của xã hội (Lê Ngọc Hùng, 2003.)
- Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Mạng lưới xã hội là một
cấu trúc xã hội hình thành bởi những cá nhân (hay những tổ chức), các cá
nhân ñược gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông những nút thắt như tình
bạn, quan hệ họ hàng, sở thích chung, trao ñổi tài chính, quan hệ tình dục,
những mối quan hệ về niềm tin, kiến thức và uy tín.
ðơn giản hơn, mạng lưới xã hội là ñồ thị những mối quan hệ xác ñịnh,
ví dụ như tình bạn. Các nút thắt gắn kết cá nhân với xã hội chính là những
mối liên hệ xã hội của cá nhân ñó. Mạng lưới xã hội có thể dùng ñể kiểm tra
vốn xã hội - giá trị mà cá nhân có ñược từ mạng lưới xã hội. Những khái niệm
này thường ñược biểu thị trong biểu ñồ mạng xã hội, trong ñó các nút thắt
chính là các ñiểm và các mối quan hệ là những ñường kẻ.
- Theo Barne và Bott, mạng lưới xã hội là sự liên hệ có mục ñích trong
một nhóm người thông qua các mối quan hệ chính thức hoặc không chính
thức (Barne, 1954 và Bott, 1957).
+ Quan hệ xã hội: Mối quan hệ có mục ñích, lặp ñi lặp lại giữa các cá
nhân và nhóm xã hội.
+ Quan hệ chính thức: Quan hệ chức năng (ví dụ như quan hệ giữa cấp
trên cấp dưới, quan hệ trong công việc…)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
6
+ Quan hệ phi chính thức: Quan hệ tình cảm (như quan hệ của những
người có cùng huyết thống, quan hệ làng xóm…)
Khái niệm mạng lưới xã hội dùng ñể chỉ phức thể các mối quan hệ xã
hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực của
họ với tư cách là thành viên của xã hội. Một hay nhiều quan hệ của hai chủ
thể với nhau tạo thành một liên kết. Mạng lưới xã hội là tập hợp của các
liên kết, bao gồm các quan hệ ñan chéo nhau, chằng chịt từ quan hệ gia
ñình, thân tộc, bạn bè ñến các quan hệ trong tổ chức, ñoàn thể, hiệp hội,
ñảng phái, nghề nghiệp…
Trên bình diện xã hội học, khái niệm mạng lưới xã hội dựa trên cơ sở
lý thuyết hệ thống và tương tác xã hội. Mạng lưới xã hội là một tập hợp
liên kết giữa các cá nhân hay giữa các nhóm dân cư nhất ñịnh. Thông qua
sự tiềm ẩn trong những mỗi liên hệ, cũng như quyền lợi và trách nhiệm chi
phối các mối quan hệ ñó, mạng lưới xã hội ñược sử dụng nhằm ñạt ñược
mục ñích nhất ñịnh. Mạng lưới xã hội hình thành từ quá trình di cư cũng
như phục vụ cho mục ñích di cư ñược gọi là Mạng lưới xã hội. Những quan
hệ, trao ñổi và tương tác trong hoạt ñộng di cư, do ñó, là một bộ phận của
mạng lưới xã hội rộng lớn.
Một trong những ñặc ñiểm rõ nét nhất của Mạng lưới xã hội là sự liên
kết xã hội giữa những người di chuyển. Thông qua những quan hệ họ hàng,
bạn bè, người thân, người di cư tiếp nhận ñược thông tin và sự trợ giúp cần
thiết tại nơi mà họ sẽ chuyển ñến. Chính ở ñây, các quan hệ lâu bền dựa trên
nền tảng gia ñình trở nên hết sức quan trọng. Thông qua sự gắn kết chặt chẽ
với nhau, người di chuyển tạo nên những liên kết thông qua gia ñình, thân tộc
tin cậy hơn nhiều so với những quan hệ người ngoài. Có thể nói rằng tính bền
vững của thiết chế gia ñình và các quan hệ thân tộc trong xã hội Việt Nam ñã
góp phần hình thành nên Mạng lưới xã hội sâu rộng giữa các miền lãnh thổ,
các khu vực cư trú.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
7
Mạng lưới xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích các loại
hình di chuyển, quá trình ñịnh cư và thích ứng cũng như ý ñịnh chuyển cư
trong tương lai. Bởi di cư vốn làm quá trình mang nhiều bất trắc, một mạng
lưới xã hội tin cậy sẽ góp phần làm giảm thấp những rủi ro do thiếu thông tin.
Các liên kết xã hội giữa nơi xuất cư và nơi nhập cư sẽ góp phần giảm thấp cái
giá (kinh tế và tâm lý) phải trả cho quá trình di cư, ñồng thời làm tăng vận hội
thành công của ñối tượng di chuyển tại nơi ñến. Gia ñình, bạn bè, người
thân…tại nơi chuyển ñến thường giữ vai trò cưu mang, cung cấp thông tin,
giúp liên hệ việc làm cũng như vượt qua những khó khăn ban ñầu. Những
quan hệ mà người di chuyển có ñược tại nơi nhập cư sẽ làm thuận lợi thêm
quá trình hòa nhập của họ vào môi trường sống mới. Có thể nói rằng, chi phí
và trở ngại ñối với di dân càng lớn thì Mạng lưới xã hội càng có vai trò quan
trọng (Mullan, 1989; Massey, 1993). Khả năng kết nối và hòa nhập vào Mạng
lưới xã hội là một thuận lợi nhưng tiềm lực này có ñược phát huy hay không
còn tùy thuộc vào từng loại hình di cư và mức ñộ giao tiếp xã hội của người
di chuyển (ðặng Nguyên Anh,1998) .
2.1.2 Khái niệm việc làm và ñời sống
• Khái niệm về việc làm
ðứng trên các góc ñộ nghiên cứu khác nhau, người ta ñã ñưa ra rất
nhiều ñịnh nghĩa nhằm làm
sáng
tỏ: “việc làm là gì? ”. Và ở các quốc gia
khác nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (như ñiều kiện
kinh
tế, chính trị,
luật pháp…) người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế
không có
một
ñịnh nghĩa chung và khái quát nhất về việc
làm.
Theo bộ luật lao ñộng_ ðiều 13: “ Mọi hoạt ñộng tạo ra thu nhập,
không bị pháp luật cấm ñều ñược thừa nhận là việc làm”.
Trên thực tế việc làm nêu trên ñược thể hiện dưới 3 hình
thức:
+ Một là, làm công việc ñể nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật
cho công việc
ñó.
+ Hai là, làm công việc ñể thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
8
quyền sử dụng
hoặc
quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất ñể
tiến hành công việc
ñó.
+ Ba là, làm các công việc cho hộ gia ñình mình nhưng không ñược
trả thù lao dưới hình thức
tiền
lương, tiền công cho công việc ñó. Bao gồm
sản xuất nông nghiệp, hoạt ñộng kinh tế phi nông
nghiệp
do chủ hộ hoặc
1 thành viên khác trong gia ñình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản
lý.
Khái niệm trên nói chung là khá bao quát nhưng chúng ta cũng thấy
rõ hai hạn chế cơ bản. Hạn chế
thứ
nhất: hoạt ñộng nội trợ không ñược coi
là việc làm trong khi ñó hoạt ñộng nội trợ tạo ra các lợi ích
phi
vật chất và
gián tiếp tạo ra lợi ích vật chất không hề nhỏ. Hạn chế thứ hai: khó có thể
so sánh tỉ
lệ
người
có việc làm giữa các quốc gia với nhau vì quan niệm về
việc làm giữa các quốc gia có thể
khác
nhau phụ thuộc vào luật pháp,
phong tục tập quán,…Có những nghề ở quốc gia này thì ñược cho
phép
và
ñược coi ñó là việc làm nhưng ở quốc gia khác lại bị cấm. Ví dụ: ñánh
bạc ở Việt Nam bị cấm nhưng ở Thái Lan, Mỹ ñó lại ñựơc coi là một nghề
thậm chí là rất phát triển vì nó thu hút khá ñông
tầng
lớp thượng
lưu.
Theo quan ñiểm của Mac: “Việc làm là phạm trù ñể chỉ trạng thái
phù hợp giữa sức lao ñộng và những ñiều kiện cần thiết (vỗn, tư liệu sản
xuất, công nghệ,…) ñể sử dụng sức lao ñộng
ñó”.
Sức lao ñộng do người lao ñộng sở hữu. Những ñiều kiện cần thiết
như vốn, tư liệu
sản
xuất, công nghệ,… có thể do người lao ñộng có quyền
sở hữu, sử dụng hay quản
lý h
oặc không. Theo quan ñiểm của Mac thì bất
cứ tình huống nào xảy ra gây nên trạng thái mất
cân
bằng
giữa sức lao ñộng
và ñiều kiện cần thiết ñể sử dụng sức lao ñộng ñó ñều có thể dẫn tới sự
thiếu
việc
làm hay mất việc
làm.
Tuỳ theo các mục ñích nghiên cứu khác nhàu mà người ta phân
chia việc làm thành nhiều
loại.
Theo mức ñộ sử dụng thời gian làm việc ta có việc làm chính
và việc làm
phụ
+ Việc làm chính: là việc làm mà người lao ñộng dành nhiều thời
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
9
gian nhất hay có
thu
nhập cao
nhất.
+ Việc làm phụ: là việc làm mà người lao ñộng dành nhiều thời
gian nhất sau
công
việc
chính.
Ngoài ra, người ta còn chia việc làm thành việc làm bán thời gian,
việc làm ñâỳ
ñủ,
việc làm có hiệu
quả,
Ở ñây vận dụng khái niệm việc làm vào ñề tài của mình, chúng tôi
muốn ñi vào tìm hiểu nhóm lao ñộng nữ di cư ñang làm một số việc như:
Bán hàng rong, thu gom phế liệu, cửu vạn – gánh thuê. ðây là những việc
làm mang tính chất tạm thời, thời vụ và nhóm lao ñộng nữ có thể chuyển
nghề một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh, khả năng và sức khỏe
của bản thân.
• Khái niệm ñời sống
ðời sống là một khái niệm rất trìu tượng, mỗi người có một quan niệm
khác nhau về ñời sống.
Theo Từ ñiển Tiếng Việt, ñời sống là sự hoạt ñộng của người ta trong
từng lĩnh vực: ñời sống vật chất, ñời sống tinh thần.
ðời sống vật chất là những vật dụng, ñồ dùng…phục vụ cho nhu cầu
của con người như nhu cầu ăn, ở, may mặc…
ðời sống tinh thần như nhu cầu về tiếp cận văn hóa, du lịch hay tình
cảm gia ñình, sự quan tâm chăm sóc của người thân…
2.1.3 Khái niệm về di cư, di cư lao ñộng
Có nhiều ñịnh nghĩa về di cư ñược ñưa ra, song mỗi ñịnh nghĩa ñều
xuất phát từ những phương diện khác nhau, do ñó khó có thể lựa chọn ñược
ñịnh nghĩa thống nhất, bao quát cho mọi tình huống bởi tính ña dạng phức tạp
của hiện tượng di cư.
Theo một số tác giả nước ngoài như Petersen (trong phân tích thực
trạng di dân tự do ñến ðắc Lắk và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh
tế - xã hội, 2002), di cư là sự di chuyển vĩnh viễn tương ñối của một
người trong một khoảng cách ñáng kể. ðịnh nghĩa này về di cư còn thiếu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
10
cụ thể vì nghĩa “vĩnh viễn tương ñối” là bao nhiêu? khoảng cách ñáng kể
là bao xa? chưa ñược xác ñịnh rõ.
Còn theo Smith (trong Di dân tự do ñến ñô thị Hà Nội và ảnh hưởng
kinh tế - xã hội của nó, 2000) ông cho rằng thuật ngữ di cư thường ñược sử
dụng ñể ñề cập ñến mọi di chuyển lý học trong không gian với ngụ ý ít nhiều
rõ rệt là sự thay ñổi nơi cư trú hay nơi ở.
Thomlinson (trong Di dân tự do nông thôn – thành thị ở thành phố
Hồ Chí Minh, 1998) nêu rõ không phải tất cả những sự thay ñổi vị trí ñịa
lý của mình ñều là những người di cư, họ cần thực hiện một cuộc di
chuyển kéo theo những hậu quả nhất ñịnh. Do vậy, các nhà dân số học xác
ñịnh người di cư là người thay ñổi nơi sinh sống của mình trong khoảng
thời gian ñáng kể và ñồng thời trong quá trình thay ñổi ñáng kể ñó phải
vượt qua một ranh giới chính trị.
Năm 1958 Liên Hiệp Quốc ñã ñưa ra ñịnh nghĩa về di cư như sau: “Di
cư là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một ñơn vị
lãnh thổ này tới một ñơn vị lãnh thổ khác, hoặc sự di chuyển với khoảng cách
tối thiểu quy ñịnh. Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di cư xác
ñịnh và ñặc trưng bởi sự thay ñổi nơi cư trú thường xuyên”. Sự thay ñổi nơi
cư trú ñược thể hiện ở hai ñặc ñiểm sau:
+ Nơi xuất cư (hay nơi ñi) là nơi người di cư chuyển ñi.
+ Nơi nhập cư (hay nơi ñến) là nơi người di cư chuyển ñến.
ðịnh nghĩa của Liên Hiệp Quốc ñã loại ra những người ñang sống lang thang,
dân du mục và di dân theo kiểu con lắc (ñi về hàng ngày).
Theo từ ñiển Tiếng Việt: Di cư thường ñược hiểu là chuyển ñến một
chỗ ở khác cách chỗ ở cũ một khoảng cách ñủ lớn buộc người di cư phải thay
ñổi hộ khẩu thường trú: chuyển ñến một thành phố khác, một tỉnh khác hay
một nước khác. Theo ñó, mỗi một cuộc dịch chuyển (di chuyển) của con
người ñều ñược xem như là hiện tượng di cư. Tuy nhiên, hiện tượng di cư cần
phải hội tụ ñủ 3 tiêu chí sau ñây:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
11
- Không gian của di cư: Qua từng vùng, miền, lãnh thổ ñịa lý của khu
vực nào ñó. ðó phải là sự di chuyển ra khỏi ñơn vị hành chính lãnh thổ này
sang một ñơn vi hành chính lãnh thổ khác, có thể từ xã này sang xã khác, tỉnh
này sang tỉnh khác, xa hơn là từ quốc gia này sang quốc gia khác.
- Thời gian di cư là lâu dài, ổn ñịnh hay tạm thời.
- Phải diễn ra sự hòa nhập trong quá trình di cư. Tức là có sự thay ñổi
quan hệ xã hội, thay ñổi nghề nghiệp, gắn liền với tìm kiếm những ñiều kiện,
khả năng tồn tại và phát triển của người di chuyển
Di cư tự do ñược xem là dạng di dân không có tổ chức. Di cư tự do
hoàn toàn do người di cư quyết ñịnh ñi ñâu, bao nhiêu người, bao giờ ñi và
sinh sống như thế nào?… Tất cả những chi phí trong quá trình di chuyển, ñịnh
cư và tìm việc làm ñều do người di cư tự lo lấy và hầu như không nhận ñược
sự trợ giúp nào.
2.1.4 Lý thuyết về cấu trúc mạng lưới xã hội
Lý thuyết về mạng lưới xã hội là một vấn ñề của phương pháp luận liên
quan ñến các nghiên cứu về xã hội học, nhân học và nhiều chuyên ngành khoa
học xã hội.
Mô hình 1: Mạng lưới xã hội của người di cư
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
12
Theo từ ñiển Wikipdia, mạng lưới xã hội là một sự mô tả cấu trúc
xã hội giữa các cá nhân, thường là các cá thể hay các tổ chức. Nó chỉ ra
phương thức mà người ta liên kết với nhau thông qua những tương ñồng
xã hội, ña dạng từ các mối quan hệ xã giao tới các mối quan hệ thân tộc,
họ hàng.
2.1.5 Lý thuyết về loại hình mạng lưới xã hội
Về mặt lý thuyết có thể nêu khái quát ba kiểu mạng lưới xã hội
như sau:
* Mạng lưới truyền thống: Cá nhân chủ yếu dựa vào các quan hệ gia
ñình ñể tìm kiếm việc làm. ðó là các quan hệ trong gia ñình, quan hệ anh chị
em, họ hàng, huyết thống. Kiểu mạng lưới truyền thống này xuất hiện từ rất
sớm. Emile Durkheim cho rằng ñó chính là kiểu ñoàn kết cơ giới – ñặc trưng
cho các xã hội nông nghiệp lạc hậu.
* Mạng lưới hiện ñại – mạng lưới chức năng: Cá nhân chủ yếu dựa vào
các mối quan hệ chức năng với các cơ quan, các tổ chức và các thiết chế, các
nhóm của thị trường lao ñộng ñể tìm kiếm việc làm. Quan hệ với các thiết chế
xã hội khác nhau như quan hệ bạn bè, ñồng hương, quan hệ làng xóm, y tế,
giáo dục, pháp luật, tôn giáo, ñạo ñức…có thể ñó là quan hệ thân thiết hoặc
xã giao. Emile Durkheim cho rằng ñó là kiểu ñoàn kết hữu cơ, chỉ xuất hiện
trong các xã hội công nghiệp hiện ñại.
* Mạng lưới hỗn hợp: Là mạng lưới xã hội kết hợp cả hai loại mạng
lưới truyền thống và hiện ñại. Kiểu mạng lưới xã hội này ñược ñánh giá là
phổ biến nhất hiện nay. Cá cá nhân không chỉ thiết lập các quan hệ dựa trên
cơ sở huyết thống, thân tộc mà còn cộng gộp cả quan hệ chức năng. Trong xã
hội hiện nay, kiểu quan hệ xã hội hỗn hợp này tỏ ra là hiệu quả hơn hẳn so với
hai kiểu mạng lưới xã hội trước ñó (Lê Ngọc Hùng, 2003).
Mạng lưới xã hội là một tập hợp liên kết giữa các cá nhân hay nhóm di
cư nhất ñịnh. Mạng lưới xã hội hình thành từ quá trình di cư cũng như phục
vụ cho mục ñích của di cư ñược gọi là Mạng lưới di cư. Một trong những ñặc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
13
trưng rõ nét nhất của di cư là sự liên kết giữa những người di chuyển trong
quan hệ họ hàng, thân tộc, bạn bè, người thân khả năng tiếp nhận thông tin và
sự trợ giúp cần thiết tại nơi mà họ sẽ chuyển ñến.
Áp dụng lý thuyết này vào nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng
cách tiếp cận lý thuyết mạng xã hội dựa theo hướng tiếp cận của George
Simmel và Jacob Moreno. Theo ñó, chúng tôi muốn nhìn nhận vai trò của
mạng lưới xã hội trong quá trình di cư của lao ñộng nữ trên ñịa bàn thành phố
Hà Nội. Qua sự gắn bó với nhau, các lao ñộng nữ ñã tạo nên những liên kết
thông qua gia ñình, họ hàng, thân tộc và bạn bè của mình. Các quan hệ lâu
bền dựa trên nền tảng gia ñình là rất quan trọng. Có thể nói rằng tính năng bền
vững của gia ñình và các quan hệ họ tộc trong xã hội Việt Nam ñã góp phần
ñáng kể trong việc hình thành nên Mạng lưới xã hội sâu rộng giữa các vùng
lãnh thổ.
Mạng lưới xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích các loại
hình di cư, sự thích ứng của người di chuyển cũng như ý ñịnh chuyển cư
trong tương lai. Bởi vì di cư vốn là một quá trình có nhiều yếu tố bất trắc, một
mạng lưới xã hội tin cậy sẽ góp phần làm giảm những rủi ro do thiếu thông
tin, giảm chi phí cho quá trình di cư, ñồng thời làm tăng cơ hội thành công
của lao ñộng nữ di cư. Gia ñình, bạn bè, người thân tại nơi nhập cư thường
giữ vai trò quan trọng trong việc cưu mang, cung cấp thông tin, giúp ñỡ tìm
kiếm công việc, ñộng viên tình cảm… Những quan hệ mà lao ñộng nữ di cư
có ñược tại nơi nhập cư sẽ giúp cho quá trình hòa nhập của họ vào môi trường
mới ñược thuận lợi hơn. Có thể nói rằng chi phí và trở ngại ñối với di cư càng
lớn thì Mạng lưới xã hội càng có vai trò quan trọng.
2.1.6 Phát triển lý luận về di cư lao ñộng
Trên thực tế, có rất nhiều lý thuyết nhìn nhận rất khác nhau về di cư và
cho ñến nay những nghiên cứu về di cư chưa bao giờ có ñược một lý thuyết
bao trùm ñược tất cả các khuynh hướng nghiên cứu cũng như chưa có ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
14
những kết quả có tính chất tổng quát. Trong phạm vi nghiên cứu của ñề tài,
chúng tôi ñã áp dụng một số lý thuyết cơ bản sau:
Lý thuyết của Ravestein: ñây là một trong những lý thuyết về di
cư sớm nhất trong trường phái cổ ñiển, ñược ñưa ra vào cuối thế kỉ XIX. Theo
ông, di cư xảy ra sớm bởi sự khác biệt về trình ñộ phát triển, bởi tiến trình
công nghiệp hoá và phát triển thương mại giữa các khu vực của một quốc gia.
Mặt khác, sự di cư bị chi phối bởi khát vọng về một cuộc sống tốt ñẹp hơn.
Những người sống ở khu vực kém phát triển hay nghèo khổ thường có xu
hướng chuyển ñến những khu vực phát triển hơn. Theo Ravestein, tỉ lệ người
tham gia di cư có quan hệ thuận với khoảng cách giữa hai khu vực nơi họ xuất
phát và nơi họ ñến (Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2003).
Lý thuyết này của Ravestein ñã bị một số học giả phê phán vì nó không
tính ñến các yếu tố văn hoá, lịch sử và tâm lí - những yếu tố con người có ảnh
hưởng quan trọng ñến quá trình di cư (Lagecrantz, Mah mound, 2000).
Lý thyết của Lewis: Lý thuyết này ra ñời vào những năm 50 của
thế kỉ XX. Lý thuyết của Lewis ra ñời trong bối cảnh các nước trong thế giới
thứ 3 bước vào giai ñoạn công nghiệp hoá, dẫn ñến sự bùng nổ của làn sóng
di cư từ nông thôn ra các thành phố công nghiệp và các ñô thị.
Lewis ñã trình bày quan ñiểm của di cư từ nông thôn ra thành thị
trong cuốn: “ Sự phát triển kinh tế ñối với việc cung cấp không giới hạn về
lao ñộng” (Economic Development with Unlimited Suplies of Labour,
1954). Theo ông, lí do di cư dân số từ nông thôn ra ñô thị là: Thứ nhất, sự
tăng trưởng kinh tế và sự mở rộng của khu vực công nghiệp ñặt ra ñòi hỏi
phải có thêm lực lượng lao ñộng ñáp ứng. Sự tăng lên không ngừng của
dân số trong khi ñất ñai không tăng ñã làm cho lao ñộng nông nghiệp dư
thừa. Số lao ñộng dư thừa này có khuynh hướng tìm kiếm các cơ hội làm
việc tại các khu công nghiệp và thành phố, nơi có nhu cầu tuyển dụng.
Lewis coi ñây là sự ñiều tiết có tính chất tự nhiên, là sự cân bằng lao ñộng
giữa các khu vực, các ngành nghề. Thứ hai, do sự chênh lệch về mức lương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
15
giữa nông thôn và ñô thị. Sự di cư lao ñộng này sẽ dừng lại khi mức lương
ở ñô thị cân bằng với mức thu nhập của người dân ở nông thôn. Từ quan
ñiểm này người ta gọi lí thuyết của Lewis là mô hình cân bằng. Lý thuyết
của Lewis ñã ñặt nền móng cho lý thuyết mới có tên gọi là Mô hình kinh tế
ñôi của Ranis và Fei ra ñời vào thập kỉ 60.
Trong thập kỉ 50, khi mà các làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị
không ngừng tăng lên ngay cả khi lao ñộng ở ñô thị thất nghiệp nhiều. ðiều
này làm cho lý thuyết của Lewis ñã ñơn giản hoá nguyên nhân chủ yếu của
hiện tượng di dân từ nông thôn ra ñô thị là do yếu tố kinh tế quyết ñịnh.
Lý thuyêt di cư của Lee: Trong tác phẩm “Một học thuyết chung
về di cư” (A general theory of migration) năm 1996. Lee ñã khái quát tất cả
những yếu tố có thể ảnh hưởng ñến quyết ñịnh di cư của cá nhân trong hai
phạm trù là các yếu tố ñẩy (lực ñẩy – những yếu tố gây cản trở, khó khăn cho
người dân ñịa phương) và các yếu tố kéo (lực hút – những ñiều kiện thuận lợi
thu hút lao ñộng ngoại tỉnh của vùng nhập cư). Theo thuyết này, quá trình di
cư xảy ra khi có một sự khác biệt về một số yếu tố ñặc trưng giữa hai vùng:
vùng xuất cư và vùng nhập cư.
Ngoài ra, Lee còn phân tích một số các yếu tố khác ảnh hưởng ñến việc
di cư. ðó là nhận thức, sự thông minh, hiểu biết của người di cư qua kinh
nghiệm bản thân hay qua các kênh thông tin ñại chúng, qua bạn bè, họ hàng…
ðây là ñiều mà các lý thuyết trước ñó ít ñề cập tới. Việc di cư, theo Lee còn
phụ thuộc vào tính toán và thu nhập mong ñợi trong thời gian nhất ñịnh hơn là
tính toán về khác biệt thu nhập giữa thành thị và nông thôn.
Áp dụng các lý thuyết di cư ñã trình bày vào ñề tài của mình, chúng
tôi muốn xem xét hiện tượng lao ñộng nư di cư từ nông thôn ra thành phố
Hà Nội làm các công việc bán hàng rong, thu gom phế liệu, và cửu vạn –
gánh thuê cũng là do các yếu tố ñẩy ở nông thôn và các yếu tố hút ở ñô
thị. Các yếu tố ñẩy bao gồm cả những yếu tố tiêu cực như nghèo ñói, sự
thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu ñất, mức sống thấp…ở quê hương của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………
16
các lao ñộng nữ - nơi họ xuất cư. Sự thịnh vượng, mức sống cao, cơ hội
tìm việc dễ dàng hơn, thu nhập cao và các ñiều kiện về y tế, giáo dục ñào
tạo tương ñối tốt…chính là các yếu tố hút của thành thị. Do những yếu tố
hút và ñẩy ñó, các lao ñộng nữ ở các tỉnh ngoài ñã nhập cư vào Hà Nội ñể
kiếm sống thông qua các mối quan hệ - mạng lưới xã hội của mình. Do
vậy chúng ta có thể thấy hiện tượng di cư trong ñó có di cư nông thôn –
ñô thị không phải là một hiện tượng ñộc lập, tách rời mà nó nằm trong
mối quan hệ ñan chéo nhau. Nghĩa là sự di cư của lao ñộng nữ là do các
yếu tố tiêu cực ở nông thôn ñã ñẩy họ ñi và các yếu tố tích cực ở thành thị
ñã kéo họ vào và thông qua các mối quan hệ của mình họ ñã tìm kiếm
ñược việc làm có thu nhập ở thành thị.
2.2 Cơ sở thực tiễn
Di cư là một hiện tượng lịch sử xã hội, xảy ra trong suốt quá trình lịch
sử của nhân loại. Có lẽ trong lịch sử phát triển của mình, không một dân tộc,
một quốc gia nào không xảy ra hiện tượng di cư theo các mức ñộ khác nhau.
Chính vì vậy, sự chuyển dịch lao ñộng từ nông thôn ra thành thị không phải là
hiện tượng ñột biến mà là hiện tượng có tính tất yếu của quá trình phát triển
kinh tế thị trường, quá trình ñô thị hoá…
2.1.1 Thực tiễn về di cư các nước trong khu vực
Ở Châu Á, làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị khá mạnh mẽ và
phổ biến. Hiện tượng này ñược một số nhà nghiên cứu quan tâm ñặc biệt là
các công trình của các nhà khoa học ấn ðộ, Indonexia, Philipin như Mc
Nicoll (1968), M.Narin (1971), Riperfor(1979), Upelly (1983), L.Trager
(1984), G.Standing (1985) và A. Rodenburg (1994). Các nghiên cứu này ñã
xem việc di chuyển lao ñộng theo thời vụ từ nông thôn ra thành thị như một
hiện tượng kinh tế - xã hội của những xã hội riêng biệt và sự tác ñộng của
dịch chuyển xã hội ñến sự thay ñổi của gia ñình. Tuy vậy, các nghiên cứu này
tập trung vào người lao ñộng với tư cách là một cá nhân. Họ ñã tìm hiểu giới
tính, ñộ tuổi, hôn nhân và hoàn cành kinh tế của người lao ñộng. Cách tiếp