Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích cơ chế tỷ giá thả nổi có điêù tiết hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.54 KB, 12 trang )

Phân tích cơ chế tỷ giá thả nổi có điêù tiết hiện nay
A. Khái niệm
Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai
chế độ thả nổi và cố định. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt
hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì
nó quá bất ổn định. Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song
việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định
tương đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách
tiền tệ trở nên vô hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử
dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng
chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn toàn
phản ứng theo thị trường.
Một vài lý do cơ bản để NHTW can thiệp vào tỷ giá đó là:
1.NHTW có khả năng ảnh hưởng để tỷ giá ở mức hợp lý hơn.
2.NHTW can thiệp để giảm chi phí do hiện tượng tăng vọt tỷ giá.
3.NHTW can thiệp để các hoạt động kinh tế trở nên trơn tru hơn.
Mức độ can thiệp lên tỷ giá bởi NHTW là rất khác nhau,từ can thiệp tùy ý
để ảnh hưởng lên tỷ giá thả nổi cho đến can thiệp thường xuyên có tính bắt buộc
để duy trì tỷ giá cố định.
B. Thực trạng cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết ở Việt Nam hiện nay
I. Vấn đề quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam và bước chuyển quan
trọng về cơ chế tỷ giá
Tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội luôn là những mục tiêu quan
trọng mà chính phủ xác định.Trong số các công cụ thực hiện mục tiêu này thì
việc quản lý tỷ giá VND có ý nghĩa quan trọng.Nói chung một chính sách tỷ giá
hợp lý cần phải thỏa mãn một vài yếu tố sau:
-Chính sách tỷ giá phải được phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế
vĩ mô khác như ngoại thương,cán cân ngân sách,thuế,tín dụng,thu nhập người
lao động.
1
-Điều hành tỷ giá xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế; có nghĩa tại


một thời điểm phải xác định rõ yếu tố nào cần ưu tiên và yếu tố nào có thể hy
sinh để đạt lợi ích tổng thể tối đa. Ví dụ, quyết định tăng giá nội tệ để giảm nhẹ
sức ép trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp (Chính phủ) và chấp nhận sự suy
giảm tạm thời đối với xuất khẩu nếu điều này ít tạo khó khăn hơn cho nền kinh
tế.
-: Xây dựng chính sách tỷ giá trên cơ sở hội nhập thị trường tiền tệ trong
nước với quốc tế nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính hạn chế và tránh
nguy cơ tụt hậu.
-Không ngừng nâng cao uy tín của đồng Việt Nam trên cơ sở duy trì sự
tương quan hợp lý giữa giá trị đối nội và đối ngoại của nội tệ, hướng dần tới
mục tiêu đồng Việt Nam có khả năng chuyển đổi. Một đồng tiền mất uy tín tất
yếu làm thương tổn đến tích lũy, đầu tư nội địa, tăng nguy cơ lạm phát, tạo điều
kiện cho tình trạng “ngoại tệ hóa”. Ví dụ như tình trạng đô-la hóa trong nền kinh
tế Việt Nam hiện nay.
-Đấu tranh có hiệu quả với hiện tượng đầu cơ, tích trữ và kiềm chế tác động
xấu của thị trường ngoại tệ chợ đen.
Thực trạng tài chính Việt Nam hiện nay vừa đòi hỏi một chế độ tỷ giá thả
nổi, vừa ủng hộ chế độ tỷ giá cố định. Một chế độ tỷ giá bán thả nổi sẽ là sự lựa
chọn hợp lý. Bên cạnh đó, cũng sẽ rất hữu ích nếu tồn tại song song các công cụ
hành chính với mục đích can thiệp kịp thời đến biên độ dao động của tỷ giá,
phục vụ cho các mục tiêu kinh tế lớn ở từng thời kỳ. Việc phá giá nội tệ một
cách thận trọng sẽ đưa giá trị đồng Việt Nam trở về mức hợp lý hơn so với các
đồng tiền khác trong khu vực, từ đó tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.
Vì những lý do trên vào tháng 2-1999,NHNN Việt Nam đã cho ra đời
Quyết định 64/QĐ-NHNN7 ngày 25-2-1999,thực sự là một bước cải cách triệt
để cơ chế tỷ giá từ cơ chế can thiệp trưc tiếp bằng cách ấn định tỷ giá chính thức
với biên độ giao dịch có lúc lên đến 10%.Nhưng từ 25-2-1999 NHNN đã bãi bỏ
việc công bố tỷ giá chính thức mà thay vào đó là việc thông báo tỷ giá bình quân
trên thị trường liên ngân hang ngày giao dịch trước đó.Căn cứ vào đó các
2

NHTM thực hiện việc mua bán ngoại tệ không được vượt quá +0.1% so với tỷ
giá đã công bố.Sau đó từ 1-7-2002 biên độ này được nới rộng ra ± 0.25%.Việc
thay thế tỷ giá chính thức bằng tỷ giá bình quân liên ngân hàng cho thấy, lần đầu
tiên tỷ giá do NHNN công bố phản ánh mức tỷ giá do thị trường quyết định.
NHNN tham gia vào thị trường liên ngân hàng bằng hoạt động mua bán ngoại tệ
trên thị trường này.Hệ thống này rất giống với hệ thống tỷ giá bình quân thị
trường MARS(Market average rate system) áp dụng ở Hàn Quốc những năm
đầu 90.
II. Các yếu tố cấu thành cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết ở Việt Nam
Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết bao gồm có hai yếu tố chính,đó là:yếu tố
thả nổi và yếu tố điều tiết.
1. Phân tích yếu tố thả nổi
Trong một thời gian dài khi mà nhà nước còn có sự “bảo hộ” về tỷ giá đối
với các doanh nghiệp ,tỷ giá của VND với các đồng tiền khác được giữ ở mức
ổn định tương đối nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu,hạn chế rủi ro tỷ
giá.Khi mà sự hội nhập vào kinh tế toàn cầu ngày càng trở nên sâu rộng và thực
chất thì hội nhập về tỷ giá là điều không thể tránh khỏi.Do vậy,sự bảo hộ về tỷ
giá của NHNN đang dần được nới lỏng.
Yếu tố thả nổi trong cơ chế tỷ giá đã dần hiện hữu ngày càng rõ rang hơn
khi vào cuối năm 2005 Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF) đã chính thức công nhận Việt
Nam thực hiện hoàn toàn việc tự do hóa các giao dịch vãng lai. Các chủ thể
được tạo điều kiện tiếp cận không hạn chế quyền mua ngoại tệ để thực hiện các
khoản thanh toán và chuyển tiền trong các giao dịch vãng lai. Năm 2006thị
trường ngoại hối của Việt Nam bắt đầu chịu áp lực thực sự của quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Lượng ngoại tệ đổ vào Việt Nam bắt đầu tăng mạnh. Ngân
hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng đã sớm cảnh báo về
việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần tăng cường sự linh hoạt của tỷ giá trong
bối cảnh nguồn vốn đổ vào Việt Nam ngày càng lớn. Sự can thiệp về tỷ giá hối
đoái kịp thời sẽ góp phần giảm áp lực trong điều hành tiền tệ của NHNN. Do đó,
việc nới rộng biên độ tỷ giá là yêu cầu tất yếu. Nếu quan sát thường xuyên

3
những diễn biến phương thức điều hành tỷ giá của NHNN trong khoảng thời
gian gần đây, chúng ta dễ cảm nhận về một sự chuyển động khá âm thầm nhưng
không kém phần mạnh mẽ. Cụ thể:
- Ngày 1/7/2002 biên độ tỷ giá được mở rộng từ +/-0,1% lên +/-0,25% ,
- Ngày 2/1/2007, tức là sau khoảng 5 năm không thay đổi, biên độ tỷ giá
được mở rộng lên thành ± 0.5%
Ngày 24/12/2007, cách lần thay đổi gần nhất gần 1 năm, biên độ tỷ giá
được điều chỉnh lên thành +/- 0,75%,
- Sau đó hơn 2 tháng, ngày 10/3/2008 biên độ lại được đưa lên mức +/-1%.
-Tính đến 26/12/2008, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh biên độ tỷ giá
từ 2% lên 5%, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng 5,16%.
- Ngày 26/11/2009, ngân hàng nhà nước hạ biên độ tỷ giá từ mức 5%
xuống 3%, đồng thời nâng tỷ giá liên ngân hàng thêm 5,44%, lên mức 17.961
VND/USD.
Ngày 10/2/2010, ngân hàng nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá liên ngân
hàng từ mức 17.941 VND/USD lên mức 18.544 VND/USD, đồng thời ấn định
lãi suất tiền gửi tối đa bằng đôla Mỹ của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng ở mức
1%. Các quyết định này là nhằm mục đích cân đối cung cầu ngoại tệ, tạo điều
kiện kiểm soát cung tiền, khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, góp phần
ổn định kinh tế vĩ mô.
Sự can thiệp của Nhà nước vào tỷ giá rõ ràng là ngày càng suy giảm và
dường như đang theo một cơ chế truyền động có chủ đích để tiến tới bước đi
cuối cùng là xóa bỏ tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Đây có lẽ chính là điểm
khởi sự đầu tiên cho một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý một cách thực
chất, theo hướng tỷ giá phải linh hoạt hơn nữa theo khuyến cáo của IMF và
phù hợp với việc Việt Nam là thành viên của WTO.
Việc nới lỏng biên độ dao động tỷ giá là một nhu cầu thiết thực để đưa
công tác điều chỉnh tỷ giá tiến gần tới các quy luật thị trường hơn, hay cũng
đồng nghĩa với việc tự do hóa dần các giao dịch ngoại tệ. Khi thị trường hối

4
đoái thế giới có biến động mạnh, các quy định hành chính về biên độ có thể
làm đóng băng thị trường ngoại tệ trong nước, khuyến khích các hoạt động
phi pháp.
Theo nguyên tắc của cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết do NHNN Việt
Nam quy định ,NHNN sẽ không chủ quan trực tiếp ấn định tỷ giá chính thức
mà sẽ chỉ thông báo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng.Mà tỷ giá bình
quân liên ngân hàng lại là do cung cầu trên thị trường liên ngân hàng quyết
định.
Trên cơ sở tỷ giá bình quân liên ngân hàng ,các NHTM sẽ xác định tỷ
giá kinh doanh theo quy tắc sau:
Tỷ giá kinh doanh =TGBQLNH *(1 ± x)
Tức là : Tỷ giá bán ra(max) =TGBQLNH*(1 + x)
Tỷ giá mua vaò (min) = TGBQLNH*(1-x)
(x là biên độ dao động do NHNN quy định)
Như vậy yếu tố thả nổi trong tỷ giá kinh doanh chính là đại lượng
TGBQLNH.
2. Phân tích yếu tố điêu tiết
Tỷ giá giao dịch không được tự do biến động theo cung cầu trên thị
trường liên ngân hàng mà sự biến động chỉ được giới hạn trong biên độ giao
dịch do NHNN quy định ± x% so với tỷ giá của ngày giao dịch trước đó.
Trong một ngày giao dịch, do ảnh hưởng của cung cầu trên thị trường
ngoại hối nên tỷ giá giao dịch có thể có những thay đổi đột biến vượt ra
ngoài biên độ giao dịch cho phép,tuy vậy tỷ giá luôn là cố định trong một
ngày giao dịch bất chấp những thay đổi đó.
Như đã nói ở phần trên,yếu tố thả nổi trong tỷ giá kinh doanh chính là
đại lượng tỷ giá bình quân liên ngân hàng .Nhưng vì đây là tỷ giá bình
quân ,nghĩa là phải do NHNN tính toán dựa trên tỷ giá giao dịch của các
ngân hàng ,trong khi đó NHNN lại là người độc quyền điều hành,đồng thời
cũng độc quyền tính toán,độc quyền thông báo tỷ giá bình quân liên ngân

hàng,do vậy trong một chừng mực nào đó thì chỉ số TGBQLNH vẫn chưa
5

×