Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC SINH TỰ TÌM TÒI, PHÁT HIỆN KIẾN THỨC MỚI KHI HỌC NỘI DUNG HÌNH TAM GIÁC – MÔN TOÁN LỚP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.56 KB, 27 trang )

Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
V. Phạm vi nghiên cứu
PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1. Đặc điểm tình hình của trường
2. Đặc điểm tình hình của học sinh lớp 5
III. Một số giải pháp dạy học sinh tự tìm tòi, phát hiện kiến thức
mới khhi học nội dung hình tam giác môn Toán lớp 5 tại trường
Tiểu học Nguyệt Đức – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc
A. Cơ sở đề xuất các giải pháp
B. Các giải pháp chủ yếu
1.Xác định các yêu cầu cơ bản về kiến thức cần đạt được và
phương pháp cần thực hiện trong tiết dạy .
2. Nắm vững quy trình dạy học giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá
kiến thức mới
3. Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng
IV. Kết quả thực hiện
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
2
3


3
3
3
3
4
5
5
5
5
5
6
6
6
7
7
7
22
23
25
25
25
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, trong sự nghiệp giáo dục thì giáo dục Tiểu học là
bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân góp phần quan trọng trong
việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con
người Việt Nam trong tương lai.
Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần quan trọng cho sự hình thành

và phát triển nhân cách con người. Trong các môn học đó, môn Toán có vị trí
quan trọng vì mục tiêu môn Toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh:
- Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học ,các số tự nhiên, phân số,
số thập phân ; các đại lượng thông dụng ; một só yếu tố hình học và thống kê
đơn giản.
- Hình thành các kĩ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều
ứng dụng thiết thực trong đời sống.
- Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn
đạt đúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gần
gũi trong cuộc sống ; kích thích trí tưởng tượng ; chăm học và hứng thú học tập
toán ; hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa
học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong
đời sống ; chúng cần thiết cho người lao động, rất cần thiết cho học các môn học
khác ở Tiểu học và học tiếp môn Toán ở Trung học.
Môn Toán còn góp phần giáo dục lí trí và những đức tính tốt như : trung
thực, cần cù, chịu khó, ý thức vượt khó khăn, tìm tòi, sáng tạo và nhiều kĩ năng
tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện.
Đặc điểm của môn Toán là tính trừu tượng cao và tính thực tiễn, tính lôgic
và tính thực nghiệm. Nó là công cụ rất cần thiết để học tốt các môn học khác và
nhận thức thế giới xung quanh. Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn Toán rất
to lớn. Thông qua những bài toán hay, đơn giản, nhẹ nhàng, học sinh được phát
triển tư duy nhạy bén, chính xác, rèn luyện đầu óc minh mẫn là một trong các
điều kiện cần để học sinh trở thành những công dân hữu ích cho xã hội. Do đó
đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi để có kiến thức và
phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Hình học là nội dung cơ bản, quan trọng của chương trình môn Toán ở
Tiểu học.Nó được phân bố đều ở các khối lớp và được nâng cao dần về mức độ.
Từ nhận diện hình ở lớp 1,2 sang đến tính chu vi, diện tích, thể tích ở các lớp
3,4,5. Nói chung hình học là mảng kiến thức tương đối khó trong chương trình

môn Toán vì nó đòi hỏi người học khả năng tư duy trừu tượng. Những em có lực
học khá giỏi sẽ rất thích học phần này, ngược lại những em có khả năng tư duy
chậm hơn thì rất ngại học dẫn đến tình trạng học sinh học yếu kém môn Toán
chiếm một tỉ lệ khá cao so với các môn học khác. Chính vì vậy, Dạy cho học
sinh cách học tức là dạy cho học sinh biết tự phát hiện vấn đề mới, tự tìm cách
2
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
giải quyết vấn đề và vận dụng vào thực tiễn theo khả năng của mình là cách tốt
nhất để học sinh chiếm lĩnh kiến thức, từ đó có thể hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức.
Để làm được diều này đòi hỏi giáo viên phải chủ động lựa chọn nội dung,
phương pháp theo từng đối tượng học sinh. Giáo viên là người tổ chức, hướng
dẫn quá trình học tập, học sinh học tập tích cực, sáng tạo, chủ động theo khả
năng của mình trong từng lĩnh vực. Cách dạy này gọi là: “Dạy học phát huy
tính tích cực của học sinh”.
Trong những yếu tố cấu thành giáo dục thì phương pháp xưa nay vốn là
yếu tố năng động nhất. Bởi vì chính phương pháp chứ không phải nội dung hay
yếu tố nào khác quyết định chất lượng đào tạo con người mới. Do đó, chúng ta
có thể nói rằng, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy
học toán ở tiểu học nói riêng là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.
Để góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói
chung và chất lượng dạy – học Toán nói riêng tại trường Tiểu học Nguyệt Đức –
Yên Lạc, tôi đã chọn đề tài : “Một số giải pháp dạy học sinh tự tìm tòi, phát hiện
kiến thức mới khi học nội dung Hình tam giác – môn Toán lớp 5”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tìm hiểu về thực trạng tiếp thu toán học của học sinh trường
Tiểu học Nguyệt Đức - huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc nhằm tìm ra những
thuận lợi và khó khăn trong việc học Toán nói chung và kiến thức phần Hình
tam giác nói riêng. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập
cho học sinh, giúp học sinh có hiểu biết sâu rộng về kiến thức hình tam giác để
hình thành kĩ năng trong việc giải các bài tập có nội dung hình học.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy phần hình tam giác.
- Phân tích cách hình thành kiến thức và kĩ năng mới
- Tiến hành thử nghiệm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài.
Qua đó đề xuất những giải pháp dạy học sinh tự tìm tòi, phát hiện kiến
thức mới trong khi học về Hình tam giác.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1/ Phương pháp nghiên cứu lí luận
Tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu có liên quan như : đặc điểm phần
hình học, những quan niệm, xu hướng, kinh nghiêm dạy học, những quan điểm
đổi mới giáo dục ở tiểu học và giảng dạy Hình học lớp 5.
2/ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra kết hợp với quan sát, đàm thoại, trò chuyện để nghiên cứu khả
năng tìm tòi, phát hiện kiến thức mới trong học toán của học sinh trường Tiểu
học Nguyệt Đức.
- Dự giờ để tìm hiểu về đối tượng học sinh và một số phương pháp dạy
của một số giáo viên.
3
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
- Nghiên cứu sản phẩm của học sinh như bài kiểm tra để xác định kết quả
công tác day – học của giáo viên và học sinh.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do trình độ lí luận và thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ triển khai nghiên
cứu đề tài trong phạm vi khối 5 trường tiểu học Nguyệt Đức – huyện Yên Lạc –
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015.
4
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kĩ thuật.

Nội dung và phương pháp dạy học toán ở mỗi giai đoạn của Tiểu học có những
sắc thái riêng. Đối với học sinh lớp 5, các em đã có thể vừa dựa vào kinh
nghiệm đời sống của bản thân, vừa dựa vào những kiến thức kĩ năng đã hình
thành ở các lớp dưới. Việc sử dụng đúng mức các phương tiện trực quan và các
hình thức học tập sẽ hỗ trợ tích cực cho nhận thức của các em giúp các em có
thể tiếp cận được với các nội dung có tính khái quát, có tính lí luận, tăng cường
việc vận dụng các kiến thức đã học vào học tập và đời sống. Nhưng trong quá
trình dạy học, mỗi giáo viên luôn phải suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra phương pháp
giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh và phù hợp với sự phát triển của
xã hội. Trong chương trình môn Toán bậc Tiểu học, việc dạy các yếu tố hình
học không chỉ giúp phát triển trí tuệ, rèn luyện nhiều đức tính và phẩm chất tốt
đẹp cho học sinh mà nó còn giúp các em định hướng trong không gian, gắn liền
việc học toán với cuộc sống xung quanh là tiền đề hỗ trợ các môn khoa học khác
như : Mĩ thuật, Thủ công, Tự nhiên xã hội…là mảng kiến thức quan trọng để
học sinh tiếp tục học lên các lớp trên. Đồng thời có thể giải quyết các bài toán
thực tế xung quanh mình.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1/ Đặc điểm tình hình của trưng
Trường Tiểu học Nguyệt Đức nằm trên địa bàn xã có truyền thống hiếu học,
tuy điều kiện kinh tế của địa phương còn rất khó khăn nhưng với nhận thức
đúng đắn, tập thể cán bộ viên chức trong nhà trường đã xác định đúng vai trò
và trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục, cũng như thực hiện tốt
khẩu hiệu “ Kỉ cương – Tình thương – Trách nhiệm”. Tất cả mọi giáo viên
trong nhà trường dều chăm lo cho sự nghiệp giáo dục vì: “Trẻ em hôm nay, thế
giới ngày mai”
Trường Tiểu học Nguyệt Đức là một đơn vị có đội ngũ giáo viên nhiệt tình,
say mê với nghề nghiệp, :
*Tổng số cán bộ, giáo viên: 33
Trong đó: + Cán bộ quản lí: 3
+ Giáo viên: 30

* Trình độ học vấn:
- Đối với cán bộ quản lí:
+ 1 Hiệu trưởng, 1 Hiệu phó có trình độ Đại học sư phạm.
- Đối với giáo viên:
+ 19 giáo viên có trình độ Cao đẳng.
+ 11 giáo viên có trình độ Đại học
* Trình độ lí luận: + 4 đảng viên có trình độ trung cấp
+ 13 đảng viên có trình độ sơ cấp
5
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
Trong những năm qua, chất lượng dạy và học của nhà trường luôn được
nâng lên. Nhà trường luôn duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đặc
biệt là chất lượng đại trà và chất lượng học sinh giỏi.
Thành tích những năm học gần đây nhà trường 10 năm liên tụcđạt danh
hiệu Tập thể Lao động xuất sắc. Năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ tặng
Bằng khen. Năm 2012 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động
hạng Ba, trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ I. Đội ngũ giáo viên được chuẩn
hóa. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục.
* Đối với giáo viên trực tiếp dạy lớp 5: Là những giáo viên có trình độ
chuyên môn vững vàng, nhiều kinh nghiệm , nhiệt tình trong giảng dạy, có sự
đoàn kết thống nhất cao.
2/ Đặc điểm tình hình của học sinh khối lớp 5
Tổng số học sinh: 115
Chủ yếu số học sinh là học sinh trên địa bàn xã. Phần lớn các em đều
ngoan, hiếu học, có nhiều em học sinh giỏi. Sách vở, đồ dùng học tập tương đối
đầy đủ. Được phụ huynh quan tâm, sao sát tới việc học của con em mình.
+ Khó khăn:
- Một số học sinh khả năng nhận thức chậm hoặc thuộc đối tượng học sinh
khuyết tật
- Hoàn cảnh gia đình một số em còn gặp nhiều khó khăn hoặc có những gia

đình bố mẹ đi làm ăn xa, các em phải ở nhà với ông bà nên sự quan tâm,
chăm sóc cũng như chăm lo đến việc học tập của các em còn nhiều hạn
chế.
- Một số học sinh là học sinh xã ngoài điều kiện đi lại còn xa.
- Một số em còn nghịch, mải chơi, chưa chăm học
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC SINH TỰ TÌM TÒI, PHÁT HIỆN
KIẾN THỨC MỚI KHI HỌC NỘI DUNG HÌNH TAM GIÁC MÔN TOÁN
LỚP 5 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỆT ĐỨC - HUYỆN YÊN LẠC -
TỈNH VĨNH PHÚC
A.Cơ sở đề xuất các giải pháp
Dạy Toán không chỉ đơn thuần là dạy cho học sinh nắm được những định
nghĩa, những khái niệm, quy tắc… mà điều quan trọng hơn cả là dạy cho học
sinh có năng lực tư duy, có kĩ năng thực hành, có khả năng vận dụng kiến thức
đã học để giải quyết các bài tập và đưa toán học vào ứng dụng thực tế. Năng lực
trí tuệ sẽ được hình thành trong quá trình nhận thức. Năng lực toán học sẽ được
phát triển khi học sinh được tham gia vào việc suy nghĩ tìm tòi cách giải các bài
tập toán, các tình huống có vấn đề…Bởi vậy, để có hiệu quả thì người giáo viên
phải thực hiện tốt các giờ dạy trên lớp : Lí thuyết, luyện tập, ôn tập, thực hành.
Mỗi bài tập, mỗi tiết học đều ẩn chứa những kiến thức cần cung cấp cho học
6
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
sinh trong đó kiến thức mới xuất hiện nhiều trong các tiết bài mới. Khi học sinh
tự tìm tòi, phát hiện được kiến thức mới của bài học các em sẽ hiểu sâu, nhớ lâu
kiến thức các em sẽ có niềm tin vào chính bản thân mình và đem lại niềm vui
trong học tập.
Căn cứ vào những cơ sở nêu trên , kết hợp với những hiểu biết về yêu cầu
của đổi mới phương pháp dạy học, tôi đã đề ra một số giải pháp dạy học sinh tự
tìm tòi, phát hiện kiến thức mới khi học nội dung Hình tam giác trong môn Toán
lớp 5 tại trường Tểu học Nguyệt Đức.
B. Các giải pháp chủ yếu

1.Xác định các yêu cầu cơ bản về kiến thc cần đạt được và phương
pháp cần thực hin trong tiết dạy .
Đây là việc làm rất quan trọng và cần thiết giúp người giáo viên định hướng
đúng được các hoạt động dạy học, các hình thức tổ chức và các phương pháp sử
dụng trong tiết dạy.
2. Nắm vững quy trình dạy học giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến
thc mới
a- Đặc trưng của cách dạy này:
- Giáo viên đặt ra bài toán nhận thức chứa đựng mâu thuẫn hoặc mối
quan hệ giữa cái đã biết với cái phải tìm theo cấu trúc một cách hợp lí, tự nhiên.
- Học sinh tiếp nhận mâu thuẫn và được đặt vào tình huống có vấn đề.
Khi đó học sinh được đặt vào trạng thái muốn tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh
nội dung kiến thức.
- Thông qua việc giải bài toán nhận thức mà học sinh lĩnh hội được một
cách tự giác và tích cực cả kiến thức và kĩ năng ; từ đó có được niềm vui của sự
nhận thức sáng tạo.
b- Quy trình cụ thể.
Bước 1: Ôn tập tái hiện:
Giúp học sinh ôn lại những kiến thức đã học có liên quan đến các kiến
thức mới mà học sinh cần nắm được.
Bước 2: Phát hiện, nêu vấn đề:
Cho học sinh phát hiện ra những vấn đề chưa rõ và xem đó là vấn đề cần
được giải quyết trong tiết học đó.
Bước 3: Tổng hợp, so sánh và đề xuất ý tưởng:
Từ những vướng mắc cần giải quyết ở trên, cho học sinh độc lập suy nghĩ
hoặc thảo luận nhóm để đưa ra các ý tưởng giải quyết vấn đề. Giáo viên nhận
xét, bổ sung thêm để hình thành ý tưởng chung.
Bước 4: Dự đoán giả thuyết:
Cho học sinh suy nghĩ tiếp và dự đoán hay đề xuất giả thuyết về nội dung
kiến thức, kĩ năng mới.

7
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
Bước 5: Kiểm tra giả thuyết:
Cho học sinh kiểm tra giả thuyết đã đề xuất qua một số ví dụ cụ thể để
khẳng định đó là kiến thức, kĩ năng mới.
Bước 6: Rút ra kiến thức mới:
Sau khi kiểm tra và khẳng định giả thuyết đó là đúng, Giáo viên cho học
sinh phân tích tìm ra kết luận chung về kiến thức, kĩ năng mới.
c- Một số ví dụ :
Ví dụ 1: Bài Giới thiệu về hình tam giác ( Tiết 85)
Mục tiêu: Học sinh nắm được:
- Đặc điểm của hình tam giác có : ba cạnh, ba đỉnh, ba góc
- Phân biệt ba dạng hình tam giác( phân loại theo góc)
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác
* Hoạt động 1: Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
- GV cho học sinh quan sát hình tam giác đã vẽ trên bảng
- Hỏi: Hình tam giác ABC có mấy cạnh, mấy đỉnh, mấy góc?
- Học sinh tự đếm các cạnh, các góc, các đỉnh và trả lời két hợp với lên bảng chỉ
vào hình vẽ :
Hình tam giác ABC có :
. Ba cạnh là : cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC
. Ba đỉnh là : đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C
. Ba góc là :
Góc đỉnh A, cạnh AB và AC ( gọi tắt là góc A)
Góc đỉnh B, cạnh BA và BC ( gọi tắt là góc B)
Góc đỉnh C, cạnh CA và CB ( gọi tắt là góc C)
- Giáo viên cho học sinh viết tên ba góc, ba cạnh của mỗi hình tam giác
* Hoạt động 2: Giới thiệu ba dạng hình tam giác( theo góc)
Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề : Em hãy nhận xét về các góc của mỗi hình tam
giác sau: (Giáo viên phát cho mỗi nhóm một phiếu vẽ 3 dạng hình tam giác)

- Bước 2: : Tổ chức cho học sinh phát hiện và tìm hiểu vấn đề (hoạt động theo
nhóm nhỏ).
- Bước 3: Tổ chức cho học sinh hoạt động giải quyết vấn đề.
8
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
HS thảo luận đề xuất hướng giải quyết và thực hiện (hoạt động theo nhóm). HS
có thể giải quyết vấn đề bằng cách dùng ê – ke để kiểm tra các góc
Bước 4: Nêu kết quả và thống nhất kết quả
Hình tam giác có ba
Hình tam giác có
Hình tam giác có
góc nhọn
Hình tam giác có một
góc tù và hai góc nhọn
Hình tam giác có một
góc vuông và hai góc
nhọn( gọi là hình tam
giác vuông)
- Học sinh nhận dạng, tìm ra các hình tam giác theo từng dạng trong tập hợp
nhiều hình .
*Hoạt động 3: Giới thiệu đáy và đường cao tương ứng
Giáo viên cho học sinh quan sát hình vẽ trên bảng :
Giáo viên giới thiệu trong tam giác ABC , nếu lấy đáy BC thì AH là đường
cao tương ứng với đáy BC.
- Hỏi : Vậy đường cao là gì?
- Trả lời: Đoạn thẳng hạ vuông góc từ đỉnh xuống cạnh đối diện là đường
cao.
- Hỏi : Độ dài của đường cao gọi là gì?
- Trả lời : Độ dài của đường cao là chiều cao
Lưu ý học sinh: - Khi vẽ chiều cao phải dùng ê – ke để vẽ

- Chiều cao phải có kí hiệu góc vuông ( ở chỗ giáp với đáy)
- Giáo viên gợi để học sinh nhớ được trong một tam giác có 3 đáy, bởi vậy
nếu lấy AC hoặc AB làm đáy thì chiều cao tương ứng với đáy sẽ nằm ở vị trí
nào?
- Học sinh dùng ê – ke để xác định các chiều cao còn lại như hình vẽ :
9
A
B
H
C
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
Khi giúp học sinh phân biệt được 3 dạng hình, giáo viên cần nhấn mạnh
cho học sinh kiến thức sau:
* Với tam giác có 3 góc nhọn:
Sau khi cho học sinh quan sát loại tam giác có 3 góc nhọn, giáo viên có
thể gợi mở bằng một số câu hỏi như sau:
- Ba góc của tam giác này lớn hơn hay nhỏ hơn góc vuông? ( nhỏ hơn góc
vuông)
- AH là đường cao tương ứng với đáy BC như hình vẽ. Nếu lấy đáy là AC
ta sẽ có đường cao nào? (đường cao BI). Tương tự nếu láy đáy là AB thì đường
cao sẽ hạ từ đâu?( đường cao sẽ hạ từ đỉnh C và đó là đường cao CK)
Học sinh suy nghĩ tìm cách vẽ như sau:
Tiếp theo, giáo viên đưa ra một số hình tam giác với các vị trí đáy khác
nhau, yêu cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học xác định đường cao
tương ứng
Cuối cùng giáo viên hỏi: Ba đường cao của tam giác có 3 góc nhọn nằm
trong hay ngoài tam giác? ( đều nằm trong tam giác)
*Tam giác có 1 góc tù, 2 góc nhọn
Việc xác định đường cao trong loại tam giác này thực sự khó khăn đối với
học sinh yếu, các em sẽ rất khó xác định nếu không có sự giúp đỡ của giáo viên.

Giáo viên cần phân tích kĩ hình vẽ trong sách giáo khoa để học sinh nắm
được đường cao của hình một cách bản chất nhất.
10
C
B
A
K I
A
B
C H
K
I
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
Trong hình vẽ trên ta có đường cao nào ứng với đáy nào? (đường cao AH
ứng với đáy BC kéo dài)
Vậy lần lượt lấy đáy AB, AC xác định đường cao tương ứng với đáy đó?
(học sinh tự xác định)
Em có nhận xét gì về 3 đường cao trong tam giác có 1 góc tù, 2 góc nhọn?
( Có 2 đường cao nằm ngoài và một đường cao nằm trong tam giác.)
Việc xác định đường cao nằm ngoài tam giác vẫn còn khó khăn với một
số học sinh.Tuy vậy, giáo viên cần hướng dẫn để các em nắm được từ đó các em
có thể vận dụng để giải quyết các bài tập có liên quan.
*Tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn:
Học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa và hình vẽ minh họa trên
bảng
11
A
C
BH
A

B C
A
C
BH
K
I
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
Giáo viên yêu cầu học sinh xác định đường cao tương ứng với đáy BC.
Học sinh trả lời: AB là đường cao ứng với đáy BC.
Giáo viên: xác định đường cao tương ứng với đáy AB?
Học sinh: BC là đường cao tương ứng với đáy AB.
Giáo viên yêu cầu : xác định đường cao tương ứng với đáyAC?
Học sinh dùng ê – ke để vẽ.( BH là đường cao tương ứng với đáy AC)
Giáo viên hỏi: Đường cao trong tam giác vuông có gì đặc biệt?
Học sinh trả lời: Trong tam giác vuông thì hai cạnh bên của góc vuông
chính là đường cao của tam giác. Đường cao thứ ba hạ từ đỉnh góc vuông xuống
cạnh tương ứng. Đường cao này nằm trong tam giác.
Trên cơ sở học sinh đã nắm được các đặc điểm về đáy, đường cao, chiều
cao, giáo viên tổng hợp, mở rộng kiến thức cho đối tượng học sinh khá giỏi về
các dạng tam giác, Quy về hai loại :
a) Các tam giác đặc biệt:
+ Tam giác cân: Có số đo hai cạnh bằng nhau và khác với số đo của cạnh
thứ ba.
+ Tam giác đều: Cả ba cạnh đều có số đo bằng nhau
+ Tam giác vuông: Có một góc vuông.
+ Tam giác vuông cân: Có một góc vuông, hai canh kề với góc vuông có
số đo bằng nhau.
Tam giác cân Tam giác đều Tam giác vuông Tam giác vuông
cân
b) Tam giác thường:

+ Tam giác có 3 góc nhọn
+ Tam giác có góc tù.
12
A
B C
H
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
Tam giác có 3 góc nhọc Tam giác có 1 góc tù
Sau khi đã giúp học sinh nắm chắc các đặc điểm của hình tam giác, các
dạng hình tam giác, có khái niệm về đáy, chiều cao, đường cao giáo viên mới
tiến hành cung cấp kiến thức mới cho học sinh về “Diện tích hình tam giác”
* Ví dụ 2 : Tuần 18 - Bài: Diện tích hình tam giác (trang 87 SGK)
- Mục tiêu của tiết học này là giúp học sinh:
+ Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác
+ Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác
- Chuẩn bị : Để giúp học sinh hình thành công thức tính diện tích tam giác giáo
viên yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị trước hai hình tam giác bằng nhau (bằng
giấy cỡ nhỏ, kéo để cắt hình) kết hợp với bộ đồ dùng học toán.
Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình tam giác.
- Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề.
GV: Đưa hình tam giác chuẩn bị sẵn (như hình vẽ 1), nêu yêu cầu :Hãy
tính diện tích của hình tam giác (xem hình 1).
- Bước 2: Tổ chức cho HS phát hiện và tìm hiểu vấn đề (hoạt động theo
nhóm nhỏ).
- GV gợi ý để HS phát hiện được: Vấn đề được đặt ra là gì? (tính diện
tích của hình tam giác). HS tìm cách giải quyết vấn đề?
- Bước 3: Tổ chức cho học sinh hoạt động giải quyết vấn đề.
- HS thảo luận đề xuất hướng giải quyết và thực hiện (hoạt động theo
nhóm). HS có thể giải quyết vấn đề bằng các cách:
+ Cắt tam giác theo đường cao ghép thành hình chữ nhật (hình 2).

13
Hình 1
3cm
4cm
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
+Sử dụng hai tam giác bằng nhau, ghép thành hình bình hành (hình 3).
+ Sử dụng hai tam giác bằng nhau, ghép thành hình chữ nhật (hình 4).
+ Hoặc đếm số ô vuông nằm trọn trong tam giác (hình 1).
- Các nhóm trình bày cách giải quyết vấn đề của nhóm mình và trao đổi ý
Cách 1: Sử dụng 2 tam giác bằng nhau ghép thành 1 hình bình hành.
Cách 2: Sử dụng 2 tam giác bằng nhau cắt, ghép thành hình chữ nhật.
(các cách khác nhau không thuận lợi bằng). GV có thể hướng dẫn:
Theo cách 1:
Dùng 2 tam giác bằng nhau ghép lại để tạo thành hình bình hành ABCD
(như hình vẽ)

Cho học sinh so sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình để thấy:
Hình bình hành ABCD gổm 2 hình tam giác bằng nhau ghép lại nên có diện tích
gấp 2 lần diện tích hình tam giác ABC. Hình bình hành ABCD và hình tam gíc
ABC có chung đáy BC và đường cao AH.
Tính diện tích hình bình hành ABCD bằng cách : lấy đáy nhân chiều cao,
tức là BC x AH.
Rút ra cách tính diện tích hình tam giác ABC là:
2
BCxAH
Hay :
2
aodayxchieuc
Từ đó nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác như SGK
14

A
C H B
D
CB H
A
Hình 3
Hình 2
Hình 4
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
Quy tắc: Muốn tính diện tích hình tam giác ta ấy độ dài đáy nhân với
chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Giáo viên nêu vấn đề : Nếu kí hiệu S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều
cao, hãy viết công thức tính diện tích hình tam giác?
Công thc :
Theo cách 2 (là cách trong SGK):
*Lấy ra 2 tam giác bằng nhau (trong đó có một tam giác đã chia làm hai mảnh)
rồi ghép thành hình chữ nhật.
Bước 4: Tổ chức cho HS phân tích vấn đề và khái quát hoá vấn đề (hoạt động cá
nhân kết hợp hoạt động chung cả lớp).
+ GV mô tả hoạt động cắt, ghép trên bằng hình vẽ:

Bước 5: GV hướng dẫn HS so sánh, đồi chiếu các yếu tố hình học trong
hình vừa ghép để nhận thấy: Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của
hình tam giác, chiều dài của hình chữ nhật bằng cạnh đáy của hình tam giác. Từ
đó, GV có thể gợi ý:
* Viết ngắn gọn cách tính diện tích của hình chữ nhật? (Chiều cao x đáy).
* So sánh diện tích của hình tam giác với diện tích của hình chữ nhật?
( Diện tích hình tam giác bằng
1
2

diện tích hình chữ nhật)
Rút ra cách tính diện tích của hình tam giác? (đáy x chiều cao: 2);
Bước 6: GV hướng dẫn học sinh khái quát hoá: S = a x b : 2, trong đó a
là độ dài đáy, h là chiều cao tương ứng với đáy a (a và h có cùng đơn vị đo) S là
diện tích (kèm hình vẽ).

15
1 2
Đường cắt
1 2
a
h
2
axh
S =
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
+ Học sinh áp dụng công thức (vừa thành lập) để tính diện tích tam giác
đã nêu trong phần thực hành.
Hoạt động 2: : Thực hành
Giáo viên tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài
tập trong sách giáo khoa. Ta có thể chia các trường hợp:
Trường hợp 1: Tính diện tích các tam giác thường khi lần lượt biết độ dài đáy và
chiều cao
Ví dụ: Tính diện tích tam giác có độ dài đáy là a và chiều cao là h:
a) a = 30,5dm và h = 12dm
b) a = 16dm và h = 5,3m
Đối với loại bài tập này, giáo viên cần nêu câu hỏi để học sinh nhận xét
được ở trường hợp a) độ dài đáy và chiều cao có cùng đơn vị đo nên học sinh
chỉ cần áp dụng công thức tính diện tích để trình bày bài giải như sau:
Bài giải

Diện tích hình tam giác là:
30,5 x 12 : 2 = 183 ( dm
2
)
Đáp số: 183 dm
2
Còn ở trường hợp b) độ dài đáy và chiều cao không cùng đơn vị đo nên
học sinh cần phải đưa về cùng một đơn vị đo, sau đó áp dung công thức tính
diện tích.
Bài giải
5,3m = 53dm
Diện tích hình tam giác là:
16 x 53 : 2 = 424 (dm
2
)
Đáp số: 424dm
2
Đối với bài tập trên , giáo viên cần tổ chức cho học sinh khá, giỏi giúp đỡ
bạn biết viết đúng đơn vị diện tích khi biết đơn vị đo của đáy và chiều cao.
Trường hợp 2: Tính diện tích hình tam giác vuông ( Đây là loại tam giác đặc
biệt)
Ví dụ:
a) Tính diện tích hình tam giác vuông ABC
16
A
CB
3cm
4cm
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
b) Tính diện tích hình tam giác vuông DEG

Đối với dạng bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình tam
giác vuông để học sinh xác định được đáy và chiều cao tương ứng .
Ở phần a) nếu coi độ dài BC là đáy thì độ dài AB là chiều cao tương ứng
còn nếu coi độ dài AB là đáy thì độ dài BC là chiều cao tương ứng. Ở phần b)
tương tự như phần a)
Và trong cả hai trường hợp học sinh cần rút ra nhận xét “ Muốn tính diện
tích hình tam giác vuông, ta lấy độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2”.
Áp dụng để tính:
a) Tính diện tích hình tam giác vuông ABC:
4 x 3 : 2 = 6 (cm
2
)
b) Tính diện tích hình tam giác vuông DEG:
5 x 3 : 2 = 7,5 ( cm
2
)
Khi đã nắm chắc cách tính diện tích tam giác ở cả hai trường hợp nêu
trên, học sinh sẽ vận dụng vào làm bài tập ở mức chủ động hơn, tích cực hơn đó
là tự đo độ dài các cạnh của hình để tính diện tích.
Ví dụ: Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD rồi tính diện tích hình tam
giác ABC.
Học sinh phải thực hành đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật, phát hiện
được tam giác ABC là tam giác vuông ở A rồi tiến hành tính diện tích tam giác
vuông ABC theo công thức.
Ví dụ: Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD, ta được:
AB = DC = 4cm
AD = BC = 3cm
17
D
GE

5cm
3cm
A B
C
D
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
Vậy diện tích hình tam giác ABC là:
4 x 3 : 2 = 6 (cm
2
)
Đáp số : 6cm
2
Sau khi học sinh nắm chắc kiến thức về hình tam giác từ các bài tập trong
sách giáo khoa, tôi mới tiến hành mở rộng, nâng cao cho học sinh bằng hệ thống
các bài tập từ dễ đến khó.
Ví dụ để phát hiện được các trường hợp bằng nhau của tam giác, giáo viên đưa
ra bài tập như sau:
Bài tập 1: Cho tam giác ABC và MNP với các số đo của đáy và chiều cao
như hình vẽ:
a) Tính diện tích hai tam giác.
b) So sánh diện tích hai tam giác.
Bài giải
a) Diện tích tam giác ABC là:
12 x 8 : 2 = 48 ( cm
2
)
Đáp số: 48 cm
2
Diện tích tam giác MNP là:
12 x 8 : 2 = 48 ( cm

2
)
Đáp số: 48 cm
2
c) So sánh: 48 cm
2
= 48 cm
2
nên diện tích tam giác ABC = diện tích tam
giác MNP.
GV hỏi: Hai tam giác có diện tích bằng nhau khi nào?
Học sinh trả lời được: “ Hai tam giác có diện tích bằng nhau khi chúng có
đáy bằng nhau ( hoặc chung đáy) và chiều cao bằng nhau ( hoặc chung chiều
cao).
Giáo viên nêu câu hỏi vấn đề ngược lại: Hai tam giác có diện tích bằng
nhau, đáy bằng nhau ta suy ra điều gì?
Trả lời: Hai tam giác có diện tích bằng nhau, đáy bằng nhau thì hai chiều
cao của tam giác ứng với hai cạnh bằng nhau đó cũng bằng nhau.
18
M
P
N
I

12cm
8cm
A
B
12cmC
8cm

Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
Hỏi: Hai tam giác có diện tích bằng nhau, chiều cao bằng nhau ta suy ra
điều gì?
Trả lời: Hai tam giác có diện tích bằng nhau, chiều cao bằng nhau thì hai
đáy của hai tam giác đó ứng với hai chiều cao bằng nhau đó cũng bằng nhau.
Bài tập 2: Tính và so sánh diện tích hình tam giác có độ dài đáy là a và chiều
cao h:
a) Hình P: a = 16cm và h = 6cm
b) Hình Q: a = 8cm và h = 12cm
Học sinh tính:
a) Diện tích hình tam giác P là: 16 x 6 : 2 = 48 (cm
2
)
b) Diện tích hình tam giác Q là: 8 x 12: 2 = 48 (cm
2
)
So sánh: 48cm
2
= 48cm
2
suy ra diện tích hai tam giác bằng nhau.
Giáo viên yêu cầu: So sánh độ dài đáy và chiều cao của hai tam giác P và
Q xem chúng gấp hoặc kém nhau bao nhiêu lần?
Trả lời: Đáy của tam giác P gấp đáy của tam giác Q 2 lần nhưng chiều cao
của tam giác P lại kém chiều cao của tam giác Q 2 lần.
Hỏi: Vậy em rút ra nhận xét gì?
Trả lời: Hai tam giác P và Q có diện tích bằng nhau khi: Đáy của tam giác
P gấp đáy của tam giác Q bao nhiêu lần thì chiều cao của tam giác Q cũng gấp
chiều cao của tam giác P bấy nhiêu lần.
Bài tập 3: Hai tam giác ABC và DBC có diện tích bằng nhau( như hình

vẽ), so sánh diện tích của hình (1) và diện tích của hình (2) .
Trả lời: Hai tam giác ABC và ADC có diện tích bằng nhau lại có chung
phần diện tích hình 3 suy ra phần diện tích còn lại cũng bằng nhau hay S1 = S2
Việc giúp học sinh nắm vững các trường hợp bằng nhau của tam giác nêu
trên rất quan trọng vì nó là cơ sở cho việc giải các bài tập nâng cao có liên quan
đến diện tích.
19
2
A D
BC
1
3
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
Áp dụng kiến thức đã học, tôi tiến hành mở rộng, nâng cao kiến thức cho
đối tượng học sinh khá giỏi. Bắt đầu từ những bài tập mang tính lí thuyết và
nâng dần lên về mức độ.
Ví dụ 1: Cho hình thang ABCD, hai đường chéo AC và BD cắt nhau ở O.
Tìm các cặp tam giác có diện tích bằng nhau trong hình thang.
Bước 1: GV cho học sinh đọc đề, tìm hiểu, phân tích đề
Giáo viên hỏi: Bài tập cho biết gì?( hình thang ABCD, hai đường chéo AC
và BD cắt nhau ở O)
Bài tập hỏi gì?( Tìm các cặp tam giác có diện tích bằng nhau trong hình
thang)
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình, từ hình vẽ, xác định cái đã cho
và cái phải tìm, sau đó tìm các cặp tam giác có diện tích bằng nhau.
Giáo viên hướng dẫn học sinh :
- Hai đường chéo AD và BC tạo ra những tam giác nào?( Tam giác ABD,
ABC – tam giác có 1 góc tù ; Tam giác BDC, ADC , AOD, BOC – tam giác có
3 góc nhọn )
- Trong đó những cặp tam giác nào có diện tích bằng nhau?Vì sao chúng

bằng nhau? S
ABC
= S
ABD
; S
ADC
= S
BDC
; S
AOD
= S
BOC
( dựa vào các đặc điểm của
đáy và chiều cao)
Bước 3 : Học sinh trình bày lời giải
Bài giải
Theo bài ra ta có hình vẽ:
+ S
ABC
= S
ABD
(Vì chung đáy AB, chung chiều cao là chiều cao của hình
thang ABCD)
+ S
ADC
= S
BDC
(Vì chung đáy DC, chung chiều cao là chiều cao của hình
thang ABCD)
20

A B

c
ó
d
i

n

c
h
b

n
g

n
h
a
u
CD
O
A B

c
ó
d
i

n


c
h
b

n
g

n
h
a
u
CD
O
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
Mặt khác, hai tam giác này lại có chung phần diện tích ODC nên suy ra
phần diện tích còn lại cũng bằng nhau hay S
AOD
= S
BOC
Vậy có tất cả 3 cặp tam giác có diện tích bằng nhau trong hình thang.
Bước 4: Học sinh kiểm tra lại kết quả
Ví dụ 2: Cho tam giác ABC, D là điểm chính giữa BC. Trên AD lấy điểm E
sao cho AE gấp đôi ED. Nối B với E kéo dài cắt AC ở G. Hãy chứng tỏ G là
điểm ở chính giữa AC?
Bước 1: GV cho học sinh đọc đề, tìm hiểu, phân tích đề
Giáo viên hỏi: Bài tập cho biết gì?( Cho tam giác ABC, D là điểm chính giữa
BC. Trên AD lấy điểm E sao cho AE gấp đôi ED. Nối B với E kéo dài cắt AC ở
G)
Bài tập hỏi gì?( Hãy chứng tỏ G là điểm ở chính giữa AC)

Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình, từ hình vẽ, xác định cái đã cho
và cái phải tìm, sau đó lập kế hoạch giải bài toán.
Giáo viên hướng dẫn học sinh :
Hỏi: Để chứng tỏ G là điểm ở chính giữa AC thì phải chứng minh được điều
gì?( Chứng minh GA = GC)
Hỏi : Trong hình vẽ, GA,GC có thể lấy làm đáy hay chiều cao của tam giác?
( Là đáy của tam giác).
Hỏi : Vậy ta sẽ dựa vào đâu để chứng minh GA = GC?( ta sẽ dựa vào GA và
GC là đáy của hai tam giác AOC và COG có diện tích bằng nhau và có chung
chiều cao)
Hỏi: Vậy làm sao để chứng minh được 2 tam giác AOC và COG có diện tích
bằng nhau?( Ta bắt đầu chứng minh từ S
BAD
= S
ADC
; S
BOD
= S
DO
)
Bước 3 : Học sinh trình bày lời giải
Bài giải
Theo bài ra ta có hình vẽ:
21
A
G
C
D
B
O

B

c
ó
d
i

n

c
h
b

n
g

n
h
a
u
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
+ Nhìn vào hình vẽ ta thấy:
+ S
BAD
= S
ADC
(Vì chung chiều cao hạ từ đỉnh A xuống đáy BC, BD =
DC)
+ S
BOD

= S
DOC
(Vì chung chiều cao hạ từ đỉnh O xuống đáy AD, OB =
DC)
Do đó: S
BAD
- S
BOD
= S
ADC
- S
DOC
Hay: S
ABO
= S
AOC
+ S
ABO
= 2 x S
BOD
(Vì chung chiều cao hạ từ đỉnh B xuống đáy AB, OA =
AO x 2)
Suy ra : S
OBD
+ S
ODC
= S
OBA
Hay : S
OBC

= S
ABO
Mặt khác 2 tam giác này lại có chung đáy BO suy ra chiều cao hạ từ đỉnh
A xuống đáy BO bằng chiều cao hạ từ đỉnh C xuống đáy BO.
+ S
OAG
= S
OGC
( Vì chung đáy OG, chiều cao hạ từ đỉnh A xuống đáy GO
bằng chiều cao hạ từ đỉnh C xuống đáy GO)
+ Mặt khác 2 tam giác này lại có chung chiều cao hạ từ đỉnh O xuống đáy
AC suy ra AG = GC. Vậy G là điểm chính giữa của AC.
Đáp số: G là điểm chính giữa của AC
Bước 4: Học sinh kiểm tra lại kết quả
Đối với bài tập vừa nêu trên, học sinh phải vận dụng linh hoạt các kiến thức
liên quan đến trung điểm, chiều cao, 2 tam giác có diện tích bằng nhau thì
mới giải quyết được yêu cầu của bài tập.
3. Giáo viên tự học, tự bồi dưỡng.
Đặc trưng của người giáo viên tiểu học là một “ ông thầy tổng thể” vì phải
giảng dạy nhiều môn học, vì thế người giáo viên phải thực sự có kiến thức, phải
am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống, phải có phương pháp truyền
thụ tốt tất cả những điều này nhà trường sư phạm không thể cung cấp một
cách đầy đủ cho mỗi người giáo viên được vì vậy việc tự học , tự bồi dưỡng là
một việc làm cần thiết và không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên, do đó bản
thân tôi luôn đề cao công tác “ Tự bồi dưỡng” của người thầy.
22
4cm
A
G
C

D
B
O
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
Trong dạy học Toán nói chung cũng như trong dạy kiến thức về hình học nói
riêng, để đạt được hiệu quả, trước hết giáo viên cần nắm chắc kiến thức, hiểu về
sách giáo khoa. Quá trình tích lũy kiến thức phải là một quá trình lâu dài,
thường xuyên, liên tục. Vì nếu không chắc kiến thức, mơ hồ về kiến thức thì
việc truyền đạt sẽ không sâu do đó học sinh cũng không thể nắm chắc bài. Để
làm được điều này tôi đã làm như sau:
- Dành nhiều thời gian để tìm hiểu kĩ sách giáo khoa của khối lớp mình dạy
và chương trình sách giáo khoa của toàn cấp học , xác định mối liên hệ về kiến
thức giữa chúng.
- Nghiên cứu, xác định đúng trọng tâm của từng bài cũng như phương pháp
để truyền thụ bài học đó. Tìm hiểu rõ nội dung này học sinh đã được tiếp cận
chưa, nếu đã được tiếp cận thì ở mức độ nào. Dự kiến điều gì là vấn đề khó đối
với học sinh, các tình huống có thể xáy ra trong tiết học và các biện pháp khắc
phục tình huống đó.
- Đọc chuyên đề, tài liệu tham khảo về dạng toán đó để mở rộng kiến thức.
- Có sổ giải toán riêng và tôi bắt đầu từ các bài toán trong sách giáo khoa, sau
đó tôi phân chia các dạng bài theo chuyên đề, nhặt các bài tập theo dạng để giải
một cách hệ thống( từ dễ đến khó).Với mỗi dạng bài cần tìm tòi nhiều cách giải
khác nhau để cuối cùng tìm ra được cách giải ngắn gọn, dễ hiểu nhất với học
sinh. Từng năm tôi đều bổ sung các bài toán mới lạ, hoặc các bài tập khó tiêu
biểu để quyển sổ giải toán thêm phong phú đa dạng, làm cẩm nang trong suốt
quá trình dạy học.
- Thường xuyên dự giờ, học tập, trao đổi ý kiến với bạn bè đồng nghiệp, nêu
vấn đề còn phân vân trước các buổi sinh hoạt chuyên môn để cùng thống nhất
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
* Kết quả khảo sát cuối năm học đối với môn Toán của học sinh lớp tôi trực

tiếp giảng dạy như sau:
Năm học Tổng số
học sinh
Điểm
Giỏi Khá Trung bình Yếu
TS % TS % TS % TS %
2011 - 2012 31 27 87,1 4 12,9 0 0 0 0
2012 – 2013 32 29 90,6 3 9,4 0 0 0 0
2013 - 2014 32 30 93,7 2 6,3 0 0 0 0
* Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp:
+ Cấp Quốc gia
23
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
Năm học Tổng số học
sinh đạt giải
Nhất Nhì Ba Khuyến
khích
2011 - 2012
2012 - 2013
2013 - 2014 1( Huy chương
vàng giải toán
trên mạng)
+ Cấp Tỉnh :
Năm học Tổng số học
sinh đạt giải
Nhất Nhì Ba Khuyến
khích
2011 - 2012 18 1 1 13 3
2012 – 2013 16 0 7( 1 em
đạt giải

Nhì Toán
trên
mạng)
8( 1 em
đạt giải
Ba Toán
trên
mạng)
1
2013 - 2014 14 3( 1 em đạt
giải Nhất
Toán trên
mạng)
1 8( 1 em
đạt giải
Thám
hoa)
2( 1 em đạt
giải KK
Toán trên
mạng)
+ Cấp Huyện :
Năm học Tổng số học
sinh đạt giải
Nhất Nhì Ba Khuyến
khích
2011 - 2012 7 1( Trạng
nguyên)
6
2012 –

2013
6 6
2013 - 2014 9 0 4( Tong đó
có 1 Bảng
nhãn)
3 2
24
Nguyễn Thị Phương Lan Trưng TH Nguyt Đc
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Nội dung môn Toán 5 theo chương trình sách giáo khoa rất cơ bản, đơn
giản nhưng chứa đựng trong nó một nội dung hết sức đa dạng phong phú và
không kém phần hấp dẫn.Qua thực tế giảng dạy nhiều năm liền ở lớp 5 tại
trường Tiểu học Nguyệt Đức – huyện Yên Lạc – Tỉnh Vĩnh Phúc, tôi thấy để
nâng cao chất lượng giảng dạy các bài trong chuyên đề Hình học, nhất thiết
người giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, phải có phương pháp
dạy học hợp lí, phải có khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát hóa vấn đề.
Giáo viên phải tâm huyết với nghề, nhiệt tình trong giảng dạy, không
ngừng học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hiểu được tâm lí
học sinh, gần gũi, thân thiện với các em, khơi dậy trong các em niềm say mê
toán học, niềm tin vào chính bản thân các em, sự khát khao khám phá và chiếm
lĩnh kiến thức mới.
Những vấn đề tôi nêu trên là những vấn đề mà tôi đã không ngừng nỗ lực
nghiên cứu và vận dụng vào quá trình bồi dưỡng học sinh đại trà và học sinh
giỏi lớp 5. Do đó trong những năm tôi dạy lớp 5 thì chất lượng học sinh đại trà
và học sinh giỏi luôn đạt kết quả cao. Học sinh đều làm tốt các bài tập có đề cập
đến diện tích một số hình , các bài tập có tính thực tiễn và các bài tập có liên
quan. Đặc biệt là học sinh giỏi, nhiều em thấy không còn sợ toán hình nữa và
cảm thấy yêu thích mảng hình học vì “ học toán hình thấy rất hay”. Nhờ vậy mà
trong những năm qua tôi đã gặt hái được rất nhiều kết quả tốt đẹp trong công tác

bồi dưỡng học sinh đại trà, học sinh giỏi, năm nào tôi cũng có nhiều học sinh
giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, có học sinh giỏi cấp quốc gia.
Trong thời gian ngắn, nghiên cứu ở phạm vi ở một khối lớp 5 của một
trường Tiểu học, tôi thấy rằng nếu thực hiện tốt các biện pháp, giải pháp được
nêu trong đề tài này thì chắc chắn giáo dục Tiểu học Nguyệt Đức nói riêng, giáo
dục Tiểu học nói chung sẽ nâng cao được chất lượng cập với yêu cầu đổi mới
trong giai đoạn hiện nay, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
2. Kiến nghị
Để nâng cao chất lượng học sinh đại trà, học sinh giỏi của trường Tiểu
học, góp phần thực hiện mục tiêu, phương hướng của nhà trường đã đề ra đó là
xây dựng trường Tiểu học Nguyệt Đức đạt Chuẩn quốc gia mức độ 2, mỗi giáo
viên phải cố gắng rất nhiều trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh, vì
vậy tôi mạnh dạn có một số kiến nghị như sau:
* Với Ban giám hiệu:
- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt bồi dưỡng chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên.
- Thường xuyên ra đề khảo sát học sinh đại trà, học sinh giỏi theo từng
tháng , từng kì vì kết quả khảo sát luôn phản ánh đúng kết quả dạy và học của
giáo viên và học sinh.
25

×