Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển tại Tổng công ty PVC đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.59 KB, 27 trang )

Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển tại Tổng công ty
PVC đến 2015
1. Định hướng phát triển của Tổng công ty đến 2015
1.1 Nội dung của chiến lược phát triển Tổng công ty PVC 2009 – 2015 và tầm
nhìn đến 2025
1.1.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và phát triển Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam trở thành
một công ty hùng mạnh, có sức cạnh tranh lớn ở Việt Nam và khu vực trong xây lắp,
sản xuất thiết bị chuyên ngành Dầu khí và kinh doanh xây dựng dân dụng cao cấp.
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
a, Lĩnh vực xây lắp chuyên ngành Dầu khí
Tổng công ty PVC phấn đấu là Tổng thầu EPC số 1 Việt Nam trong các công trình
lọc hóa dầu, vận chuyển và chế biến khí. Từ 2010 trở đi, PVC đủ sức cạnh tranh với các
nhà thầu quốc tế tại Việt Nam nhằm đẩy các nhà thầu quốc tế ra khỏi thị trường xây lắp
Việt Nam. Từ năm 2025 trở đi, PVC sẽ tham gia vào thị trường xây lắp quốc tế.
b, Lĩnh vực sản xuất công nghiệp và chế tạo thiết bị dầu khí
Tổng công ty PVC sẽ đầu tư mạnh vào lĩnh vực chế tạo thiết bị Dầu khí, phấn đấu
đến năm 2010 PVC có khả năng chế tạo đến 60% thiết bị các nhà máy lọc dầu, 100%
chân đế và Topside của dàn khoan. PVC sẽ là nhà sản xuất lớn nhất Việt Nam trong các
sản phẩm.
+ Kết cấu kim loại phi tiêu chuẩn.
+ Chân đế và Topside dàn khoan.
+ Bồn bể và bình chịu áp lực.
+ Ống, van và phụ kiện đường ống
Ngoài chế tạo chân đế và Topside giàn khoan, Tổng công ty PVC sẽ đẩy mạnh
lĩnh vực thi công Xây lắp, tháo dỡ giàn khoan và sửa chữa các công trình khai thác Dầu
khí.
c, Lĩnh vực EPC và các công trình dân dụng cao cấp
Tổng công ty PVC sẽ đẩy mạnh Xây dựng dân dụng, tập trung vào các công trình
cao cấp như Khách sạn, Văn phòng cho thuê và Căn hộ cao cấp.
d, Lĩnh vực đầu tư Khu công nghiệp, khu đô thị mới và khu giải trí


Tập trung đầu tư vào ba khu công nghiệp trọng điểm gồm: Idico – Nam Định,
Icodi – Long sơn và khu công nghiệp Dầu khí Tiền Giang. Tham gia cùng các đối tác
trong và ngoài ngành Dầu khí để đầu tư và kinh doanh các Khu đô thị mới như khu đô
thị mới có diện tích 60 ha tại Xuân phương Hà Nội, Khu đô thị mới có diện tích 65 ha
tại Vũng Tàu và 300 ha tại Vị Thanh Hậu Giang.Tổng công ty đầu tư và kinh doanh sân
gold tại Nha Trang Khánh Hòa.
Biểu đồ 5: Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2009 – 2015
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
Nguồn: Chiến lược phát triển PVC giai đoạn 2009 – 2015 và tầm nhìn đến 2025
1.2 Những cơ hội và thách thức đối với Tổng công ty PVC
1.2.1. Những cơ hội đối với Tổng công ty PVC
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, vị thế của Việt Nam được nâng lên trên trường
quốc tế, hình ảnh được quảng bá ở nhiều nơi trên thế giới, đây là cơ hội tốt để thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài, do đó đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng rất
nhanh. Mức tăng trưởng đầu tư hàng năm là 8,5 % trong đó công nghiệp nặng và đầu tư
cơ sở hạ tầng có mức tăng trên 14%. Đầu tư tăng sẽ làm tăng nhu cầu xây lắp các công
trình công nghiệp và dân dụng cao cấp. Kinh tế phát triển nhanh, bền vững, và lâu dài
sẽ làm bùng nổ nhu cầu xây dựng các dự án công nghiệp và dân dụng cao cấp đặc biệt
là trong lĩnh vực văn phòng cho thuê, khách sạn và căn hộ cao cấp. Giá đất tại các thành
phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đang ở mức khá cao thúc đẩy nhu cầu xây dựng
các tòa nhà cao ốc. Chiều cao trung bình của các công trình xây dựng đang tăng lên rất
nhanh. Điều này đã tạo ra cơ hội rất lớn cho Tổng công ty trong việc chiếm lĩnh thi
công các công trình xây dựng lớn.
Mặt khác cắt giảm thuế quan nhập khẩu là một chính sách tất yếu khi Việt Nam đã
là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế. Thuế nhập khẩu hàng hóa tư bản như là
máy móc, thiết bị đã được giảm đi một cách đáng kể. Chính việc đó đã tác động rất lớn
đến hoạt động đầu tư của Tổng công ty PVC. Trong những năm tới, PVC cần tiếp tục
cải tiến và hiện đại hóa máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động thi công, xây lắp. Do
đó, một số máy móc hiện đại sẽ phải nhập khẩu từ nước ngoài. Việc giảm thuế nhập
khẩu đối với máy móc thiết bị sẽ góp phần làm giảm chi phí, từ đó hạ giá thành sản

phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh của PVC đối với các công ty khác.
1.2.2 Thách thức đối với Tổng công ty PVC
Việt Nam gia nhập WT0, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh
chóng, hoạt động đầu tư tăng theo do đó cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt, khốc liệt hơn,
với nhiều đối thủ hơn trên bình diện sâu hơn, rộng hơn. Vì vậy trong thời gian tới, Tổng
công ty PVC gặp phải vấn đề lớn là phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn mạnh
trong khi đó năng lực thiết bị thi công của Tổng công ty còn hạn chế, lạc hậu và nguồn
nhân lực chưa thực sự vững mạnh thì đây hẳn là một thách thức lớn đối với không chỉ
Tổng công ty PVC mà với tất cả các doanh nghiệp trong nước.
Mặt khác, khi Việt Nam gia nhập WTO, các điều luật phải kí kết nhiều trong đó có
các ràng buộc về đầu tư. Điều đó đã khiến cho Tổng công ty PVC gặp khó khăn trong
quy trình thực hiện theo các luật thông lệ quốc tế. Đặc biệt, việc giải phóng mặt bằng để
tiến hành đầu tư xây dựng ở Việt Nam còn rất yếu kém, phải trải qua rất nhiều thủ tục
hành chính rườm rà. Chính điều này đã ảnh hưởng đến chi phí và thời gian của tiến
trình cơ hội đầu tư. Sự chậm chẽ trong việc giải phóng mặt bằng làm chi phí sử dụng
vốn ngày càng tăng, rủi ro càng lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Tổng công ty.
Giá cả vật tư chính tăng mạnh trong năm qua và dự kiến còn tiếp tục tăng trong
các năm tiếp theo. Sự biến động của giá cả vật tư, thiết bị đã gây khó khăn rất lớn cho
công tác xác định giá chào thầu và kí kết hợp đồng. Trong khi đó, các hợp đồng xây lắp
thường có thời gian thi công dài từ 1 đến 3 năm. Nhiều hợp đồng kí kết từ các năm
trước với giá kí không đổi đã gây lỗ lớn cho tổng công ty.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nguồn vốn đầu tư của các doanh
nghiệp trong điều kiện thị trường giảm sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc triển khai
các dự án, công trình và xây dựng mới sẽ bị ảnh hưởng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng
công trình mới sẽ bị giảm sút. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của
Tổng công ty PVC, một tổng công ty chuyên ngành xây dựng dân dụng.
1.3 Định hướng triển khai cụ thể
* Giai đoạn 2009 – 2010
Trong giai đoạn này, Tổng công ty PVC phấn đấu mức tăng trưởng đạt trên 100%/

năm. Tổng công ty PVC tập trung hoàn thành các giá trị sản lượng như sau:
a, Lĩnh vực Xây lắp chuyên ngành Dầu khí
Trong giai đoạn này Tổng công ty PVC sẽ tập trung hoàn thành các hợp dồng đã
ký và tích cực chuẩn bị thực hiện các dự án Tập đoàn đầu tư. Kế hoạch thực hiện của
Tổng công ty PVC trong các năm 2008– 2010 như sau:
Bảng 18: Các dự án xây lắp chuyên ngành dầu khí PVC sẽ thực hiện
trong giai đoạn 2008– 2010
Đơn vị: Triệu đồng
TT Nội dung 2008 2009 2010 Hình thức thực
hiện
1 Kho xăng dầu Cù
Lao Tào
250.000 80.000 - Thầu chính XL
2 Nhà máy nhựa
Polypropylen
240.000 248.000 - EPC – Liên danh
3 Hạ tầng KCN Dầu
khí long sơn
100.000 300.000 1.000.000 Thầu chính XL
4 NM Lọc dầu số 2
Nghi Sơn – Thanh
Hóa
200.000 200.000 1.000.000 Thầu chính –
Thầu phụ
5 Thủy điện Hủa Na 100.000 300.000 - Thầu phụ
6 Sửa chữa giàn khoan
công trình biển
50.000 80.000 120.000 Thầu chính
7 Các dự án khác 574.00 800.000 1.500.000 Các hình thức
Tổng cộng 1.514.00

0
2.008.000 3.620.00
0
Nguồn: Chiến lược phát triển PVC giai đoạn 2009 – 2015 và tầm nhìn đến 2025
Trong giai đoạn 2009 – 2010 Tổng công ty PVC sẽ thực hiện các dự án chủ yếu
trong vai trò nhà thầu phụ và liên danh với các nhà thầu nước ngoài để làm tổng thầu
EPC. Đồng thời, PVC sẽ lựa chọn một số dự án phù hợp với năng lực để làm tổng thầu
EPC.
b, Lĩnh vực sản xuất công nghiệp và chế tạo thiết bị Dầu khí.
Tổng công ty PVC sẽ khẩn trương đầu tư Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Tiền
Giang làm cơ sở để đầu tư nhà máy cơ khí chế tạo thiết bị Dầu khí. Tại khu công
nghiệp này Tổng công ty sẽ đầu tư các dự án sau:
+ Dự án nhà máy chế tạo cơ khí với các sản phẩm chủ yếu như: Chân đế, Kết cấu
thép, bình chịu áp lực, Bồn bể…
+ Dự án đóng tàu mới và sửa chữa tầu chở sản phẩm Dầu.
+ Dự án chế tạo ống và phụ kiện ống.
Ngoài ra Tổng công ty PVC sẽ nghiên cứu đầu tư một dự án sản xuất Xi măng tại
khu vực Bắc trung bộ để phục vụ dự án thủy điện Luông Fa Băng và thị trường lào. Kế
hoạch thực hiện của Tổng công ty PVC trong các năm 2009 -2010 cho lĩnh vực này như
sau.
Bảng 19: Các thiết bị PVC chế tạo trong giai đoạn 2009 - 2010
TT Nội dung 2009 2010
1 Chân đế/ Topside cho VSP và khách hàng khác 100.000 100.000
2 Kết cấu thép nhà máy nhựa PP/ Các sản phẩm
phi tiêu chuẩn và dầm chịu lực
100.000 310.000
3 Sản phẩm ren ống 30.000 40.000
4 Tư vấn thiết kế và dịch vụ 30.000 50.000
Tổng cộng 260.000 500.000
Nguồn: Chiến lược phát triển PVC giai đoạn 2009 – 2015 và tầm nhìn đến 2025

c, Lĩnh vực tổng thầu EPC và các công trình dân dụng cao cấp
Tổng công ty PVC tập trung thực hiện tốt các dự án của Tập đoàn giao như Khách
sạn dầu khí Vũng tàu, Trung tâm tài chính dầu khí Hà Nội, Trung tâm dịch vụ dầu khí
Quảng Ngãi, Viện Dầu khí, Dự án Quỳnh Lưu Plaza, Trung tâm thương mại Nghệ An,
Tổ hợp khách sạn năm sao, Văn phòng cao cấp tại Mỹ Đình – Hà Nội. Song song với
việc thực hiện các dự án thuộc Tập đoàn. Tổng công ty PVC sẽ tham gia đấu thầu thi
công các dự án dân dụng cao cấp ngoài ngành như Viện bảo tàng Hà Nội, Trung tâm
thương mại hàng không … Giữ vững và từng bước xây dựng thương hiệu của Tổng
công ty. Kế hoạch thực hiện của Tổng công ty PVC trong các năm 2008 – 2010 như
sau:
Bảng 20: Các công trình dân dụng cao cấp PVC tham gia thi công trong
giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị: tỷ đồng
TT Nội dung 2008 2009 2010 Hình thức
thực hiện
1 Trung tâm tài chính Dầu khí
Hà Nội
100.000 160.000 - PC
2 Khách sạn 4 sao Bãi trước
Vũng Tàu
120.000 80.000 - PC
3 Trụ sở văn phòng Viện Dầu
khí
40.000 200.000 400.000 PCEPC –
Liên danh
4 Khách sạn 5 sao của Tập
đoàn
- 150.000 500.000 EPC – Liên
danh
5 Trung tâm thương mại dầu

khí Nghệ An
100.000 300.000 50.000 PC
6 Xây dựng các khu đô thị, cao
ốc văn phòng khác
150.000 1.090.000 800.000 Các hình
thức
Tổng cộng 510.000 1.750.00
0
Nguồn: Chiến lược phát triển PVC giai đoạn 2009 – 2015 và tầm nhìn đến 2025
d, Lĩnh vực đầu tư khu công nghiệp, khu đô thị mới và khu giải trí
Tổng công ty PVC phấn đấu hoàn thành các thủ tục pháp lý và giải phóng mặt
bằng các khu công nghiệp Idico – Long Sơn, Idico – Nam Định, Khu công nghiệp
Hoàng Mai – Nghệ An và khu công nghiệp dịch vụ Dầu khí Tiền Giang, hoàn thành cơ
sở hạ tầng vào năm 2009 để có thể đầu tư các dự án công nghiệp năm 2010.
Ngoài các khu công nghiệp, Tổng công ty PVC sẽ tham gia đầu tư vào một số khu
đô thị mới như Khu đô thị mới Xuân Phương – Hà Nội, Khu đô thị mới 65 héc ta tại
Vũng Tàu, Trung tâm thương mại Hàng không – Hà Nội và nghiên cứu đầu tư tại một
số thành phố khác. Kế hoạch thực hiện của Tổng công ty PVC trong các năm 2008 –
2010 như sau:
Bảng 21: Kế hoạch thực hiện của PVC trong năm 2008 - 2010
TT Nội dung 2008 2009 2010 Hình thức
thực hiện
1 Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu
khí Soài Rạp – Tiền Giang
50.000 200.000 500.000 Tự thực
hiện
2 Khu công nghiệp 65 ha – Chí
Linh – Vũng tàu
- 200.000 300.000 Tự thực
hiện

3 Sân gôn Cù Hin - 200.000 300.000 Tự thực
hiện
4 Các dự án khác - 200.000 600.000 Tự thực
hiện
Tổng cộng 50.000 800.000 1.700.00
0
Nguồn: Chiến lược phát triển PVC giai đoạn 2009 – 2015 và tầm nhìn đến 2025
Bảng 22: Tổng hợp các chỉ tiêu về giá trị sản lượng giai đoạn 2008 - 2010
TT Nội dung các lĩnh vực 2008 2009 2010
1 Xây lắp chuyên ngành
Dầu khí
1.514.000 2.008.000 3.620.000
2 Sản xuất công nghiệp
và chế tạo thiết bị Dầu
khí
211.000 260.000 500.000
3 Tổng thầu EPC và các
công trình dân dụng cao
cấp
510.000 1.090.000 1.750.000
4 Đầu tư khu công
nghiệp, khu đô thị mới
và khu giải trí
50.000 800.000 1.700.000
Tổng cộng 4.518.000 7.570.000
Nguồn: Chiến lược phát triển PVC giai đoạn 2009 - 2015 và tầm nhìn đến 2025

Giai đoạn 2011- 2015
Trong giai đoạn này Tổng công ty PVC phấn đấu mức tăng trưởng ổn định ở mức
10 – 12%/ năm

Bảng 23: Mục tiêu tăng trưởng của PVC trong giai đoạn 2011 - 2015
TT Các chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 2015
1 Tổng giá trị
sản lượng
Tỷ
đồng
9.000 10.035 11.139 12.308 13.539 35.117
2 Doanh thu Tỷ
đồng
7.200 8.028 8.028 9.847 10.831 28.094
3 Tốc độ tăng
trưởng/ năm
% 19,00 11,5 11,00 10,50 10,00 10,00
Nguồn: Chiến lược phát triển PVC giai đoạn 2009 - 2015 và tầm nhìn đến 2025
a, Lĩnh vực xây lắp chuyên ngành Dầu khí
Từ 2011 trở đi Tổng công ty PVC sẽ liên danh với các nhà thầu quốc tế để làm
tổng thầu EPC dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất số 2 và số 3. Đối với các dự án lọc
hóa dầu và chế biến khí khác, PVC sẽ đứng ra làm tổng thầu EPC.
Tổng công ty PVC sẽ tập trung đầu tư mạnh vào thi công xây lắp các công trình
trên biển và khai thác Dầu khí trên bờ. PVC sẽ phấn đấu là nhà thầu số 1 Việt Nam
trong thi công xây lắp các công trình khai thác Dầu khí.
b, Lĩnh vực sản xuất công nghiệp và chế tạo thiết bị Dầu khí
Tổng công ty PVC tiếp tục duy trì làm nhà thầu xây lắp các dự án chế tạo chân đế,
Topside, Dầm chịu lực đối với các khách hàng truyền thống (VSP/JVPC…) đồng thời
đẩy mạnh sản xuất chân đế, Topside và kết cấu thép phục vụ xuất khẩu và nhà cao tầng.
c, Lĩnh vực tổng thầu EPC và các công trình dân dụng cao cấp.
Tiếp tục duy trì và phát triển Tổng công ty PVC thành 1 đơn vị có thương hiệu lớn
trong lĩnh vực tổng thầu EPC các công trình dân dụng cao cấp trong nước và ngoài
nước.
d, Lĩnh vực đầu tư khu công nghiệp Idico – Nam Định, Idico – Long Sơn, Hoàng

Mai và Khu công nghiệp Dầu khí Tiền Giang.
Tiếp tục hoàn thiện việc phát triển mạnh các khu đô thị mới sau khi đã đầu tư giai
đoạn 2008 – 2010 để khai thác đạt hiệu quả đầu tư mạnh vào các lĩnh vực này.

Tầm nhìn đến 2025
Tổng công ty PVC phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt ổn định từ 10%/ năm trong
giai đoạn 2015 đến 2025 và đạt được doanh thu khoảng 23 ngàn tỷ VNĐ vào năm 2025.
Tầm nhìn đến 2025. PVC sẽ trở thành một trong những thương hiệu mạnh nhất Việt
Nam có tầm hoạt động trên toàn thế giới và trong khu vực.
2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty PVC
2.1. Giải pháp huy động và sử dụng vốn hiệu quả
2.1.1. Giải pháp về huy động vốn

×