Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Đồng Cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.28 KB, 14 trang )

SKKN: Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục ở trường THCS Đồng Cương

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lí do chọn đề tài:
- Về lí luận: Tại Đại hội XI Đảng ta đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng
nền văn hoá và con người Việt Nam. đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu
tư phát triển”. Với quan điểm đó Đảng, Nhà nước ta đã xác định chiến lược
phát triển giáo dục 2011 - 2020 với mục tiêu tổng quát “đổi mới căn bản và
toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội
nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện”. Để
đảm bảo mục tiêu GD toàn diện bằng việc tăng cường chất lượng công tác
GD HS, thì việc quản lý công tác của GV chủ nhiệm lớp trong các trường
trung học cơ sở có vai trò rất quan trọng tới việc nâng cao chất lượng giáo
dục của nhà trường.
- Về thực tiễn: Trong thực tế hiện nay, những ảnh hưởng của yếu tố xã hội
cả tích cực, cũng như tiêu cực tới việc hình thành tâm lí, tính cách, nhân cách,
chất lượng học tập của học sinh là rất lớn. Để giúp cho nhà trường, phụ huynh
học sinh trong việc quản lí chất lượng giáo dục, quản lý học sinh, hình thành
nhân cách học sinh thì công tác chủ nhiệm lại càng trở lên quan trọng.Vì giáo
viên chủ nhiệm như là linh hồn của lớp học, là một nhà quản lý với các vai trò:
Người lãnh đạo,người điều khiển, người làm công tác phát triển, người làm công
tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát, thực hiện việc kiểm tra sự
tu dưỡng và rèn luyện của học sinh, người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp
học Với vai trò quan trọng đó, công tác của giáo viên chủ nhiệm ở trường phổ
thông nói chung và trường THCS Đồng Cương chúng tôi nói riêng đã có đóng
góp rất lớn cho sự phát triển chất lượng giáo dục toàn diện của Nhà trường.
- .Xuất phát từ cơ sở lí luận, từ thực tế của đơn vị công tác và nhu cầu của
bản thân muốn nâng cao chất lượng công tác quản lý của mình, đúc rút kinh


nghiệm trong quá trình công tác, khách quan đánh giá việc Quản lý công tác của

Phạm Hồng Hiệp
1
SKKN: Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục ở trường THCS Đồng Cương

giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Đồng
Cương tôi xin chọn chủ đề“ Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Đồng Cương” làm vấn đề
nghiên cứu .
2.Mục đích nghiên cứu:
Nhằm ĐMPP Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm để nâng cao
chất lượng giáo dục ở trường THCS Đồng Cương nói riêng và trong trường
THCS nói chung. Thực chất ở đây nhằm đánh giá rõ vai trò quản lý công tác chủ
nhiệm trong nhà trường với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tìm ra những
biện pháp tích cực trong công tác quản lý, áp dụng công tác quản lý của GVCN
vào nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và cả mũi nhọn trong trường THCS .
3. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác giáo viên chủ nhiệm với việc nâng cao chất lượng giáo dụctrong
trường THCS Đồng Cương .
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài: Các quyết định, chỉ thị
Phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến nội
dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp. Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, Luật
Giáo dục, Điều lệ trường Phổ thông, Kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục Vĩnh phúc
- Điều tra, khảo sát,phân tích
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Trường THCS Đồng Cương từ năm học 2008 đến 2014

PHẦN II. NỘI DUNG.
1. Vai trò của công tác chủ nhiệm trong nhà trường THCS.
- Chủ nhiệm lớp là một trong những hoạt động giáo dục chủ yếu trong nhà
trường phổ thông, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo
dục. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người thay mặt hiệu trưởng, trực tiếp triển

Phạm Hồng Hiệp
2
SKKN: Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục ở trường THCS Đồng Cương

khai những mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của nhà trường đến từng học sinh
trong lớp, đồng thời họ là người chịu trách nhiệm đánh giá học sinh. Có thể nói
người Giáo viên chủ nhiệm lớp là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng đến từng học
sinh để khuyến khích các em nỗ lực học tập, rèn luyện, kịp thời uốn nắn những
việc làm sai trái, vi phạm đạo đức của học sinh trong lớp mình phụ trách. Ngày
nay do ảnh hưởng của cơ chế thị trường và một số lý do khác, có nhiều Giáo
viên chủ nhiệm thiếu quan tâm đến công tác quản lý lớp, theo dõi đánh giá học
sinh một cách cảm tính, không tìm hiểu và nắm vững về học lực, đạo đức cũng
như hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của học sinh, tình cảm giữa giáo
viên chủ nhiệm lớp với học sinh không gắn bó.
- Để hoạt động chủ nhiệm lớp đạt được hiệu quả không chỉ cần có sự nỗ lực
của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm mà cần có sự quản lý, chỉ đạo của Ban giám
hiệu mà trực tiếp là của Hiệu trưởng nhà trường. Nếu Hiệu trưởng triển khai linh
hoạt và sáng tạo các biện pháp tổ chức, quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp sẽ góp
phần quyết định đến việc nâng cao hiệu quả của công tác này.Hiện nay, việc
quản lý công tác chủ nhiệm của Hiệu trưởng trong các nhà trường nói chung và
trường THCS nói riêng còn có những bất cập, hạn chế, chưa tạo ra động lực cho
đội ngũ GVCN nhiệt tình, say mê với công việc. Tình trạng bạo lực học đường
đã xảy ra không thể nói đó không phải là trách nhiệm của nhà trường, của

GVCN.
2.Thực trạng :
Từ nhiều năm nay, BGH nhà trường luôn quan, tập trung chú trọng đổi mới
Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nên công tác chủ nhiệm đã góp phần
không nhỏ trong việc đưa hiệu quả giáo dục của nhà trường có tiến bộ rõ rệt.
Nhà trường nhiều năm đạt danh hiệu tập thể Lao động Tiên Tiến cấp Huyện,
Lao động Xuất sắc cấp Tỉnh, chất lượng học sinh giỏi, đại trà cao, chất lượng thi
vào THPT đứng ở tốp đầu Huyện, tốp 20/147 trường của tỉnh.
Năm học 2013 – 2014 nhà trường có tổng số giáo viên cán bộ công nhân
viên là 43 với tổng số 513 học sinh, chia làm 12 lớp học, mỗi khối có 3 lớp. Có

Phạm Hồng Hiệp
3
SKKN: Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục ở trường THCS Đồng Cương

12 phòng học; 4 phòng bộ môn, nhà điều hành khang trang mới được xây thêm
các phòng như thiết bị, thư viện, văn thư, kế toán, công đoàn, bảo vệ, tổ chuyên
môn
* Về giáo viên:Đội ngũ giáo viên, giáo viên chủ nhiệm trẻ, khỏe, nhiệt
tình, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có năng lực làm giáo viên chủ
nhiệm. Trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu giáo dục
Điều kiện công tác cơ bản thuận lợi, yên tâm công tác. 50% là người địa
phương
- Tổng số CB, GV,NV trước năm học 2013 – 2014:40. Hiện nay: 43
- Tổng số đảng viên trước năm học 2013 – 2014: 23 Hiện nay: 26
- Tổng số cán bộ quản lý trước năm 2013 – 2014 là: 2; hiện nay: 2
- Trình độ chuyên môn trước năm học 2013 – 2014 ( kể cả cán bộ quản
lý)
Chưa đạt chuẩn: 01 ( giáo viên Mĩ thuật).

Hiện nay: Đạt trên chuẩn 33 = 76,7% . Đạt chuẩn: 9 = 20,9%
Chưa đạt chuẩn 1 = 2,3%
- Trình độ lý luận: Trung cấp 3 = 6,8%
- Nghiệp vụ sư phạm: Xếp loại khá giỏi: 40 = 93,0%
Xếp loại trung bình 03 = 7,0%
- Năng lực quản lý: Xếp loại khá giỏi : 02
- Cơ cấu đào tạo giáo viên hợp lý, được bố trí giảng dạy đúng chuyên môn
đào tạo. Giáo viên chủ nhiệm 12, có năng lực quản lý học sinh.
+ Tổng số giáo viên so với định biên:
Trước năm học 2013-2014 tỉ lệ giáo viên trên lớp 2,75
năm học 2013 – 2014 tỉ lệ giáo viên trên lớp 3,08

Phạm Hồng Hiệp
4
SKKN: Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục ở trường THCS Đồng Cương

*Về học sinh:
Học sinh có nề nếp tốt, có ý thức rèn luyện và học tập, ngoan, có khả
năng hoạt động tập thể tốt, chưa có học sinh mắc vào tai tệ nạn xã hội.
Tổng số lớp: 12 trong đó:Khối 6: 3.Khối 7: 3 Khối 8: 3Khối 9: 3
Tổng số học sinh: 04 trong đó nữ 277 = 54%.Tỉ lệ học sinh trên lớp:
42,75
*Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất được tăng cường có nhiều thuận lợi
cho công tác dạy và học và công tác hoạt động giáo dục khác.Xã hội hóa giáo
dục phát triển mạnh. Tuy nhiên cơ sở vật chất đang tiếp tục hoàn thiện theo đề
án chuẩn quốc gia giai đoạn một một số hạng mục đang được đề nghị triển khai
xây dựng các phòng chức năng: nhạc, lap, mở rộng khuôn viên do đó một
phần làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện.
TS Phòng học: 12. Phòng bộ môn: 04 ( Hóa 1; Lý 1; Sinh 1; Tin 1)

Bàn ghế 2 chỗ ngồi: 264 bộ
Thiết bị dạy học: đủ cho việc tổ chức dạy và học
Phòng điều hành 01 Phòng y tế 01
Thư viện 01 Kho hóa chất 01
Phòng truyền thống 01 Kho chứa thiết bị 01
Phòng công đoàn 01 Phòng đoàn thanh niên 01
*Những thuận lợi:
+ Tập thể trường đoàn kết, nhất trí cao. Từ Ban giám Hiệu nhà trường, các
đồng chí lãnh đạo đoàn thể đến giáo viên đều nhận thức rõ vai trò của công tác
chủ nhiệm lớp, đối với việc thực hiện nhiệm vụ năm học và nâng cao chất lượng
giáo dục của nhà trường. Đặc biệt là việc hình thành nhân cách cho học sinh sau
này.

Phạm Hồng Hiệp
5
SKKN: Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục ở trường THCS Đồng Cương

+ Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có năng lực trình độ chuyên môn khá giỏi,
được học sinh tin tưởng. Có năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khóa, quản lý
lớp học. Có tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm, bám lớp vì học sinh. Đồng thời đội
ngũ giáo viên chủ nhiệm cũng có khả năng ứng sử sư phạm khéo léo.
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp nắm vững kế hoạch hoạt động do Ban Giám Hiệu
chỉ đạo. Thực hiện nghiêm túc sáng tạo, linh hoạt phù hợp với từng khối, lớp.
+ Các đoàn thể trong nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với
công tác chủ nhiệm lớp như: Chi đoàn Thanh niên, Liên đội thiếu niên. Để vừa
làm tốt công tác quản lý, giáo dục học sinh vừa tạo không khí hoạt động tập thể
vui, có hiệu quả.
+ Giáo viên chủ nhiệm cùng giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh có sự
quan hệ chặt chẽ, thường xuyên trao đổi nắm bắt thông tin, kiểm tra đánh giá,

uốn nắn điều chỉnh kịp thời.
+ Có những chính sách động viên, khuyến khích, rút kinh nghiệm, uốn nắn,
giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm, khen thưởng đối với giáo viên có lớp
chuyên môn đạt kết quả tốt.
* Những khó khăn:
+ Một số giáo viên chủ nhiệm chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của
mình trong công tác chủ nhiệm lớp.
+ Việc giải quyết mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh đôi khi
còn chưa thấu đáo, sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh
còn lỏng lẻo.
+ Quản lý nề nếp, đánh giá xếp loại hạnh kiểm cũng như hồ sơ chủ nhiệm
đôi lúc, đôi chỗ chưa thật chặt chẽ.
+ Việc bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm về mọi mặt còn có hạn chế.
3. Những biện pháp thực hiện:

Phạm Hồng Hiệp
6
SKKN: Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục ở trường THCS Đồng Cương

- Xây dựng nhận thức đúng đắn cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm về vai trò
công tác chủ nhiệm trong trường học. Nhà trường có sự quan tâm bồi dưỡng cả
về nhận thức và nghiệp vụ công tác chủ nhiệm cho đội ngũ giáo viên.
Nhà trường có xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, chỉ đạo trực tiếp công
khai, triển khai thực hiện nghiêm túc, có kiểm tra đánh giá, điều chỉnh, uốn nắn
nếu có sai sót.
Chỉ đạo sát sao sự phối hợp giữa công tác chủ nhiệm với các tổ chức đoàn
thể, các mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, với học
sinh, với xã hội.
Việc xếp loại hạnh kiểm học sinh đánh giá trên nhiều mặt, phân tích sâu kĩ

tới từng học sinh.
Quan tâm, động viên , khích lệ sâu sát từng hoạt động công tác của giáo vien
chủ nhiệm, tới từng học sinh
4. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn:
- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nhận thức đúng đắn cho giáo viên về
vai trò, trách nhiệm cũng như những ý nghĩa của công tác chủ nhiệm đối với
việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nắm vững phương pháp quản
lý, nghiệp vụ quản lý, cách xử lý các tình huống trong công tác chủ nhiệm. Bồi
dưỡng nâng cao năng lực làm giáo viên chủ nhiệm lớp để công tác chủ nhiệm
có hiệu quả trong việc quản lý nề nếp, kỷ luật, hướng dẫn học sinh thực hiện tốt
nhiệm vụ giáo dục đạo đức, học tập tránh xa những hành vi tiêu cực.
- Phân công cụ thể nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm, mở lớp tập huấn thời
gian ngắn buổi chuyên đề trao đổi kinh nghiệm công tác chủ nhiệm.Tổ chức
chuyên đề phương pháp xây dựng tinh thần tự quản cho học sinh lớp chủ nhiệm
cách xử lý các tình huống.

Phạm Hồng Hiệp
7
SKKN: Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục ở trường THCS Đồng Cương

- Xây dựng kế hoạch phân công công tác chủ nhiệm trên cơ sở năng lực, trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tình hình đối tượng học sinh lớp chưa phù hợp để
phát huy hết khả năng quản lý của giáo viên chủ nhiệm
+ Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn, giao nhiệm vụ cụ
thể cho giáo viên chủ nhiệm từng khối lớp. Kiểm tra thường xuyên việc thực
hiện các nhiệm vụ đã giao. Có tiêu chuẩn, thang điểm theo dõi đánh giá các hoạt
động của giáo viên chủ nhiệm, của lớp chủ nhiệm.
+ Thường xuyên nắm bắt trao đổi tình hình của công tác chủ nhiệm lớp về

các mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh, với học sinh, với giáo
viên chủ nhiệm khác trong trường để cùng giải quyết những tình huống khó.
Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp thông qua Sổ liên lạc điện tử và
phòng tư vấn tâm lý học đường.
+ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giáo viên chủ nhiệm ở các mặt
quản lý lớp: Hồ sơ; các mặt thi đua của tập thể lớp; học sinh ,chủ nhiệm. Trên cơ
sở những kế hoạch hoạt động, quản lý, tiêu chuẩn, đánh giá đã được công khai,
thống nhất trong tập thể HĐSP. Trên bản tự đánh giá của từng GV, kết quả cụ
thể từng nội dung đã kiểm tra. Có những phần điểm khuyến khích cho những
hoạt động, phong trào công tác trọng tâm để đảm bảo động viên khích lệ giáo
viên chủ nhiệm nhưng cũng đảm bảo sự công bằng chính xác, khách quan.
+ Thường xuyên động viên khích lệ giáo viên chủ nhiệm có tinh thần trách
nhiệm cao, hiệu quả công việc tốt trong các tháng, đợt thi đua, ngày lễ lớn bằng
vật chất và tinh thần. Đồng thời chỉ rõ, chỉ cụ thể, chính xác những thiếu sót và
định hướng khắc phục cho giáo viên chủ nhiệm chưa làm tốt. Động viên khen
thưởng với những giáo viên chủ nhiệm giỏi thực hiện tốt công tác chủ nhiệm
lớp. Xã hội hóa giáo dục, kêu gọi vận động từ hội khuyến học, nhà hảo tâm.
Tuyên truyền vận động tới các tổ chức, đoàn thể xã hội để thấy được việc động
viên khen thưởng công tác chủ nhiệm lớp thực sự có ý nghĩa đem lại hiệu quả
cao cho kết quả quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.

Phạm Hồng Hiệp
8
SKKN: Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục ở trường THCS Đồng Cương

+ Phân tích, đánh giá chính xác đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, quản lý sử
dụng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đúng năng lực, đúng sở trường: giáo viên chủ
nhiệm phát huy được tính tự lập sáng tạo với lớp chủ nhiệm là lớp A1, giáo viên
chủ nhiệm có khả năng cảm hóa, thuyết phục với học sinh ở lớp A3. Bồi dưỡng

thêm cho giáo viên chủ nhiệm về cách xử lý các tình huống xảy ra trong công
tác chủ nhiệm: Trao đổi kinh nghiệm hay Ban giám hiệu cùng giáo viên chủ
nhiệm khác có kinh nghiệm giúp đỡ giải quyết các vấn đề.
5. Kết quả thực hiện:
CÁC DANH HIỆU THI ĐUA CỦA NHÀ TRƯỜNG
ĐẠT ĐƯỢC TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY
Năm học Chi bộ Nhà trường Công đoàn Liên Đội SLCST
Đ Tỉnh
Huyện
2005-2006 TSVM LĐTT Cấp Huyện LĐLĐ Huyện khen Huyện Đoàn khen 2
2006-2007 TSVM LĐTT Cấp Huyện LĐLĐ Huyện khen Huyện Đoàn khen 2
2007-2008 TSVM LĐTT Cấp Huyện LĐLĐ Huyện khen Huyện Đoàn khen 2
2008-2009 TSVM LĐTT Cấp Huyện LĐLĐ Huyện khen Huyện Đoàn khen 5
2009-2010 TSVM LĐXS Cấp Tỉnh LĐLĐ Tỉnh khen Tỉnh Đoàn khen 7
2010-2011 TSVM LĐXS Cấp Tỉnh LĐLĐ Tỉnh khen Tỉnh Đoàn khen 6
2011-2012 TSVM LĐXS Cấp Tỉnh LĐLĐ Tỉnh khen Tỉnh Đoàn khen 8
2012-2013 TSVM LĐXS Cấp Tỉnh LĐLĐ Tỉnh khen Tỉnh Đoàn khen 21

Phạm Hồng Hiệp
9
SKKN: Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục ở trường THCS Đồng Cương

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN
CỦA HỌC SINH TRONG NĂM NĂM GẦN ĐÂY
XẾP LOẠI HAI MẶT HỌC SINH THCS NĂM HỌC 2009-2010
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS ĐỒNG CƯƠNG
TT Lớp
Số
lớp

T.
Số
HS
Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL
1 6 3
12
2
11
4
93,
4
8 6,6 8 6,6 57
46,
7
53
43,
4
4
2 7 3
13
4
12
2
91,
0
12 9,0 8 6,0 66
49,
3

57
42,
5
3
3 8 4
13
8
11
8
85,
5
19
13,
8
1
0,
7
9 6,5 67
48,
6
59
42,
4
3
4 9 4
14
5
13
7
94,

5
8 5,5 17
11,
7
77
53,
1
51
35,
2

Cộng 14
53
9
49
1
91,
1
47 8,7 1
0,
2
42 7,8 267
49,
5
22
0
40,
8
10
XẾP LOẠI HAI MẶT HỌC SINH THCS NĂM HỌC 2010-2011

ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS ĐỒNG CƯƠNG
tt Lớp
Số
lớp
T.
Số
HS
Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
S
L
%
S
L
%
1 6 3
120 111 93,3 9 6,7 7 5,8 81 67,6 31 25,8 1 0,8

2 7 3
12
4
113
91,1
11
8,9


11
9,6

64
51,6
49
39,5




Phạm Hồng Hiệp
10
SKKN: Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục ở trường THCS Đồng Cương

3 8 4
136
124
91,2
12
8,8


13
9,6
60
44,1
62
45,6
1
0,6


4 9 4
135 122 90,4 13 9,6 15 11,1 78 57,8 42 31,1

Cộng 14 515
47
0
91,3 45 8,7 46 8,9 283 55
18
4
35,7 2 0,4
XẾP LOẠI CẢ NĂM HỌC SINH THCS NĂM HỌC 2011-2012
tt Lớp
Số
lớp
T.
Số
HS
Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1 6 3 138 130 94.2 8 5.8 0.0 0.0 13 9.4 69 50.0 54 39.1 2 1.4 0.0
2 7 3 122 116 95.1 6 4.9 0.0 0.0 7 5.7 78 63.9 36 29.5 1 0.8 0.0
3 8 3 119 107 89.9 12 10.1 0.0 0.0 10 8.4 55 46.2 51 42.9 3 2.5 0.0
4 9 3
13
4
127 94.8 7 5.2 0.0 0.0 12 9.0 71 53.0 51 38.1 0 0.0 0.0
Cộng 12 513
48
0

93.6 33 6.4 0 0.0 0 0.0 42 8.2 273 53.2 192 37.4 6 1.2 0 0.0
XẾP LOẠI HAI MẶT HỌC SINH THCS
NĂM HỌC 2012 - 2013
TT Lớp
Số
lớp
T.
Số
HS
Hạnh kiểm (CN) Học lực (CN)
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1 6 3 124 118 95.16 6
4.8
4
0.00 0.00 19 15.32 54 43.55 50 40.32 1 0.81
2 7 3 139 130 93.53 9 6.47 0.00 0.00 11 7.91 67 48.20 58 41.73 3 2.16
3 8 3 121 110 90.91 11 9.09 0.00 0.00 4 3.31 60 49.59 56 46.28 1 0.83
4 9 3 117 115 98.29 2 1.71 0.00 0.00 15 12.82 54 46.15 48 41.03 0.00

Phạm Hồng Hiệp
11
SKKN: Quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục ở trường THCS Đồng Cương

Cộng 501
47
3
94.4
1

28 5.59 0 0.00 0 0.00 49 9.78 235 46.91 212 42.32 5 1.00
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
.1. Kết luận:
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt
trong hoàn cảnh thực tế chính trị xã hội. Hiện nay để đáp ứng được yêu cầu của
xã hội giáo dục càng phải đổi mới công tác quản lý để đào tạo nguồn nhân lực
cho đất nước. Với mục tiêu phát triển giáo dục một cách toàn diện đổi mới căn
bản toàn diện thì việc tăng cường chất lượng công tác giáo dục học sinh, tăng
cường vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp lại càng được coi trọng. Vì vậy việc
quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường đặc biệt là trường
THCS lại càng trở nên quan trọng, đòi hỏi sự đổi mới, sáng tạo và có hiệu quả
cao.
Xuất phát từ những kiến thức lý luận quản lý công tác của giáo viên chủ
nhiệm. Đồng thời trên cơ sở thực tiễn quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm
ở đơn vị trường THCS Đồng Cương, đã làm tôi nhận thấy rõ việc quản lý công
tác của giáo viên chủ nhiệm có những tác động rất lớn, đem lại hiệu quả cao cho
việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là trường THCS
chúng tôi.
Nếu được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của các lãnh đạo, chính quyền
địa phương, sự giúp đỡ phối hợp của các đoàn thể, ban ngành, Ban đại diện cha
mẹ học sinh thì chắc chăn công việc quản lý công tác của giáo viên chủ nhiệm,
tại trường THCS Đồng Cương sẽ gặt hái được nhiều thành công trong việc nâng
cao chất lượng giáo dục, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm học ở trường góp
phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của huyện và của ngành giáo dục nước nhà.
2. Kiến nghị:
* §èi víi Phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Yªn L¹c

Phạm Hồng Hiệp
12
SKKN: Qun lý cụng tỏc ca giỏo viờn ch nhim nhm nõng cao cht lng

giỏo dc trng THCS ng Cng

Tăng cờng chi phí hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên ch nhim, giỏo viờn ch
nhim gii, giáo viên cốt cán của ngành
Đầu t các thiết bị dạy dạy học, trang thiết bị có chất lợng hơn.
Mở nhiều lớp tập huấn bồi dỡng, hi tho về chuyên môn nghiệp vụ cho
đội ngũ quản lý và giáo viên v cụng tỏc ch nhim.
* Đối với hội khuyến học xã ng Cng
Cần tham mu tranh thủ sự ủng hộ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn
xã, sự đồng lòng ủng hộ của chính quyền địa phơng và nhân dân về công tác
khuyến học. Từ đó có sự động viên kịp thời tới thầy cô, giỏo viờn ch nhim
gii và học sinh có thành tích xuất sắc trong các năm học
Vnh Phỳc, ngy 01 thỏng 05 nm
2014
Phm Hng Hip

Phm Hng Hip
13

Phạm Hồng Hiệp
14

×