Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu tổ chức du lịch sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.24 KB, 12 trang )

Nghiên cứu tổ chức du lịch sự kiện của các
doanh nghiệp du lịch tại Hưng Yên


Bùi Thị Minh Hằng


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80
Người hướng dẫn : PGS.TS. Trần Đức Thanh
Năm bảo vệ: 2013
118 tr .
Abstract. Đã hệ thống hoá cơ sở lí luận về du lịch sự kiện như khái niệm, phân loại,
vai trò, đặc điểm, điều kiện và quy trình tổ chức du lịch sự kiện.Trình bày được thực
trạng hoạt động tổ chức du lịch sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hưng Yên,
phân tích, đánh giá quy trình tổ chức sự kiện của các doanh nghiệp du lịch.Đề xuất
được một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch sự kiện tại Hưng Yên.
Keywords.Du lịch; Du lịch sự kiện; Hưng Yên
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không
chỉ ở các nước phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Đánh giá được vai trò quan trọng của ngành du lịch, Đảng và nhà nước đã có những
chính sách cụ thể nhằm khuyến khích đầu tư phát triển du lịch. Nghị quyết Đại hội
Trung ương Đảng lần thứ IX và X đều khẳng định phát triển du lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Cùng với sự phát triển rộng rãi của ngành du lịch nói chung, các loại hình du
lịch ngày một phong phú, hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Một trong các loại hình có thể kể đến là du lịch sự kiện.Trong tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hoạt động tổ chức du lịch sự kiện đã không ngừng phát triển và đang
là mối quan tâm của xã hội. Hiện nay và trong những năm tới hoạt động du lịch sự


kiện càng mở rộng và trở thành một bộ phận văn hóa không thể thiếu được trong lĩnh
vực du lịch. Do đó nhu cầu tổ chức du lịch sự kiện rất phong phú, đa dạng, kinh tế văn
hóa xã hội càng phát triển nhu cầu tổ chức sự kiện càng lớn. Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức
(gia đình, cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp v.v…) đều có những sự kiện trong năm với
mục đích cụ thể phải được thực hiện. Đây thật sự đã trở thành thị trường lớn và ngày
càng phát triển ở nước ta đòi hỏi phải có sự thỏa mãn. So với quảng cáo, thị trường tổ
chức du lịch sự kiện có thể có quy mô nhu cầu lớn hơn nhiều, không những bao gồm
nhu cầu của các tổ chức xã hội, phi chính phủ, các doanh nghiệp mà còn bao gồm nhu
cầu của các gia đình, các cá nhân. Kinh tế xã hội càng phát triển, nhu cầu về tổ chức sự
kiện càng cao. Vì thế, du lịch sự kiện không những trở thành cái móc câu lợi nhuận mà
còn mang lại nhiều tác động tích cực cho nhiều quốc gia.
Ngoài việc thu hút nhiều khách đến nơi diễn ra sự kiện vào nhiều thời điểm
khác nhau, thúc đẩy nhu cầu du lịch của con người, du lịch sự kiện còn là phương thức
quảng bá hình ảnh đất nước, con người của quốc gia, địa phương tới du khách quốc tế.
Các doanh nghiệp cũng coi việc tổ chức các sự kiện là một chiến lược quan trọng góp
phần tạo dựng thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp. Ngoài ra, du lịch sự kiện
còn khai thác được nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương vào phục vụ du khách.
Là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, là thương cảng đô
hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài vào thời Trịnh- Nguyễn, Hưng Yên là một tỉnh
có bề dày các di tích lịch sử văn hóa. Hưng Yên có điều kiện địa lý thuận lợi có quốc
lộ số 5 chạy qua, nối Hà Nội - Hải Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh
tế Bắc bộ nên Hưng Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ.
Hiện nay Hưng Yên là một trong những tỉnh phát triển công nghiệp nhanh và mạnh
nhất của miền Bắc. Chính những yếu tố đó cũng tác động mạnh vào nhu cầu tổ chức sự
kiện, làm qui mô nhu cầu tăng cao hơn. Mỗi năm có tới hàng trăm sự kiện lớn nhỏ có
nhu cầu tổ chức. Đã có một số doanh nghiệp hoạt động tổ chức sự kiện mang tính
chuyên nghiệp để thỏa mãn nhu cầu đó. Tuy nhiên khả năng cung ứng hiện nay là có
hạn, hoạt động cung ứng tổ chức du lịch sự kiện chưa sôi động, chất lượng dịch vụ còn
thấp, chi phí cao và thiếu tính chuyên nghiệp.
Trong bối cảnh trên việc “Nghiên cứu tổ chức du lịch sự kiện của các doanh

nghiệp du lịch tại Hưng Yên” nhằm đưa những giải pháp cơ bản cho tổ chức du lịch
sự kiện tại Hưng Yên.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn “ Nghiên cứu tổ chức du lịch sự kiện của các
doanh nghiệp du lịch tại Hưng Yên” là nhằm tổ chức sự kiện một cách chuyên nghiệp
và hiệu quả hơn. Trên cơ sở này rút ra được những bài học kinh nghiệm, các giải pháp
nhằm nâng cao hơn nữa năng lực và hiệu quả của các doanh nghiệp trong quá trình tổ
chức các sự kiện ở Hưng Yên, trong bối cảnh tỉnh đang coi đây như một loại hình du
lịch có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch sự kiện.
- Phân tích thực trạng tổ chức sự kiện của các doanh nghiệp tại Hưng Yên.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả về việc tổ
chức các sự kiện của doanh nghiệp du lịch tại Hưng Yên.
3. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến du lịch sự
kiện nói chung. Tiêu biểu như Donald Getz (1991) “Festivals, special events and
Tourism”, Johnny Allen (2005) “Festival and Special event management”, Sarrivaara
Emmi, Klemm Paivi, Anttonen Roosa (2005) “Exploring event tourism strategies”,
Donald Getz (2008) “Tourism Management”, Donald Getz (2010) “Event tourism,
Pathways to competitive advantage”, Vukasin Susic, Dejan Dordevic (2011) “The
place and role of events in the tourist development of the Southwest Serbia Cluster”,
Glenn Bowdin, Johnny Allen, Rob Harris, Ian McDonnell, William O’Toole (2011)
“Events Management”.
Về du lịch sự kiện, có nhiều quan niệm khác nhau, theo quan niệm của các tác
giả Sarrivaara Emmi, Klemm Paivi, Anttonen Roosa “Du lịch sự kiện giống như phân
khúc thị trường bao gồm những người đi du lịch để tham dự các sự kiện hoặc những
người có thể được thúc đẩy để tham dự các sự kiện trong khi xa nhà” [49, tr.3]. Còn

theo các tác giả Vukasin Susic, DeJan Dordevic “Du lịch sự kiện là một trong những
sản phẩm du lịch hàng đầu thế giới với một giới hạn, tiềm năng, trong đó chủ yếu liên
quan với sự trưởng thành của nước sở tại trong việc lập kế hoạch sáng tạo và thực hiện
các sự kiện và biểu diễn thông qua quan hệ đối tác công-tư.” [52, tr.70]. Tuy nhiên các
quan niệm này còn chung chung mới phản ánh được bản chất của sự kiện đối với du
lịch.
Theo tác giả Donald Getz “Du lịch sự kiện là hệ thống lập kế hoạch, phát triển
và tiếp thị các sự kiện theo kế hoạch cũng như là các điểm thu hút khách du lịch và
mang lại lợi ích cho việc tiếp thị tại điểm đến, tạo nên hình ảnh và sự phát triển” [45, tr.3].
Đây là một khái niệm về du lịch sự kiện khá đầy đủ và rõ ràng phù hợp với nghiên cứu du
lịch sự kiện của các doanh nghiệp.
Về tổ chức du lịch sự kiện, theo các tác giả Sarrivaara Emmi, Klemm Paivi,
Anttonen Roosa tổ chức du lịch được thành lập ở các cấp độ không gian khác nhau từ
địa phương đến quốc tế tạo thành một hệ thống phân cấp của các mạng mà bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố môi trường rộng lớn hơn như bối cảnh chính trị xã hội và các đặc
điểm của du lịch trong nước [49, tr.6].
Theo tác giả Donald Getz tổ chức du lịch sự kiện có thể được thực hiện bởi các
văn phòng du lịch quốc gia, tổ chức tiếp thị điểm đến (Destination Marketing
Organization) hoặc tổ chức quản lý điểm đến (Destination Management Organization-
DMO) hiện tại [44, tr.13]. Còn theo Johnny Allen thì tổ chức sự kiện có thể là cơ quan
cụ thể, tổ chức tại nước chủ nhà hoặc các đội dự án trong các công ty được đặt trên các
sự kiện. [47, tr.18]. Các tác giả Glenn Bowdin, Rob Harris, Ian McDonnell, William
O’Toole cũng giống quan điểm về tổ chức sự kiện của Johnny Allen.
Về phân loại các sự kiện du lịch, theo tác giả Doanald Getz phân biệt là:
 Lễ hội văn hoá- lễ hội, các sự kiện tôn giáo, diễu hành, kỷ niệm lịch sử.
 Nghệ thuật và giải trí- các buổi hoà nhạc và các buổi biểu diễn công cộng
khác, triển lãm, lễ trao giải.
 Kinh tế thương mại- hội chợ, thị trường chứng khoán, hội chợ người tiêu
dùng, các bài thuyết trình, các cuộc họp, hội nghị, các sự kiện công khai, sự kiện từ
thiện.

 Sự kiện thể thao- chuyên nghiệp, nghiệp dư.
 Giáo dục và Khoa học- hội thảo, hội nghị, các sự kiện nghệ thuật trình diễn.
 Giải trí- trò chơi và thể thao để giải trí, giải trí.
 Chính trị và Chính phủ- lễ nhậm chức, hội nghị đầu tư, thăm VIP, các cuộc
họp, hội nghị.
 Sự kiện cá nhân- ngày kỷ niệm, họp mặt bên gia đình. [ 42, tr.31]
Cách phân loại này nhìn một cách tổng thể thì chung chung khó phân biệt. Khi
phân loại theo quy mô, kích cỡ thì cả Donald Getz và Johnny Allen đều thống nhất
phân loại là: Siêu sự kiện, sự kiện đánh dấu, sự kiện chính, sự kiện địa phương và cộng
đồng. Còn phân loại theo nội dung và hình thức là: lễ hội, sự kiện thể thao và các sự
kiện khác.
Về quy trình tổ chức sự kiện, theo các tác giả Glenn Bowdin, Johnny Allen,
Rob Harris, Ian McDonnell, William O’Toole gồm 9 bước sau: Lập kế hoạch và xác
định ngân sách; Tổ chức và thời gian sự kiện; Vị trí tổ chức sự kiện; Phương tiện giao
thông; Khách đến sự kiện; Yêu cầu đón tiếp; Xác định những quyết định quan trọng;
Thức ăn và đồ uống; Những vấn đề khác.
Nghiên cứu trong nước
Tổ chức sự kiện là một chuyên ngành mới ở Việt Nam nên tài liệu còn rất hạn
chế, một số tài liệu mới chỉ nghiên cứu về loại hình sự kiện (như Festival), còn về tổ
chức sự kiện mới chỉ có một vài công trình tiêu biểu như Lưu Văn Nghiêm (2009)
“Tổ chức sự kiện”, Cao Đức Hải (2011) Quản lý lễ hội và sự kiện.
Theo tác giả Lưu Văn Nghiêm “Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm sự
kết hợp các hoạt động lao động với các tư liệu lao động cùng với việc sử dụng máy
móc thiết bị, công cụ lao động thực hiện các dịch vụ đảm bảo toàn bộ các công việc
chuẩn bị và các hoạt động sự kiện cụ thể nào đó trong một thời gian và không gian cụ
thể nhằm chuyển tới đối tượng tham dự sự kiện những thông điệp truyền thông theo
yêu cầu của chủ sở hữu sự kiện và thoả mãn nhu cầu của khách tham dự sự kiện”. [9,
tr. 9]
Về quy trình tổ chức sự kiện theo tác giả Lưu Văn Nghiêm (2009) gồm 10
bước sau: Xác định mục tiêu, mục đích của tổ chức sự kiện; Dự toán ngân sách tổ

chức sự kiện và lập kế hoạch tổ chức sự kiện; Tính toán thời gian; Danh sách khách
mời; Địa điểm tổ chức sự kiện; Tổ chức đưa đón khách; Khách tới sự kiện; Không gian
thực hiện sự kiện; Tổ chức ăn uống trong sự kiện; Những vấn đề quan tâm khác.
Theo tác giả Lương Hồng Quang, quy trình tổ chức sự kiện gồm lập kế hoạch,
thực hiện, báo cáo sau sự kiện và phương pháp đề án sự kiện
Theo tác giả Cao Đức Hải “ Tổ chức lễ hội và sự kiện được hiểu như sự huy
động- sự tổ chức và điều hành các nguồn lực nhằm tạo ra một sản phẩm lễ hội và sự
kiện đáp ứng các mục tiêu đã xác định trước của tổ chức có tư cách pháp nhân sở hữu
sự kiện.” [5, tr.19]. Theo tác giả Cao Đức Hải, quy trình tổ chức lễ hội và sự kiên
gồm: Định hình sự kiện; Lập kế hoạch tổ chức sự kiện; Dàn dựng sự kiện; Kết thúc sự
kiện.
Nhìn chung các công trình chuyên khảo trên chưa nghiên cứu về tổ chức du lịch
sự kiện của các tỉnh một cách toàn diện và hệ thống. Do đó việc tiếp cận tổ chức du
lịch sự kiện của các tỉnh là rất quan trọng và cần thiết và có ý nghĩa không chỉ đối với
Hưng Yên mà có thể áp dụng với các tỉnh khác trong cả nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động tổ chức du lịch sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hưng
Yên.


4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung chủ yếu nghiên cứu việc tổ chức sự
kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hưng Yên.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa vào cách tiếp cận truyền thống, trong đó coi du lịch
sự kiện là một thành phần hoạt động du lịch chung của một tỉnh, phụ thuộc vào các
điều kiện phát triển kinh tế xã hội, phát triển du lịch. Du lịch sự kiện có thể là bước đột
phá để du lịch Hưng Yên phát triển, dựa trên tiềm năng kinh tế, văn hoá, xã hội ở tỉnh

Hưng Yên.
Phương pháp phân tích: Phương pháp này có tác dụng trong nghiên cứu tiếp cận
tổ chức sự kiện. Các hoạt động sự kiện được phân tích chi tiết, các hoạt động trong
công tác chuẩn bị và trong thời gian thực hiện sự kiện đều được phân tích đánh giá kỹ
để có được những quyết định giới hạn về thời gian, quy mô và ngân sách cho các hoạt
động đó.
Phương pháp tổng hợp: Hoạt động sự kiện còn sử dụng phương pháp khái quát
tổng hợp. Phương pháp này đòi hỏi phải khái quát từ hiện tượng bề ngoài để đi đến cái
chung, cái bản chất của sự vật hiện tượng, khái quát những hiện tượng riêng biệt thành
cái chung cái phổ biến tổng hợp chúng, phát hiện tính quy luật của hiện tượng sự vật.
Phương pháp liên hệ thực tế: Trong quá trình nghiên cứu tổ chức sự kiện tác giả
tăng cường liên hệ với thực tế. Với thực tế đó đối chiếu so sánh từ đó tiến hành phân
tích đánh giá, vạch ra những nguyên nhân những điểm khác nhau. Liên hệ với thực tế
để tiếp cận các nội dung khoa học nhanh hơn với những phương pháp sáng tạo hơn.
Ngoài ra luận văn còn đề cập đến một số phương pháp có thể sử dụng trong
nghiên cứu tổ chức sự kiện như: phương pháp thống kê, so sánh.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1. Cở sở lý luận về tổ chức du lịch sự kiện
Chương 2. Thực trạng tổ chức sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hưng Yên
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ sự kiện của các doanh
nghiệp du lịch tại Hưng Yên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Bùi Thị Hải Yến (2009), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Bùi Thiết (1996), Từ điển hội lễ Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hoá.
3. Cao Đức Hải (2000), “Suy nghĩ về việc phát triển lễ hội dân gian trở thành ngày
hội văn hoá- du lịch ở địa phương”, Tạp chí văn hoá nghệ thuật, số 190, tháng 2.

4. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển Du lịch, Giáo trình
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.
5. Cao Đức Hải (2011), Quản lý lễ hội và sự kiện, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội.
6. Đặng Đình Đào (2011), Dịch vụ Losistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập
quốc tế, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Đinh Thị Thư (2005), Giáo trình Kinh tế du lịch khách sạn, Nhà xuất bản Hà Nội.
8. Lê Thị Tuyết Mai (2010), Du lịch lễ hội Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.
9. Lưu Văn Nghiêm (2009), Tổ chức sự kiện, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
10. Lương Hồng Quang, Bài báo “Festival và lễ hội truyền thống” cập nhật lúc
14h10, Chủ nhật, 17/7/2011.
11. Lương Hồng Quang (2007-2008), Báo cáo đánh giá Festival Huế: Câu chuyện hội
nhập và phát triển văn hoá (Các đánh giá chính sách và định hình mô hình tổ chức
gắn với hội nhập và phát triển)
12. Lưu Văn Giản (1997), Quản trị marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Lao động, Hà
Nội.
13. Nguyễn Công Bình (2008), Quản lý chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Thống kê Hà
Nội.
14. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Báo cáo Du lịch văn hoá vùng đồng bằng sông Hồng,
một số vấn đề cấp bách đang đặt ra.
15. Nguyễn Trọng Đặng- Nguyễn Doãn Thị Liễu- Vũ Đức Minh- Trần Thị Phùng
(2000), Quản Trị doanh nghiệp khách sạn du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.
s
16. Nguyễn Văn Dung (2009), Marketing du lịch, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải,
thành phố Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2009), Kinh tế du lịch, Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế Quốc dân.
18. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Hương Lan (2008), Quản trị kinh doanh khách

sạn, Nhà xuất bản Đại học King tế Quốc dân, Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hoà (2008), Giáo trình Marketing du lịch,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
20. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội.
21. Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Đình Hoà (2008), Marketing du lịch, Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế quốc dân.
22. Phạm Thị Thanh Bình (2009), Phát triền dịch vụ Hậu cần trong tiến trình hình
thành cộng đồng kinh tế ASEAN, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới Hà Nội.
23. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá 11, kỳ họp thứ 7 (2008), Luật Du lịch
năm 2005, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội.
24. Quyết định số 175/2011/QĐ-TTg, ngày 27-1-2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến
năm 2020.
25. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên (2012), Thống kê doanh nghiệp kinh doanh du
lịch năm 2012.
26. Sở Văn hoá Hải Hưng (1993), Kỷ yếu hội thảo phố Hiến.
27. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hưng Yên (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động du
lịch Tỉnh năm 2010, phương hướng nhiệm vụ phát triển du lịch năm 2011.
28. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hưng Yên (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động du
lịch Tỉnh năm 2011, phương hướng nhiệm vụ phát triển du lịch năm 2012
29. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hưng Yên (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động du
lịch Tỉnh năm 2012, phương hướng nhiệm vụ phát triển du lịch năm 2013.
30. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn Khoa học Du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội.
31. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nhà xuất bản Văn hoá Thông
tin, Hà Nội.
32. Trần Nữ Ngọc Anh (2000), Tập bài giảng Marketing chiến luwowcjttrong kinh
doanh du lịch và khách sạn, Khoa du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội.
33. Trịnh Xuân Dũng (2005), Quản trị kinh doanh khách sạn, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nội.
34. Tỉnh uỷ Hưng Yên (2011), Nghị quyết số 217/NQ-HDND điều chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
35. Tổng cục Du lịch Việt Nam (1998), Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách
sạn, Tập 1, Hà Nội.
36. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2006), Hướng đến những kinh nghiệm tốt nhất trong
tiếp thị và quảng bá ngành du lịch, Kỷ yếu hội thảo tháng 12, Hà Nội.
37. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
38. Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp Hưng Yên (2012), Tổng hợp
báo cáo hoạt động du lịch từ năm 2010-2012.
39. Viện nghiên cứu phát triển Du lịch (2005), Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy đẩy
mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường quốc
tế trọng điểm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
Tiếng Anh:
40. Briggs S (2001), Successful Tourism Marketing, Kogan, Pape Ltd., London- UK.
41. Donald Getz (1991), Festivals, Special event and Tourism, Van Nostrand
Reinhold, New York, USA.
42. Donald Getz (1996), Event Tourism, New York, USA
43. Donald Getz (2005), Event Management and Event Tourism (2
nd
edn), New York,
USA.
44. Donald Getz (2008), Tourism Management, New York, USA.
45. Donal Getz (2010), Event Tourism: Pathways to competitive advantage, New
York, USA.
46. Glemm Bowdin, Johnny Allen, Rob Harris, Iam Mc Donnell, William O’Toole
(2011), Event Management (5
th
edn), Wiley, Australia.

47. Johnny Allen (2005), Festival and Special Event Management (3
rd
edn), Wiley
Australia.
48. Lawton, L & Weaver, D (2005), Tourism Management, 3rd edn., John Wiley &
Sons, Australia.
49. Sarrivaara Emmi, Klemm Paivi, Anttonen Roosa (2005), Exploring event tourism
strategies- a case study of four Nordic Tourism Organization, Goteborg University,
school of Business, Economic and Law.
50. Steven P. (2008), Destination Marketing , Elsevier Inc. (1
st
edn), San Diego, USA.
51. Victor T.C Middleton (1994), Marketing in travel & tourism (2
nd
edn), Linarcre
House, Jordon Hill, Offord, UK.
52. Vukasin Susic Dejan Dordevic (2011), The place and Role of events in the tourist
development of the Sothwest Serbia Cluster, faculty of economics university of Nis
Serbia.
Một số trang web il:
1. www.kinhbac.vn/tochucsukien
2. tochucsukien.org.vn/
3. sukienrongviet.vn/dich-vu-chinh/to-chuc-su-kien.html
4. www.tochucsukien.com/
5. www.tochucsukienvip.com/
6. vietnamnhankiet.com/to-chuc-su-kien.html
7. www.nguyendinh.com.vn/To-Chuc-Su-Kien
8. www.eventcenter.com.vn/to-chuc-su-kien
quangcaothanhha.com.vn/tổ-chức-sự-kiện

×