Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành may ở Thành phố Hồ Chí Minh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.94 KB, 23 trang )

- 5 -

CHƯƠNG 2
CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN
Chương hai gồm có 4 phần. Phần đầu trình bày lý thuyết về năng suất, các khía
cạnh, tầm quan trọng của năng suất và nâng cao năng suất; các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất và cách đo lường năng suất trong DN. Phần thứ hai tóm
tắt các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây có liên quan và những điều
học hỏi được từ các nghiên cứu này. Phần thứ ba giới thiệu về DN vừa & nhỏ.
Phần cuối cùng trình bày những đặc điểm sản xuất và hiện trạng năng suất của
ngành may.
2.1. LÝ THUYẾT VỀ NĂNG SUẤT.
2.1.1. Năng suất là gì?
Nhà kinh tế học Adam Smith là tác giả đầu tiên đưa ra thuật ngữ năng suất
(Productivity) trong một bài báo bàn về vấn đề hiệu quả sản xuất phụ thuộc vào
số lượng lao động và khả năng sản xuất vào năm 1776.
Hiểu một cách đơn giản năng suất là tỉ số giữa đầu ra và đầu vào. Đầu ra, đầu
vào được diễn giải khác nhau theo sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội
[26].
Cho đến nay nhiều người vẫn hiểu năng suất đồng nghóa với năng suất lao động.
Nhưng thực tế, ý nghóa của năng suất mang tính toàn diện hơn nhiều. Năng suất
không còn bó hẹp trong phạm vi làm ra bao nhiêu sản phẩm trên một đơn vò thời
gian, mà năng suất gắn liền với thò trường, với cạnh tranh và vì vậy sẽ song
hành với yếu tố chất lượng.
Sau đây trình bày một số đònh nghóa về năng suất. Theo Mohanty & Yadav
(1994) [20], năng suất được đònh nghóa đơn giản là tỉ số giữa đầu ra (các sản
phẩm hay dòch vụ) và đầu vào (vốn, lao động, nguyên vật liệu, năng lượng và
các đầu vào khác). Theo Smith (1995) [20], đònh nghóa về năng suất bao gồm lợi
nhuận, hiệu suất (efficiency), hiệu quả (effectiveness), giá trò, chất lượng, đổi
mới và chất lượng cuộc sống. Theo Ross Chapman & Khleef Al - Khawaldeh
(2002) [20], năng suất còn được xem là tạo ra và cung cấp các sản phẩm và dòch


CHƯƠNG 2
- 6 -

vụ bằng cách sử dụng tối thiểu mọi nguồn lực - cả con người và vật chất - nhằm
đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, cải thiện chất lượng sống của con người
và tránh gây tổn hại cho môi trường. Năng suất được thực hiện thông qua nỗ lực
của con người trong một bối cảnh văn hóa xã hội nhất đònh.
)khácphíchiCácgNănglượn
trườngmôivệbảophíChiliệuvậtNguyênVốnđộngLao(
rầu
suấtNăng
++
+++
=
Theo Han. F. Leong D. (1996) [7], trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, khi thò
trường của người sản xuất đã chuyển sang thò trường của người tiêu dùng. Người
tiêu dùng đang có những điều kiện thuận lợi để so sánh và lựa chọn. Các nhà
cung cấp thì đang tranh nhau thò phần thông qua các thủ thuật về giá cả, việc đổi
mới sản phẩm liên tục và tiếp thò thì quan điểm về năng suất cũng có đònh
hướng mới. Ngoài hiệu suất (efficiency), năng suất còn nhấn mạnh đến khía
cạnh hiệu quả (effectiveness).

suấtHiệuquảHiệu
vàầu
rầu
suấtNăng ++=
Trong đó:
 Đầu ra là các sản phẩm/ dòch vụ (giá trò / kết quả làm được).
 Đầu vào bao gồm vốn, lao động, nguyên vật liệu, năng lượng, thời gian...
 Hiệu quả: tạo ra các kết quả mong muốn, sản xuất ra sản phẩm/ dòch vụ

mà khách hàng cần, có chất lượng cao và đúng hạn (làm đúng việc).
 Hiệu suất: cho biết kết quả được hoàn thành tốt như thế nào, nghóa là sản
xuất một sản phẩm / dòch vụ đạt chất lượng một cách tốt nhất có thể được
với thời gian và chi phí thấp nhất (làm việc một cách đúng đắn).
Trong các đònh nghóa trên, hiện nay đònh nghóa của Flora Han Debbie Leong
(1996) được nhiều người chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất.
Ngoài ra, có nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến năng suất của các tác giả
được đề cập sau đây:
Năng suất và cạnh tranh.
Theo Michael Porter (1990) [15], "Khái niệm có ý nghóa duy nhất của cạnh
tranh ở mức quốc gia là năng suất quốc gia. Năng suất phụ thuộc cả vào chất
CHƯƠNG 2
- 7 -

lượng lẫn những đặc điểm của các sản phẩm và hiệu suất mà ở mức đó chúng
được sản xuất".
Năng suất - hiệu quả.
Theo Tổ chức Năng suất Châu Á (Asean Productivity Organization - APO),
"Năng suất không còn được xem như một khái niệm chỉ liên quan đến hợp lý
hóa hay hiệu suất. Nó đi xa hơn nữa, chuyển tải một mong muốn chấp nhận và
tạo ra sự thay đổi. Năng suất là một thái độ tư duy dựa trên niềm tin vào sự tiến
bộ liên tục. Hiệu suất nghóa là làm mọi việc một cách đúng đắn. Hiệu quả là
đònh hướng vào mục tiêu, làm đúng mọi việc một cách tốt hơn. Chẳng có ích lợi
gì khi sản xuất con ngựa kéo xe một cách có hiệu suất nhưng lại không có thò
trường".
Năng suất - giá trò gia tăng.
Theo S. K. Chan (1995) [21], "Ngày nay năng suất được xem là giá trò gia tăng
cộng thêm vào tối ưu hóa. Theo nghóa đó, năng suất có thể được cải thiện bằng
cách nâng cao hàm lượng giá trò gia tăng của các sản phẩm và dòch vụ hay giảm
chi phí sản xuất hoặc cả hai. Trong nền kinh tế thò trường, giá trò được đònh

nghóa bởi khách hàng chứ không phải bởi chính phủ. Chính sự tập trung vào
khách hàng liên kết năng suất với TQM và tái lập quá trình. Năng suất là một
khái niệm tổng thể liên quan đến những yếu tố chủ yếu của cạnh tranh: đổi mới,
chi phí, chất lượng và giao hàng đúng hạn"
Năng suất và những mục tiêu của xã hội.
Năng suất tạo ra giá trò gia tăng thông qua hình thành và áp dụng tri thức để làm
ra sản phẩm thỏa mãn người sử dụng nhưng cũng phải phù hợp với những mục
tiêu xã hội, kinh tế và môi trường của xã hội [25].
Năng suất và tăng trưởng năng suất.
Theo Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ [7], "Nguyên nhân gốc rễ của
trì trệ kinh tế và xói mòn tính cạnh tranh có thể được tóm tắt bởi cụm từ: năng
suất thấp. Giải pháp để duy trì một tiêu chuẩn sống nâng cao không ngừng
cũng có thể tóm tắt trong cụm từ: cải tiến năng suất".
Năng suất lao động chân tay và lao động tri thức.
CHƯƠNG 2
- 8 -

Theo Peter F. Drucker (2003) [17], "Sự đóng góp quan trọng nhất và thực sự
độc đáo của lónh vực quản lý trong thế kỷ XX là việc tăng năng suất lao động
chân tay trong sản xuất lên 50 lần. Tương tự như vậy, sự đóng góp quan trọng
nhất của lónh vực quản lý cần làm được trong thế kỷ XXI sẽ là việc nâng cao
năng suất lao động các công việc tri thức và năng suất lao động của người lao
động tri thức. Tài sản có giá trò nhất của một công ty ở thế kỷ XX là thiết bò sản
xuất. Còn tài sản có giá trò nhất của một tổ chức ở thế kỷ XXI, bất kể là kinh
doanh hay phi kinh doanh, sẽ là người lao động tri thức và năng suất lao động
của họ... "
Năng suất theo cách tiếp cận mới - Hướng nhìn cho các DN Việt Nam.
Năng suất ở cấp DN được hiểu là phương pháp sản xuất hàng hóa/dòch vụ có
chất lượng và giá trò cao với chi phí thấp nhất có thể. Điều nầy cho phép DN
cung cấp hàng hóa/dòch vụ với giá cạnh tranh. Kết quả là nếu tiêu thụ tốt thì lợi

nhuận của DN sẽ tăng. Như vậy, năng suất hiện nay bao gồm những nội dung
sau:
- Đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
- Giảm đến mức tối thiểu các tác động xấu tới môi trường
- Thỏa mãn người lao động
- Hướng vào việc tạo ra giá trò cho khách hàng
- Làm đúng việc ngay từ đầu để giảm lãng phí trong sản xuất.
Đối với mỗi nhân viên , năng suất và hiệu quả kinh doanh của DN cũng có
nghóa là công việc ổn đònh hơn, nhiều cơ hội hơn, mức lương cao hơn và chất
lượng cuộc sống cũng sẽ tốt hơn.
2.1.2. Năng suất trong ngành may công nghiệp:
Năng suất là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào.
Đầu ra có thể tính bằng số sản phẩm mà xưởng may làm được.
Đầu vào có thể là:
 Số lượng công nhân trong xưởng may.
Năng suất =
nhâncônglượngSố
ralàmphẩmsảnlượngSố
CHƯƠNG 2
- 9 -

Đây là số lượng sản phẩm trung bình do một công nhân làm ra trong một đơn vò
thời gian nhất đònh. Giá trò này chính là năng suất lao động.
 Số lượng mét vải cần sử dụng.
Năng suất =
dụngsửcầnvảimétlượngSố
ralàmphẩmsảnlượngSố
Đây là số mét vải cần thiết để may một sản phẩm. Giá trò này có tên là năng
suất của nguyên liệu. Tăng năng suất nguyên liệu cho phép chúng ta may được
nhiều sản phẩm hơn từ một số lượng vải nhất đònh. Phương pháp giác sơ đồ được

sử dụng để tăng năng suất nguyên liệu, tức là làm giảm chi phí nguyên liệu.
Ngoài ra, hệ thống giác sơ đồ bằng máy tính làm giảm số công nhân cần thiết
cho việc giác sơ đồ, giảm thời gian chuẩn bò sản xuất.
 Diện tích mặt bằng.
Năng suất =
dụngsửcầnbằngmặttíchDiện
ralàmphẩmsảnlượngSố
Đây là diện tích mặt bằng cần để sản xuất ra một sản phẩm trong một đơn vò
thời gian. Giá trò này càng nhỏ thì chi phí cho mặt bằng càng thấp, do đó giá
thành sản phẩm cũng giảm xuống.
 Vốn đầu tư cơ bản.
Năng suất =
bảncơtưđầuvốnSố
ralàmphẩmsảnlượngSố
Đây là chi phí đầu tư cho trang thiết bò và nhà xưởng để sản xuất ra một sản
phẩm trong một đơn vò thời gian. Giá trò này càng nhỏ thì chi phí cho đầu tư cơ
bản càng ít và như vậy, chi phí cho lãi suất vốn vay và khấu hao tài sản cố đònh
càng nhỏ nên giá thành sản phẩm thấp hơn.
 Chi phí năng lượng, chi phí bảo vệ môi trường, các chi phí khác ...
Vì các sản phẩm khác nhau về giá trò, để tính năng suất trong trường hợp sản
xuất các sản phẩm may khác nhau ta quy số lượng sản phẩm làm ra thành giá trò
tính bằng tiền. Các giá trò tính bằng tiền có thể là doanh thu, lợi nhuận, giá trò
gia tăng ... Đối với ngành may chủ yếu là gia công thì giá trò gia tăng là đại
lượng đo hợp lý nhất, đó chính là giá trò mà DN làm ra được.
CHƯƠNG 2
- 10 -

Như vậy, năng suất trong ngành may có thể được đònh nghóa như sau:

HiệusuấtquảHiệu

Đầuvào
tănggiatròGiá
suấtNăng
++=
2.1.3. Tầm quan trọng của năng suất và nâng cao năng suất.
Năng suất rất được chú trọng ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở mỗi quốc gia
đều có những tổ chức, cơ quan nhà nước, chính phủ phụ trách xúc tiến phong
trào năng suất nhằm cải tiến và nâng cao năng suất. Không riêng ở từng quốc
gia, thế giới hiện nay cũng rất xem trọng vấn đề năng suất trong sản xuất. Tổ
chức năng suất Châu Á (APO) đã ra đời nhằm phục vụ cho các hoạt động tuyên
truyền, đào tạo, tư vấn về năng suất và các mục tiêu khác như giảm chi phí,
tăng mức sống và điều kiện làm việc của lực lượng lao động trong các DN.
Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong [7] đã phát biểu rằng: "Các ngành công
nghiệp đang được toàn cầu hóa nhiều hơn. Chúng ta đang tìm kiếm các quốc gia
có thể sản xuất hàng hóa với giá cả cạnh tranh cho thò trường thế giới. Do càng
ngày càng có nhiều nước nhận thức được điều này và cạnh tranh để nhận được
sự đầu tư, Singapore phải có năng suất cao hơn để lôi cuốn đầu tư. Thách đố là
ở chỗ phải tốt hơn các nước khác, sản xuất hàng hóa chất lượng tốt hơn và cung
ứng dòch vụ chất lượng tốt hơn".
Riêng ở Việt Nam, vấn đề năng suất trong sản xuất mới được quan tâm trong
thời gian gần đây với sự hình thành Trung tâm Năng suất Việt Nam(VPC). VPC
ra đời phục vụ cho việc cải tiến năng suất trong các DN Việt Nam, đặc biệt là
trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa.
Năng suất có ảnh hưởng lớn đến một số các yếu tố của một quốc gia như việc
thỏa thuận các hiệp ước quốc tế, hoà nhập vào xu hướng kinh tế, các thỏa thuận
song phương, sự phát triển công nghệ trên phương diện quốc tế. Bên trong DN,
năng suất làm ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, chất lượng sản phẩm, văn hóa tổ
chức, cách thức và phương pháp làm việc, tầm nhìn của lãnh đạo và mô hình
quản lý. Năng suất cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ gắn bó giữa
người lao động và DN, quyết đònh đến sự phát huy sáng kiến và phương pháp

làm việc của người lao động, sự hợp tác của khách hàng và nhà cung cấp.
2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất.
CHƯƠNG 2
- 11 -

Có rất nhiều các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài ảnh hưởng đến năng suất. Phần
sau đây trình bày 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng suất liên quan đến việc
quản lý, điều hành sản xuất bên trong DN đó là: sự quan tâm, hỗ trợ và quyết
tâm của quản lý cấp cao, chiến lược và mục tiêu của DN, tổ chức quản lý và hệ
thống sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, văn hóa DN.
Sự quan tâm, hỗ trợ và quyết tâm của quản lý cấp cao.
Theo Joyce M. Hoffman & Satish Mehra (1999) [9], sự thiếu quan tâm của quản
lý cấp cao được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của chương
trình cải tiến năng suất. Sự quan tâm của quản lý cấp cao là một thành phần cần
thiết trong các chương trình cải tiến chất lượng. Bằng sự quan tâm của họ và
bằng việc tạo ra một văn hóa kinh doanh để khuyến khích việc cải tiến, quản lý
cấp cao có thể khuyến khích việc tăng năng suất một cách hiệu quả qua việc cải
tiến chất lượng liên tục. Quản lý cấp cao cần tạo điều kiện cho việc thực hiện
các sáng kiến về cải tiến năng suất, tạo cơ hội để phân tích và kiểm tra ngay
sau đó.
Chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp.
Theo Morris Abraham, John Crawford &Tom Fisher (1999) [14], DN cần xác
đònh chiến lược và mục tiêu sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh hiện tại.
Thỏa mãn khách hàng cao hơn, cải tiến chất lượng liên tục trong cả sản phẩm
và quá trình nhằm đạt được các mục tiêu từ việc tập trung vào việc quản lý chi
phí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Nếu không muốn bò tụt hậu, các DN cần
chú trọng yếu tố nầy khi hoạch đònh chiến lược và các hoạt động của mình.
Thỏa mãn khách hàng phải là vấn đề trọng tâm của toàn DN. Do đó, toàn bộ hệ
thống hay quá trình sản xuất của DN cần gắn liền với mục tiêu chiến lược nầy.
Mục tiêu rõ ràng sẽ tạo nên môi trường thúc đẩy nhân viên làm tốt công việc

của mình.
Tổ chức quản lý và hệ thống sản xuất.
Việc tổ chức quản lý và hệ thống sản xuất của DN cũng ảnh hưởng đến năng
suất. Tổ chức quản lý cần phải linh hoạt, gọn nhẹ và không quan liêu. Nó có thể
thích nghi một cách nhanh chóng và năng động với những thay đổi về nhu cầu
của khách hàng cũng như môi trường kinh doanh xã hội. Điều quan trọng là các
DN phải duy trì sự phát triển và tăng trưởng của mình. Hệ thống sản xuất cũng
CHƯƠNG 2
- 12 -

phải đủ hiệu quả và hợp lý để tạo ra những sản phẩm có chất lượng với giá cạnh
tranh. Do vậy, DN cần phải thường xuyên chú ý tới những quá trình không cần
thiết. Công việc phải được thực hiện đúng với chỉ tiêu kỹ thuật và hoàn thành
đúng kế hoạch sao cho sản phẩm và dòch vụ được giao cho khách hàng kòp thời
với chất lượng mà họ mong muốn. Mục tiêu đặt ra là làm sao để cung cấp
những sản phẩm có chất lượng cao với giá cả hợp lý và giao hàng đúng hạn
[18].
Phát triển nguồn nhân lực.
Theo Joyce M. Hoffman and Satish Mehra (1999) [9], nguồn nhân lực của một
DN là yếu tố then chốt, nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong việc cải
tiến năng suất. Điều nầy vẫn đúng kể cả khi có công nghệ và trang thiết bò tốt,
tất cả mọi thứ đều cần phải có sự tác động của con người. Nhân viên là tài sản
quý giá trong mọi tổ chức và khi tài sản này có vấn đề nó sẽ ảnh hưởng đến cả
năng suất và chất lượng. Do đó, năng lực của nguồn nhân lực trong mỗi DN phải
liên tục được cải thiện. Điều nầy thường được thể hiện dưới hình thức phát triển
kỹ năng một cách thống nhất, đào tạo lại, mở rộng khai thác thông tin, tăng
cường phạm vi và trình độ kiến thức thông qua đào tạo không ngừng. Liên quan
trực tiếp đến vấn đề đào tạo là mối quan hệ nhân viên, tạo điều kiện để nhân
viên thực hiện tốt công việc của mình và để đạt được mục tiêu đó, cần phải xây
dựng được hệ thống khuyến khích nhân viên. Phát huy hết khả năng của mỗi cá

nhân là vấn đề quan trọng hàng đầu. Ngày nay người lao động rất muốn được
làm những công việc mang tính thử thách và muốn được tham gia vào việc lập
kế hoạch và sắp xếp công việc của chính mình. Họ cũng mong muốn có thu
nhập cao, được đánh giá công bằng và được thừa nhận thành tích, bên cạnh đó
là môi trường làm việc thuận lợi, nhiều cơ hội phát triển và một hệ thống phúc
lợi tốt. Khi một DN làm cho người lao động cảm thấy mình có ích, có giá trò, họ
sẽ không ngừng tự hoàn thiện trong công việc và cảm thấy họ là một phần của
DN.
Văn hóa doanh nghiệp.
Theo Joyce M. Hoffman and Satish Mehra (1999) [9], một DN cần phải tăng
cường và xây dựng một nền văn hóa làm việc theo nhóm (Teamwork). Điều
quan trọng là vấn đề nầy phải được thấm nhuần trong toàn tổ chức, tất cả mọi
CHƯƠNG 2
- 13 -

người đều tham gia và thể hiện điều nầy một cách rõ nét trong công việc của
mình. Cần phải có một sự thay đổi về nhận thức của nhân viên, tạo ra một bước
đột phá trong phương pháp làm việc trước khi một sự tăng trưởng về năng suất
có thể đạt được. Sự làm việc theo nhóm phải trở thành một quy tắc. Sự truyền
thông hợp lý, sự kết hợp hiệu quả giữa các bộ phận trong DN và sự liên kết chặt
chẽ giữa các công đoạn trong quy trình sản xuất là biểu hiện sự hợp tác, tham
gia của toàn thể nhân viên.
Tóm lại, năng suất chính là sự tối đa hóa giá trò của sản phẩm mà DN cung cấp.
Nó tạo ra giá trò đích thực mà qua đó DN, nhân viên, các bên có liên quan, cổ
đông cũng như khách hàng, nhà nước và xã hội nhận được.
2.1.5. Đo lường năng suất.
Trong phần này sẽ trình bày cách đo lường năng suất theo quan điểm của các
nhà nghiên cứu khác nhau. Easton & Jarrell (1998) [5], cho rằng việc đo lường
năng suất chỉ cần dựa vào các thông số tài chính của DN. Tuy nhiên, nhiều nhà
nghiên cứu khác là Kaplan & Norton (1992); Raaum (1992); Gao (1990) [5] đã

phát biểu rằng trong cạnh tranh toàn cầu, các công ty không chỉ đo lường năng
suất dựa trên các tỷ số tài chính mà còn phải đo lường sự thỏa mãn của khách
hàng và sự thỏa mãn trong nội bộ DN. Trong số những nghiên cứu này, nghiên
cứu của Gao là bao hàm toàn diện nhất, ông chia sự đo lường năng suất trong
các DN sản xuất làm ba nhóm. 1) Đo lường những vấn đề về tài chính: thò phần,
doanh thu trên mỗi nhân viên, lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên doanh thu.
2) Đo lường mức độ phục vụ khách hàng: sự thỏa mãn khách hàng, những than
phiền từ khách hàng, duy trì khách hàng, thời gian thực hiện đơn hàng, sự tin
cậy... 3) Đo lường sự thỏa mãn trong nội bộ DN: sự thỏa mãn nhân viên, thu
nhập, an toàn sức khoẻ, những đề nghò của nhân viên... Nanni et al. (1990) [5]
cho rằng, việc đo lường năng suất phải bổ sung cho chiến lược toàn cầu của
công ty. Vì thế, đo theo cách 2) và 3) ở trên là cần thiết để liên kết sự đo lường
năng suất với chiến lược công ty trong dài hạn. Vitale & Mavrinac (1995) [5]
cũng thừa nhận rằng, nếu việc đo lường năng suất không liên kết với chiến lược
công ty thì các nỗ lực hướng về việc đo lường năng suất là lãng phí.
CHƯƠNG 2

×