Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành may ở Thành phố Hồ Chí Minh 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.28 KB, 24 trang )

- 52 -

CHƯƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT
Qua phân tích dữ liệu trong chương 4, chúng ta đã nhận ra được các yếu tố
chính, phụ và mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất. Vấn đề đặt
ra cho các nhà quản lý là làm cách nào để tăng năng suất và các giải pháp nào
nên áp dụng trong giai đoạn hiện nay. Chương 5 sẽ trình bày 3 nội dung chính:
1) Giới thiệu các giải pháp tăng năng suất hiện nay đang được các nước áp
dụng. 2) Đề nghò 5 giải pháp về quản lý và nội dung chi tiết của từng giải pháp
này. 3) Đánh giá các giải pháp theo chuyên gia.
5.1. GIỚI THIỆU CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT.
Trong thực hành nâng cao năng suất và chất lượng, các nước đã áp dụng nhiều
kỹ thuật và công cụ. Một số trong đó khá quen thuộc với chúng ta như: ISO
9000, ISO 14000, Quản lý Chất lượng toàn diện (TQM), bảy công cụ quản lý
chất lượng truyền thống, bảy công cụ quản lý chất lượng mới, kiểm soát chất
lượng bằng thống kê (SQC), nhóm chất lượng, 5S, Kaizen, hợp lý hoá thao tác...
Còn một số khác thì ít được chúng ta biết đến và áp dụng như: Lean Production,
triển khai chức năng chất lượng (QFD), tái lập quá trình kinh doanh (Business
Process Re- Engineering - BPR), sản xuất đúng lúc (JIT), Benchmarking, hoạch
đònh nguồn lực DN (Enterprise Resource Planning - ERP), phân tích và đo lường
năng suất, bảo trì năng suất toàn diện (Total Productive Maintenance - TPM),
quản lý chuyền cung ứng (Supply Chain Management - SCM), sáu Sigma...
5.2. ĐỀ NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG
SUẤT TRONG CÁC DN MAY.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, các giải pháp về đổi mới kỹ thuật, công
nghệ, trang bò máy móc, thiết bò không được đề cập đến, thực tế phương thức
này cũng mang lại nhiều lợi ích cho DN nhưng đòi hỏi một lượng vốn đầu tư
khá lớn, chỉ áp dụng ở một vài DN, không phù hợp với khả năng của đa số DN
vừa & nhỏ trong ngành hiện nay.
Đề tài chỉ đưa ra những giải pháp về quản lý, điều hành sản xuất trong DN.


Những giải pháp này được áp dụng chung cho tất cả các DN vừa & nhỏ trong
ngành may với một chi phí không lớn lắm nhưng có thể mang lại hiệu quả cao.
CHƯƠNG 5
- 53 -

Các DN tùy theo tình hình thực tế lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện của
mình. Các giải pháp này có thể được lựa chọn và áp dụng đồng thời để nâng cao
hiệu quả hơn nữa.
Thông qua các kết quả được tìm thấy trong nghiên cứu này kết hợp với điều
kiện thực tế tại các DN, phần sau đây trình bày các giải pháp đề nghò thực hiện
để tăng năng suất cho các DN trong ngành may.
Kết quả phân tích dữ liệu ở chương 4 (bảng 4.5) cho thấy, có 7 yếu tố chính & 5
yếu tố phụ ảnh hưởng đến năng suất. Sau khi đã phân tích các yếu tố, các giải
pháp đề nghò nhằm tác động và làm thay đổi các yếu tố này để nâng cao năng
suất trong DN.
Ba yếu tố chính: 2, 3 & 7 ảnh hưởng đến năng suất liên quan đến nguồn nhân
lực đó là: trình độ và khả năng chuyên môn của các chuyền trưởng; trình độ và
khả năng quản lý của các giám đốc; tay nghề và kỹ năng của công nhân may.
Do đó, đào tạo nguồn nhân lực phải là việc làm đầu tiên nhằm cung cấp kiến
thức làm cơ sở cho việc thực hiện các giải pháp tăng năng suất. Thông qua mối
liên hệ được tìm thấy trong nghiên cứu này (bảng 4.10), khi tác động vào yếu tố
chính thứ 2 & 7 sẽ dẫn đến sự thay đổi của yếu tố phụ thứ nhất: sự phối hợp và
liên kết giữa các công đoạn trong sản xuất (tác động vào nhân tố 4: quản lý sản
xuất). Khi tác động vào yếu tố chính thứ 3 sẽ dẫn đến sự thay đổi của yếu tố
phụ thứ tư: chính sách khuyến khích, khen thưởng &ø yếu tố phụ thứ 5: điều kiện
và môi trường làm việc của công nhân (tác động vào nhân tố 5: quản lý cấp
trung).
Yếu tố chính thứ 5 là kế hoạch sản xuất. Việc lập kế hoạch không tốt có thể
phát sinh nhiều chi phí không đáng có, nhất là chi phí lao động. Lean Production
nhằm giảm các loại lãng phí trong sản xuất. Khi tác động vào yếu tố này sẽ dẫn

đến sự thay đổi của yếu tố: sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng trong DN
(tác động vào nhân tố 7: khả năng của quản lý cấp cao).
Chương trình quản lý theo 5S nhằm tác động vào hai yếu tố chính 1 & 4: thu
nhập của công nhân; sự quan tâm hỗ trợ và quyết tâm của quản lý cấp cao (tác
động vào nhân tố 2: sự quan tâm của quản lý cấp cao). Thực hiện tốt 5S làm nền
tảng tiếp cận với Kaizen. Kaizen tác động vào yếu tố chính thứ 6: cải tiến liên
tục quy trình sản xuất, khi tác động vào yếu tố này sẽ dẫn đến sự thay đổi của
CHƯƠNG 5
- 54 -

yếu tố phụ thứ 2: cải tiến liên tục sản phẩm (tác động vào nhân tố 6: cải tiến
liên tục).
TQM đề nghò là giải pháp thực hiện sau cùng, nó đòi hỏi một sự nỗ lực liên tục,
lâu dài và không có điểm dừng. TQM tác động trực tiếp vào yếu tố phụ thứ 3:
thỏa mãn khách hàng (tác động vào nhân tố 3: quản lý chất lượng toàn diện).
TQM được xem như một chiến lược trợ giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh
thông qua cải tiến tất cả các khía cạnh hoạt động sản xuất.
GIẢI PHÁP
1
CẤP THỰC HIỆN TÁC ĐỘNG
2
3
4
5
CHƯƠNG 5
Tổng Cty dệt may
Hội dệt may
Các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp
Đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo giám đốc

Đào tạo chuyền trưởng
Đào tạo công nhân
Quản lý theo 5S
Kaizen
Quản lý Chất lượng
toàn diện (TQM)
Lean Production
Yếu tố chính thứ 3
Nhân tố 5
Yếu tố chính thứ 2
Nhân tố 4
Yếu tố chính thứ 7
Nhân tố 4
Các yếu tố chính, phụ
Nhân tố 1, 3
Yếu tố chính thứ 6
Nhân tố 6
Yếu tố chính thứ 5
Nhân tố 7
Yếu tố chính thứ 1, 4
Nhân tố 2
- 55 -

HÌNH 5.1: SƠ ĐỒ CÁC GIẢI PHÁP
Hình 5.1 trình bày thứ tự, cấp thực hiện và tác động của từng giải pháp.

Phần sau đây sẽ trình bày chi tiết về: tính cần thiết; nội dung; các bước thực
hiện; thời gian, chi phí của từng giải pháp trên.
5.2.1. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH MAY.
5.2.1.1. Tính cần thiết của việc đào tạo nguồn nhân lực.
Đội ngũ nhân lực và công tác đào tạo nhân lực trong ngành may hiện nay còn
bất cập quá lớn so với nhu cầu phát triển của ngành. Đào tạo nguồn nhân lực
cần được coi là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp thiết nhằm phát triển ngành may với
tốc độ nhanh. Trong giai đoạn hiện nay, việc thiết lập quan hệ liên kết giữa các
DN với các cơ sở đào tạo cần được coi là những giải pháp trọng tâm.
5.2.1.2. Nội dung đào tạo.
Đào tạo, bồi dưỡng giám đốc.
Mục đích: Cung cấp các kiến thức về quản lý điều hành sản xuất, các kỹ thuật,
giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng trong DN may.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng giám đốc (phụ lục C1- phần phụ lục).
Đào tạo, bồi dưỡng chuyền trưởng.
Mục đích: Cung cấp cho các chuyền trưởng những kiến thức cơ bản trong việc
điều hành chuyền và phương thức hoàn thiện sản xuất nhằm nâng cao năng suất
và chất lượng trong chuyền may.
Để có được một chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyền trưởng may thích hợp
không thể chỉ dùng những cuốn sách giáo khoa của các trường, mà còn phải kết
hợp nghiên cứu thực tế tổ chức sản xuất của ngành may, vai trò nhiệm vụ của
người chuyền trưởng. Một khi đã xác đònh được những kiến thức và kỹ năng cần
có của một chuyền trưởng ta mới có thể lập ra một chương trình đào tạo, bồi
dưỡng thích hợp với họ, tùy theo quỹ thời gian cho phép.
Với vai trò và trách nhiệm của chuyền trưởng như đã phân tích ở phần 4.3, thì
người chuyền trưởng trước hết phải là một thợ giỏi, nhưng không chỉ giỏi về
thao tác may, mà còn cần biết về thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ sản
CHƯƠNG 5
- 56 -


xuất. Chuyền trưởng là người tổ chức dây chuyền sản xuất, đây là chức năng, là
công việc chính của họ. Vì vậy, từ người thợ may giỏi để trở thành chuyền
trưởng phải đào tạo, cung cấp cho họ kiến thức về dây chuyền sản xuất và quá
trình điều hành một dây chuyền sản xuất may. Họ cần biết thế nào là dây
chuyền hàng dọc, dây chuyền hàng ngang, dây chuyền hỗn hợp, các giải pháp
tháo gỡ ách tắc trong chuyền. Họ cần được học về quản lý, học về cách phân
tích năng lực sản xuất của tổ, cách tìm vấn đề cần giải quyết, cách lựa chọn
phương án điều hành, cách thức ra lệnh... Ngoài ra, chuyền trưởng còn cần phải
kiểm soát sản xuất của công nhân, kòp thời động viên, hỗ trợ và hướng dẫn cho
họ khi cần.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyền trưởng may (phụ lục C2 - phần phụ
lục).
Đào tạo công nhân may.
Mục đích: nâng cao tay nghề và các kỹ năng thực hành cho công nhân.
Chương trình đào tạo công nhân may (phụ lục C3 - phần phụ lục)
5.2.1.3. Thời gian, chi phí đào tạo.
Đào tạo, bồi dưỡng giám đốc.
- Tổng Công ty dệt may phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức các khóa đào
tạo về các kỹ thuật & giải pháp nâng cao năng suất.
- Thời gian: 56 tiết (14 buổi).
- Học phí: 1.500.000
đ
/người (Trường Đào tạo Nghiệp vụ và Kỹ thuật MTC)
Đào tạo chuyền trưởng.
- Chương trình do các DN hợp đồng với các tổ chức đào tạo, có thể đào tạo ở
trường lớp, cũng có thể tại xưởng nơi làm việc, sản xuất.
- Hiệp hội dệt may phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức các khoá đào tạo
thường xuyên.
Thời gian: 32 tiết (8 buổi), học phí: 900.000
đ

/người.
Đào tạo công nhân may.
Mỗi công nhân cần phải đảm bảo tay nghề cũng như kỹ năng thực hành, điều
này vốn rất khó tìm đối với các đơn vò dạy nghề hiện nay. Vì thế, các DN cần
có bộ phận đào tạo riêng của mình, có các hướng dẫn viên được đào tạo để dạy
CHƯƠNG 5
- 57 -

về tay nghề cũng như kỹ năng may cho những công nhân mới. Do sự thay đổi
mẫu mã và các yêu cầu về chất lượng trong các sản phẩm may rất lớn, nên các
khoá đào tạo thực hành tại DN phải tập trung vào các yêu cầu cụ thể của các
khách hàng của DN.
Trong thời gian học nghề từ 1 đến 3 tháng, mỗi công nhân mới sẽ được DN hỗ
trợ tiền ăn 5.000 đồng/ ngày và phụ cấp 150.000 đồng / tháng.
Hiện nay, hình thức thành lập trung tâm đào tạo tại DN đã được nhiều công ty
áp dụng như công ty dệt may Thành Công, công ty may Việt Tiến, công ty may
Đồng tiến...
5.2.2. LEAN PRODUCTION.
5.2.2.1. Sự cần thiết của việc áp dụng Lean Production trong ngành may.
Trong ngành may còn tồn tại nhiều loại lãng phí trong sản xuất nhưng chưa được
nhận ra và có các biện pháp khắc phục. Chi phí sản xuất cao do phải chòu nhiều
lãng phí: lãng phí do đang sử dụng năng lượng không hợp lý; lãng phí do sử
dụng thời gian không hiệu quả, do thao tác không hợp lý; lãng phí nguyên phụ
liệu và thời gian do phải tái chế... Việc lập kế hoạch không đúng có thể phát
sinh nhiều chi phí, nhất là chi phí lao động. Theo đònh nghóa về năng suất trong
chương 2, có một mối liên hệ giữa chi phí và năng suất. Muốn tăng năng suất
chúng ta phải giảm lãng phí trong quá trình sản xuất tức là giảm chi phí phải bỏ
ra nhưng vẫn đạt được tổng giá trò thu vào.
Theo nghiên cứu của nhiều công ty ứng dụng Lean Production thì chỉ số năng
suất toàn bộ có thể tăng đến 25% mỗi năm. Đây là một giá trò lớn đối với các

DN may trong thò trường cạnh tranh cao như hiện nay.
5.2.2.2. Giới thiệu chung về Lean Production.
Theo khái niệm nguyên thủy xuất phát từ Công ty Toyota thì Lean Production
nhằm giảm tất cả những lãng phí sinh ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Đó là những loại lãng phí:
1) Do sản xuất thừa (Overproduction): sản xuất nhiều hơn so với nhu cầu thực
tế, làm cho lượng tồn kho tăng; lãng phí vốn, mặt bằng; sản phẩm lỗi thời;
nguyên liệu, sản phẩm xuống cấp; phát sinh công việc giấy tờ...
CHƯƠNG 5
- 58 -

2) Do thời gian chờ đợi (Waiting): chậm trễ so với kế hoạch, tổ chức kém, thiếu
kiểm tra... do chế độ bảo trì máy móc, thiết bò không hợp lý...
3) Do vận chuyển (Transportation): do khoảng cách giữa các trạm làm việc,
phòng ban chưa hợp lý; đường đi của nguyên vật liệu không phù hợp trong
quá trình hoạt động.
4) Do quy trình xử lý sản xuất (Processing): do phương pháp gia công chưa hợp
lý; lãng phí nguyên vật liệu; thiết kế sản phẩm, công việc, bố trí máy móc
thiết bò chưa phù hợp; hoặc quy trình quá phức tạp...
5) Do tồn kho (Inventory): nguyên vật liệu chờ trước gia công, bố trí sắp xếp
chưa hợp lý kho bãi, bảo quản không đúng, không an toàn, tốn mặt bằng...
6) Do thao tác (Motion): thao tác không hợp lý, huấn luyện chưa tốt, ý thức kỹ
luật, thay đổi sản phẩm, thay đổi công việc...
7) Do sản xuất kém chất lượng (Rework): sửa chữa sản phẩm gây lãng phí thời
gian, nhân công, nguyên vật liệu, năng lượng, giao hàng chậm trễ.
8) Do sử dụng nhân công (People Utilization): sử dụng không hiệu quả thời gian
cho công việc, không phát huy được ý tưởng sáng tạo của mọi người.
Trong ngành may, do phải sử dụng một lượng lớn năng lượng điện và các thiết
bò lò hơi dùng cho việc hoàn tất sản phẩm, xăng dầu để vận hành các thiết bò
khác... Nên có thể kể thêm một loại lãng phí nữa đó là:

9) Do năng lượng (Power Utilization): sử dụng không hợp lý năng lượng cung
cấp, đèn, động cơ, hệ thống ủi...
Mục đích của Lean Production là tìm cách giảm các loại lãng phí trên, xây dựng
hệ thống sản xuất hoàn chỉnh để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Trong ngành may, có thể thực hiện việc cắt giảm các loại lãng phí trên như sau:
1) Sản xuất dư thừa: tăng cường kiểm soát kế hoạch sản xuất, tăng độ tin cậy
của thông tin dự báo, phối hợp chặt chẽ giữa các công đoạn trong sản xuất
và các phòng ban chức năng trong DN, kiểm tra lệnh sản xuất, mở rộng mối
quan hệ với nhiều đối tác.
2) Thời gian chờ đợi: ghi nhận và đánh giá tất cả các loại chậm trễ xảy ra trong
quá trình sản xuất, tái lập quy trình thực hiện các đơn hàng, phối hợp giữa
CHƯƠNG 5
- 59 -

các cụm sản xuất. Đối với chuyền may, xem xét cân đối chuyền; bố trí, luân
chuyển công nhân hợp lý; giải quyết các điểm ứ đọng trên chuyền...
3) Vận chuyển: xem xét việc vận chuyển các bó hàng trong quá trình sản xuất
giữa các cụm và giữa các công nhân trong chuyền, vẽ lại và đánh giá đường
đi bán thành phẩm trong quá trình sản xuất.
4) Quy trình sản xuất: đánh giá lại quy trình sản xuất, xem xét lại các sản phẩm
không đạt yêu cầu, đào tạo, cơ khí hóa, tự động hóa thiết bò...
5) Tồn kho: kiểm tra sự phối hợp giữa các bộ phận, kiểm tra số lượng trong quá
trình sản xuất giữa các cụm và giữa các công nhân trong chuyền, tổng sản
phẩm tồn kho, lãi suất ngân hàng (nếu có)...
6) Do thao tác: cải tiến cách bố trí nơi làm việc, dùng đồ gá hỗ trợ, giảm thời
gian di chuyển của công nhân, hợp lý hoá thao tác, dùng công nhân phụ hỗ
trợ.
7) Sản xuất sản phẩm kém chất lượng: xác đònh nguyên nhân và hướng khắc
phục, cải tiến quy trình giám sát và kiểm tra chất lượng sản phẩm, thực hiện
kiểm soát chất lượng quá trình.

8) Sử dụng công nhân: đánh giá hiệu quả công việc của từng công nhân và trên
toàn chuyền, xác đònh giá trò gia tăng trung bình của từng công nhân, hạn chế
nói chuyện không cần thiết khi làm việc.
9) Năng lượng: xem xét đánh giá toàn bộ hệ thống cung cấp năng lượng, và tính
phù hợp của động cơ sử dụng. Theo dõi tình hình tiêu thụ năng lượng của các
thiết bò, đònh mức tiêu hao năng lượng của từng loại sản phẩm, nếu có vấn
đề bất ổn phải báo ngay cho bộ phận kỹ thuật sửa chữa kòp thời. Người vận
hành máy cần tuân thủ các nguyên tắc vận hành, tránh thời gian máy chạy
không tải, dừng máy không có lý do, giảm thiểu lượng phế phẩm tạo ra trong
quá trình sản xuất. Kết hợp điều độ sản xuất để nâng cao năng suất thiết bò,
tăng cường công tác bảo dưỡng các động cơ, các thiết bò đo lường... Nâng
cao ý thức của mọi người trong công ty khi sử dụng năng lượng.
5.2.2.3. Quy trình thực hiện Lean Production.
Theo Crabill John (2000) [3], quy trình thực hiện Lean Production trong DN gồm
8 bước, sơ đồ thực hiện được trình bày trong hình 5.2 .
CHƯƠNG 5
- 60 -

Nội dung chi tiết từng bước được trình bày ở phụ lục C4 - phần phụ lục.
CHƯƠNG 5

×