Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
Đề tài:
“Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh
trong công tác chủ nhiệm lớp”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội hiện đại dễ nảy sinh những thách thức, nguy cơ rủi ro, muốn thành công và
hạnh phúc con người cần trang bị kĩ năng sống. Nhưng những năm qua, trong công
tác giảng dạy và giáo dục, chúng ta chủ yếu chú trọng về việc giảng dạy kiến thức mà
chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Do đó, các em học
sinh còn thiếu nhiều kĩ năng sống cần thiết. Như vậy để các em có khả năng hoà nhập
với cuộc sống ngày càng hiện đại, ngoài việc giảng dạy kiến thức khoa học, chúng ta
cần phải chú trọng đến việc giáo dục kĩ năng sống cho các em. Giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của người giáo viên trong quá trình lựa chọn hình
thức và phương pháp giảng dạy bộ môn mà còn là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần
thiết của giáo viên chủ nhiệm lớp. Từ những suy nghĩ đó, tôi đã thực hiện đề tài “Giáo
dục một số kĩ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. THỰC TRẠNG
Vào đầu các năm học, tôi đã phát phiếu điều tra cho học sinh của 3 lớp mà tôi trực
tiếp chủ nhiệm, kết quả như sau:
Năm học Lớp
Số
lượng
học sinh
Khả năng về kĩ năng sống
Tốt Khá Trung bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL TL
2009- 2010 11A2 48 5 10.41% 10 20.83% 20 41.66% 13 27.1%
2010-2011 11TN2 47 8 17.02% 15 31.91% 17 36.17% 7 14.9%
2011-2012 10A2 45 4 8.88% 11 24.44% 16 35.55% 14 31.13%
Bảng thống kê điều tra khả năng về kĩ năng sống
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông
- 1 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
Nhìn tổng thể qua bảng thống kê, học sinh của chúng ta đã có khả năng về kĩ năng
sống. Nhưng tỷ lệ tốt, khá còn thấp, số học sinh có khả năng về kĩ năng sống ở mức
độ trung bình, yếu còn nhiều. Qua tìm hiểu thực tiễn, học sinh có được các kĩ năng
sống khá, tốt là do các em đã được trải nghiệm trong cuộc sống, như tích cực tham gia
các hoạt động của lớp, của trường, đảm nhận trách nhiệm cán sự lớp, cán sự bộ môn,
mạnh dạng trong giao tiếp, nhiều khi có va vấp trong ứng xử, Bên cạnh đó, nhiều
em học sinh còn thiếu những kĩ năng sống cần thiết. Theo tôi, việc thiếu các kĩ năng
sống do nhiều nguyên nhân, trong đó, có hai nguyên nhân chính, nguyên nhân thứ
nhất là các em chưa được giáo dục kĩ năng sống một cách bài bản dẫn tới thiếu hiểu
biết về kĩ năng sống và nguyên nhân thứ hai là các em chưa được hướng dẫn thực
hành và chưa được trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống. Từ đó, chúng ta thấy rằng,
việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không thể không có vai trò của giáo viên chủ
nhiệm lớp.
Vậy kĩ năng sống là gì?
Kĩ năng sống là năng lực/ khả năng tâm lí-xã hôi của con người có thể ứng phó với
những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống và giao tiếp có hiệu quả.
Dựa trên cơ sở phân tích kinh nghiệm quốc tế và thực trạng giáo dục kĩ năng sống ở
Việt Nam, có thể đề xuất nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các
trường phổ thông bao gồm 21 kĩ năng. Trong đó, các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp
tác, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ
năng kiên định, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, thương
lượng, là những kĩ năng sống mà các em thường thực hiện trong cuộc sống hàng
ngày.
Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây
dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ
sở giúp người học có kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng thích hợp.
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông
- 2 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
Con đường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp thực
hiện trong những công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng,…qua sinh hoạt 15 phút
đầu giờ, sinh hoạt lớp, các hoạt động văn nghệ, lao động, ngoài giờ lên lớp,…của lớp
chủ nhiệm. Có rất nhiều phương pháp và hình thức tổ chức để giáo dục kĩ năng sống
cho các em. Song, chúng ta lựa chọn những kĩ năng sống cần thiết và phương pháp
sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Tôi đã giáo dục kĩ năng sống học sinh lớp
mình chủ nhiệm bằng các giải pháp sau:
2. CÁC GIẢI PHÁP:
2.1/ Giải pháp tổ chức các chuyên đề giáo dục kĩ năng sống chuyên biệt qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp.
Hàng năm, nhà trường giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm dạy giáo dục ngoài
giờ lên lớp. Trong một năm học có 9 tháng gắn với 9 chủ đề, mỗi chủ đề có nhiều
phần, nhưng tôi thường chia làm hai phần. Phần thứ nhất tìm hiểu kiến thức khoa học
và phần thứ hai là thực hành kiến thức khoa học đó qua các sân chơi. Trong hai phần,
phần thứ hai tôi đầu tư nhiều thời gian để rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Chín
chủ đề tôi chia về cho chín nhóm trong lớp (mỗi nhóm từ 5 đến 6 học sinh), mỗi
nhóm có nhiệm vụ phân công công việc cho nhau và bàn bạc cách thức tổ chức cho
phù hợp với chủ đề, đặc điểm của nhóm mình để có hiệu quả nhất.
Cứ luân phiên nhau như vậy, hết nhóm này đến nhóm khác tiến hành trong suốt cả
năm học. Sau mỗi lần thực hiện, giáo viên chủ nhiệm đã đánh giá, rút kinh nghiệm,
gợi ý phương pháp để lần sau nhóm khác tổ chức không bị trùng lập và tránh nhàm
chán. Các em đã tổ chức được nhiều sân chơi bổ ích như thi xử lí tình huống, toạ đàm
ngày 8/3, thi văn nghệ nhớ ơn thầy giáo cô giáo, tìm hiểu về tình bạn, tình yêu, sức
khỏe vị thành niên, thi tài năng học trò, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh …Qua đó, các em đã chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình, phân công công
việc cụ thể, người dẫn chương trình, người thư kí, ban cố vấn,…cả lớp là thành viên
ban giám khảo, trong nhóm giúp đỡ nhau, cùng nhau làm việc trao đổi kinh nghiệm,
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông
- 3 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
có cơ hội gần gũi nhau hơn, người nào cũng cố gắng hoàn thành công việc được giao,
còn các nhóm trưởng đã thể hiện rất rõ trách nhiệm của mình.
Qua các hoạt động này, chúng ta đã giúp các em học sinh nhận thức được rằng
được trao đổi, trình bày, gần gũi, cùng nhau làm việc, lắng nghe, đảm nhận trách và
thực hiện nhiệm vụ,… là những kĩ năng sống và những kĩ năng này rất cần thiết đối
với học sinh. Hơn nữa, các em đã tự mình thực hiện những kĩ năng đó cũng có nghĩa
là các em đã được trải nghiệm, có trải nghiệm tất yếu sẽ tích luỹ rút kinh. Như vậy, tổ
chức các chuyên đề giáo dục kĩ năng sống chuyên biệt qua hoạt động ngoài giờ lên
lớp sẽ giáo dục cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về các kĩ năng và thực hành
các kĩ năng giao tiếp, hợp tác, đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng giải quyết vấn đề,…
Ngoài ra, khi các hoạt động này đã thu hút các em, nó sẽ góp phần rất lớn trong việc
giúp các em xa lánh tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, lạm dụng game,…
2.2/ Giải pháp lồng ghép, tích hợp qua các chuyên đề và các hình thức hoạt
động khác.
Trong một năm học, giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh tham gia nhiều
chuyên đề và nhiều hoạt động khác nhau. Đầu năm học, lớp tổ chức đại hội lớp, đại
hội chi đoàn giáo viên chủ nhiệm phân công nhiệm vụ cho các em, như người viết báo
cáo, tổ thư ký, người dẫn chương trình, trang hoàng, viết tham luận,…giáo viên nêu
vấn đề, gợi ý để các em thực hiện quyền dân chủ của mình trong bầu cử, ứng cử, để
các em tự đưa ra quyết định chọn ai để bầu, quyết định ứng cử khi nhận thấy rằng bản
thân mình đủ khả năng làm cán sự lớp. Trong quá trình các em thực hiện, chúng ta
cần theo dõi, hướng dẫn, dìu dắt các em, năm nào chủ nhiệm tôi cũng rất hài lòng bởi
các em đã thực sự nghiêm túc trong đại hội, thực hiện tốt vai trò của mình, có nhiều
học sinh đã tự quyết định ra ứng cử vào ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn và
các em đã lựa chọn khách quan trong bầu cử. Qua đó, học sinh đã thực hiện được
quyền dân chủ của mình và đã rèn luyện được nhiều kĩ năng như kĩ năng xác định giá
trị, kĩ năng kiên định lập trường, kĩ năng thể hiện sự tự tin và kĩ năng ra quyết định.
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông
- 4 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
Ngoài ra, hàng ngày, hàng tuần, chúng ta đều tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ,
sinh hoạt lớp. Qua các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giáo viên tạo nhiều cơ hội để
cán sự bộ môn giải và giải trình các bài tập trong ngày, để các em tự trao đổi nội dung
bài học và phương pháp học tập. Khi đó, các em sẽ được nói, được trình bày, được
trao đổi chắc chắn rằng các em sẽ mạnh dạng, tự tin hơn trong giao tiếp. Thông
thường, giờ sinh hoạt lớp được các em chờ đợi cả tuần. Cho nên, tôi đã xây dựng kế
hoạch cho giờ sinh hoạt lớp khá bài bản, thường có hai nội dung, nội dung thứ nhất là
nhận xét đánh giá tuần qua và kế hoạch tuần đến còn nội dung thứ hai là phần vui
chơi. Ở phần đầu, ngay từ đầu năm, tôi đã hướng dẫn cho ban cán sự lớp, các tổ
trưởng, tự điều hành sinh hoạt theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm và đặc điểm tình
hình của lớp, giáo viên nêu vấn đề, gợi mở để các em học sinh trong lớp tích cực tham
gia đóng góp ý kiến. Ban cán sự lớp và các tổ trưởng được thay thế, có khi luân phiên
nhau để trong lớp nhiều người được làm ban cán sự lớp, tổ trưởng. Có như vậy, các
em mới được trải nghiệm về kĩ năng sống. Còn phần thứ hai là tổ chức vui chơi, giáo
viên nên ưu tiên, động viên, hướng dẫn cho những học sinh nhút nhát, có hoàn cảnh
đặc biệt, nói năng, xử sự hay va vấp hoặc có em có kĩ năng sống nhưng cố tình không
thực hiện, không tham gia với lớp để giáo viên kịp thời giúp đỡ, uốn nắn, rèn luyện,
giúp các em được trải nghiệm nhằm tạo cơ hội cho học sinh lớp chủ nhiệm đều được
hiểu biết và thực hành kĩ năng sống.
Kết thúc học kì I, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cho các em tự viết bản đánh giá
cá nhân. Nội dung đánh giá những việc mình đã làm được, mặt chưa làm được trong
thời gian qua, phương hướng đến và những đề xuất. Qua việc làm này, chúng ta giáo
dục cho học sinh kĩ năng tự đánh giá bản thân và có trách nhiệm với bản thân mình.
2.3/ Giải pháp qua xử lý các tình huống trong thực tiễn cuộc sống:
Trong thực tiễn cuộc sống, có rất nhiều tình huống xảy ra khi tham gia các hoạt
động với lớp như tập văn nghệ, lao động, giao tiếp với bạn bè, người lớn, thầy cô,…
lúc này tâm lí các em thoả mái hơn nên nhiều khi không kìm chế bản thân sẽ bộc lộ
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông
- 5 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
thiếu sót của mình như nói năng tuỳ tiện, xử sự thiếu suy nghĩ, bốc đồng xung đột,…
những biểu hiện này thể hiện các em thiếu kĩ năng sống. Lúc này, giáo viên chủ
nhiệm và học sinh thật sự gần gũi với nhau nhất, đó là điều kiện hết sức thuận lợi để
chúng ta hướng dẫn cho các em. Chúng ta khéo léo nhắt nhỡ, nhẹ nhàng chỉ ra khuyết
điểm hoặc kể một câu chuyên đạo đức, nêu một tấm gương tốt phù hợp để các em
nhìn nhận và sửa chữa. Có những lúc gặp tình huống khó giải quyết của người khác,
chúng ta cũng nên cho học sinh đặt vị trí của các em vào nhân vật đó để xử sự. Như
vậy sẽ giúp cho các em làm quen với nhiều kĩ năng cụ thể trong cuộc sống.
2.4/ Giải pháp qua tham vấn, tư vấn đối với cá nhân hoặc nhóm học sinh
Ngoài các giải pháp trên, giáo viên chủ nhiệm cần tham vấn, tư vấn cụ thể cho từng
em học sinh hoặc từng nhóm học sinh. Khi được tham vấn, tư vấn sẽ giúp các em có
vốn hiểu biết cơ bản về kĩ năng sống và sự cần thiết của kĩ năng sống sẽ giúp các em
tự tin hơn trong quá trình rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân mình. Khi gặp một
hành động thiếu kĩ năng sống, tuỳ theo hoàn cảnh và đối tượng học sinh mà giáo viên
có thể tư vấn trực tiếp ngay lúc đó, cũng có lúc chúng ta nên chọn thời gian không
gian hợp lí để tư vấn cho các em. Khi đó, các em lĩnh hội vấn đề dễ dàng hơn, hiệu
quả hơn. Ví dụ, trong quá trình giáo viên đang triển khai kế hoạch tuần đến, có một
học sinh nói cộc lốc, không xin phép, không thưa bẩm. Vậy là em đó thiếu kĩ năng
giao tiếp, nếu chúng ta điều chỉnh ngay sẽ tạo sự căng thẳng khó chịu, sẽ thiếu hiệu
quả giáo dục. Trong trường hợp này, chúng ta nên chọn một không gian và thời gian
hợp lí gặp riêng em học sinh đó để chỉ ra cách xử sự hay hơn, lễ phép hơn, đúng mực
hơn, em đó sẽ lĩnh hội vấn đề dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
III. KẾT QUẢ
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông
- 6 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
Năm học Lớp Số
lượng
học
sinh
Khả năng về kĩ năng sống
Tốt Khá Trung bình Yếu
SL TL SL TL SL TL SL
TL
2009- 2010 11A2 48
15 31.25% 20 41.66% 10 20.83% 03 6.26%
2010-2011 11TN2 47
25 53.19% 14 29.79% 08 17.02% 0 0%
2011-2012 10A2 45
15 33.33% 20 44.44% 08 17.77% 02 4.46%
So sánh thống kê khả năng về kĩ năng sống đầu năm với kết quả cuối năm của
các lớp, tôi rất vui mừng khi thấy được sự tiến bộ của các em, số học sinh thiếu hiểu
biết và thiếu ý thức về kĩ năng sống ngày một giảm, tỷ lệ học sinh có nhiều kĩ năng
sống ngày càng nhiều, các em có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống,
giải quyết các tình huống và giao tiếp có hiệu quả.
IV. KHẲNG ĐỊNH VẤN ĐỀ
Sau ba năm thực hiện đề tài “Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh trong công
tác chủ nhiệm lớp” tôi khẳng định, các giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trong đề tài này rất phù hợp, thuận lợi và hiệu quả để giáo viên giáo dục kĩ năng sống
cho các em trong quá trình chủ nhiệm lớp. Đề tài này có thể thực hiện cho tất cả các
lớp ở các trường phổ thông.
V. KẾT LUẬN
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục một số kĩ năng sống cho học sinh trong
công tác chủ nhiệm lớp” đã giúp các em hiểu, trải nghiệm và trở thành những học sinh
có nhiều kĩ năng cần thiết như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng hợp tác,
kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng
kiên định, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng thể hiện sự tự
tin,…. Qua đó, giúp các em có thể ứng phó với những thách thức trong cuộc sống,
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông
- 7 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
biết tự bảo vệ mình, phòng tránh tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, lạm dụng game,
giải quyết các tình huống xảy ra, giao tiếp có văn hoá và hiệu quả. Chúng ta áp dụng
đề tài này thường xuyên sẽ góp phần không nhỏ vào công tác giáo dục toàn diện học
sinh, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, cơ quan văn hoá và giúp các
em trong việc chủ động lĩnh hội tri thức.
Bản thân tôi rất mong được lắng nghe các cấp lãnh đạo ngành giáo dục, các thầy
cô, đồng nghiệp trao đổi, góp ý để đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục một số kĩ
năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”được hoàn chỉnh và nhân rộng.
Phú Lộc, ngày 20 tháng 3 năm 2012
Người viết
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông
- 8 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
Hà Thị Thanh Trà
* Đánh giá, xếp loại của HĐKH Trường THPT An Lương Đông
HIỆU TRƯỞNG
Chủ tịch
(Ký tên và đóng dấu)
* Đánh giá, xếp loại của Hội đồng thẩm định SKKN Sở
GIÁM ĐỐC
Chủ tịch
(Ký tên và đóng dấu)
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông
- 9 -
Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp”
Hà Thị Thanh Trà Trường THPT An Lương
Đông
- 10 -