Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý thiết bị giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.92 KB, 24 trang )

Mt s bi hc kinh nghim trong cụng tỏc Qun lý thit b giỏo dc
Li núi u
PHN TH NHT: Những vấn đề chung
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tợng nghiên cứu
PHN TH HAI: Nội dung - kết quả và những bài học kinh nghiệm
Chng I: C s lý lun v c s phỏp lý ca cụng tỏc qun lý CSVC - TBGD
1. Cơ sở lý luận
1.1/ Một số vấn đề cơ bản về CSVC - TBGD
1.2/
Một số vấn đề cơ bản về quản lý CSVC - TBGD
2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý CSVC - TBGD
Chng II: Thực trạng của công tác quản lý CSVC- TBGD ở trờng TH Kim
Đồng - TP Hòa Bình
1. Vài nét sơ lợc về trờng TH Kim Đồng - TP Hòa Bình .
2. Thực trạng của công tác quản lý CSVC- TBGD
ở trờng TH Kim Đồng - TP Hòa Bình
3. Một số vấn đề đặt ra cho quá trình quản lý CSVC - TBDH
Chng III: Những biện pháp quản lý CSVC - TBGD ở trờng Kim Đồng -
TP Hòa Bình
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về công tác quản lý CSVC - TBGD
2. Nâng cao kỹ năng quản lý về công tác CSVC - TBGD
3. Nâng cao khả năng quản lý CSVC - TBGD về mọi mặt cho CBQL.
3.1/ Quản lý CSVC TBGD
3.2/
Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC TBGD
3.3/ Biện pháp nâng cao hiệu quả việc bảo quản, sửa chữa CSVC TBGD
PHN TH BA: Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận.


2. Một số kiến nghị.
LI NểI U
Nh chỳng ta ó bit quỏ trỡnh dy hc cú cht lng v hiu qu cao, t xa
xa con ngi ó tỡm ra v s dng nhiu phng phỏp khỏc nhau cho mc ớch ny
1
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
và theo đó, cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục phục vụ cho phương pháp dạy học
cũng ra đời và phát triển.
Mục tiêu và nội dung dạy học trong nhà trường phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế
xã hội vĩ mô, còn sách giáo khoa và thiết bị giáo dục một mặt phụ thuộc vào mục
tiêu kinh tế xã hội, mặt khác còn chịu nhiều ảnh hưởng của khoa học công nghệ
đương thời. Ngày nay, khi khoa học và công nghệ trong xã hội tiến bộ vượt bậc thì
sự tiến bộ đó cũng được phản ánh vào hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
của nhà trường.
Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình
Dạy – Học. Bởi vì có thiết bị dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức được quá
trình dạy học khoa học, huy động được đa số người học tham gia thực sự vào quá
trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy một
cách tích cực. Như vậy thì thiết bị dạy học phải đủ và phù hợp mới triển khai được
các phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Nên cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
là bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp, chúng có thể vừa là phương
tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức.
Hiện nay CSVC - TBDH được xem như một trong những điều kiện quan trọng
để thực hiện nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo. Sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật
chất và thiết bị dạy học đã và đang tạo ra tiềm năng sư phạm to lớn cho quá trình
dạy học và việc giảng dạy có hiệu quả. Các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại
chất lượng mới cho các phương pháp dạy học.
Để đạt được mục tiêu nêu trên trong thực tế các trường Tiểu học nói chung và
trường TH Kim Đồng nói riêng: vấn đề CSVC - TBDH đã được quan tâm song vẫn
còn có nhiều bất cập và khó khăn. Việc đánh giá thực trạng những vấn đề đã làm

được và những khó khăn đặt ra, cần phải có những giải pháp cụ thể để các nhà
trường làm tốt hơn nữa công tác quản lý, đồng thời phát huy có hiệu quả về CSVC -
TBDH hiện có ở các nhà trường chính là lý do chọn đề tài: “Các biện pháp quản lý
cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục ở trường TH Kim Đồng - TP Hòa Bình -
Tỉnh Hòa Bình”. Trong bài viết này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu
2
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
sót và hạn chế do điều kiện thời gian và năng lực cá nhân. Trong quá trình hoàn
thành SKKN này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân,cần sự ủng hộ của
CBGV và sự quan tâm của của các cấp lãnh đạo PGD . Một lần nữa xin chân thành
cảm ơn.
PHẦN THỨ NHẤT:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1/. Lý do chọn đề tài :
Công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục (CSVC - TBGD)
trong các trường TH hiện đang là một trong những vấn đề được các cấp, các ngành
quan tâm; từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt là các cấp lãnh đạo ngành Giáo
dục - Đào tạo.
Trước đây trong điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng thiết
bị dạy học trong quá trình giảng dạy của giáo viên còn rất nhiều hạn chế; Giáo viên
chủ yếu là dạy chay hoặc sử dụng những thiết bị, đồ dùng cũ, lạc hậu không phù
hợp hoặc đồ dùng tự làm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giờ dạy và
việc tiếp thu kiến thức của học sinh.
Trong giai đoạn hiện nay, xu thế đổi mới phương pháp dạy học ngày càng diễn
ra mạnh mẽ, cho nên CSVC - TBGD được xem như là một trong những điều kiện
quan trọng để thực hiện nhiệm vụ Giáo dục - Đào tạo nhằm đáp ứng được những đòi
hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong báo cáo của ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII được trình bày
tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có đoạn: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng
bước hiện đại hóa nhà trường, lớp học, sân chơi, bãi tập, thiết bị giảng dạy và học

tập hiện đại … “ và “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và
năng lực tự đào tạo người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khóa, làm
chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”… Đồng thời văn kiện đại hội
Đảng IX đã khẳng định: … “Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo theo
nhịp độ tăng trưởng kinh tế” …
Các trường phổ thông trên địa bàn TP Hòa Bình trong đó có trường TH Kim
Đồng cũng đã được Đảng và nhà nước quan tâm cấp vốn đầu tư để xây dựng CSVC
3
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
- TBGD nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
xã hội. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đã nêu trên, ngoài yếu tố khách quan thì
công tác quản lý CSVC - TBGD trong các nhà trường đóng một vai trò hết sức quan
trọng.
Trong thực tế ở các nhà trường phổ thông nói chung và ở trường TH Kim
Đồng - TP Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình nói riêng, vấn đề quản lý CSVC - TBGD đã
được chú ý song vẫn còn nhiều bất cập. Do vậy, nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất
lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo của các nhà trường. Vấn đề này làm cho những
người quản lý, nhà giáo dục phải có những suy nghĩ, trăn trở về trách nhiệm của
mình trong công tác quản lý CSVC - TBGD. Trong khuôn khổ có hạn , tôi chỉ xin
được đề cập đến một số giải pháp đã và đang vận dụng để quản lý CSVC - TBGD ở
trường TH Kim Đồng - TP Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình.
Các giải pháp trình bày này đã được lựa chọn để phù hợp với các nhà trường có
quy mô nhỏ, số lượng giáo viên, học sinh ít và có điều kiện về cơ sở vật chất khó
khăn, trên địa bàn TP Hoà Bình.
Từ những vấn đề nêu trên là lý do chính để chọn đề tài:
“Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục ở trường TH Kim
Đồng - TP Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình”.
2/. Mục đích :
Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý CSVC - TBGD. Nhằm đề xuất và lý giải
các biện pháp quản lý CSVC - TBGD ở trường TH Kim Đồng - TP Hòa Bình - Tỉnh

Hòa Bình, góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý CSVC
- TBGD của các nhà trường phổ thông.
3/. Nhiệm vụ :
Nghiên cứu thực trạng tôi xác định ba nhiệm vụ cơ bản là:
+/ Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác quản lý CSVC -
TBGD.
+/ Đánh giá thực trạng về công tác quản lý CSVC - TBGD ở trường TH Kim
Đồng - TP Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay.
4
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
+/ Đề xuất và lý giải những biện pháp quản lý CSVC - TBGD nhằm góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý CSVC - TBGD của trường TH Kim
Đồng - TP Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình.
4/. Đối tượng :
Đối tượng nghiên cứu là: công tác quản lý CSVC - TBGD của trường TH Kim
Đồng - TP Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình.
PHẦN THỨ HAI :
NỘI DUNG - KẾT QUẢ VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH
NGHIỆM
Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT - THIẾT BỊ GIÁO DỤC
1/. Cơ sở lý luận:
11/. Một số vấn đề cơ bản về CSVC - TBGD:
1.1.1/ Khái niệm về CSVC - TBGD: Cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục là hệ
thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng vào việc giảng
dạy - học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo
dục.
CSVC - TBGD bao gồm các công trình xây dựng (lớp học, phòng thí nghiệm
…), sân chơi, bãi tập, trang thiết chuyên dùng, thiết bị dạy học của các môn học, các

phương tiện nghe, nhìn … . Đây chính là hệ thống đa dạng về chủng loại và có một
số bộ phận tương đối phức tạp về mặt kỹ thuật. Tính đa dạng, phong phú của hệ
thống này tạo ra không ít trở trong công tác quản lý và sử dụng.
1.1.2/ Nội dung CSVC - TBGD:
CSVC - TBGD bao gồm: trường học, sách và thư viện trường học, TBGD.
+/ Trường học: là công trình văn hóa – giáo dục có mức đầu tư lớn và thời gian
sử dụng lâu dài; là nơi thực hiện việc giáo dục, dạy học tập trung; là nơi thầy và trò
phải được bảo vệ an toàn.
5
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
Vì vậy: quản lý trường học là tính đến việc đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh học
đường, an toàn các mặt cũng như đảm bảo tốt quá trình cơ bản ở nhà trường cùng
các mặt hoạt động khác.
+/ Sách và thư viện trường học: Đây là loại CSVC trọng yếu, là phương tiện
cần thiết, phục vụ cho việc dạy và học; Đồng thời là nguồn tri thức quan trọng của
giáo viên và học sinh.
Sách giáo khoa và sách tham khảo là thành phần chính của thư viện trường
học. Do vậy việc quản lý thư viện (các loại sách) nhằm phục vụ có hiệu quả dạy học
của nhà trường.
+/ TBGD gồm: thiết bị dạy học và thiết bị giáo dục (theo nghĩa hẹp) bao gồm
cá thiết bị trực quan và thiết bị kỹ thuật.
1.1.3/ Vai trò của CSVC - TBGD:
a) CSVC - TBGD là một bộ phận của nội dung và phương pháp dạy học:
Lý luận dạy học đã khẳng định quá trình dạy học là một quá trình trong đó hoạt
động dạy và hoạt động học phải là những hoạt động khăng khít giữa các đối tượng
xác định và các mục đích giáo dục. Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học
thì CSVC - TBGD đóng vai trò hỗ trợ tích cực. Vì có TBGD tốt thì ta mới có thể tổ
chức được quá trình dạy học khoa học, đưa người học tham gia thực sự vào quá
trình này, tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy.
TBGD phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách

có hiệu quả. CSVC - TBGD mà hầu hết là các sản phẩm khoa học kỹ thuật có chức
năng xác định và mang tính mục đích sư phạm rất cao, chúng chứa đựng một tiềm
năng tri thức to lớn đồng thời đóng vai trò là đối tượng nhận thức.
b) CSVC - TBGD và việc đảm bảo chất lượng dạy và học:
Xuất phát từ đặc trưng tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của con người, trong quá
trình dạy và học, sự trực quan đóng vai trò quan trọng đối với việc tự lĩnh hội kiến
thức của người học; Đặc biệt quan trọng là kênh nhìn khả năng của các giác quan
trong việc duy trì học tập được chia theo tỷ lệ như sau: Nhìn: 81%; Nghe: 11%;
Các giác quan khác: 9%).
6
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
Không ít nội dung học tập phức tạp cần đến sự hỗ trợ tích cực của phương tiện
trực quan mới giải quyết được như: chứng minh các định lý, định luật, hiện tượng
trừu tượng trong khoa học tự nhiên, toán học, tin học … học sinh rất cần được trực
tiếp làm thực nghiệm, được lắp ráp, thao tác, quan sát, nhận xét bằng việc sử dụng
các dụng cụ, phương tiện cụ thể. Nghĩa là học bằng tất cả giác quan, huy động mọi
tiềm năng để nhận thức. Thực hiện “Nguyên tắc trực quan” trong dạy học (“Trực
quan” được hiểu theo nghĩa rộng: liên quan đến mọi giác quan của con người).
- Góp phần đảm bảo chất lượng kiến thức theo những đặc trưng cơ bản như:
Tính chính xác; Tính khoa học; Tính tổng quát; Tính hệ thống; Tính chuyển hóa;
Tính thực tiễn; Tính bền vững; vận dụng được.
c) Vai trò của phương tiện kỹ thuật (PTKT):
Trong hệ thống CSVC - TBGD hiện đại, phương tiện kỹ thuật dạy học có vai
trò quan trọng đặc biệt trong việc tạo khả năng xây dựng, hình thành, củng cố, hệ
thống hóa, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
TBGD và PTKT giúp thầy và trò, tạo ra khả năng thực hành, củng cố kiến
thức, rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, sự khéo léo chân tay, bồi dưỡng khả năng
tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, tạo ra sự hứng thú, lôi cuốn khi học, tiết kiệm thời
gian trên lớp, cải tiến các hình thức lao động sư phạm, tạo khả năng tổ chức một
cách khoa học và điều khiển hoạt động giáo dục.

1.1.4/ Yêu cầu và tính chất của CSVC - TBGD:
a) Yêu cầu: CSVC - TBGD phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp đối tượng: Phải xem xét đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, khi tổ chức
và thiết kế cơ sở hạ tầng, lựa chọn các mẫu TBGD, lựa chọn nguyên vật liệu phù
hợp cho công tác giảng dạy, học tập.
- Phù hợp khả năng và đặc điểm tư duy của học sinh: Trong quá trình học tập,
học sinh thường gặp khó khăn ở vấn đề trừu tượng, đó là lúc cần đến sự hỗ trợ của
TBGD để vấn đề phức tạp trở nên dễ hiểu.
7
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
Nếu TBGD chứng minh được sử dụng vào mục đích tìm ra kiến thức mới thì
hoạt động thực hành như là phương thức hiệu quả trong việc củng cố kiến thức và
rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
Nếu chọn mục tiêu là nguyên lý khoa học hoặc mô tả định tính không cần vận
hành thì TBGD chỉ cần thiết kế đơn giản có thể dùng những vật liệu như: bìa, giấy,
chi tiết máy hỏng, chai không, lõi chỉ, … cũng có thể đem lại lợi ích về mặt sư
phạm, khoa học và kinh tế.
Ưu điểm của con đường này là vật liệu như thế thường có sẵn tại chỗ.
Như vậy, TBGD có thể đơn giản hay hiện đại nhưng qua sử dụng nó phải cho
kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mỹ quan, sư phạm, an toàn và giá cả hợp
lý tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại và không nhất thiết là những thiết bị
phải đắt tiền.
1.2/. Một số vấn đề cơ bản về quản lý CSVC - TBGD:
1.2.1/ Khái niệm, yêu cầu và nguyên tắc quản lý CSVC - TBGD:
a) Khái niệm:
- Quản lý nói chung là sự tâc động có thức của chủ thể quản lý nhằm chỉ huy,
điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục
đích hoạt động chung và phù hợp vói quy luật khách quan.
- Quản lý CSVC - TBGD là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây
dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC - TBGD, phục vụ đắc lực

cho công tác GD - ĐT.
Nội dung CSVC - TBGD mở rộng đến đâu thì tầm quản lý cũng phải rộng và
sâu tương ứng. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng: CSVC - TBGD chỉ phát huy
được tác dụng tốt trong việc GD - ĐT khi được quản lý tốt. Do đó đi đôi với việc
đầu tư, trang bị thì điều quan trọng hơn là phải chú trọng đến việc quản lý CSVC -
TBGD trong nhà trường. Do CSVC - TBGD là một lĩnh vực vừa mang đặc tính kinh
tế - giáo dục; vừa mang đặc tính khoa học - giáo dục nên việc quản lý một mặt phải
tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học; Mặt khác, cần tuân thủ các
yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục.
8
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
Như vậy có thể nói quan lý CSVC - TBGD là một trong những công việc của
người cán bộ quản lý, là đối tượng quản lý trong nhà trường.
Do vai trò quan trọng của công tác quản lý mà gần đây, trong việc chỉ đạo hoạt
động ngành GD, Bộ GD&ĐT đã coi việc đổi mới quản lý trường học là một trong
những biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng GD - ĐT.
b) Yêu cầu của việc quản lý, sử dụng CSVC - TBGD:
Tất cả TBGD của một cơ sở giáo dục phải được sắp đặt khoa học, dễ sử dụng
và có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm), vật che phủ, phương tiện chống ẩm,
chống mối, mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. Tùy theo tính chất, quy mô của thiết bị
mà bố trí diện tích phòng và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho giáo viên và học sinh
thao tác, đi lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm có độc hại, gây
tiếng ồn phải được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định để dẩm bảo an toàn lao
động và vệ sinh môi trường.
TBGD phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội
dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.
TBGD phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo
dưỡng, bổ xung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao.
Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý
tài sản. Việc kiểm kê bất thường phải được tiến hành trong các trường hợp sau:

+/ Khi thay đổi Hiệu trưởng hoặc người phụ trách công tác TBGD.
+/ Khi thay đổi địa điểm, sáp nhập, chia tách trường.
+/ Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp.
+/ Khi cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền yêu cầu.
Trong công tác quản lý CSVC - TBGD, người quản lý cần nắm vững:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý.
- Các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp các nội dung
quản lý, các mặt quản lý (Trường học, sách – thư viện, TBGD)
9
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
- Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện vật chất để thực
hiện chương trình.
- Có ý tưởng đổi mới và thực hiện ý tưởng bằng một kế hoạch khả thi.
- Biết huy động mọi tiềm năng có thể của tập thể sư phạm và cộng đồng cho
công việc.
- Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào một hướng thống nhất là
đảm bảo CSVC - TBGD để nâng cao chất lượng giáo dục.
c) Nguyên tắc quản lý CSVC - TBGD:
Trong công tác quản lý CSVC - TBGD, người quản lý phải quán triệt các
nguyên tắc sau:
- Trang bị đầy đủ và đồng bộ các CSVC - TBGD (Đồng bộ giữa trường sở -
phương thức tổ chức dạy học; chương trình, SGK và TBGD; trang thiết bị và điều
kiện sử dụng; trang bị và bảo quản giữa các thiết bị với nhau …).
- Tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho các hoạt động giáo dục.
- Bố trí hợp lý các CSVC trong khu trường, trong lớp học, trong phòng thực
hành, thí nghiệm, phòng bộ môn …
- Tổ chức bảo quản trường sở và các phương tiện vật chất, kỹ thuật của nhà
trường.
1.2.2/ Nội dung quản lý CSVC - TBGD:
a) Nội dung cơ bản của quản lý CSVC - TBGD:

*/ Xây dựng và bổ xung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh
CSVC – TBGD (Trường sở, sách, thư viện và TBGD).
- Xây dựng trường sở với các khối công trình đặc biệt là là hệ thông lớp học,
phong thí nghiệm, phòng thực hành, phòng bộ môn.
- Mua sắm trang thiết bị giáo dục theo yêu cầu của chương trình và kế hoạch
trang bị của trường.
- Tổ chức tự làm, sưu tầm TBGD.
10
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
Nếu kinh phí có hạn nên lựa chọn những thứ cần thiết, cơ bản để ưu tiên trang
bị trước; Cần trang bị một số phương tiện Nghe - Nhìn, đưa công nghệ thông tin vào
quá trình Dạy – Học, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh có điều kiện tiếp cận
các phương tiện Dạy – Học hiện đại, hiệu quả cao.
Phải có kế hoạch xây dựng, trang bị CSVC trước mắt và lâu dài cho nhà trường
bằng các nguồn lực khác nhau như: ngân sách nhà nước, đóng góp của nhân dân, tài
trợ của các tổ chức xã hội, các cơ quan, xí nghiệp, giáo viên và học sinh tự làm.
*/ Duy trì, bảo quản CSVC - TBGD:
Để bảo quản tốt CSVC - TBGD cần:
- Thực hiện việc bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của nhà nước; thực hiện
chế độ trách nhiệm theo quy chế quản lý tài sản; thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê
- Bảo quản theo chế độ riêng đối với các loại thiết bị như dụng cụ, vật tư khoa
học kỹ thuật, hóa chất, các loại dụng cụ tinh vi, đắt tiền như: Dụng cụ điện tử, máy
tính … ; Đồng thời cần quan tâm đến sự ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi
trường cất giữ … và phải có kế hoạch đầu tư kinh phí để mua các trang thiết bị, vật
tư … phục vụ cho việc bảo quản.
*/ Sử dụng CSVC - TBGD:
Như trên đã trình bày, hiệu quả của quá trình dạy học sẽ bị hạn chế rất nhiều
khi thiếu CSVC - TBGD. Tuy nhiên không phải cứ có CSVC - TBGD là tự nó sẽ
phát huy được hết hiệu quả sư phạm. Thực tiễn cho thấy rằng mọi thiết bị đều phải
thông qua việc sử dụng vào mục tiêu giáo dục, dạy học thì mới phát huy được hết

hiệu quả của nó. Nhưng để sử dụng tốt TBGD cần phải tuân thủ một số điều kiện cơ
bản sau:
- CSVC - TBGD phải đủ về số lượng, tốt về chất lượng, được bảo quản tốt và
đặc biệt phải được quản lý và tổ chức sử dụng một cách hợp lý, khoa học, đúng yêu
cầu kỹ thuật.
11
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
Việc sử dụng TBGD có liên quan đến nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ và thói quen của người quản lý, sử dụng. Trong thực tế đã có nhiều cán bộ quản
lý ở các nhà trường hầu như không quan tâm đến TBGD và việc sử dụng TBGD của
giáo viên; Đồng thời cũng có không ít giáo viên không chịu sử dụng TBGD hoặc cá
biệt có những giáo viên không biết sử dụng TBGD, cho dù môn học của mình được
trang bị rất đầy đủ về TBGD. Do vậy, để sử dụng tốt TBGD cần phải giải quyết một
số vấn đề về công tác quản lý như: Đầu tư, trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
sử dụng, khai thác, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng cho giáo viên. Thực hiện
nghiêm túc các quy định về chuyên môn …
b) Nội dung cụ thể của việc quản lý CSVC - TBGD:
*/ Quản lý trường học:
Điều lệ trường Tiểu học có ghi:
… “Trường học là một khu riêng được đặt trong môi trường thuận lợi cho giáo
dục. Trường phải có tường bao quanh, có cổng trường, biển trường”. …
*/ Quản lý thư viện trường học:
- Tổ chức thư viện: Thư viện cần được xây dựng và tổ chức như một trong
những điểm văn hóa cao nhất của nhà trường. Thiết bị trong thư viện bao gồm: tủ
bảo quản hồ sơ; giá để sách, báo, tạp chí; hộp thư mục (mục lục phích); bàn ghế
(phục vụ cho việc ngồi đọc và tra cứu tài liệu của giáo viên, học sinh); hệ thống ánh
sáng (đảm bảo đủ ánh sáng cho việc đọc sách); và có các loại sổ sách quản lý thư
viện.
- Lựa chọn sách cho thư viện: Sách của thư viện cần có nội dung đặc trưng về
GD - ĐT và kiến thức xã hội. Kiên quyết loại trừ sách có nội dung xấu ra khỏi thư

viện và hạn chế sách báo có nội dung xa với chức năng nhiệm vụ của một thư viện
trường học.
- Phát huy hiệu quả sử dụng của thư viện bằng các hình thức như:
12
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
Phân loại sách, báo, tạp chí một cách khoa học (dễ thấy, dễ lấy, dễ sử dụng);
đồng thời cần tạo khoảng trống trong mỗi bộ phận sách để tiện cho việc nhập sách
mới và thiết lập quy trình bổ xung.
Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh mượn và thuê sách. Đồng
thời tạo không gian đọc sách rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp …
Thường xuyên quan tâm chăm lo đến việc tu bổ các đầu sách mới (đặc biệt
quan tâm đến việc mua sắm sách tham khảo cho giáo viên và học sinh)
Tham mưu tốt với phụ huynh học sinh trong việc chọn, mua sách cho học sinh
và xây dựng tủ sách gia đình và tủ sách ở khu dân cư.
*/ Quản lý thiết bị giáo dục:
Để có được một hệ thống trang thiết bị dạy học hoàn chỉnh phục vụ cho việc
nâng cao chất lượng giảng dạy là một việc làm lâu dài và đòi hỏi phải có kinh phí.
Cần phải xây dựng từ ít tới nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, hiện đại và phải bám
sát vào nội dung, chương trình sách giáo khoa, việc thực hiện cải tiến và đổi mới
phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng, … Mặt khác
phải dựa vào nhiều nguồn lực khác nhau (Ngân sách nhà nước cấp; sự ủng hộ của
các cơ quan xí nghiệp, của nhân dân; việc mua sắm, sưu tầm, tự làm của giáo viên
và học sinh …)
2/. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý CSVC - TBGD:
Cơ sở pháp lý của công tác quản lý CSVC – TBGD trong các nhà trường phổ
thông chính là nội dung các chỉ thị của Đảng, nhà nước, của ngành (Bộ GD&ĐT, Sở
GD - ĐT, và Phòng giáo dục) và của nhà trường.
Cụ thể như:
… “ Về cơ sở vật chất – kỹ thuật và đồ dùng dạy học: cần xây dựng kế hoạch
cụ thể đảm bảo đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học để thực hiện chương trình và

phương pháp dạy - học mới, Đặc biệt ưu tiên cung cấp đồ dùng dạy học cho các
vùng núi, vùng nông thôn, vùng sâu, xa còn nhiều khó khăn. Đồng thời cần tổ chức
13
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
huy động nhiều nguồn lực trong xã hội, tham gia đóng góp xay dựng và nâng cấp
cơ sở vật chất và trang thiết bị cho nhà trường.”…
- Tại hướng dẫn số 62/GD&ĐT ngày 14/9/2006 của Phòng GD&ĐT Hòa Bình
về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục bậcTH năm học 2006 – 2007, ở
phần 4. mục 2. có ghi rõ: … “ Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng sử dụng, bảo quản thiết
bị dạy học được cấp. Thực hiện tốt việc theo dõi trên sổ về số lượt và hiệu quả sử
dụng thiết bị của giáo viên” …
- Trong kế hoạch hoạt động của trường TH Kim Đồng 2007 - 2008 do Ban
giám hiệu và hội đồng giáo dục xây dựng và đã được hội đồng sư phạm nhà trường
thông qua ngày 29/9/2006. Tại mục III. 3. Xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp –
trang thiết bị dạy học: có ghi rõ: “ Mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp –
trang thiết bị dạy học là: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập của
học sinh; Tạo cảnh quan sư phạm đẹp, khang trang; Từng bước sắp xếp hợp lý, ổn
định phòng thiết bị; Tu sửa thường xuyên các phòng học hiện . Tiến tới phấn đấu
xây dựng trường chuẩn Quốc gia”giai đoạn 2010 - 2015

Chương II:
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CSVC - TBGD
Ở TRƯỜNG TH KIM ĐỒNG - TX HÒA BÌNH - TỈNH HÒA BÌNH
1. Vài nét sơ lược về trường TH Kim Đồng - TP Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình.
1.1/. Đặc điểm chung:
Trường TH Kim Đồng là đơn vị trường học trực thuộc sự quản lý của phòng
giáo dục TP Hòa Bình. Về chuyên môn trường mới được tách ra từ trường phổ
thông cơ sở Kim Đồng và sáp nhập với khối cấp 1 của trường phổ thông cơ sở
Nguyễn Bá Ngọc thành trường TH Kim Đồng kể từ tháng 9 năm 2006.
14

Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
Đời sống của nhân dân trên địa bàn nhìn chung còn thấp; đa số nhân dân có
nghề sống chính là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và một số gia
đình làm nghề thủ công và buôn bán dịch vụ nhỏ, địa bàn tương đối phức tạp. Chính
vì vậy mà sự nghiệp giáo dục cũng ít có điều kiện để phát triển.
1.2/. Về đội ngũ giáo viên:
*/ Số lượng:
Năm học 2006 - 2007 nhà trường gồm có 17 cán bộ giáo viên. Cụ thể là:
+/ Ban giám hiệu: 02 đồng chí.
+/ Giáo viên: 14 đồng chí. Trong đó:
+/ Cán bộ Kiêm nhiệm thư viện, thí nghiệm : 01 đồng chí.
+/ Hành chính: 01 đồng chí.
*/ Về trình độ chuyên môn:
+/ Đại học: 04 đồng chí. Trong đó có 02 đồng chí là cán bộ quản lý.
+/ Cao đẳng: 02 đồng chí.
+/ Trung học hoàn chỉnh: 11 đồng chí. Trong đó: 01 đồng chí là cán bộ hành
chính;
*/ Về tổ chức Đảng:
Nhà trường có 01 chi bộ Đảng với 04 Đảng viên
1.3/. Về đội ngũ học sinh:
Năm học 2007 – 2008 tổng số học sinh của nhà trường là 135 em. Chia thành
10 lớp. Cụ thể như sau:
Khối 1: 02 lớp 32 học sinh.
Khối 2: 02 lớp 25 học sinh.
Khối 3: 02 lớp 23 học sinh.
Khối 4: 02 lớp 27 học sinh.
Khối 5: 02 lớp 28 học sinh
1.4/. Về cơ sở vật chất:
15
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục

Cơ sở vật chất của nhà trường gồm có: 2 chi ( chi A & chi B )
CSVC chính chi A 09 phòng học trong đó: 5 phòng học cấp 4(dành cho Tiểu
học) và 04 phòng học kiên cố ( dành cho THCS ), một khu nhà hiệu bộ với 02
phòng thư viện, 01 phòng thiết bị thí nghiệm, 01 phòng làm việc của hội đồng sư
phạm, 02 phòng bộ môn và các phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và
phòng hành chính. Cảnh quan nhà trường được quy hoạch gồm: Khu sân bãi
7500m
2
; Khu sân chơi 1800m
2
với hàng cây xanh và nhiều bồn hoa, cây cảnh, có
cảnh quan nhà trường Xanh - Sạch - Đẹp phục vụ cho các giờ học ngoài trời, các
hoạt động tập thể của giáo viên học sinh
Mặc dù còn rất khó khăn, song với tinh thần vượt khó đi lên, dám nghĩ, dám
làm, Trường TH Kim Đồng đã quyết tâm đầu tư CSVC - trang thiết bị tạo môi
trường tốt nhất để con em các dân tộc trên địa bàn học tập và rèn luyện đáp ứng
được yêu cầu giáo dục ngày càng cao của nhân dân.
2. Thực trạng công tác quản lý CSVC - TBGD ở trường TH Kim Đồng - TP Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình.
2.1/ Một số ưu điểm trong công tác quản lý CSVC – TBGD ở trường TH
Kim Đồng – TP Hòa Bình – Tỉnh Hòa Bình:
Xuất phát từ sự nhận thức đúng đắn về vai trò, nội dung và ý nghĩa của CSVC
– TBGD đối với quá trình đào tạo, trường TH Kim Đồng đã có sự quan tâm đúng
mức về vấn đề này và đưa ra kế hoạch, mục tiêu cụ thể để làm tốt công tác quản lý,
sử dụng CSVC – TBGD. Trong từng năm học được sự quan tâm trực tiếp của phòng
Giáo dục TP Hòa Bình đầu tư về kinh phí mua sắm, tu sửa trường lớp và thiết bị
giáo dục; đặc biệt là thiết bị phục vụ cho các lớp thay sách giáo khoa mới, hàng năm
đều được trang bị tương đối đầy đủ. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chi bộ Đảng nhà
trường, ban giám hiệu đã cùng với các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và đưa ra
yêu cầu về nhu cầu sử dụng thiết bị giáo dục của từng môn học trong năm học. Trên
cơ sở đó ban giám hiệu có kế hoạch xin hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước, từ

các nguồn đóng góp của nhân dân, các cơ quan đóng trên địa bàn và của giáo viên
… Tu sửa, sắp xếp lại một cách hợp lý phòng thiết bị của nhà trường, tiếp nhận,
16
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
phân phối TBGD theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, phù hợp với
chương trình giáo dục. Tổ chức kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị giáo
dục; tiến hành lập báo cáo lên cơ quan cấp trên mỗi năm một lần đúng theo quy
định.
2.2/ Một số tồn tại trong công tác quản lý CSVC - TBGD ở trường TH
Kim Đồng - TP Hòa Bình - Tỉnh Hòa Bình.
Bên cạnh những việc đã và đang làm tốt, thì công tác quản lý CSVC – TBGD ở
trường TH Kim Đồng còn một số hạn chế như sau:
+/ Hạn chế khách quan: Nhà trường không có phòng đảm bảo diện tích rộng
cho việc sắp xếp và bảo quản thiết bị, thư viện.
Chưa có cán bộ chuyên trách về công tác thiết bị, thư viện.
Chưa có phòng học bộ môn, tạo điều kiện cho việc giảng dạy và học các giờ
thực hành.
Thiết bị cấp về chưa thật kịp thời. Một số thiết bị không sử dụng được hoặc sử
dụng được nhưng cho kết quả không chính xác.
+/ Về phía giáo viên: Việc chuẩn bị thí nghiệm cho các giờ dạy chưa thật sự
chu đáo.
Trình độ và phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa đáp ứng được với
những yêu cầu sử dụng và bảo dưỡng thiết bị.
+/ Về công tác quản lý: Trình độ quản lý của cán bộ quản lý về công tác thư
viện, thí nghiệm còn hạn chế.
Chưa đề ra được nội quy cụ thể cho việc bảo quản, tu sửa và sử dụng thiết bị
của cán bộ phụ trách thiết bị và giáo viên trong trường.
3. Một số vấn đề đặt ra cho công tác quản lý CSVC - TBGD ở trường TH Kim Đồng - TP Hòa Bình - Tỉnh
Hòa Bình.
Xuất phát từ những ưu điểm và hạn chế nêu trên, tôi nhận thấy mặc dù hệ

thống CSVC – TBGD của nhà trường đã có sự cải tiến, nâng cấp, nhưng so với yêu
cầu của giáo dục - đào tạo trong giai đoạn hiện nay thì vẫn còn nhiều bất cập cần
phải được giải quyết, tháo gỡ kịp thời.
17
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
Cụ thể là:
- Cần tăng cường nhận thức cả về lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của công
tác quản lý CSVC - TBGD cho cán bộ quản lý săp xếp hợp lí không gian phòng học
hợp lí thống nhất tất cả các lớp học
- Cần nâng cao một bước về trình độ, kỹ năng quản lý CSVC - TBGD cho cán
bộ quản lý.
- Nâng cao khả năng quản lý mọi mặt về CSVC - TBGD cho cán bộ quản lý
thống nhất quản lý hồ sơ, sổ sách, quản lí bảo quản trang thiết bị và HD sử dụng
thành thạo trang thiết bị sẵn có.
Chương III:
NHỮNG BIỆN PHÁP, VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CSVC - TBGD
Ở TRƯỜNG TH KIM ĐỒNG- TX HÒA BÌNH - TỈNH HÒA BÌNH
Như đã đề cập đến một số nguyên nhân chủ quan và khách quan trong công tác
quản lý CSVC – TBGD của nhà trường. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng
thiết bị giáo dục phục vụ cho quá trình Dạy - Học mặc dù luôn được quan tâm song
hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy nhà trường đã đề ra một số biện pháp khắc phục
tình trạng yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng CSVC – TBGD của cán bộ
quản lý và giáo viên, đồng thời phấn đấu đạt các tiêu chuẩn về Phòng thư viện và thí
nghiệm đạt chuẩn.
Cụ thể là :
1/. Nâng cao nhận thức về lý luận và thực tiễn về công tác quản lý CSVC -
TBGD cho người q uản lý:
Để quản lý tốt, trước hết người quản lý phải ý thức được một cách đầy đủ,
chính xác về công tác quản lý của mình; vì có như vậy thì người cán bộ quản lý mới
xây dựng được kế hoạch chính xác, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và thực

hiện kế hoạch một cách khoa học có hiệu quả. Do vậy việc nâng cao nhận thức cả về
mặt lý luận lẫn thực tiễn của công tác quản lý là công việc rất quan trọng đối với
nhà quản lý.
18
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
Muốn làm được việc này, người quản lý cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Cần có sự quan tâm, chủ động và có phương pháp đúng để thu thập và sử lý
thông tin có liên quan thông qua các tài liệu, sách báo, phương tiện thông tin đại
chúng … về công tác quản lý CSVC – TBGD.
- Tích cực nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, các tài liệu về quản lý
giáo dục.
- Tham gia đầy đủ các đợt tập huấn chuyên đề, hội thảo, báo cáo khoa học, các
lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục …
- Tăng cường hoạt động thực tiễn trong công việc hàng ngày.
- Tham quan, học tập kinh nghiệm ở các trường có CSVC – TBGD và phương
pháp quản lý tốt.
- Tập hợp được sự đóng góp trí tuệ của các cộng sự và đồng nghiệp trong
trường.
Ngoài ra nhà quản lý cần có những biện pháp để nâng cao nhận thức cho cán
bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường về trách nhiệm của từng thành
viên đối với việc xây dựng, sử dụng, bảo quản, sửa chữa và bổ xung CSVC – TBGD
của nhà trường. Cụ thể như:
1. Triển khai tốt kế hoạch của Phòng GD & ĐT đến từng giáo viên, phụ huynh
và từng học sinh. Thực sự coi đây là một chỉ tiêu để xếp loại giáo viên và đánh giá ý
thức học sinh.
2. Tận dụng hết các nguồn lực trong cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo
dục, làm cho giáo dục thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân – Thực hiện tốt
việc xã hội hoá giáo dục. Từ đó, từng bước nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường.
Qua đó thúc đẩy sự phát triển phong trào giáo dục của nhà trường và của địa
phương.

3. Tham mưu với phòng giáo dục TP hỗ trợ về kinh phí, tham gia đầy đủ các
buổi tập huấn cho cán bộ, giáo viên về việc bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục
2/. Nâng cao kỹ năng quản lý CSVC - TBGD:
19
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
Kỹ năng quản lý CSVC – TBGD chính là trình độ tổ chức hoạt động quản lý
của nhà quản lý. Ngưới quản lý có kỹ năng quản lý tốt thì việc quản lý sẽ đạt được
chất lượng và hiệu quả cao. Để nâng cao kỹ năng quản lý CSVC – TBGD nhà quản
lý cần:
- Nắm vững cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn để chỉ đạo công tác
CSVC – TBGD (hiểu bảng danh mục thiết bị giáo dục do các cấp quản lý giáo dục
ban hành; nắm vững Điều lệ trường Tiểu học).
- Có kỹ năng phân tích các nội dung về CSVC – TBGD. Nội dung về CSVC –
TBGD mà nhà quản lý cần quan tâm rất rộng. Cụ thể như: Chất lượng, quy cách, sự
đồng bộ của các hạng mục công trình, hệ thống các thiết bị dạy học của trường, tình
hình bảo dưỡng, sữa chữa các công trình của nhà trường, công tác bảo vệ hàng ngày,
các quy định, nội quy về lớp học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành …; việc lựa
chọn sách giáo khoa, sách tham khảo, cách tổ chức thư viện nhà trường (phòng đọc,
phương thức sử dụng sách); Phân tích tổng hợp các thiết bị giảng dạy. Để có kỹ
năng quản lý, người quản lý cần sử dụng các phương pháp, phương tiện để quản lý:
người quản lý phải có kỹ năng ghi chép, phân loại, sử dụng thành thạo vi tính …
Nhận thức về quản lý và kỹ năng quản lý CSVC – TBGD của người quản lý
phải được thể hiện cụ thể ở việc quản lý các nội dung: quản lý xây dựng CSVC –
TBGD; quản lý việc sử dụng CSVC – TBGD và quản lý việc duy trì bảo quản, sửa
chữa hệ thống CSVC – TBGD.
3/. Nâng cao khả năng quản lý về mọi mặt CSVC – TBGD cho người quản lý:
Để quản lý tốt người quản lý phải nắm được nội dung CSVC – TBGD để quản
lý tốt các nội dung này. Gồm các nội dung cơ bản sau:
3.1/ Quản lý việc xây dựng CSVC – TBGD:
Để quản lý tốt nội dung này người quản lý phải hiểu được đầy đủ, đúng đắn nội

dung về CSVC – TBGD để lập ra kế hoạch phù hợp cho việc xây dựng CSVC –
TBGD của nhà trường nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào việc thực
hiện nhiệm vụ đào tạo của nhà trường. Hệ thống CSVC cần bổ xung thêm một số bộ
20
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
phận như: thư viện nhà trường cần được mở rộng hơn, nhất là mở rộng phòng đọc
và tăng số đầu sách và số lượng sách; thay đổi phương thức phục vụ; phòng thí
nghiệm, phòng thực hành, phòng bộ môn cần được nâng cấp cả về số lượng và chất
lượng các thiết bị giáo dục.
Để thực hiện được những nội dung trên thì nhà quản lý cần phải thực hiện
những biện pháp cụ thể sau:
- Có kế hoạch bảo quản giữ gìn tốt những cơ sở đã có.
- Có kế hoạch huy động mọi nguồn vốn từ nhiều phía (nhà nước, vốn tự có của
nhà trường) để xây dựng, bổ xung CSVC, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc
học tập nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh.
- Cần phát động, khuyến khích sự tham gia tích cực, sáng tạo của giáo viên, của
nhân viên và của học sinh để xây dựng CSVC cho nhà trường.
3.2/ Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC – TBGD:
Cùng với việc quản lý, xây dựng CSVC – TBGD, nhà quản lý cần phải quản lý
tốt việc sử dụng CSVC – TBGD nhằm phát huy tác dụng của hệ thống CSVC –
TBGD góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.
Để làm tốt việc này, nhà quản lý cần:
- Có kế hoạch giao CSVC – TBGD một cách phù hợp cho các tổ chuyên môn,
các lớp quản lý, sử dụng một cách hiệu quả các thiết bị trong công tác Dạy – Học.
- Xây dựng nội quy và chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với việc sử dụng CSVC
– TBGD.
- Nâng cao trình độ, tăng cường kỹ năng sử dụng thiết bị giảng dạy, giáo dục
cho giáo viên, nhân viên, học sinh.
- Kiểm tra thường xuyên đối với việc sử dụng hệ thống CSVC – TBGD.
- Hàng năm tổ chức hội nghị về công tác CSVC – TBGD.

3.2/ Biện pháp nâng cao hiệu quả việc bảo quản, sửa chữa CSVC – TBGD:
Để làm tốt việc này, nhà quản lý cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
21
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của giáo viên, nhân viên, học sinh đối với việc
bảo quản CSVC – TBGD.
- Có quy định cụ thể cho công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế và
bổ xung CSVC – TBGD.
- Phân công giáo viên có năng lực, có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên
môn phù hợp với yêu cầu, phụ trách công tác thiết bị giáo dục; đồng thời tạo điều
kiện để giáo viên đó thường xuyên được tham gia các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ
công tác thiết bị giáo dục. Trên đây là một số kinh nghiệm, biện pháp để nâng cao
công tác quản lý CSVC – TBGD ở trường TH kim Đồng – TP Hòa Bình – Tỉnh Hòa
Bình. Xin được mạnh dạn nêu ra, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng
nghiệp
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/. Kết luận:
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ. Khoa
học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; công nghệ được đổi mới hết sức nhanh
chóng. Trình độ dân trí và tiềm lực khoa học công nghệ đã trở thành nhân tố quyết
định. Trong năm học 2007 – 2008 là năm thứ 2 toàn ngành giáo dục đang hưởng
ứng, thực hiện cuộc vận động “ Hai không “ thực hiện cuộc vận động “ Học tập và
làm theo tấm gương đạo đạo đức HCM “ thì việc tăng cường CSVC – TBGD cả về
số lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng trong các nhà trường để nâng cao một
cách thực chất, chất lượng giáo dục - đào tạo đang là một vấn đề đặt ra hết sức cấp
thiết. Nó đòi hỏi mỗi nhà trường phải thực sự quan tâm, chăm lo, quản lý và sử dụng
một cách có hiệu quả các trang thiết bị hiện có, từng bước đầu tư, nâng cấp cơ sở vật
chất trường, lớp – trang thiết bị dạy học đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của
ngành GD - ĐT trong giai đoạn hiện nay.

Trong khuôn khổ thời gian và các điều kiện nghiên cứu có hạn nên chỉ chọn lọc
và đưa ra một số biện pháp, kinh nghiệm để quản lý CSVC - TBGD ở trường TH
Kim Đồng- TP Hoà Bình . Tuy chưa phải là những biện pháp tối ưu cho tất cả các
22
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục
nhà trường. Song cũng để cho tôi mmột số bài học trong công tác quản lý CSVC
nhà trường xin mạnh dạn được nêu ra đây, rất mong được sự góp ý trao đổi của các
bạn bè, đồng nghiệp, để việc quản lý và sử dụng CSVC - TBGD trong các nhà
trường ngày một tốt hơn.
2/. Một số kiến nghị:
Để công tác quản lý CSVC - TBGD ở trường TH Kim Đồng - TP Hoà Bình -
Tỉnh Hoà Bình ngày càng có chất lượng và hiệu quả cao, trong khuôn khổ nội dung
này tôi mạnh dạn xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:
2.1/. Với Sở GD - ĐT Tỉnh Hòa Bình:
Cần có các giải pháp, kế hoạch cụ thể để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thư viện –
thiết bị trong toàn Tỉnh. Đồng thời, có chế độ, chính sách phù hợp hơn nữa để đẩy
mạnh tiến độ thực hiện các chiến lược phát triển giáo dục. Đồng thời quan tâm đầu
tư bảo dưỡng và nâng cấp sửa chữa các phòng học, phòng chức năng đã nhiều năm
sử dụng nay đã xuống cấp trong các nhà trường phổ thông nói chung và các trường
TH nói riêng trên địa bàn TP Hòa Bình, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo
dục - đào tạo của TP đạt kết quả cao.
2.2/. Với Phòng GD- ĐT TP Hòa Bình:
Cần có kế hoạch cụ thể hơn nữa cho việc đầu tư xây dựng, tu sửa CSVC cho
các nhà trường trong toàn TP ; Đặc biệt là các trường TH ở vùng xa trung tâm, có
điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất.
Có kế hoạch đầu tư trang thiết bị khoa học công nghệ thông tin để tập huấn,
bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại cho đội ngũ cán bộ
quản lý và giáo viên. Có kế hoạch tổ chức tập huấn về công tác bảo quản CSVC –
TBGD cho đội ngũ cán bộ thí nghiệm ở các nhà trường. Xin trân trọng cảm ơn sự
quan tâm của các cấp lãnh đạo

Hòa Bình, tháng 5 năm 2008.
Người thực hiện
23
Một số bài học kinh nghiệm trong công tác Quản lý thiết bị giáo dục


24

×