PHÁT HUY VAI TRÒ TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY – HỌC NGỮ VĂN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong công cuộc đổi mới toàn diện quá trình dạy học, môn Ngữ
văn có một vò trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của
trường Trung học cơ sở : góp phần hình thành những con người có trình
độ học vấn phổ thông chuẩn bò cho họ ra đời hoặc tiếp tục học ở bậc cao
hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý
trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu Chủ Nghóa Xã Hội, hướng
tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn
trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm thù, ghét cái xấu, cái ác. Đó là
những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo,
bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trò chân, thiện, mỹ trong nghệ
thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử
dụng Tiếng việt như một công cụ để giao tiếp ; cùng với quá trình đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập
giúp học sinh phương pháp tự học, thực chất là tự tìm kiếm và giải quyết
vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ nhận thức một cách có hiệu quả nhất.
Bên cạnh thành quả tốt đẹp nhờ một tinh thần trách nhiệm cao và
phương pháp dạy học tiến bộ thích hợp vẫn còn tồn tại một cách dạy có
nhiều điểm cần bàn, chính cách dạy này đã góp một phần không nhỏ
làm cho học sinh chán nản học môn Ngữ văn và nhìn chung kết quả học
sinh học môn Ngữ văn có chiều hướng sút kém, việc học của học sinh
càng trở nên phó thác, chỉ biết đến lớp nhiều khi không biết hôm nay
học bài gì, chuẩn bò như thế nào,(trừ một số học sinh có ý thức tự giác
chủ động ). Qua kinh nghiệm ít ỏi từ thực tế dạy học cho thấy cần có
một động cơ, một biện pháp nào đó để giúp học sinh phát huy vai trò
tích cực, chủ động và sáng tạo của mình vào học môn Ngữ văn, nhằm
khắc phục tình trạng trên, góp phần tích cực hoá hoạt động học tập của
học sinh để đem lại hiệu quả như mong muốn.
1
II. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Học sinh trường THCS Nguyễn Viết Xuân
- Qua hai năm thực dạy trên lớp 7E năm học 2005 – 2006 và lớp 8E năm
học 2006 – 2007.
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN :
1. Nhìn lại một vài cách dạy môn ngữ văn :
Nói như trên cũng do quá trình dạy học chỉ chú trọng thời gian dạy
học trên lớp, đến mức có lúc có người cho rằng hoạt động của thầy trò
trên lớp là quyết đònh tất cả chất lượng dạy học Ngữ văn. Vì chú trọng
như thế nên giáo viên đã hầu như không đầu tư thích đáng công sức, thời
gian vào việc hướng dẫn học sinh học ở nhà, chuẩn bò trước ở nhà … còn
học sinh do vậy cũng không dành thì giờ vào việc tìm hiểu bài trùc khi
đến lớp và ôn luyện củng cố phát triển kết quả học tập trên lớp thích
đáng.
Hoạt động của thầy và trò trên lớp thường tập trung theo một qui
trình thầy nói, đọc và ghi lên bảng, trò nghe nhìn và cố nhặt cho được
một số câu chữ của thầy ghi vào vở, nhiều khi để nhấn mạnh ý mình và
cũng thể theo ý nguyện học sinh, giáo viên đã không ngần ngại nói đi
nói lại như đọc chậm từng đoạn, phần bài giảng của mình để học sinh
nghe rõ, chép cho đủ. Về sau, lúc kiểm tra học sinh cố học thuộc bài đã
ghi, rồi chép từng đoạn bài ghi ấy theo một đoạn văn nói hay một đoạn
bài văn viết để giáo viên chấm điểm và giáo viên nhận ra dấu vết suy tư
cảm nhận diễn đạt của mình thật rõ qua các giờ trả bài của học sinh,
nhưng ít ai lấy làm phiền lòng mà thường tán thành ngay thậm chí còn
cho điểm cao đối với học sinh đã lặp lại ý mình một cách suông sẻ nữa.
Cũng chính vì thế nhiều giáo viên và học sinh hầu như không quan tâm
gì đến hoạt động ngoại khoá vốn có khả năng kích thích hứng thú dạy
học cho cả thầy và trò và cũng có lợi thế trong việc mở rộng kiến thức
cho học sinh. Kết quả chung cũng là kết quả cao nhất mà cách dạy này
đạt được là tạo một loạt bài nói viết của học sinh có nhiều điểm giống
nhau về nội dung, cách trình bày lập luận dẫn dắt, và cố nhiên giống
2
cả về cách cảm nhận suy nghó đối với từng chi tiết cụ thể. Rõ ràng với
cách dạy nặng yếu tố chủ quan, tính chất phiên bản trong việc cảm thụ
văn chương của từng học sinh đã không có được nữa ( ngoại trừ một số
học sinh có năng khiếu và học giỏi văn). Người dạy không hề thấy rằng
trong các em đang nghe mình kia tuy còn bé thơ thật nhưng dù ít dù
nhiều các em đã có một vốn liếng văn chương chữ nghóa riêng, các em
đang nghe mình với tất cả sự thành kính và tất cả cái vốn liếng ấy và
mỗi em bên cạnh phần khác nhau nhất đònh cũng đang có sự hình dung
rất riêng về từng nhân vật, từng chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm, cũng
đang có những liên tưởng thật khác nhau về số ngôn từ, hình ảnh, nhòp
điệu, cấu trúc ngôn ngữ tác phẩm, các đơn vò kiến thức đang được giáo
viên giảng bình. Chúng ta lâu nay không biết hay là quên đi sự thực như
vậy còn học sinh thì cũng tự coi việc nói theo sao cho trơn tru là đủ, là
hay mà không tự cho rằng khi đến với một áng văn hay một đơn vò kiến
thức … mình cần và có thể có cách tiếp cận ra sao, mình nên thâm nhập
mổ xẻ để hiểu kỹ về nó như thế nào và lúc trình bày ý kiến của mình về
nó thì cần nói theo cách riêng nào cho đúng nhất, hay nhất như mình
hằng nghó. Đó cũng là nhược điểm của cách dạy không thấy không phát
huy vai trò tích cực chủ động sáng tạo vốn có của học sinh.
2. Ý nghóa của việc phát huy vai trò tích cực, chủ động và sáng tạo của
học sinh :
Do tính chất đặc thù của môn Ngữ văn, nguyên tắc phát huy chủ
thể học sinh càng có tầm quan trọng đặc biệt. Học văn đối với học sinh
là thưởng thức và khám phá, trước hết là thưởng thức tác phẩm nghệ
thuật ngôn từ. Tiếp nhận cảm thụ tác phẩm nghệ thuật không thể thiếu
được. Nhận thức lí tính, tư duy lý luận, nhưng đó không phải là chủ yếu ;
sự tiếp nhận nghệ thuật diễn ra chủ yếu bằng những rung động tự nhiên
tươi mát của tâm hồn bằng xúc động tình cảm. Đó là sự tiếp nhận mang
đậm tính chủ quan và màu sắc cá nhân. Có thể nói thưởng thức, cảm thụ
nghệ thuật là hoạt động không thể làm thay không thể áp đặt. Vì vậy chỉ
có phát huy đầy đủ vai trò tích cực của chủ thể học sinh mới là con
3
đường đúng đắn nhất để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học ngữ văn.
Mặt khác còn phải hiểu rằng tác phẩm văn chương tuy miêu tả và thể
hiện cuộc sống toàn vẹn và sinh động nhưng vẫn còn nhiều “ điểm mơ
hồ ” chưa rõ. Người đọc phải quan sát, tri giác để làm nổi lên những nét
mơ hồ, khôi phục những chỗ bò bỏ lửng, nhận ra mối liên hệ của những
phần xa nhau ý thức được sự chi phối, tác động của chỉnh thể đối với các
bộ phận. Điều này thể hiện rõ trong việc đọc tác phẩm thơ trữ tình, nhất
là thơ cổ. Còn như trong tác phẩm tự sự, ví dụ như trong truyện ngắn
“ Lão Hạc ” của Nam Cao, những lời nhận xét thoáng qua của vợ ông
Giáo, của ông Giáo, của Binh Tư nếu đọc qua tưởng như không có quan
hệ gì đến thái độ, tình cảm, cách nhìn, cách đánh giá con người của tác
giả qua tính cách, số phận của lão Hạc. Có bài thơ bài ca dao trữ tình rõ
ràng có một tiếng nói nhưng không rõ là lời của ai và nói gì. Tính chất
đặc biệt đó của hiện tượng nghệ thuật ngôn từ đòi hỏi người đọc người
thưởng thức, khám phá phải chủ động tích cực, phải huy động vốn sống
vốn kinh nghiệm, tri thức văn học nghệ thuật phải nỗ lực tư duy tập
trung xúc cảm rung động để bổ sung làm cho tác phẩm hiện lên một
cách đầy đặn hoàn chỉnh. Vì vậy, chỉ có phát huy tính tích cực chủ động
của chủ thể học sinh việc dạy học ngữ văn mới có hiệu quả chất lượng.
3. Một số phương thức cần và có thể làm theo để thực hiện phát huy vai
trò tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh
Để thực hiện tư tưởng dạy học tập trung vào người học, phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập, các biện pháp dạy
học tích cực được vận dụng là thực hành giao tiếp, phân tích ngôn ngữ,
thảo luận, giải quyết vấn đề. Cùng với các hình thức tổ chức học tập :
học theo lớp, học theo nhóm, học cá nhân. Hình thức học theo nhóm tạo
nhiều điều kiện cho học sinh hợp tác, học hỏi nhau trong quá trình tìm
hiểu, vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Tuy nhiên khi sử dụng
các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cần tránh khuynh hướng
tuyệt đối hoá một vài phương pháp hoặc một hình thức tổ chức dạy học.
4
Cần vận dụng linh hoạt một số phương pháp, hình thức dạy học trong
mỗi bài học để khơi dậy được niềm hứng thú học tập ở học sinh.
Trên cơ sở tập hợp tình hình đối tượng học sinh nhiều lớp được
dạy như lớp 7E, 7D, 8D năm học 2005 – 2006 và lớp 7D, 7C, 8E năm
2006 – 2007 sau đây chỉ xin nêu một số phương thức thực hiện :
a) Trong quá trình giảng dạy trên lớp :
Giáo viên luôn có ý thức và biện pháp khơi dậy, nuôi dưỡng tính tự
giác chủ động, niềm say mê hứng khởi và nhiệt tình sáng tạo trong
khám phá kiến thức mới. Vai trò chủ thể học sinh chỉ được phát huy khi
học sinh được đặt trong sự đối diện với tác phẩm, với những yêu cầu cần
đạt tới và khả năng có thể đạt tới. Vì vậy việc cá thể hoá chủ thể học
sinh trong quá trình dạy học chính khoá cũng như trong hoạt động ngoại
khoá có ý nghóa lớn.
Trong quá trình thực hiện bài dạy nhất là khâu tổ chức dạy học trên
lớp, giáo viên hình thành ở học sinh những kiến thức công cụ, những
hiểu biết và phương pháp để cảm thụ, phân tích để chiếm lónh tác phẩm
văn chương hay một đơn vò kiến thức. Chủ thể học sinh sẽ không được
phát huy nếu các em thấy bất lực trước đối tượng hoặc là đối tượng trở
thành xa lạ, vô cảm đối với các em. Để tránh tình trạng ấy, thông qua
hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm giáo viên phải từng bước hình thành ở học
sinh những khái niệm lý luận sơ giản nhưng cần thiết, đồng thời bước
đầu giúp các em có phương pháp và kỹ năng tiếp nhận tác phẩm. Bởi
cái quan trọng nhất trong giảng dạy nói chung dạy văn nói riêng là rèn
luyện bộ óc, là rèn luyện phương pháp suy nghó, phương pháp vận dụng
kiến thức của mình. Để chủ thể học sinh được phát huy đầy đủ trong
suốt quá trình cảm nhận suy ngẫm tác phẩm, giáo viên càng phải phát
huy vai trò chủ đạo của mình, phải khẳng đònh rằng cùng hệ thống câu
hỏi để dẫn dắt học sinh những đoạn văn hoặc cả bài văn ngân vang lên
qua giọng đọc diễn cảm của giáo viên, những câu giảng những lời bình
thấm thía của thầy khi cần thiết, những hệ thống, khái quát của thầy về
những kiến thức học sinh đã tìm hiều phát hiện… không những không vi
5
phạm nguyên tắc phát huy chủ thể học sinh mà ngược lại còn có tác
dụng khơi sâu cảm thụ, kích thích nỗ lực trí tuệ và óc sáng tạo của các
em trong giờ văn – điều cơ bản vẫn là trình độ và tài năng sư phạm của
giáo viên
b) Khi hướng dẫn học sinh chuẩn bò bài ở nhà :
Qua thực tế giảng dạy cho thấy khâu chuẩn bò bài ở nhà của học
sinh thường rất bò coi nhẹ, giáo viên không hướng dẫn cụ thể cho học
sinh. Trước hết cần coi đây là một công việc tuy không thực mới lạ
nhưng thực ra, hướng dẫn sao cho đúng mức nếu giáo viên không suy
ngẫm cẩn thận, mấy phút còn lại của giờ học giáo viên tiến hành vội vã,
chiếu lệ, dặn học sinh soạn những câu hỏi sách giáo khoa. Việc chuẩn bò
của học sinh thường không ăn khớp hoặc không liên quan gì mấy đến
hoạt động của thầy và trò trên lớp. Ở đây có vấn đề nhận thức về ý
nghóa và nội dung của việc học sinh chuẩn bò ở nhà. Chuẩn bò ở nhà là
bước tập dượt cho sự cảm thụ trên lớp sâu sắc hơn. Bằng kinh nghiệm
sống và kinh nghiệm văn học của bản thân, học sinh trực tiếp đi vào thế
giới tác phẩm trên cơ sở đó, giáo viên sẽ khơi sâu phát triển những ấn
tượng đúng đắn và loại trừ những cảm xúc và những suy nghó ban đầu
còn chủ quan lệch lạc. Việc chuẩn bò ở nhà của học sinh có nhiều mặt
đa dạng : có thể là tập đọc tìm hiểu từ ngữ khó ( điển cố ) suy nghó về
một chi tiết nghệ thuật, một kiến thức cụ thể cần thiết có liên quan đến
việc tiếp nhận tác phẩm … nhưng nội dung chủ yếu vẫn là nhằm khơi
dậy hứng thú học sinh đối với tác phẩm và đònh hướng học sinh vào
những vấn đề then chốt của tác phẩm mà giáo viên sẽ hướng dẫn học
sinh đi sâu phát hiện trên lớp. Câu hỏi chuẩn bò tuyệt đối không tuỳ tiện
mỗi câu hỏi vừa có tác dụng khơi dậy hứng thú vừa đi vào thế giới trọng
tâm cảm hứng của tác giả, vừa có tác dụng chuẩn bò cho hoạt động giáo
viên và học sinh. Đến lớp giáo viên phải kiểm tra việc chuẩn bò ở nhà,
đây không những chỉ là công việc thường lệ của nhà giáo trước khi bắt
tay vào giảng dạy một tác phẩm mới, đây còn là bước cần thiết tạo tâm
thế chủ động, tạo tiền đề tâm lý cần có cho học sinh để thâm nhập bài
6
học. Thực tế giảng dạy cho thấy có một trøng hợp như sau : giáo viên
dặn học sinh chuẩn bò bài nhưng đến lớp giáo viên ít kiểm tra sự chuẩn
bò đó, nên có một học sinh quen lệ đã không chuẩn bò bài và chờ khi nào
thầy kiểm tra thì đối phó bằng cách lấy bài chuẩn bò của bạn khác trình
ra và khi thầy phát hiện sự việc thì vỡ lẽ …
- Khi hướng dẫn học sinh học ở nhà cần chú ý hai nội dung với
những yêu cầu cách học khác nhau :
+ Đối với những bài đang học dở hay vừa học xong :
Việc hướng dẫn học ở nhà là nhằm cho học sinh hiểu sâu, vững hơn
những gì đã ghi và nghe trên lớp, trên cơ sở đó mà bắt dầu vận dụng
những điều đã hiểu chắc chắn ấy vào quá trình tìm tòi suy nghó, phân
tích những bài học những phần kiến thức và thực tế cuộc sống liên quan
gần gũi. Vì thế khi hướng dẫn học sinh học ở nhà trong các trường hợp
này cần hướng các em vào hai hoạt động : một là suy ngẫm kỹ lưỡng
hơn với một loạt thao tác so sánh, đối chiếu liên hệ, kiến giải, phân tích
… quá trình suy ngẫm thường dẫn đến việc để cho các em tập viết tập
nói các bài ngắn có tính chất thu hoạch và về giá trò văn chương của tác
giả, tác phẩm, về giá trò tu từ biểu cảm của nghệ thuật ngôn ngữ ; hai là
cùng với việc suy ngẫm như thế yêu cầu học sinh làm bài tập dưới dạng
hệ thống hoá kiến thức cơ bản, tiến tới so sánh, liên hệ tri thức Ngữ văn
trong bài với cuộc sống của mình trong quan hệ đối với mọi người xung
quanh.
+ Đối với những bài sắp học :
Hướng dẫn học sinh tập trung xung quanh yêu cầu tìm hiểu bài
mới, việc tìm hiêu này cần tránh cả hai phương hướng : hoặc là quá sơ
lược, quá dễ dãi vì các yêu cầu đưa ra chung chung, đơn điệu hoặc là
quá tỉ mỉ chi tiết vì yêu cầu đưa ra đã nhiều phần nặng nề đòi hỏi phải
qui luận ngay. Một điều nữa cần chú ý là : việc hướng dẫn tìm hiểu bài
mới này nên được đạt ra một cách chu đáo mà tự nhiên, nhẹ nhàng có sự
7
hấp dẫn gợi mở, gợi cảm nghó và ít nhiều có chất đònh hướng cho quá
trình dạy học trên lớp bài đó ít hôm sau.
Như chúng ta đã biết những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của cách
dạy học theo hướng tích cực là : dạy học thông qua tổ chức các hoạt
động của học sinh, dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học,
tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác cần đặc biệt chú ý đến
phương pháp tự học, tự học không chỉ học ở nhà mà ngay cả trong tiết
dạy dưới sự đònh hướng của giáo viên. Cần nhận thức rằng 45 phút trong
giờ học chủ yếu là 45 phút giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh thâm
nhập khám phá bài học theo kinh nghiệm và tài năng của giáo viên. Sau
45 phút tiết học kết thúc nhưng bài học chưa kết thúc mà nó sẽ còn là
đối tượng khám phá của học sinh suốt cuộc đời. Việc coi trọng phương
pháp tự học được thể hiện trong rất nhiều khâu của quá trình dạy là cách
đặt vấn đề xây dựng hệ thống câu hỏi giúp học sinh chiếm lónh tác
phẩm không chỉ trong tiết học mà cả sau tiết học. Không chỉ hướng dẫn
học sinh tự chiếm lónh kiến thức mà cả về kỹ năng. Để việc dạy học đạt
kết quả tốt cần phát huy sức mạnh tổng hợp của việc kết hợp sử dụng
các hình thức dạy học khác nhau : dạy học đồng loạt, theo nhóm, theo
chuyên đề thảo luận. Vì thế vai trò người dạy cần đầu tư về cách tổ chức
lên lớp, tổ chức các hoạt động của học sinh phát huy tính sáng tạo, kòp
thời uốn nắn những biểu hiện chệch ra ngoài những nguyên tắc, những
qui luật tiếp nhận.
- Muốn phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh nhất
thiết phải tăng cường hỏi đáp và ra bài tập nhỏ trên lớp. Đây là hình
thức trực tiếp làm học sinh tham gia vào quá trình thu nhận kiến thức,
khiến cho việc học của các em không còn thụ động theo một chiều nữa,
làm như thế phải chuẩn bò công phu và khi đã thành thạo thì việc nắm
chắc bài và khả năng vận dụng của học sinh trở nên chủ động linh hoạt
hơn.
- Để có một hệ thống câu hỏi tốt cần chú ý những yêu cầu sau :
8
+ Số lượng câu hỏi vừa phải, hỏi những vấn đề cần hỏi.
+ Câu hỏi gọn, rõ, có dẫn dắt gợi mở bằng những câu hỏi nhỏ phù hợp
với tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp nhận của từng đối tượng học sinh.
+ Câu hỏi cần có tính chất kích thích cảm xúc, tư duy. Đặc biệt phải xác
đònh được những câu hỏi then chốt, những câu hỏi tạo tình huống có vấn
đề, có khả năng khám phá chiều sâu nội dung bài dạy.
Ví dụ : ở văn bản “ Tiếng gà trưa ” ( Ngữ văn 7 tập I) ở khổ thơ cuối
bài :
“ Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ ”
Giáo viên nêu tình huống giả đònh : nếu nhà thơ không dùng cách
nhắc đi nhắc lại như vậy thì còn có thể diễn đạt khác đi như thế nào ?
Nếu diễn đạt khác đi như thế thì tác dụng sẽ ra sao ?
+ Cần có nhiều câu hỏi có tính chất giao nhiệm vụ như : “ Em thử tưởng
tượng …” , “ Em suy nghó gì …” ; “ Em đồng ý hay không đồng ý … tại
sao ?” ; “ Em thử đặt nhan đề cho tác phẩm ? ” …
Đối với những loại câu hỏi hay và khó cần cho học sinh thời gian
suy nghó.
+ Hướng học sinh yếu vào việc nhận biết, tìm hiểu kiến thức. Hướng học
sinh khá vào việc phân tích tác dụng, làm như vậy cuối tiết học học sinh
yếu cũng biết phân tích tác dụng của một đơn vò kiến thức. Điều này tuỳ
bài, tuỳ mức độ tình huống giao tiếp khả năng tiếp nhận của học sinh.
+ Câu hỏi sau kết thúc bài cũng cần thiết đặt ra để học sinh tiếp tục suy
ngẫm nhằm khắc sâu kiến thức.
Để thực hiện tư tưởng dạy học tập trung vào người học, phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. Đề tài coi trọng
phương pháp tổ chức hoạt động học tập phù hợp với đặc điểm của học
9
sinh, các biện pháp dạy học tích cực được vận dụng là thực hành giao
tiếp, phân tích ngôn ngữ, thảo luận, giải quyết vấn đề.
Từ ý nghóa và yêu cầu của việc phát huy vai trò tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh, dựa vào đặc điểm đối tượng học sinh,
phương tiện dạy học ở trường ; sau đây xin trình bày một số hoạt động
của thầy và trò trong quá trình tìm hiểu văn bản : “ Bài toán dân số ”
( Bài 13 Ngữ văn 8 tâp I ) đã được sự góp ý của anh chò đồng nghiệp
trong tổ chuyên môn, để quý thầy cô đồng nghiệp cùng tham khảo góp
ý.
* Để thực hiện bài dạy này giáo viên và học sinh cùng chuẩn bò trước
các yêu cầu sau :
- Đối với giáo viên :
+ Nắm chắc nội dung văn bản, soạn giáo án, chuẩn bò bảng phụ.
+ Dự kiến các khả năng tích hợp cho bài học (Văn bản nhật dụng,
phương pháp thuyết minh …, thực tế hiểu biết về tình hình gia tăng dân
số ở đòa phương, trong nước, trên thế giới)
+ Dự kiến các hình thức dạy học tích cực ( Hệ thống câu hỏi, đọc, giảng,
bình, phát phiếu học tập, thảo luận nhóm … )
- Đối với học sinh :
+ Đọc diễn cảm văn bản và chuẩn bò trả lời câu hỏi đọc – hiểu văn bản
sách giáo khoa.
+ Đọc thêm phần đọc thêm trong sách giáo khoa, tìm hiểu dân số của
Việt Nam hiện nay. Chuẩn bò phần luyện tập trong sách giáo khoa.
+ Nhớ lại kiểu văn bản nhật dụng ở lớp 6
* Giáo viên kiểm tra bài cũ và chuẩn bò bài mới của học sinh như đã dặn
ở phần chuẩn bò.
* Bài mới :
Văn bản : BÀI TOÁN DÂN SỐ
( Bài 13 Ngữ văn 8 tâp I )
10
Hoạt động của giáo viên
Hoạt
động của
học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 :
- GV hướng dẫn đọc rõ, chú ý các con số,
tên nước, câu cảm.
- GV đọc mẫu 1 lần
- Gọi học sinh đọc
- GV sửa sai cách đọc (nếu có)
- GV hướng dẫn một số chú thích khó.
- GV hỏi : Em có thể chia văn bản thành
mấy phần ? Nội dung chính mỗi phần là
gì ?
- GV chuẩn bò bảng phụ cho phần bố cục
– treo bảng phụ
Hỏi : Hãy chỉ ra các ý lớn (luận điểm) ở
phần thân bài ?
(GV đònh hướng có 3 ý lớn)
Hỏi : Em nhận xét gì về bố cục của văn
bản ?
(Đònh hướng : bố cục 3 phần liên kết chặt
chẽ logic – tích hợp với phần tập làm
văn)
Hoạt động 2 :
Hỏi : Dựa phần đầu văn bản em cho biết
bài toán dân số thực chất là vấn đề gì ?
Hỏi : Em hiểu thế nào về dân số và kế
hoạch hoá gia đình ?
HS nghe
HS đọc
văn bản
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS thảo
I. Đọc, tìm hiểu
chú thích :
Bố cục : 3 phần
a) Mở bài
Từ đầu đến “sáng
mắt ra ” : Nêu vấn
đề dân số và kế
hoạch hoá gia đình.
b) Thân bài :
Tiếp theo đến “ô
thứ 31 của bàn cờ”:
Tốc độ gia tăng dân
số thế giới là hết
sức nhanh chóng.
c) Kết bài :
Phần còn lại : bày
tỏ thái độ về vấn
đề này.
II. Tìm hiểu văn
bản :
1) Nêu vấn đề dân
số và kế hoạch hoá
gia đình :
Bài toán dân số
thực chất là vấn đề
11
(GV nhận xét sửa sai cho các nhóm )
Hỏi : Bài toán dân số được đặt ra từ lúc
nào ?
Hỏi : Từ hai ý kiến nêu ra tác giả có thái
độ như thế nào về vấn đề này ?
Hỏi : Theo em cách đặt vấn đề như vậy
có tác dụng gì ?
- GV nêu vấn đề : ngoài phương thức lập
luận văn bản còn kết hợp nhiều phương
thức khác em thử chỉ ra các phương thức
kết hợp ấy ?
Hỏi : Em chỉ ra đoạn văn tự sự đầu tiên
và tóm tắt câu chuyện từ bài toán cổ.
- GV dùng bảng phụ kẽ ô bàn cờ - giải
nghóa “cấp số nhân ”.
Hỏi : Câu chuyện kén rể của nhà thông
thái có vai trò ý nghóa như thế nào trong
việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả
muốn nói đến ?
- GV chốt lại nội dung sau khi học sinh
nêu.
- Hỏi : Dựa vào văn bản em tóm tắt bài
toán dân số từ trong kinh thánh ?
Hỏi : Cách chứng minh của tác giả ở
phần này có gì thay đổi ?
luận
nhóm, trả
lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS tóm
tắt trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS tóm
tắt trả lời
HS trả lời
dân số và kế hoạch
hoá và gia đình.
- Nêu hai ý kiến :
+ Từ thời cổ đại
+ Mới vài chục
năm nay.
- “sáng mắt ra”:
cách nói ẩn dụ
tượng trưng, tạo bất
ngờ, gây chú ý
người đọc.
2) Tốc độ gia tăng
dân số thế giới.
a) Vấn đề dân số
được nhìn nhận từ
bài toán cổ :
- Số thóc tăng theo
cấp số nhân ≈ con
người sinh ra trên
trái đất → con số
tăng lên chóng mặt.
⇒ Gây hứng thú,
dễ hiểu, so sánh sự
gia tăng dân số quá
nhanh
b) Vấn đề dân số từ
chuyện trong kinh
thánh :
- Lúc đầu chỉ có hai
người, nếu mỗi gia
12
Hỏi : Các tư liệu thuyết minh cùng với
cách tính toán dân số như vậy có tác
dụng như thế nào đối với người đọc ?
Hỏi : Ở ý 3 của phần thân bài tác giả
dùng phép tính như thế nào để tính gia
tăng dân số ?
(phương pháp thống kê và thuyết minh
tích hợp tập làm văn )
Hỏi : Dùng phép thống kê thuyết minh
dân số tăng từ khả năng sinh con của phụ
nữ ở một số nước nhằm mục đích gì ?
- GV dùng phiếu học tập nêu câu hỏi 4
sách giáo khoa. (Đònh hướng trả lời cho
các nhóm)
Hỏi : Dựa đoạn cuối văn bản em cho biết
tác giả kêu gọi gì ?
Hỏi : Từ đó em thấy thái độ và quan
điểm của tác giả ở đây như thế nào ?
(GV liên hệ tình hình hiện nay về đất
đai và dân số )
Hỏi : Em học tập được gì từ cách lập luận
của tác giả trong văn bản này ?
(GV đònh hướng : lý lẽ đơn giản, chứng
cứ đầy đủ, vận dụng các phương pháp
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS thảo
luận trả
lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
đình chỉ sinh hai
con đến năm 1995
dân số thế giới là
5,63 tỷ người.
⇒ Gia tăng dân số
nhanh chóng ; gây
lòng tin dễ thuyết
phục.
c) Vấn đề dân số từ
khả năng sinh sản
của phụ nữ
- Giải nghóa được
vấn đề
- Cảnh báo nguy cơ
⇒ Vấn đề cơ bản
sinh đẻ có kế hoạch
3) Thái độ của tác
giả :
- “Đừng để mỗi con
người còn diện tích
1 hạt thóc”
⇒ Muốn còn đất
sống phải sinh đẻ
có kế hoạch.
⇒ Nhận thức được
hiểm hoạ gia tăng
dân số → có trách
nhiệm với cộng
đồng.
13
thuyết minh, kết hợp dấu câu…)
Hỏi : Văn bản này đem lại cho em những
hiểu biết gì ?
- GV nói : Văn bản này đề cập đến một
vấn đề thời sự nóng hổi dân số và gia
tăng dân số – phải hạn chế gia tăng dân
số là đòi hỏi sống còn của nhân loại.
(GV đưa tranh cổ động cho thấy sự gia
tăng dân số gây hậu quả như thế nào đối
với con người, gia đình, xã hội …)
Hoạt động 3 :
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập như đã
chuẩn bò trước (1, 2, 3)
- Hỏi : Con đường nào là con đường tốt
nhất hạn chế sự gia tăng dân số ? Vì
sao ?
Hoạt động 4 :
- Củng cố bài :
+ GV dùng bảng phụ hệ thống nội dung,
nghệ thuật văn bản.
+ Liên hệ giáo dục : là học sinh em cần
làm gì để giải quyết vấn đề dân số ?
* Dặn dò :
1) HS học bài, ghi nhớ nội dung bài học,
làm bài tập còn lại, dùng số liệu sưu
tầm vấn đề dân số ở đòa phương, trong
nước … nêu biện pháp hạn chế
2) Chuẩn bò bài mới :
- Tìm hiểu công dụng dấu ngoặc đơn và
dấu hai chấm từ các văn bản đã học.
- Chuẩn bò phần tìm hiểu bài của bài
“Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm ”
HS quan
sát suy
ngẫm
HS đọc
phần đọc
thêm
SGK thảo
luận trả
lời
HS suy
nghó trả
lời
HS nghe,
ghi chép
* Ghi nhớ SGK
III. Luyện tập
1)
2)
3)
14
III. KẾT LUẬN :
“Ngày nay sự hiểu biết của con người luôn luôn đổi mới. Cho nên
dù được học trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất hạn
chế. Thế thì cái gì là quan trọng ? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn
luyện phương pháp suy nghó, phương pháp học tập, phải tìm tòi phương
pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của mình ”
(Phạm Văn Đồng – Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện )
Đó cũng chính là lời mà qua bài viết này muốn đem lại cho quá
trình dạy - học của thầy và trò chúng ta. Làm được những điều trên
không chỉ giúp giờ dạy thành công mà còn là tâm hồn học sinh phấn
khởi, gây hứng thú say mê học tập sáng tạo, góp phần cho việc tiếp thu
kiến thức tốt hơn, góp phần cho việc rèn luyện tu dưỡng tốt hơn, thích và
làm theo cái hay, cái đẹp, ghét cái xấu, cái ác… hình thành nhân cách
cho học sinh sau này.
Thực tế giảng dạy cho thấy đến giữa kỳ II lượng học sinh ham
thích học môn Ngữ văn và có cách thực hành ứng dụng tốt vai trò chủ
động của mình vào việc học tập, đặc biệt ở phân môn Văn tăng hơn so
với đầu năm. Thực nghiệm ở lớp 8E, dựa vào thống kê ta thấy được :
Lớp 8E só số 41 học sinh :
Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu
Đầu năm 0 HS 7 HS 25 HS 9 HS
Cuối kỳ I 2 HS 14 HS 21 HS 4 HS
Giữa kỳ II 2 HS 15 HS 22 HS 2 HS
Kết quả đạt được tuy chưa cao, nhưng bản thân tin rằng từng bước thực
hiện chúng ta sẽ gặt hái thành công.
Tháng 03 năm 2007
Người thực hiện
Nguyễn Thò Phương Loan
15