Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu Luận Xử lý vi phạm hành chính của Bà Nguyễn Thị A trong việc xây dựng nhà trái pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.17 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
I – LỜI MỞ ĐẦU
1.1 – Lý do chọn đề tài
1.2 – Mục tiêu nghiên cứu
1.3 – Giới hạn đề tài
1.4 – Phương pháp nghiên cứu
II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 – Tóm tắt tình huống:
2. 2 – Diễn biến tình huống:
2. 3 – Phân tích tình huống:
2.3.1 – Bà Nguyễn Thị A:
2.3.2 – Phòng Công thương huyện:
2.3.3 – Cán bộ địa chính thị trấn:
2. 3.4 Thanh tra Sở Xây dựng:
2.3.5 Chủ tịch UBND huyện K:
2.4 – Nguyên nhân và hậu quả
2.5 – Các phương án giải quyết khiếu nại của Bà Nguyễn Thị A:
2.6 – Chọn phương án tối ưu:
III – KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
3.1 – Kết luận
3.2 – Kiến nghị
IV – TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI NÓI ĐẦU
1.1 – Lý do chọn đề tài
Thực hiện chủ trương đổi mới, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta
tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường
định hướng XHCN; kinh tế - xã hội của cả nước luôn có sự tăng trưởng khá, đời
sống nhân dân được nâng cao, bộ mặt thành thị và nông thôn được cải thiện đáng
kể.
Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện


đạo hóa nông nghiệp và nông thôn, nhà nước đã tập trung đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Các công trình thủy lợi,
giao thông, điện, nước, chợ, bưu điện văn hóa, được đầu tư xây dựng ngày
càng nhiều, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân
Nhờ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giá trị đất một số nơi tăng lên nhanh
chóng, nhất là những nơi hạ tầng hoàn chỉnh, khu vực thị trấn, thị tứ, khu công
nghiệp phát triển.
Kinh tế xã hội phát triển, thu nhập người dân có sự cải thiện và nâng lên,
nên việc cải tạo, sửa chữa, xây mới nhà ở tại các khu dân cư, nhất là tại các trung
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố và các huyện trong tỉnh tăng
nhanh, hình thành các dãy phố khang trang, đúng quy hoạch.
Do giá đất tăng cao, tốc độ xây dựng nhà ở dân cư tăng nhanh nhưng hiểu
biết về pháp luật của một bộ phận nhân dân có mặt hạn chế nên nhiều trường
hợp xây dựng nhà vi phạm các quy định chung của nhà nước, có không ít trường
hợp xây dựng lấn ranh, lấn đất công, xây dựng sai phép…ảnh hưởng đến công
tác quản lý nhà nước và đoàn kết nội bộ trong cộng đồng dân cư.
Trường hợp bà Nguyễn Thị A, cư ngụ tại thị trấn K, khi xây dựng nhà ở có
hành vi lấn đất công; Quá trình xử phạt, cơ quan có thẩm quyền đã phạt vi phạm
hành chính và buộc tháo dỡ toàn bộ ngôi nhà, trả lại hiện trạng ban đầu; Sau đó
bà Nguyễn Thị A khiếu nại gửi đến UBND huyện H và Sở Xây dựng tỉnh. Đây
là một trường hợp cụ thể cần nghiên cứu, xem xét nhằm góp phần giải quyết tình
trạng xây dựng nhà ở lấn ranh, lấn đất công ở tỉnh ta hiện nay.
Vì thế, bản thân xin chọn đề tài “Xử lý vi phạm hành chính của Bà Nguyễn
Thị A trong việc xây dựng nhà trái pháp luật” làm tiểu luận.
Sau đây chúng ta nghiên cứu về trường hợp khiếu nại nói trên.
1.2 – Mục tiêu nghiên cứu
- Nắm được khái quát chung về đề tài
- Nắm bắt được luật pháp về luật hành chính
1.3 – Giới hạn đề tài

Do đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu sâu rộng và thời gian hoàn thiện có
hạn nên đề tài chỉ được nghiên cứu trên các tài liệu và các phương tiện thông tin
liên quan đến “ vụ án hành chính”.
2
Đề tài chỉ được nghiên cứu trong khuôn viên trường đại học công nghệ
sinh học vạn xuân.
II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 – Tóm tắt tình huống:
Bà Nguyễn Thị A, cư ngụ tại thị trấn K, làm đơn xin giấy phép xây dựng
nhà trên nền nhà cũ và ngày 02/3/2009 được phòng Công thương huyện H cấp
giấy phép xây dựng với diện tích là 4m X 15 m.
Phòng Công Thương cùng cán bộ địa chính thị trấn K tiến hành cắm mốc
xây dựng, có sự xác nhận không lấn ranh của hộ ông B và đất công cộng giáp
ranh với bà A.
Nhưng khi tiến hành, Bà Nguyễn Thị A đã xây dựng nhà theo quy cách 01
trệt, 01 lầu với diện tích là 120m2 và nhà xây lại lấn ranh đất công cộng 4,5 m2.
Sau đó, Thanh tra Sở xây dựng phát hiện việc xây nhà trái pháp luật của Bà
Nguyễn Thị A và đã làm văn bản kiến nghị phòng Công thương huyện H xem
xét lại việc xây dựng nhà trái phép này, đồng thời Đoàn Thanh tra Sở xây dựng
xử phạt vi phạm hành chính đối với Bà Nguyễn Thị A là 7.500.000 đồng.
Thực hiện kiến nghị của Đoàn Thanh tra Sở xây dựng, Phòng Công thương
huyện H kiểm tra việc xây dựng và buộc Bà Nguyễn Thị A tháo dỡ phần xây
dựng trái phép; Đồng thời kiến nghị Chủ tịch UBND huyện xử phạt vi phạm
hành chính 20.000.000 đồng.
Sau đó, Chủ tịch UBND huyện H ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính đối với Bà Nguyễn Thị A là 20.000.000 đồng và buộc Bà tháo dỡ toàn bộ
ngôi nhà, trả lại hiện trạng ban đầu.
Ngày 10/8/2009, Bà A làm đơn gửi đến UBND huyện H và Sở Xây dựng
tỉnh khiếu nại với lý do tháo dỡ toàn bộ ngôi nhà là quá nặng, ảnh hưởng đến
kinh tế của gia đình.

2. 2 – Diễn biến tình huống:
Bà Nguyễn Thị A, cư ngụ tại thị trấn K, huyện H có nhu cầu xây lại căn
nhà và đã làm đơn xin giấy phép xây dựng nhà trên nền nhà cũ. Ngày 02/3/2009,
Bà Nguyễn Thị A được phòng Công thương huyện H cấp giấy phép xây dựng
đúng theo theo diện tích được phép xây dựng là 4m X 15 m.
Ngày 15/3/2009, Phòng Công Thương huyện H cùng cán bộ địa chính thị
trấn K tiến hành cắm mốc xây dựng tại thực địa, có sự xác nhận không lấn ranh
của hộ ông B và đất công cộng giáp ranh với bà A.
Khi xây dựng, Bà Nguyễn Thị A đã xây dựng nhà theo quy cách 01 trệt, 01
lầu với diện tích là 120m2 và Bà A đã lấn ranh đất công cộng 30 cm suốt chiều
dài căn nhà, tổng cộng diện tích lấn chiếm là: 30 cm X 15 m = 4,5 m2.
Ngày 10/7/2009, Thanh tra Sở xây dựng phát hiện việc xây nhà trái phép
của Bà Nguyễn Thị A; Thanh tra sở đã làm văn bản kiến nghị phòng Công
thương huyện H xem xét lại việc xây dựng nhà trái phép của Bà A, đồng thời
3
Đoàn Thanh tra Sở xây dựng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với Bà A là
7.500.000 đồng.
Nhận được công văn của Đoàn Thanh tra Sở xây dựng, Phòng Công
thương huyện H đã tiến hành kiểm tra việc xây dựng nhà của Bà A; Qua kiểm
tra, phòng Công thương huyện nhận thấy:
- Bà A xây dựng nhà không đúng với giấy phép được cấp.
- Bà A lấn ra đất công cộng 4,5 m2 là sai với biên bản cắm mốc giáp ranh
Phòng Công thương huyện H đã buộc Bà A tháo dỡ phần xây dựng trái
phép; Đồng thời kiến nghị Chủ tịch UBND huyện xử phạt vi phạm hành chính
đối với Bà A là 20.000.000 đồng. Ngày 05/8/2009, trên cơ sở đề nghị của Phòng
Công thương huyện, Chủ tịch UBND huyện H ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính đối với Bà A là 20.000.000 đồng và buộc Bà tháo dỡ toàn bộ ngôi
nhà, trả lại hiện trạng ban đầu. Ngày 10/8/2009, Bà A làm đơn gửi đến UBND
huyện H và Sở Xây dựng tỉnh khiếu nại với lý do tháo dỡ toàn bộ ngôi nhà là
quá nặng, ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình.

2. 3 – Phân tích tình huống:
* Cơ sở pháp lý viện dẫn:
Một số văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng để phân tích tình huống:
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003
Trong đó chú ý các Điều liên quan như:
+ Khoản 1, điều 62, quy định trước khi khởi công xây dựng công trình chủ
đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp có quy định khác.
+ Tại Khoản 2, Điều 66 quy định thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng: Uỷ
ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng
trong đô thị, các trung tâm cụm xã thuộc địa giới hành chính do mình quản lý,
trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này.
+ Tại Khoản 3, Điều 67 quy định về trách nhiệm của cơ quan cấp giấy
phép xây dựng phải kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép, đình chỉ
xây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng khi chủ đầu tư xây dựng công trình vi
phạm; Khoản 6 quy định Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép xây
dựng.
+ Khoản 1, khoản 2, Điều 68 quy định về Quyền và nghĩa vụ của người xin
cấp giấy phép xây dựng: Người xin cấp giấy phép xây dựng có quyền yêu cầu cơ
quan cấp giấy phép xây dựng giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy
định về cấp giấy phép xây dựng; Thực hiện đúng nội dung của giấy phép xây
dựng; khi có sự điều chỉnh, thay đổi thiết kế phải được sự chấp thuận của cơ
quan cấp giấy phép xây dựng.
+ Khoản 4, Điều 112 về cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có quy
định Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây
dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
4
+ Điều 113, 114, 115 về Thanh tra xây dựng có quy định về nhiệm vụ của
thanh tra xây dựng trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về
xây dựng; Có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và

giải trình những vấn đề cần thiết; áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy
định của pháp luật; Lập biên bản thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị
với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp xử lý; Có
trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trình tự, thủ tục thanh tra theo quy
định.
+ Điều 116, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thuộc đối
tượng thanh tra.
+ Điều 117 quy định quyền khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm giải quyết khiếu
nại, tố cáo; Cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo; Cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền về xây dựng các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của
các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền của mình; trong trường hợp nhận được
khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm chuyển
đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho
người khiếu nại, tố cáo biết.
+ Điều 118 quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy
định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005;
Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai số
34/2009/QH12 ngày 29/6/2009.
+ Điều 1 quy định phạm vi điều chỉnh về sở hữu nhà ở và quản lý nhà nước
về nhà ở.
+ Điều 7 quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực
hiện pháp luật về nhà ở.
+ Điều 21, Điều 22 quy định quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở; Quản
lý, sử dụng, bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở của mình theo quy định
của pháp luật nhưng không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

+ Điều 149 quy định việc xử lý đối với người vi phạm pháp luật về nhà ở;
Người có hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Tổ chức, cá
nhân xây dựng nhà ở sai quy hoạch, không có giấy phép xây dựng đối với trường
hợp phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với giấy phép thì phải bị xử lý theo quy
định của pháp luật; Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định
của pháp luật về nhà ở, thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm hoặc
có hành vi vi phạm khác làm thiệt hại đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu nhà ở,
người sử dụng hợp pháp nhà ở thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử
5
lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật.
- Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005.
Điều 265 quy định Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian
và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với
quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không
được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.
- Luật đất đai năm 2003 và các luật sửa đổi, bổ sung luật đất đai.
Điều 107 quy định nghĩa vụ của người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng
mục đích, đúng ranh giới.
- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 24/6/2004 và Luật sử đổi, bổ sung
một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày12/12/2005.
+ Điều 1 quy định tổ chức, công dân có quyền khiếu nại quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định,
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
+ Điều 3 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem
xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật của
mình, nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khắc phục để tránh phát sinh

khiếu nại.
+ Điều 17 quy định quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại: Tự mình khiếu
nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại; Được nhận văn bản trả
lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.
+ Điều 18 quy định quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại: Tiếp nhận,
giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu
nại; thông báo bằng văn bản về việc thụ lý để giải quyết, gửi quyết định giải
quyết cho người khiếu nại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải
quyết của mình.
+ Điều 20 quy định thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) về việc giải quyết
khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
+ Điều 35 quy định trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc
thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì
người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành
quyết định đó. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời
hạn giải quyết lần đầu.
+ Điều 37 quy định về việc đối thoại; Khi cần thiết, người giải quyết khiếu
nại lần đầu gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại để làm rõ nội dung
khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.
6
- Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động
sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng
kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở (có hiệu lực ngày 01/5/2009)
+ Điều 11 về mức xử phạt chủ đầu tư có hành vi vi phạm các quy định về
trật tự xây dựng; tại khoản 1, điểm b có quy định: Phạt tiền đối với chủ đầu tư tổ
chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép được cấp có thẩm
quyền cấp, trong đó phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với

trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị.
+ Điều 57 quy định thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Xây dựng
được phạt tiền đến 30.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng,
giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền của cấp huyện, cấp sở
cấp; Ban hành quyết định xử phạt hành chính trong trường hợp Chủ tịch ủy ban
nhân dân cấp huyện chậm ban hành quyết định xử phạt theo quy định; Áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả:. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị
thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
+ Điều 60 quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp
huyện được phạt tiền đến 30.000.000 đồng; Áp dụng các biện pháp khắc phục
hậu quả; Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra.
- Thông tư số 24 /2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 22 tháng 7 năm
2009:
+ Điều 11 quy định về thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung của
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện còn
có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy
phép đăng ký kinh doanh, giấy phép xây dựng, các loại giấy phép và chứng chỉ
hành nghề khác thuộc thẩm quyền ủy ban nhân dân cấp huyện cấp;
2.3.1 – Bà Nguyễn Thị A:
*Mặt tích cực:
- Khi có nhu cầu xây dựng nhà ở trên nền ngôi cũ, Bà đã làm đủ thủ tục xin
phép xây dựng gửi đến Phòng Công thương huyện H, thể hiện ý thức trong việc
chấp hành quy định của nhà nước trên lĩnh vực xây dựng; Thực hiện đúng theo
khoản 1, điều 62, Luật xây dựng về yêu cầu trước khi khởi công xây dựng công
trình nhà ở riêng lẻ đô thị phải xin giấy phép xây dựng.
- Trong quá trình phòng Công thương và cán bộ địa chính của thị trấn K
đến cắm mốc xây dựng, Bà thống nhất ranh đất liền kề theo xác nhận không lấn
ranh của hộ Ông B và ranh đất công cộng đúng theo quy định.
- Khi được cấp phép xây dựng và được cắm mốc, Bà mới tiến hành xây

dựng nhà.
- Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc khiếu nại,
trực tiếp khiếu nại và có đơn ghi rõ nội dung khiếu nại; Đơn khiếu nại gửi đến
7
UBND huyện H là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Việc khiếu nại và gửi đơn
khiếu nại đúng theo điều 1, điều 17 của Luật Khiếu nại, tố cáo.
* Mặt hạn chế:
- Khi tiến hành xây dựng nhà, Bà đã vi phạm so với quy định của giấy
phép được cấp. Bà xây dựng sai so với giấy phép được cấp, vi phạm khoản 2,
Điều 68 Luật xây dựng quy định việc xây dựng phải thực hiện đúng nội dung
của giấy phép xây dựng; khi có sự điều chỉnh, thay đổi thiết kế phải được sự
chấp thuận của cơ quan cấp giấy phép xây dựng; Vi phạm Điều 149 Luật Nhà ở
quy định tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở sai với giấy phép thì phải bị xử lý theo
quy định của pháp luật.
Quá trình xây dựng Bà đã lấn ra đất công cộng 4,5 m2 (30 cm X 15 m)
mặc dù trước khi xây dựng Bà đã được cơ quan chức năng cắm mốc cụ thể.
Hành vi trên vi phạm Điều 265 Bộ Luật dân sự (Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới
giữa các bất động sản. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và
lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với
quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không
được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người khác); Điều 107
Luật đất đai (Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất; Sử dụng đất đúng mục
đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và
chiều cao trên không).
- Việc gửi đơn khiếu nại vào ngày 10/8/2009 đến Sở Xây dựng là không
đúng, vì UBND huyện H mới là cơ quan giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy
định tại Điều 20 Luật Khiếu nại, tố cáo quy định thẩm quyền của Chủ tịch
UBND huyện về việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính của
mình.
2.3.2 – Phòng Công thương huyện:

*Mặt tích cực:
- Tiếp nhận hồ sơ và cấp phép xây dựng nhà ở cho Bà A đúng theo khoản
1, điều 62; khoản 2, điều 66 của Luật xây dựng; Cùng cán bộ địa chính thị trấn K
cắm mốc xây dựng cho Bà A, đảm bảo có xác nhận không lấn ranh của hộ liền
kề và ranh đất công cộng là đúng thẩm quyền quy định.
- Nhận được công văn kiến nghị của Đoàn Thanh tra Sở xây dựng, phòng
đã tiến hành kiểm tra việc xây dựng của hộ Bà A và có kết luận cụ thể việc xây
dựng sai phép và lấn ranh đất công cộng đúng thẩm quyền quản lý.
- Việc buộc Bà A tháo dỡ phần xây dựng trái phép và kiến nghị Chủ tịch
UBND huyện xử phạt vi phạm hành chính đối với Bà A là 20.000.000 đồng là
đúng thẩm quyền quy định tại điều 60 của Nghị định 23/2009/NĐ-CP về thẩm
quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, mức đề nghị
xử phạt 20.000.000 đồng là không có căn cứ pháp lý, vì Bà A xây dựng nhà ở sai
nội dung giấy phép được cấp là vi phạm điểm b, khoản 1, điều 11 của Nghị định
23/2009/NĐ-CP. Theo đó, hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ đô thị sai nội dung
giấy phép thì chỉ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
8
*Mặt hạn chế:
- Là cơ quan quản lý, cấp phép trên lĩnh vực xây dựng nhưng thiếu kiểm
tra, không kịp thời phát hiện vi phạm trong việc xây dựng không đúng so với
giấy phép và lấn ranh đất công cộng của Bà A. Đó là chưa thực tốt trách nhiệm
quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn quản lý theo phân cấp của Chính phủ
được quy định tại điều 112 Luật xây dựng.
- Khi nhận được Công văn kiến nghị của Đoàn Thanh tra Sở xây dựng mới
tiến hành kiểm tra, đến khi kiểm tra kiến nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp
huyện xử phạt hành chính đối với Bà A 20.000.000 đồng là không có căn cứ
pháp lý
- Chưa chủ động phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, cán bộ
địa chính thị trấn K để lập biên bản hành vi lấn chiếm đất công của Bà A.
2.3.3 – Cán bộ địa chính thị trấn:

* Mặt tích cực:
Có sự phối hợp tốt với Phòng Công thương trong việc cắm mốc xây dựng,
xác định không lấn ranh hộ liền kề và đất công cộng cho Bà A trước khi xây
dựng nhà ở. Vì chỉ cán bộ địa chính thị trấn mới là công tác tại cơ sở, nắm vững
mốc giới xây dựng, tình hình ranh giới các hộ liền kề và đất công cộng thuộc
quản lý của nhà nước.
* Mặt hạn chế:
Là cán bộ công tác tại cơ sở, trực tiếp làm công tác quản lý đất đai, nhưng
do thiếu tinh thần trách nhiệm, không kịp thời kiểm tra, phát hiện, báo cáo
UBND thị trấn và cơ quan chức năng cấp huyện việc lấn chiếm đất công cộng
khi xây nhà của Bà A để ngăn chặn ngay từ đầu. Chính việc thiếu tinh thần trách
nhiệm của cán bộ thị trấn đã để xảy ra hành vi vi phạm của Bà A, dẫn tới việc
phải kiểm tra, xử lý hành chính của cơ quan có thẩm quyền và khiếu nại đối với
quyết định hành chính của Chủ tịch UBND huyện.
2. 3.4 Thanh tra Sở Xây dựng:
*Mặt tích cực:
- Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, kịp thời
phát hiện việc xây nhà trái phép của Bà A, xử phạt hành vi vi phạm bằng tiền và
kiến nghị phòng Công thương huyện H xem xét việc xây dựng trái phép của Bà
A là đúng quy định tại điều 113, 114, 115 Luật xây dựng, theo đó Thanh tra xây
dựng có nhiệm vụ thanh tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc
kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về xây
dựng.
- Xử phạt Bà A về hành vi vi phạm trên lĩnh vực trật tự xây dựng với mức
7.500.000 đồng là quy định tại khoản 1, điều 11 và điều 57 của Nghị định
23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ.
*Hạn chế:
9
Chưa thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở cơ quan chuyên môn cấp huyện
trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên lĩnh vực xây

dựng.
2.3.5 Chủ tịch UBND huyện K:
*Mặt tích cực:
- Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
đối với Bà A trong việc xây nhà trái pháp luật là đúng thẩm quyền theo điều 112
Luật Xây dựng và điều 60 của Nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ;
Nhưng mức phạt bằng tiền 20.000.000 đồng và hình thức phạt bổ sung buộc tháo
dỡ toàn bộ ngôi nhà là không có cơ sở pháp lý.
*Mặt hạn chế:
- Chưa thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở phòng Công thương trong việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên lĩnh vực xây dựng.
- Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Bà A là đúng
thẩm quyền, nhưng mức xử phạt 20.000.000 đồng là không có căn cứ pháp lý, vì
Bà A xây dựng nhà ở sai nội dung giấy phép được cấp là vi phạm điểm b, khoản
1, điều 11 của Nghị định 23/2009/NĐ-CP; Theo đó, hành vi vi phạm của Bà A
có khung xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Bên cạnh đó về
hình thức phạt bổ sung buộc tháo dỡ toàn bộ căn nhà là không có cơ sở, vì Bà A
chỉ xây dựng lấn chiếm đất công 4,5m2 (30 cm X 15 m), phần còn lại không ảnh
hưởng đến phần đất công liền kề.
- Việc ban hành quyết định chưa lấy ý kiến các phòng chuyên môn, chưa
đảm bảo quy định pháp luật. Mặt khác, việc để bà A xây dựng ngôi nhà sai phép
và lấn ranh đất công cộng còn là trách nhiệm của các phòng liên quan và UBND
thị trấn K chưa kịp thời kiểm tra, ngăn chặn ngay từ đầu. Qua những phân tích
tình huống nêu trên chúng ta thấy nổi lên những nguyên nhân và hậu quả sau:
2.4 – Nguyên nhân và hậu quả
*Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan: Ý thức chấp hành pháp luật, nhất là pháp luật trên
lĩnh vực xây dựng của một bộ phận nhân dân chưa cao.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực xây dựng của cơ quan chuyên

môn cấp huyện còn hạn chế, chưa kịp thời theo dõi, kiểm tra việc xây dựng đối
với nhà ở được cấp phép.
+ Công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung
và pháp luật về xây dựng nói riêng cho nhân dân có mặt còn hạn chế.
* Hậu quả:
- Về Kinh tế: Hành vi vi phạm trên lĩnh vực xây dựng khi bị xử phạt hành
chính có mức phạt bằng tiền cao; Mặt khác nếu thực hiện việc tháo dỡ toàn bộ
ngôi nhà hay một phần ngôi nhà thì thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng đến kinh tế của
10
gia đình Bà A. Các cơ quan có liên quan phải kiểm tra, xử lý vi phạm và tập
trung giải quyết khiếu nại gây tốn kém thời gian và kinh phí.
- Về xã hội:
+ Do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân chưa cao, dẫn
đến hành vi vi phạm và bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính đã ảnh
hưởng trực tiếp đến uy tín của họ đối với xã hội.
+ Cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực xây dựng chưa thực hiện hết
trách nhiệm, thiếu kiểm tra, ngăn chặn việc xây nhà không đúng so với giấy
phép và lấn ranh đất công cộng đã tạo dư luận xã hội không tốt, ảnh hưởng đến
hoạt động của cơ quan chuyên môn.
TÓM LẠI:
Vấn đề xử lý vi phạm hành chính của bà Nguyễn Thị A xây dựng nhà trái
pháp luật được phân tích trên cơ sở Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Đất đai,
Bộ Luật Dân sự và các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. Qua nghiên cứu,
phân tích diễn biến tình huống xét thấy việc xử phạt của Thanh tra Sở Xây dựng
đối với Bà A là đúng thẩm quyền và mức phạt. Về quyết định xử phạt vi phạm
hành chính của Chủ tịch UBND huyện K là đúng thẩm quyền; Tuy nhiên, mức
phạt tiền 20.000.000 đồng và hình thức phạt bổ sung buộc tháo dỡ toàn bộ ngôi
nhà trả lại hiện trạng ban đầu là không có cơ sở pháp lý.
Do đó, việc phân tích diễn biến, xem xét, lựa chọn phương án phù hợp
nhằm giải quyết đúng pháp luật, không ảnh hưởng đến dư luận xã hội, tạo tiền lệ

không tốt và hạn chế thiệt hại về kinh tế cho Bà A là cần thiết.
2.5 – Các phương án giải quyết khiếu nại của Bà Nguyễn Thị A:
2.5.1 – Phương án 1:
Căn cứ theo điều 112 Luật Xây dựng về công tác quản lý nhà nước về xây
dựng theo phân cấp của Chính phủ; điều 60 của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP
của Chính phủ; Giữ nguyên Quyết định của Chủ tịch UBND huyện K ngày
05/8/2009 xử phạt vi phạm hành chính đối với Bà Nguyễn Thị A là 20.000.000
đồng và buộc Bà tháo dỡ toàn bộ ngôi nhà, trả lại hiện trạng ban đầu.
Ưu điểm:
Việc giữ nguyên quyết định này giữ nghiêm được trật tự, kỷ cương trong
quản lý nhà nước trên lĩnh vực xây dựng, bảo đảm tính hiệu lực của quyết định
đã được Chủ tịch UBND huyện ban hành.
Hạn chế:
Quyết định của Chủ tịch UBND huyện K về xử phạt vi phạm hành chính
đối với Bà A là 20.000.000 đồng và buộc Bà tháo dỡ toàn bộ ngôi nhà, trả lại
hiện trạng ban đầu là không đúng căn cứ pháp lý; Việc buộc tháo dỡ toàn bộ
ngôi nhà sẽ thiệt hại lớn về kinh tế cho bà A. Quá trình buộc tháo dỡ có thể phát
sinh những khiếu nại kéo dài và phải tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định
nếu bà A không tự giác thi hành. Mặt khác, Bà A có thể khởi kiện đối với quyết
định hành chính này của Chủ tịch UBND huyện tại Tòa án nhân dân huyện.
11
2.5.2. Phương án 2:
Căn cứ điều 112 Luật Xây dựng; Điều 21, 22 Luật Nhà ở; khoản 1, điều 11,
điều 60 của Nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Chủ tịch UBND huyện K
thu hồi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 05/8/2009 đối với Bà A,
ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới đối với Bà A, mức phạt
bằng tiền là 10.000.000 đồng và buộc Bà A làm cam kết tháo dỡ phần xây dựng
lấn chiếm đất công khi nhà nước có nhu cầu sử dụng.
Ưu điểm:
Đảm bảo căn cứ pháp lý và việc thi hành quyết định, trước mắt giảm thiệt

hại về kinh tế, hạn chế việc khiếu nại, thắc mắc hoặc cưỡng chế thi hành quyết
định.
Hạn chế:
Việc buộc Bà A cam kết tháo dỡ phần xây dựng nhà lấn chiếm đất công khi
nhà nước có nhu cầu sử dụng làm Bà A không an tâm, ảnh hưởng đến sinh hoạt
và đời sống vì không biết khi nào nhà nước có nhu cầu sử dụng phần đất công;
Mặt khác, Bà A không thể tiếp tục đầu tư hoàn thiện ngôi nhà. Về mặt xã hội, dư
luận không có sự đồng tình cao.
4.3. Phương án 3:
Căn cứ điều 112 Luật Xây dựng; Điều 21, 22 Luật Nhà ở; khoản 1, điều 11,
điều 60 của Nghị định 23/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Chủ tịch UBND huyện K
thu hồi Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ngày 05/8/2009 đối với Bà A,
ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới đối với Bà A, mức phạt
bằng tiền là 10.000.000 đồng; Đồng thời buộc Bà A phải tháo dỡ phần xây dựng
lấn chiếm đất công.
Ưu điểm:
Đảm bảo căn cứ pháp lý ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tạo điều kiện cho Bà A khắc phục
ngay hậu quả của việc lấn chiếm đất công. Sau khi Bà A tháo dỡ phần xây dựng
lấn chiếm, tuy có ảnh hưởng về kinh tế nhưng Bà có điều kiện tiếp tục hoàn
thiện ngôi nhà, an tâm trong cuộc sống. Phương án này tạo được sự đồng tình
trong xã hội và có tính giáo dục, ngăn chặn các hành vi vi phạm tương tự trên
lĩnh vực xây dựng.
Hạn chế:
Sau khi Bà A nộp phạt bằng tiền 10.000.000 đồng và tháo dỡ phần xây
dựng lấn chiếm đất công sẽ có ảnh hưởng về kinh tế gia đình của Bà, tuy nhiên,
Bà có điều kiện tiếp tục hoàn thiện ngôi nhà, an tâm trong cuộc sống. Nếu Bà
không tự giác chấp hành việc tháo dỡ có thể phải cưỡng chế thi hành, nhưng nếu
làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích về pháp luật, bà sẽ nghiêm túc chấp
hành quyết định.

2.6 – Chọn phương án tối ưu:
Chọn phương án 3 vì các lý do:
12
- Đảm bảo căn cứ pháp lý và tính nghiêm minh của pháp luật khi ban hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Bà A, với mức phạt 10.000.000
đồng và buộc tháo dỡ phần xây dựng lấn chiếm đất công.
- Tạo điều kiện cho Bà A khắc phục ngay hậu quả của việc xây dựng trái
phép. Sau khi Bà A tháo dỡ phần xây dựng lấn chiếm, tuy có ảnh hưởng về kinh
tế nhưng Bà có điều kiện tiếp tục hoàn thiện ngôi nhà, an tâm trong cuộc sống.
- Phương án này tạo được sự đồng tình cao trong xã hội và có tính giáo
dục, ngăn chặn các hành vi vi phạm tương tự trên lĩnh vực xây dựng.
III – KIẾN NGHỊ-KẾT LUẬN:
3.1 – Kiến nghị:
Qua giải quyết khiếu nại của Bà Nguyễn Thị A đối với quyết định của Chủ
tịch UBND huyện, xin có một số kiến nghị sau:
- UBND huyện cần chỉ đạo phòng Công thương phối hợp UBND thị trấn
K tổ chức công bố thực hiện quyết định của Chủ tịch UBND huyện; đồng thời
phải kiểm điểm Bà A về việc vi phạm quy định trên lĩnh vực xây dựng và quản
lý đất đai. Kiểm điểm trách nhiệm của Phòng Công thương trong việc thực hiện
chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực xây dựng; Nâng cao chất lượng đội
ngũ CB-CC cả về năng lực và tinh thần trách nhiệm trong việc thi hành công vụ,
đặc biệt là đối với vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan.
Cần phê bình đối với cán bộ địa chính và UBND thị trấn K về tinh thần
trách nhiệm trong việc quản lý đối với địa bàn phụ trách. Vì cán bộ địa chính thị
trấn ở tại cơ sở, nếu phát hiện ngay việc lấn chiếm đất công của Bà A và báo cáo
cơ quan có thẩm quyền chặn từ đầu thì sẽ không gây ra hậu quả phải giải quyết
như trên.
- UBND huyện cần giao ngành chức năng giám sát việc thực hiện Quyết
định xử phạt vi phạm hành chính của Bà A là nộp phạt và tháo dỡ phần xây dựng
lấn chiếm đất công đúng quy định.

- Việc ban hành một quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với Bà A
ngày 05/8/2009 là sai sót vì chưa đúng căn cứ pháp lý, UBND huyện cần kiểm
điểm rút kinh nghiệm về trình tự ban hành quyết định, trách nhiệm cơ quan tham
mưu ban hành quyết định.
3.2 – Kết luận:
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương đổi mới, Đảng và Nhà nước ta
tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường
định hướng XHCN; kinh tế - xã hội của cả nước luôn có sự tăng trưởng khá, đời
sống nhân dân được nâng cao, bộ mặt thành thị và nông thôn được cải thiện đáng
kể. Kinh tế xã hội phát triển, thu nhập người dân có sự cải thiện và nâng lên, việc
cải tạo, sửa chữa, xây mới nhà ở tại các khu dân cư, nhất là tại các trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của thành phố và các huyện trong tỉnh tăng
nhanh, hình thành các dãy phố khang trang, đúng quy hoạch. Do đó, công tác
quản lý nhà nước trên lĩnh vực xây dựng cần có sự tập trung nhiều hơn nữa.
13
Qua việc khiếu nại của Bà Nguyễn Thị A cho thấy công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phát luật trên lĩnh vực xây dựng nói
riêng cần tiến hành rộng rãi trong nhân dân; Cần phải xác định đây là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên nhằm nâng cao ý thức và hiểu biết về
pháp luật trong nhân dân. Các cơ quan chuyên môn cần phối hợp thật tốt với
MTTQ và các Đoàn thể cùng cấp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật. Phát huy hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật các cấp và tủ sách pháp luật các xã, thị trấn.
Cũng qua sự việc trên cho thấy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên
một số lĩnh vực, nhất là đối với lĩnh vực xây dựng chưa cao. Nguyên nhân còn
một ít phòng chuyên môn và CB-CC chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ
được giao, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc. Do đó cần tăng cường
công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực xây dựng;
cần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên môn, trước hết là vai trò
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan.

Sống và làm theo pháp luật là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân;
Đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác chuyên môn, công tác
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, theo dõi kiểm tra xử lý kịp thời hành
vi vi phạm… là một trong các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm,
nhất là trên lĩnh vực xây dựng. Thực hiện tốt hai yêu cầu trên sẽ góp phần vào
việc giữ gìn trật tự kỷ cương hành chính.
Làm tại Tân Trụ 11/10/2009.
IV – TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003
2- Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005; Luật
sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai số
34/2009/QH12 ngày 29/6/2009.
3- Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005. 4/- Luật đất
đai năm 2003 và các luật sửa đổi, bổ sung luật đất đai.
5- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 24/6/2004 và Luật sử đổi, bổ sung một
số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày12/12/2005.
6- Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản;
khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ
thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
6- Thông tư số 24 /2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 22 tháng 7 năm 2009
14

×