Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Báo Cáo Hiện trạng ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.95 KB, 9 trang )

Đề bài : Hiện trạng ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh
Cấu trúc dàn bài :
1. Khái niệm ô nhiễm
2. Nguyên nhân
3. Tác hại
4. Hiện trạng
5. Biện pháp khắc phục
(Slide 5)
Lời nói đầu :
Ô nhiễm môi trường không khí là một vấn đề tổng hợp, nó được xác định bằng
sự biến đổi môi trường theo hướng không tiện nghi, bất lợi đối với cuộc sống
của con người, của động và thực vật, mà sự ô nhiễm này lại chính là do hoạt
động của con người gây ra với quy mô, phương thức và mức độ khác nhau,
trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm thay đổi thành phần, tính chất của môi
trường không khí. Đối với một thành phố lớn như Hồ Chí Minh, việc ô nhiễm
không khí là không tránh khỏi. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu việc đó qua bài
thuyết trình sau.
(Slide 6)
1. Khái niệm :
- Là khi trong không khí có mặt một chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng
trong thành phần của không khí gây nên tác động có hại hoặc gây ra một
sự khó chịu (ví dụ : sự tỏa mùi khó chịu, sự giảm tầm nhìn xa do bụi).
(Slide 7)
- Những chất ô nhiễm thường gặp :
• Chất khí : CO, CO
2
, CH
4
, CFC
8
, N


2
O, NO, NO
2
, HF,…
• Chất lẫn : vi khuẩn, vi rút, nấm, phấn hoa, bụi than, bụi xi măng,
bụi amiante, bụi hạt nhân…
(2 hình hiện trên slide – miêu tả sự ô nhiễm không khí ở HCM)
(Slide 8)
2. Nguyên nhân :
- Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí, chủ yếu chia thành nguồn tự
nhiên và nguồn nhân tạo. Nhưng chúng ta đang nói đến ô nhiễm không
khí ở khu đô thị Tp.HCM nên chỉ nói đến nguồn nhân tạo là chủ yếu.
(Slide 9) hiện sơ đồ nguyên nhân ô nhiễm - đọc những phần cam trước rồi
phân tích từng cái
- Nói đến nguyên nhân của việc ô nhiễm không khí tại TP.HCM ta có thể
tạm chia ra làm 3 vấn đề chính :
a. Vấn đề sinh hoạt : (Slide 10)
Là nguồn ô nhiễm tương đối nhỏ, gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ
gia đình hoặc vài hộ xung quanh.
Chủ yếu do các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu than đá, dầu
hỏa, khí đốt.
Tác nhân gây ô nhiễm : CO, bụi.
b. Vấn đề giao thông : (Slide 11)
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đặc biệt là ở khu
đô thị và khu đông dân cư như TP.HCM
Tạo ra khí gây ô nhiễm chủ yếu là quá trình đốt nhiên liệu động
cơ : CO, CO
2
, SO
2

, NO
x
, Pb, các bụi đất đá cuốn theo trong quá
trình di chuyển.
Mật độ ô nhiễm nhỏ trên từng phương tiện nếu gặp mật độ giao
thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ra
ô nhiễm nặng cho 2 bên đường.
c. Vấn đề công nghiệp : (Slide 12)
Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất.
Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu
sử dụng thì lượng chất độc hại sẽ khác nhau.
(Slide 13) hiện 1 bức hình - Những hóa chất độc hại được vận chuyển và buôn
bán ngoài đường.
(Slide 14)
Tạo ra khí ô nhiễm chủ yếu là :
• Hoạt động xả rác thải, khí thải của các nhà máy bằng việc
đốt các nhiên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt tạo ra
CO, CO
2,
SO
2
, NO
x
,…
• Quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các
quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
• Hoạt động xây dựng.
(Slide 15) hiện lần lượt 4 bức hình - từ trái sang phải, trên xuống dưới - hoạt
động xây dựng, khí thải nhà máy, đốt rác, đốt cháy vỏ hạt điều.
(Slide 16) hiện ra sơ đồ tác hại ô nhiễm, gồm 5 tác hại, đọc tuần tự theo màu

cam rồi phân tích từng cái.
3. Tác hại :
a. Đối với con người : (Slide 17)
Từng loại khí gây tác hại nhất định đối với con người, sau đây là
những loại khí điển hình nhất :
• Bụi : ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng dẫn đến suy hô hấp,
khó thở, ho ra máu, đau ngực,…
(Slide 18) đọc xong phần chữ sẽ hiện ra 2 bức hình –
hình ảnh nạn nhân bị suy hô hấp cấp tính do bị ô nhiễm
không khí.
• SO
2
, NO
x
: gây cáu giận (chất kích thích), ngạt thở, mưa
axit, tử vong, giảm dự trữ kiềm trong máu, ức chế enzym…
• CO : khiến máu giảm khả năng vận chuyển oxi dẫn đến
thiếu oxi trong máu.
• H
2
S : gây nhiễm độc cấp tính và mãn tính.
b. Đối với động thực vật : (Slide 19) hiện ra sơ đồ, đọc theo từng
mục có sẵn.
• Gây hại đối với tất cả sinh vật.
• Làm hư hại hệ thống thoát nước và giảm khả năng kháng
bệnh.
• Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật, giảm sự
hấp thu thức ăn, làm lá vàng và rụng sớm.
• Động vật bị nhiễm độc.
c. Đối với tài sản : (Slide 20) hiện ra sơ đồ

• Làm gỉ kim loại.
• Ăn mòn bê tông.
• Làm mất màu hư hại tranh.
• Giảm độ bền giấy, cao su, thuộc da…
d. Làm phú dưỡng nguồn nước và đất : (Slide 21) đọc xong sẽ hiện 2
bức hình – hình ảnh nguồn nước ở kênh TP bị phú dưỡng
Các ao, hồ chứa nước bùng nổ và phát triển rong tảo, dẫn đến suy
giảm nghiêm trọng môi trường chất lượng nước.
e. Đối với không khí toàn cầu : (Slide 22) đọc xong phần màu xanh
sẽ hiện tiếp các mục dấu chấm
TP.HCM là thành phố đông dân cư nên cũng gây ảnh hưởng ô
nhiễm không khí khá lớn không chỉ thành phố nói riêng mà còn
đến không khí toàn cầu nói chung.
• Mưa axit
• Hiệu ứng nhà kính
• Sự suy giảm ozon
• Biến đổi nhiệt độ
(Slide 23)
4. Hiện trạng :
- Theo số liệu quan trắc trong quý 3-2008 của chi cục bảo vệ môi trường
TP.HCM, có đến 82% số kết quả đo được về nồng độ bụi trong không khí
trên địa bàn TP.HCM đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 4 – 5 lần.
(Slide 24) hiện ra 1 bức hình rồi hãy đọc tiếp – nhà máy xả khí thải chưa qua
xử lý
- Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất của các nhà máy công nghiệp cũng góp
phần gia tăng lượng khói bụi đáng kể. Có tới 81/170 nhà máy, cơ sở sản
xuất có phát sinh khí thải ra môi trường nhưng chưa trang bị hệ thống xử
lý khí thải.
(Slide 25) hiện ra 2 bức hình – kênh Nhiêu Lộc xuất hiện bọt trắng độc hại từ
những cống thải chất thải của nhà máy

- Điển hình như hàng loạt các nhà máy công nghiệp sản xuất mì ăn liền,
dầu thực vật, hóa chất, dệt, nhuộm nằm dọc bờ kênh quận Tân Bình
thường xuyên thải ra khí độc và đến nay vẫn chưa di dời.
(Slide 26)
- Trong quá trình đô thị hóa, công trình xây dựng mọc lên hàng loạt, hoạt
động duy tu, sửa chữa, làm mới cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống…
được tăng cường và vì thế phát sinh rất nhiều bụi, gồm cả bụi nặng và bụi
lở lửng. Vào buổi sáng hay chiều, nếu đi trên những trục đường chính
như xa lộ Hà Nội, cứ nhìn lên cao là có thể thấy rõ một lớp bụi lơ lửng
trong không khí.
(Slide 27) sương mù do ô nhiễm ở cầu vượt Lăng Cha Cả.
(Slide 28) sương mù ô nhiễm ở cầu Bình Lợi.
(Slide 29) sương mù ô nhiễm ở con sông Sài Gòn chụp đc.
(Slide 30) hình hiện ra - Công ty TNHH Sae Han Vina ở quận 9 đã gây ô
nhiễm không khí rất lớn cho người dân quanh khu vực này.
(Slide 31)
- Lượng bụi lơ lửng sinh ra từ khói luôn ở mức cao (nồng độ trung bình
dao động từ 0,58 - 0,97mg/ m3, vượt quy chuẩn Việt Nam từ 1,9 đến 3,2
lần).
(Slide 32) đọc xong hiện ra hình
- Nồng độ NO2 tại các trạm quan trắc cũng vượt tiêu chuẩn (thường dao
động ở mức 0,19 - 0,34mg/m³ - riêng vào những giờ cao điểm xảy ra kẹt
xe thì tiêu chuẩn này vượt lên từ bốn đến sáu lần) và đang có biểu hiện
ngày càng gia tăng.
(Slide 33)
- Tình trạng ùn tắc giao thông tồn tại thường xuyên ở nhiều điểm và nhiều
khu vực càng làm cho không khí thêm ngột ngạt. Hơn mười năm nay
hàng trăm hộ dân tại các phường : Phước Long, Long Bình, Tân Phú,
Long Thành Mỹ (Quận 9) phải sống chung với khói bụi, mùi hôi thối,
độc hại thải ra từ 120 lò nung, nhà máy, xí nghiệp… gây ảnh hưởng đến

sức khỏe người dân sinh sống xung quanh.
(Slide 34) hiện lần lượt 4 bức hình – tình trạng kẹt xe nghiêm trọng ở một số
điểm giao thông nóng.
(Slide 35)
- Năm 1990, nồng độ bụi trong không khí tại thành phố đo được khoảng
0.53mg/m
3
, đến năm 2006 tăng lên 0,63mg/m
3
, bụi chì, benzen ( chất
gây ung thư) tăng vọt so với năm 2000 từ 2 đến 8 lần. Nhiệt độ trong
thành phố luôn ở mức cao nhất khu vực, chênh lệch từ 1 đến 3 độ C.
(Slide 36)
- Kết quả quan trắc của Chi cục BVMT Tp.HCM trong những năm qua
cho thấy xu hướng gia tăng nồng độ các chất như benzene và toluene
trong không khí tại Tp.HCM là do lượng xe cơ giới tăng rất nhanh, trong
khi chất lượng xăng lại không đảm bảo.
(Slide 37) đọc xong sẽ hiện hình
- Theo báo cáo của Chi cục BVMT Tp.HCM, năm 2006, nồng độ benzene
tăng 1,1-2 lần; nồng độ toluen tăng 1-1,6 lần so với 2005. Đáng chú ý là
là tại các trục đường chính ở thành phố như Điện Biên Phủ, Hùng
Vương,… nồng độ benzene vượt tiêu chuẩn từ 2,5-4,1 lần.
(Slide 38)
- Thực hiện Chỉ thị số 24/2000/CT-TTg ngày 23/11/2000 triển khai áp
dụng xăng không pha chì (áp dụng từ 01/7/2001), khiến cho thành phố có
nồng độ chì trong không khí giảm đi đáng kể và dưới TCVN.
- Theo Chi cục BVMT Tp.HCM, mặc dù nồng độ chì trung bình 24h vẫn
nằm trong giới hạn cho phép (1,5µg/m
3
), nhưng từ năm 2005 đến nay,

nồng độ này tăng lên so với các năm trước. Năm 2006, tăng lên từ 1,4
đến 2,4 lần so với năm 2005. Nơi có nồng độ chì cao nhất là ở ngã sáu
Gò Vấp.
(Slide 39) hiện lần lượt 3 bức hình – 2 hình đầu là hình ảnh công văn áp dụng
xăng không pha chì, hình cuối là hình ảnh Tp.HCM hiện nay đang bắt đầu áp
dụng xăng sinh học E5 để đảm bảo MT sạch.
(Slide 40)
- Cùng với quá trình đô thị hóa, tiếng ồn giao thông ngày một tăng nhanh
và mạnh. Cạnh các trục đường giao thong Tp.HCM, mức ồn khá cao, dao
động từ 66-87 dBA và thường vượt ngưỡng 75 dBA, đặc biệt vào ban
ngày. Mặc dù tiếng ồn đo được giữa đêm thấp, nhưng ở tuyến đường có
mật độ xe tải lớn, tiếng ồn đêm khuya vẫn ở mức cao.
(Slide 41) hiện ra sơ đồ đọc và phân tích theo thứ tự có sẵn
5. Biện pháp :
- Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức quản lý môi trường không
khí đô thị.
• Hoàn thiện tổ chức cơ quan quản lý môi trường không khí đô thị.
Hiện nay, công tác quản lý MT chưa rõ ràng, còn chồng chéo. Vì
thế, cần sớm thành lập một cơ quan đảm nhận nv trên.
• Tăng cường về số lượng và chất lượng cán bộ chuyên trách về
quản lý MT nói chung và cán bộ chuyên trách về quản lý chất
lượng không khí nói riêng.
- Hoàn thiện chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường không khí đô thị.
• Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, luật pháp.
• Xây dựng Luật không khí sạch.
• Rà soát, hoàn thiện các quy chuẩn quốc gia về môi trường không
khí.
• Xây dựng quy chế BVMT không khí đô thị.
- Tăng cường tài chính, đầu tư vào BVMT không khí.
• Tăng tỉ lệ chi cho BVMT không khí từ các nguồn ngân sách,

nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
- Đẩy mạnh hoạt động quan trắc, kiểm kê khí thải, kiểm soát môi trường
không khí đô thị.
• Xây dựng mạng lưới quan trắc chất lượng không khí và thực hiện
kiểm kê nguồn phát thải.
• Kiểm soát, hạn chế các nguồn gây ô nhiễm bụi.
• Tăng cường áp dụng một số biện pháp nhằm kiểm soát, giảm phát
thải chất ô nhiễm vào MT không khí đô thị.
• Kiểm tra, giám sát chất lượng xăng dầu nhập khẩu, pha chế và sản
xuất trong nước.
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đào tạo về môi trường không khí.
• Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong
lĩnh vực MT không khí.
• Mở rộng số lượng chỉ tiêu đào tạo các chuyên ngành MT ở các
trình độ đào tạo.
- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng.
• Nâng cao nhận thức của cộng đồng đô thị
• Tăng cường sự tham gia của cộng đồng
Kết luận : (Nếu còn dư giờ thì đọc, không thì Trâm bỏ) Qua phần trình bày
này, chúng ta thấy được tác hại nguy hiễm mà ô nhiễm không khí đem lại.
Nên các giải pháp giảm thiểu tác hại ô nhiễm không khí phải được thực hiện
ngay bây giờ, nhanh chóng, rộng rãi hơn nữa.

×